Ông Trump cầm trên tay cuốn kinh thánh gây tranh cãi (Ảnh: Donald Trump).
Ông Trump ngày 26/3 đăng một đoạn video trên mạng xã hội Truth Social kêu gọi những người ủng hộ mua cuốn kinh thánh "Chúa phù hộ nước Mỹ", cái tên được lấy cảm hứng từ bài hát về tình yêu nước của ca sĩ nhạc đồng quê Lee Greenwood.
"Hãy khiến nước Mỹ cầu nguyện lần nữa. Khi chúng ta bước vào Thứ Sáu Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh, tôi khuyến khích các bạn mua một bản Kinh thánh Chúa phù hộ nước Mỹ", ông Trump viết trong bài đăng, cùng với đường dẫn đến một trang web bán cuốn sách với giá 59,99 USD.
Chiến dịch bán kinh thánh diễn ra trong bối cảnh ông đang đối mặt với những chi phí pháp lý ngày càng gia tăng vì các cáo buộc hình sự và dân sự.
Trước đó, ông từng rao bán giày "Không bao giờ Đầu hàng" với giá 400 USD mỗi đôi. Ông cũng quyết định chia nhỏ bộ vest ông từng mặc để ra trình diện tại nhà tù hồi năm ngoái thành 2.024 phần và bán cho người ủng hộ.
Trước đó, ông Trump cũng phát hành các tấm thẻ in hình chân dung ông chụp lưu hồ sơ ở trại giam, với giá 99 USD mỗi chiếc.
Ông cũng đã phát hành những cuốn sách có những bức ảnh về khoảng thời gian ông đương chức và những bức thư gửi cho ông trong nhiều năm.
Cuốn kinh thánh phiên bản "Chúa phù hộ nước Mỹ" có bản sao Hiến pháp, Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn nhân quyền và Lời thề trung thành của Mỹ.
Trang web của cuốn sách tuyên bố rằng sản phẩm kinh thánh này "không mang tính chính trị và không liên quan gì đến bất kỳ chiến dịch chính trị nào". Trang này cũng quảng cáo cuốn sách là "cuốn kinh thánh duy nhất được Tổng thống Trump chứng thực!"
Hành động bán kinh thánh của ông đã gây ra tranh cãi dữ dội trong dư luận Mỹ, đặc biệt là các tín đồ Thiên chúa giáo.
Mục sư Nathan Empsall, giám đốc điều hành của tổ chức Faithful America, cáo buộc ông tìm cách "kiếm lợi" từ các tín đồ.
"Kinh thánh quan trọng hơn bất cứ chính trị gia nào, và nếu ông Trump thực sự muốn nói về Kinh thánh, tôi khuyên ông ấy nên thử đọc nó trước. Ông ấy có thể thực sự học được một số điều về tình yêu, sự khiêm nhường, tiền bạc và hòa bình", ông Empsall viết.
Heath Mayo, một luật sư có quan điểm bảo thủ, cáo buộc ông Trump đang muốn "hủy hoại cộng đồng tôn giáo Mỹ vì mục đích của riêng mình".
"Nếu bạn theo đạo Thiên chúa, hãy lên tiếng và phản đối điều này", ông kêu gọi, cho rằng ông Trump đang "nhạo báng" những con chiên.
Tara Setmayer, cố vấn cấp cao của Dự án Lincoln về nền chính trị Mỹ, cho rằng cuốn kinh thánh là "sự báng bổ" với Thiên chúa giáo.
Một người khác viết: "Không một Cơ đốc nhân chân chính nào lại ủng hộ người đang chế nhạo tôn giáo của họ".
Khi được Newsweekyêu cầu bình luận về phản ứng dữ dội từ dư luận, người phát ngôn của ông Trump, Steven Cheung, cho rằng những ý kiến chỉ trích ông Trump tới từ những người "theo chủ nghĩa Never Trump (chỉ những người phản đối ông Trump) và bị rối loạn ám ảnh vì ông ấy".
Theo Newsweek" alt=""/>Ông Trump gây tranh cãi vì bán kinh thánh "Chúa phù hộ nước Mỹ"Theo tìm hiểu của phóng viên, tủ bếp làm từ gỗ công nghiệp MDF lõi xanh chống ẩm phủ Melamine loại tốt nhất có giá khoảng 5,1 triệu đồng/m2. Nhưng trên thị trường, nhiều đơn vị báo giá loại gỗ tương tự chỉ với giá 3-4 triệu đồng/m2.
Với mức giá này, các xưởng thường trộn gỗ hoặc dùng gỗ chất lượng kém hơn để bán cho khách. Tuy nhiên, báo giá cho khách vẫn là loại gỗ chất lượng tốt nhất.
Đáng nói, không chỉ các đơn vị thiết kế làm ăn gian dối, theo kiến trúc sư Minh Tâm, có trường hợp kiến trúc sư vì lợi nhuận đã tìm tới các xưởng đề nghị thẳng sử dụng gỗ kém chất lượng hơn, nhưng vẫn báo cho khách loại gỗ tốt nhất. Tuy nhiên, các kiến trúc sư này đều phải là những người có kinh nghiệm mới dám làm như vậy.
Gỗ tốt và hàng kém chất lượng hơn cũng khó phân biệt khi đem cưa.
