NingPo có thể tự mình khám phá ra nhiều điều mới mẻ và cũng có rất nhiều sở thích thú vị.
Mới 2 tuổi, anh đã có thể đọc lưu loát hàng chục bài thơ và hàng trăm cuốn sách.
Năm mười tuổi, anh được nhận vào Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc- một trong những trường đại học trọng điểm quốc gia. Khi Ning Po học năm thứ hai đại học, anh được một người bạn của bố là Ni Lin tiến cử với Fang Yi- chủ tịch của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Vào thời điểm đó, trường đang chuẩn bị thành lập một “lớp học thần đồng” khi tuyển chọn thanh thiếu niên tài năng từ khắp nơi trên đất nước.
Ning Po lúc đó 10 tuổi đã tham gia kì thi tuyển sinh và được nhận vào Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc với thành tích đáng nể.
Tuy nhiên sau khi tham gia vào “lớp học thần đồng” này, thành tích của Ning Po không thực sự tốt, thậm chí còn có những môn học không đạt yêu cầu.
Việc các phương tiện truyền thông đưa tin về Ning Po có ảnh hưởng rất lớn đối với anh. Với ánh hào quang của vị thần đồng trẻ tuổi, điều này thực sự khiến cậu bé Ning Po khi đó mới 10 tuổi cảm thấy rất áp lực. Những điều đã trải qua khiến Ning Po trưởng thành sớm hơn các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, sự phát triển về thể chất không theo kịp việc suy nghĩ già dặn khiến Ningpo ngày càng trở nên lập dị.
Thực chất, Ning Po không cảm thấy có hứng thú với hầu hết các môn học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Anh hy vọng mình có thể theo học ngành thiên văn học thuộc trường đại học Nam Kinh. Nhưng ước mơ của anh đã nhanh chóng bị dập tắt bởi trường đại học Nam Kinh yêu cầu Ning Po chỉ có thể chọn chuyên ngành mà trường đã định sẵn cho anh.
Và đó cũng không phải là chuyên ngành thuộc sở trưởng của anh- môn lí luận vật lí.
Vật lí không phải là thế mạnh của Ning Po nên trong quá trình học tập xuất hiện tình trạng chống đối dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu.
Những kết quả đó thực sự không xứng với danh xưng thần đồng và điều này đã vô hình trung gây ra áp lực cho Ning Po.
Sau khi tốt nghiệp, Ning Po được giữ lại ở trường và trở thành giảng viên đại học trẻ nhất tại thời điểm đó khi anh mới 19 tuổi. Có thể trong lòng Ning Po lúc đó cảm thấy hỗn loạn, hoặc cũng có thể những áp lực đã khiến anh kiệt sức dẫn đến việc Ning Po nảy sinh sự quan tâm đến Phật giáo. Anh đã đến núi Ngũ Đài để trở thành một nhà sư. Sau đó không lâu, Đại học Khoa học và Công nghệ đã cử người tìm và thuyết phục Ning Po quay lại.
Tuy nhiên một năm sau, Ning Po lại quay trở lại làm nhà sư trong một ngôi chùa ở Giang Tây và làm giảng viên về nghiên cứu Phật giáo.
Suy cho cùng, thiên tài cũng chỉ là người bình thường. Việc quan tâm quá mức ít nhiều sẽ khiến họ cảm thấy áp lực. Bài học được rút ra là bất kể lựa chọn công việc nào thì điều quan trọng nhất chính là niềm đam mê của bạn dành cho nó có đủ lớn để duy trì trong thời gian dài. Có như vậy bạn mới cảm thấy hạnh phúc và biết được giá trị đích thực của cuộc sống.
Yến Nhi (Theo Sina)
" alt=""/>Những thần đồng chiến thắng ở vạch xuất phát nhưng không thể mỉm cười ở vạch đíchBất cập trong quy hoạch nội đô
Tại buổi gặp mặt ngày 11/6, KTS Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc Việt Nam khẳng định: "Hà Nội đang gặp khó trong kiểm soát sự phát triển của Thành phố, có nhiều nguy cơ phá vỡ kiến trúc bởi những siêu dự án".
