‘Hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa’ là chiêu lừa không mới và đang tiếp tục xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, đối tượng thường tạo các tài khoản ảo, chạy quảng cáo các bài đăng nội dung ‘hỗ trợ lấy lại tiền’, ‘cam kết lấy lại được tiền bị lừa’. Sau khi có người liên hệ, các đối tượng ngoài tư vấn, sẽ yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số tiền đã bị lừa đảo và chuyển khoản phí dịch vụ. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng báo tài khoản bị lỗi, sau đó chặn liên lạc.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân không tin và không sử dụng dịch vụ ‘hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo’ trên mạng xã hội; không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp nghi ngờ hay đã trở thành nạn nhân của lừa đảo, người dân cần báo cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan điều tra để được hỗ trợ, xử lý.
Chiêu lừa bán thuốc đặc trị trên mạng xã hội
Mới đây, một người dân đã phản ánh việc mua phải thuốc điều trị bệnh xương khớp từ một đối tượng giả mạo bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Quân đội. Do tin tưởng, nạn nhân đã đặt mua và sử dụng, tuy nhiên sau khi dùng thuốc này, nạn nhân xuất hiện các triệu chứng bệnh bất thường.
Theo Cục An toàn thông tin, với hình thức lừa đảo trên, các đối tượng thường hoạt động theo nhóm, tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về những loại thuốc ‘thần dược’ với giá cao. Trong đó, nhiều trang không có địa chỉ liên hệ, chỉ có số điện thoại để tư vấn. Bên cạnh những đối tượng tự xưng là “nhân viên tư vấn”, sẽ có đối tượng khác có nhiệm vụ giả danh bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương để chẩn đoán và cấp thuốc.
Cục An toàn thông tin khuyên người dân mua thuốc qua mạng xã hội, nhất là các loại thuốc đặc trị không rõ nguồn gốc. Người dân khi có bệnh, cần đến bệnh viện để được thăm khám và mua thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ; cảnh giác với quảng cáo thuốc hứa hẹn chữa trị nhanh chóng các bệnh nghiêm trọng; tìm hiểu về nhà sản xuất và thuốc qua các nguồn thông tin đáng tin cậy.
Thủ đoạn lừa đảo xuất khẩu lao động, du lịch được miễn thị thực
Lợi dụng nhu cầu đi lao động nước ngoài, đi du lịch của người dân, mới đây một đối tượng đã tạo lập tài khoản mạng xã hội, đăng thông tin tìm người có nhu cầu đi lao động tại Hàn Quốc, du lịch không cần visa tại đảo Jeju (Hàn Quốc). Bằng thủ đoạn tinh vi, đối tượng đã chiếm đoạt hơn 747 triệu đồng của 10 người.
Cụ thể, đối tượng mời chào nạn nhân với hứa hẹn cấp visa trong thời gian rất ngắn hoặc đảm bảo tỷ lệ thành công cao. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về quy trình làm visa của một bộ phận người dân, đối tượng sẽ yêu cầu cung cấp những thông tin không cần thiết, hay yêu cầu chuyển khoản trước những khoản phí không rõ ràng. Ngoài ra, để tránh bị phát hiện hành vi lừa đảo, đối tượng còn truy cập vào website bán vé máy bay, nhập thông tin cá nhân của nạn nhân để đăng ký mua vé và chụp lại hình ảnh gửi cho nạn nhân để tạo niềm tin.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần kiểm tra tính xác thực và thông tin của đối tượng, công ty dịch vụ mà mình liên hệ; không truy cập vào những đường link lạ; chủ động tìm kiếm và truy cập vào website cơ quan lãnh sự, đại sứ quán hoặc các tổ chức chính thức để tìm hiểu quy trình làm visa; không tin vào các dịch vụ hứa hẹn cấp visa nhanh. Trường hợp phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo cáo về dịch vụ, website nghi ngờ cho cơ quan chức năng để giúp ngăn chặn hành vi lừa đảo.
Lợi dụng công cụ bản quyền thương hiệu để lừa đảo, tống tiền
Meta vừa có cảnh báo về hành vi lừa đảo qua công cụ bảo vệ bản quyền thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Cụ thể, nhiều người dùng Facebook báo cáo rằng các nội dung mà họ tạo ra và đăng tải đã bị gỡ xuống vì lý do vi phạm bản quyền. Sau đó, họ nhận được các tin nhắn yêu cầu truy cập vào đường link hoặc đóng các khoản phí để phục hồi nội dung, nếu không sẽ bị xóa vĩnh viễn.