Theo anh Tâm, các kiến trúc sư mới vào nghề thường không nắm rõ được giá vật liệu nên cũng đi ép giá các xưởng như khách hàng cá nhân. Các xưởng làm ăn gian dối sẽ trộn gỗ kém chất lượng với gỗ tốt và báo giá thấp hơn các xưởng khác để lừa kiến trúc sư. Kiến trúc sư thiếu kinh nghiệm sẽ khó nhận biết được gỗ tốt với gỗ kém chất lượng.
Không ít người đã thử phân biệt loại gỗ MDF lõi xanh chống ẩm loại tốt nhất với hàng nhái chất lượng kém hơn, nhưng về hình thức bên ngoài của hàng thật và hàng nhái thương hiệu rất giống nhau do có cùng màu sắc và độ mịn. Khi cưa, gỗ đều có bề mặt chắc chắn. Mùn gỗ đều có sự tương đồng nên rất khó phân biệt.
Mùn gỗ có sự tương đồng, khó phân biệt.
"Khách hàng chỉ có cách gọi tới đơn vị phân phối chính hãng để nhờ giám định. Tuy nhiên, cách làm này cũng gây tốn thời gian và chi phí của gia chủ", KTS Minh Tâm cho hay.
Tình trạng loạn giá và chất lượng khiến người có nhu cầu làm như anh Nguyễn Văn Nguyên (Giải Phóng, Hà Nội) cảm thấy hoang mang khi đi khảo sát. Bởi theo anh Nguyên, cùng một loại vật liệu nhưng mỗi nơi lại báo giá một khác, thậm chí chênh lệch rất nhiều.
Chỉ thiết kế nội thất với nhu cầu bình dân, nên tâm lý của người tiêu dùng như anh Nguyên sẽ chọn nơi có báo giá rẻ nhất để làm. Bởi vậy, các khách hàng như anh Nguyên tưởng chừng sẽ mua được gỗ giá rẻ khi tự đi khảo sát, nhưng thực chất loại vật liệu anh nhận về thường lại là hàng kém chất lượng.
Kinh doanh về nội thất, nhưng chị Hoàng Thu Nga (Hà Đông, Hà Nội) khẳng định, không ít đơn vị làm nội thất đã phải bỏ phân khúc nội thất bình dân vì không cạnh tranh được với hàng nhái. Ngoài nguyên nhân về giá, một phần còn do nguồn khách trong phân khúc nội thất bình dân đều do tin tưởng và được giới thiệu nên rất hạn hẹp.
Tuy nhiên, nguyên nhân chính theo chị Nga là chưa có chế tài xử lý các đơn vị làm ăn gian dối và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn yếu. Bởi vậy, các doanh nghiệp nội thất mới tham gia thị trường muốn làm ăn chân chính rất khó để đứng vững.
Theo tìm hiểu của phóng viên, loại vật liệu thường bị làm giả nhiều trên thị trường là gỗ MDF lõi xanh chống ẩm phủ Melamine. Hiện tại, nếu thi công với tủ bếp, giá vật liệu là khoảng 5,1 triệu đồng/m2. Mức giá của các đơn vị khác nhau sẽ chênh lệch 1-3 triệu đồng/m2.
Tuy nhiên, đồ nội thất không có giá chuẩn trên thị trường. Bởi cùng một loại vật liệu, nhưng chất lượng thi công khác nhau cũng có mức giá khác nhau.
Theo lời khuyên của một số kiến trúc sư, khách hàng nên khảo sát giá và chất lượng của nhiều đơn vị. Ngoài ra, người có nhu cầu cũng nên tìm hiểu kỹ về vật liệu và có cam kết đền bù với đơn vị thi công nếu phát hiện hàng không đúng quảng cáo.
" alt=""/>Kiến trúc sư bắt tay xưởng nội thất bán gỗ dởm báo giá hàng thậtUBND tỉnh Thanh Hóa mới đây có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.
Có 70 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư bị đưa ra khỏi kế hoạch thực hiện, với tổng diện tích gần 1.900ha. Các dự án bị loại khỏi kế hoạch phát triển vì chưa đủ cơ sở và tính khả thi.
Một số địa phương có số dự án bị loại nhiều như thị xã Bỉm Sơn (9 dự án), thành phố Thanh Hóa (8 dự án), các huyện Đông Sơn (8 dự án), Quảng Xương (7 dự án), Thiệu Hóa (7 dự án).
Khu công nghiệp gần 300ha của FLC bị thu hồi (Ảnh: Thanh Tùng).
Đáng chú ý, tại huyện Thọ Xuân có dự án khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng FLC của Tập đoàn FLC cũng nằm trong danh mục 70 dự án dừng thực hiện.
Ngoài các dự án nhà ở thương mại, tỉnh Thanh Hóa đã có điều chỉnh kế hoạch phát triển các dự án nhà ở tái định cư, đưa ra khỏi kế hoạch thực hiện giai đoạn 2021-2025.
Có 2 dự án đưa ra khỏi kế hoạch phát triển nhà ở gồm: Khu xen cư, tái định cư Đồng Vẹt, phường Quảng Vinh (thành phố Sầm Sơn); hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư tái định cư Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú, thị trấn Thiệu Hóa (huyện Thiệu Hóa).
Tỉnh Thanh Hóa cũng bổ sung 128 dự án vào danh mục phát triển với quy mô gần 1.400ha. Thành phố Thanh Hóa đứng đầu với 60 dự án, tổng diện tích hơn 550ha. Dự án có quy mô lớn nhất là khu dân cư Đình Hương thuộc công viên thể thao Đình Hương, phường Đông Thọ (gần 79ha).
" alt=""/>Thanh Hóa dừng dự án khu phức hợp của Tập đoàn FLC