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 15/6, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: "Đây là dự báo cho việc cấp phép xây dựng công trình mới vào khu đô thị hiện có, còn xây ở khu đô thị mới lại là chuyện khác, một nhược điểm về mặt pháp luật, cũng như trong quy hoạch của chúng ta.
Chúng ta chỉ coi trọng việc phát triển các khu đô thị mới, chưa coi trọng việc cải tạo các khu đô thị cũ, một công việc khó hơn rất nhiều so với việc xây dựng khu đô thị mới. Ví dụ như Luật quy hoạch đô thị của Đài Loan (Trung Quốc) có 2 phần, một phần là phát triển khu đô thị mới, một phần là cải tạo khu đô thị cũ nói rất chi tiết.
Còn Luật quy hoạch đô thị của chúng ta thì cứ chỗ nào đất trống thì xây, không liên quan đến quy hoạch chung, đó là nhược điểm vô cùng lớn".
Nói riêng về Hà Nội, theo ông Liêm, bản thân ông biết, khi cho xây dựng một tòa cao ốc nào đó trong khu vực đều phải theo quy hoạch. Mà theo quy hoạch là không cho làm lan man, không phải cứ thừa chút đất nào thì lại xây dựng vào, đó không phải là quy hoạch.
Siêu dự án phá vỡ quy hoạch kiến trúc Hà Nội. Ảnh minh họa |
Ông Liêm dẫn chứng, năm 2008, để chống ùn tắc giao thông trong đô thị, Chính phủ đã ra một quyết định là chuyển các nhà máy, bệnh viện, trường học ra ngoài thành phố, để bớt căng thẳng trong giờ cao điểm. Thế nhưng, sau một thời gian lại mọc ra đô thị mới toanh, còn nhộn nhịp đầy đủ hơn trước, như khu một khu đô thị được hình thành lên sau khi phá nhà máy cơ khí Hà Nội.
Sắp tới đây một số cơ quan Bộ, ngành chuyển đi không còn nhu cầu hoạt động, có khi lại bán tiếp đất cho các đơn vị đầu tư nào đó, xây dựng hàng loạt các công trình khác. Nghĩa là, chúng ta không có quy hoạch nào, xảy ra ở đâu ứng phó ở đấy, rồi lại cho xây dựng lên và nói là theo quy hoạch.
"Nói chung cải tạo một ô phố, giới hạn bằng 4 đường phố xung quanh là tạo cả không gian cho khu vực, chứ không phải 1 vài ngôi nhà. Còn ô phố đấy có nhiều công trình di sản cần giữ gìn, nếu có thay đổi, thì lúc bấy giờ phải làm thiết kế đô thị, chứ không chỉ là quy hoạch.
Thiết kế đô thị là thiết kế quần thể kiến trúc, làm sao cho kiến trúc hài hòa với nhau, chứ không phải thiết kế một ngôi nhà, một công trình, nếu tách ra thì nhà rất đẹp, nhưng đặt trong một quần thể thì không đẹp.
Thành ra vấn đề ở đây là phải có thiết kế đô thị, nước ta có đề cập nhưng rất hời hợt, thực tế không đi vào cuộc sống", ông Liêm chỉ rõ.
Mặt khác, theo ông Liêm, thành phố cấp đất mới cho đơn vị nào, cũng phải thu hồi đất cũ thì mới làm quy hoạch, mới bố trí được. Đằng này cấp đất mới nhưng lại cho doanh nghiệp bán đất cũ cho một nhà kinh doanh bất động sản, rồi chạy theo sau hợp thức hóa phê chuẩn.
Như vậy có khác nào các dự án lập ra quy hoạch, từ đó dẫn đến ngập lụt, ùn tắc giao thông đô thị.
"Tôi nói vì Hà Nội của tôi"
Cũng đưa ra quan điểm về thông tin trên, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, phải phân ra trong Hà Nội có khu đô thị trung tâm, khu đô thị lịch sử, vùng phát triển, vùng mở rộng, mỗi vùng phải có quy định, chỉ tiêu mật độ khác nhau.