Đối tượng lừa đảo chủ động tìm kiếm những video có nội dung tương tự nhau hoặc tự tạo ra các video bằng AI để báo cáo bản quyền người dùng. Sau đó, qua email hoặc mạng xã hội, các đối tượng liên hệ, yêu cầu nạn nhân truy cập vào các đường link, cung cấp thông tin cá nhân để xác thực quyền sở hữu hoặc đóng phí phục hồi và tiếp tục sử dụng nội dung bị tố cáo. Thông thường, các tin nhắn sẽ đến từ địa chỉ email không chính thống hoặc giả mạo, chứa đựng ký tự thừa hoặc văn phong bất thường; những đường link được đính kèm trong tin nhắn thường chứa các web lạ với giao diện sơ sài, phông chữ bị lỗi, chèn nhiều quảng cáo.
Trước chiêu lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin khuyên người dùng, nhất là những nhà sáng tạo nội dung, nâng cao cảnh giác. Khi thấy nội dung bị gỡ xuống vì lý do vi phạm bản quyền, người dùng cần liên hệ với đội ngũ nhân viên hỗ trợ của nền tảng để xử lý. Người dùng cũng cần kiểm tra kỹ địa chỉ email; không truy cập vào các đường link lạ; không cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền cho đối tượng lạ.
Người dùng sàn thương mại điện tử cảnh giác với tin nhắn giả mạo
Gần đây, nhiều người dùng Amazon nhận được tin nhắn qua email về các vấn đề liên quan tới quá trình mua bán. Cụ thể, tin nhắn gửi đến người dùng có các nội dung như ‘Phương pháp thanh toán gặp vấn đề, để biết thêm chi tiết yêu cầu truy cập đường dẫn…’, ‘Tài khoản Amazon Prime đã hết hạn,...’.
Những tin nhắn giả mạo này đều có xu hướng yêu cầu người dùng truy cập các đường dẫn được đính kèm. Sau khi truy cập, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân, thông tin tài chính hoặc đóng các khoản phí.
Nhận định đây là hình thức lừa đảo chiếm đoạt thông tin rất nghiêm trọng, Cục An toàn thông tin phân tích: Với những dữ liệu cá nhân đánh cắp được từ người dùng, đối tượng xấu có thể đem bán trên các group chợ đen hoặc dùng để chiếm quyền truy cập tài khoản Amazon, thực hiện các giao dịch mua bán trái phép.
Vì thế, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng các sàn thương mại điện tử, trong đó có người dùng Amazon, cần cảnh giác trước các tin nhắn lạ; không truy cập vào các đường dẫn, không cung cấp dữ liệu cá nhân và thông tin ngân hàng.
Khi gặp sự cố trong quá trình mua hàng và vận chuyển, người dùng nên trực tiếp liên hệ đội ngũ nhân viên hỗ trợ của các sàn thương mại điện tử.
- Vì dịch Covid-19 mà không chỉ học sinh học trực tuyến, giờ đây, cuộc họp phụ huynh của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng được chuyển sang hình thức này.
" alt=""/>Hà Nội chuẩn bị cho học sinh đi học lại như thế nào?![]() |
Nguyễn Hoàng Phong, sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật hóa, ĐH Cornell. Ảnh: NVCC |
LOK là một hệ thống website, mạng xã hội, kênh YouTube nhằm cung cấp kiến thức trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, y tế, xã hội, tâm lý, tôn giáo…. dưới dạng các video, truyện tranh, bài viết, được thể hiện một cách sinh động, dễ hiểu và hài hước. Mục đích của Hoàng Phong và Nguyễn Thùy Trang (sinh viên ngành Toán và Kinh tế, ĐH Clark University) – đồng sáng lập LOK – là vừa giúp người xem tiếp thu kiến thức, vừa có thể giải trí.
Tiền thân của LOK là một dự án nhỏ hơn mang tên “Kinh tế không kinh thế” cũng do 2 bạn trẻ sinh năm 1995 này sáng lập và phát triển. “Kinh tế không kinh tế” là nơi sản xuất những clip dài khoảng 1 phút để giải thích những khái niệm, vấn đề liên quan đến kinh tế một cách đơn giản nhất.
“Em và Trang bắt đầu làm các video kiến thức về kinh tế học, đơn giản vì bọn em được học kinh tế học ở cấp 3 ở Singapore. Nhưng chương trình cấp 3 ở Việt Nam không có môn học này. Sau khi thấy được khán giả đón nhận tốt, bọn em quyết định mở rộng ra các chủ đề khác, và rủ thêm một vài người bạn làm cùng” – Phong chia sẻ.
“LOK giống như một món khai vị giúp khán giả biết một chút về một chủ đề hay lĩnh vực như đầu tư tài chính, dinh dưỡng, tôn giáo, tâm lý học, biến đổi gien... Chúng em mong LOK sẽ nhóm lên ngọn lửa tò mò trong khán giả, và những bạn thực sự cảm thấy hứng thú với các chủ đề LOK giới thiệu có thể bắt đầu tự tìm hiểu sâu thêm về chủ đề đó”.
Hiện LOK đang có gần 100.000 người theo dõi trên Facebook và khoảng 6 triệu lượt xem kể từ khi thành lập. Đội ngũ sản xuất thường xuyên của LOK cũng lên tới 40 tình nguyện viên, chủ yếu là các bạn sinh viên, học sinh cấp 3 và một số người đã đi làm. Hầu hết các thành viên đều đóng góp công sức của mình dưới hình thức tự nguyện.
![]() |
LOK hiện có khoảng 40 thành viên. Ảnh: NVCC |
Với Phong, thành tựu lớn nhất của LOK là những phản hồi, sự ủng hộ, lời cảm ơn, những góp ý mang tính xây dựng của độc giả, đặc biệt là những cuộc thảo luận xoay quanh nội dung mà nhóm đưa ra.
Chàng trai sinh năm 1994 chia sẻ, thời gian đầu khi chỉ có cậu và Trang làm các video về kinh tế có lẽ là thời gian khó khăn nhất. “Độ phủ sóng của LOK (lúc đó còn là Kinh Tế Không Kinh Thế) còn chưa rộng, và cũng có nhiều người nói với bọn em rằng nội dung kiến thức sẽ không bao giờ thành công được ở Việt Nam”.
Lúc đó, chỉ có Phong và Trang thay nhau viết kịch bản video. Trang kiêm việc lồng tiếng, Phong vẽ và dựng video. Nhiều lúc các bạn phải thức đêm để sửa sản phẩm đến tận 4-5 lần mới ưng ý. Trong khi đó, cả hai đều đang học những ngành khá “nặng” ở đại học nên quỹ thời gian cũng không dư dả nhiều. May mắn, sản phẩm ban đầu của hai bạn trẻ luôn có một lượng khan giả theo dõi và đó là động lực khiến cả hai kiên trì tiếp tục.
“Khi LOK mở rộng thì việc tìm đủ người tham gia ở tất cả các vị trí cần thiết luôn là một khó khăn. Một phần là vì LOKer ở nhiều nơi trên thế giới, làm việc chủ yếu là online, nên cần thành viên có tính tự giác và kỷ luật làm việc rất cao. Phần còn lại dĩ nhiên là vì không phải ai cũng muốn bỏ thời gian riêng và công sức của mình ra chỉ để làm gì đó cho xã hội” – Phong nói.
Ngay cả hiện tại, LOK vẫn luôn cần thêm những người trẻ, ham học hỏi, sẵn sàng cống hiến đóng góp cho một dự án phi lợi nhuận.
![]() |
Hoàng Phong và Thùy Trang - 2 đồng sáng lập LOK. Ảnh: NVCC |
Khi biết tin được một tạp chí kinh tế chọn là một trong 30 người trẻ có thành tựu nổi bật dưới tuổi 30, Phong cho biết cậu rất vui và "không tránh khỏi một chút xíu tiếc nuối khi 2 người đồng sáng lập không thể chia sẻ cùng một vị trí trong danh sách" - bởi đây là thành quả của cả tập thể mà cậu chỉ đóng góp một phần.
“Mục tiêu lớn nhất của LOK là trở thành điểm đến, thành một cộng đồng cho các bạn trẻ Việt Nam yêu kiến thức. LOK hiện vẫn đang mở rộng phạm vi nội dung online, thêm các chủ đề mới và tăng chiều sâu cho nội dung. Ví dụ gần đây LOK đang thử nghiệm chuỗi nội dung về đầu tư tài chính cá nhân, thay vì chỉ các nội dung riêng lẻ như trước”.
Một hướng phát triển nữa của LOK là các hoạt động giáo dục “offline”. Năm 2017, nhóm đã tổ chức trại hè sáng tạo Sparkamp rất thành công và dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức Sparkamp 2018. Sắp tới đây, nhóm cũng sẽ tổ chức một số “workshop” cuối tuần hướng dẫn cách sử dụng Internet một cách có hiểu biết.
Hiện đang theo học năm cuối ở một trường Ivy League, nhưng Phong nhắn nhủ các bạn trẻ rằng đừng tự thu hẹp mình “phải đi Mỹ” hay “phải vào Ivy League”, mà hãy tìm hiểu thật nhiều các lựa chọn khác nhau để tự thấy được con đường phù hợp nhất với cá tính, đam mê, cũng như khả năng của bản thân mình.
Điều mà Phong học được trong môi trường học thuật hàng đầu này là tư tưởng luôn làm mới, cập nhật bản thân.
“Sinh viên ở Cornell đều rất giỏi và dám nghĩ dám làm. Dù trong môi trường Ivy League danh tiếng, nhưng các bạn không bao giờ có tư tưởng “mình làm thế là đủ rồi, nghỉ ngơi thôi”, mà ngược lại luôn luôn tìm ra những thứ mới để làm, để học, để hoàn thiện bản thân. Đó là một tư tưởng em luôn cố gắng học theo” – Phong chia sẻ.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Làm video vừa học vừa chơi, trở thành gương mặt U30 tiêu biểu