Hơn nữa, có quy chế cao tầng, Hà Nội đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn khu vực nội đô, dự án nào cũng phải xem xét, đối chiếu với quy định đó.
Quy hoạch khu chung cư không phải 1500 khu đều là nhà cao tầng, mà còn tùy thuộc quy hoạch, trong đó đảm bảo dân số, giữ nguyên mật độ. Chính vì thế, trước cảnh báo thủ đô bị phá vỡ kiến trúc bởi các siêu dự án, Hà Nội cần hoàn thiện nhanh quy chuẩn nội đô càng sớm, càng tốt.
Trao đổi thêm với Đất Việt về ý kiến của mình KTS Nguyễn Tấn Vạn nói thêm: "Tôi nói thực trạng này ra cũng vì Hà Nội của tôi".
Về biện pháp để hạn chế và xử lý thực trạng trên, ông Vạn cho hay: "Tất cả các dự án đều phải quản lý chặt theo quy hoạch, không cho xây thêm các công trình ngoài luồng quy hoạch, cần có mối quan hệ ràng buộc.
Đừng để các dự án tự điều chỉnh quy hoạch, dẫn đến kiến trúc bị phá vỡ, nên phải kiểm soát chặt chẽ, từng dự án dù quy mô lớn hay nhỏ".
Cũng đưa ra giải pháp, TS Phạm Sỹ Liêm nói: "Trước hết, từ các cơ quan quản lý phải có chỉ thị vấn đề cải tạo vấn đề đô thị, khi đó, căn cứ vào thực tế, giao cho các thành phố lớn tổng kết xem tình hình vừa qua xây dựng ra sao, xấu như thế nào, từ đó ra quyết định, nghị định về vấn đề cải tạo khu đô thị hiện có.
Nếu việc cần làm các thành phố phải tổng kết, rồi Chính phủ ra nghị định từ đó truy cứu trách nhiệm cụ thể".
Theo Đất Việt" alt=""/>Siêu dự án ''phá'' kiến trúc Hà Nội: Quy hoạch một nửaTheo KPPU, Shopee đề xuất điều chỉnh đối với các hành vi hiện tại vào ngày 20/6 và đã được chấp thuận. Trả lời CNBC qua email, Radynal Nataprawira – Giám đốc các vấn đề công chúng tại Shopee Indonesia – cho biết Shopee Indonesia đã tham gia cuộc họp với KPPU vào ngày 25/6 để thảo luận về các điểm của hiệp ước liêm chính được KPPU chia sẻ tuần trước. Shopee đề xuất thay đổi đối với giao diện người dùng để cải thiện dịch vụ và thể hiện sự tuân thủ của hãng.
“Shopee luôn cam kết tuân thủ tất cả các quy định và luật pháp hiện hành tại nước Cộng hòa Indonesia khi thực hiện các hoạt động kinh doanh",Nataprawira nói.
Hồi tháng 5/2024, KPPU tiết lộ kết quả điều tra sơ bộ cho thấy Shopee ưu tiên Shopee Express trong mọi đơn hàng gửi đến người dùng. Nhà chức trách cáo buộc Shopee phân biệt đối xử khi tự động kích hoạt hàng loạt hai dịch vụ Shopee Express và J&T Express trên bảng điều khiển của người bán, trong khi các công ty khác dù có dịch vụ tốt lại không được chọn tự động.
Các điều tra viên của KPPU còn nêu tên một nhân viên giữ các chức vụ giám đốc trong cả Shopee Indonesia và Shopee Express, cho rằng “chức danh kép” có thể gây ảnh hưởng đến cạnh tranh và kiểm soát hành vi của hai công ty.
KPPU cũng đang điều tra Lazada – công ty thương mại điện tử thuộc Alibaba – vì phát hiện các dấu hiệu vi phạm tương tự. Nếu được chứng minh có vi phạm, Lazada có thể bị phạt tối đa 50% lợi nhuận ròng hoặc 10% tổng doanh thu kiếm được từ thị trường liên quan trong suốt thời gian vi phạm, KPPU cho biết trong một thông báo tháng trước.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Shopee và Shopee Express vi phạm quy định chống độc quyền tại Indonesia