Truyền thông quốc tế: Cảm hứng Văn Quyết đưa Hà Nội bay cao
Tờ Fox Sports luôn theo sát bóng đá Đông Nam Á giật dòng tít trang trọng: "Văn Quyết truyền cảm hứng đưa Hà Nội FC tiến vào chung kết liên khu vực".
![]() |
Văn Quyết chính là người hùng của Hà Nội FC |
Bài báo mở đầu: "Thủ quân Nguyễn Văn Quyết đã có màn trình diễn xuất thần trên đất Turkmenistan giúp Hà Nội FC cầm hoàn Altyn 2-2 trận lượt về và giành chiến thắng chung cuộc 5-4."
Cây viết Gabriel Tan miêu tả thêm: "Tiền đạo tuyển Việt Nam mở tỷ số trận đấu bằng tình huống xử lý bóng thông minh rồi kết thúc chính xác vào góc xa ở cự ly gần.
Sang đầu hiệp hai,ềnthôngquốctếCảmhứngVănQuyếtđưaHàNộđội tuyển quốc gia việt nam vẫn là Văn Quyết tìm thấy khoảng trống trong vòng cấm đối phương rồi thực hiện pha đánh đầu quan trọng giúp đội khách vượt lên."
Bài báo kết lại: "Dù chủ nhà Altyn Asyr đã chơi đầy nỗ lực nhưng không thể ngăn được đối thủ. Hà Nội FC làm nên lịch sử, trở thành đội bóng đầu tiên ở Đông Nam Á lọt vào chung kết liên khu vực AFC Cup."
![]() |
Đội khách đã chiến đấu đến giây phút cuối cùng |
Trang chủ AFC cũng đăng tải thông tin: "Văn Quyết chứng tỏ khả năng săn bàn thượng thặng để giúp đội khách hai lần vượt lên dẫn trước.
Tuy Altyn chiến đấu kiên cường những phút cuối nhưng không thể lật ngược tình thế.
Hà Nội FC hùng dũng tiến vào chung kết liên khu vực gặp Abahani Limited Dhaka (Bangladesh) hoặc 4.25 SC (CHDCND Triều Tiên)."
Video highlights Hà Nội 2-2 Altyn Asyr:
* Đăng Khôi
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Naft Al Basra, 22h30 ngày 3/4: Trận đấu thủ tục
Nam thanh niên đổ trứng lên đầu mẹ. Ảnh chụp màn hình.
'Làm vlog thì làm những cái hay ho, tử tế. Không có tài năng gì nhưng lại muốn nổi', 'Bây giờ lấy cả mẹ ra để 'câu like', bó tay', 'Mang cả mẹ ra làm trò đùa', 'YouTube dễ dãi quá, bây giờ nội dung gì cũng có thể xuất hiện'... là những bình luận ngán ngẩm, bức xúc của dân mạng.
Không ít người thậm chí kêu gọi tẩy chay, report kênh này.
Sau khi bị 'ném đá' dữ dội, Tiến Lắp đã đăng tải một clip mới gửi lời xin lỗi đến mẹ và người xem vì hành động phản cảm, dại dột của mình. Trong video cũng có sự xuất hiện của mẹ thanh niên này.
Khi mạng xã hội trở thành kênh 'hái' ra tiền, một số người dùng có thể bất chấp tất cả tạo ra những nội dung gây sốc để thu hút lượt theo dõi, đăng ký. Bên cạnh những nội dung có giá trị, chất lượng, các hình ảnh, video bẩn, từ bạo lực cho đến phản cảm, nhảm nhí xuất hiện ngày một nhiều trên mạng.
Cặp vợ chồng nên duyên từ phim Quỳnh búp bê thông báo sắp sinh ba
Sau 9 tháng kết hôn, cặp vợ chồng ở Hải Phòng nên duyên nhờ bộ phim Quỳnh búp bê gây bất ngờ khi chuẩn bị chào đón 3 đứa con một lúc.
" alt="YouTuber đổ 200 quả trứng lên đầu mẹ để ăn mừng đạt 20.000 theo dõi" />" alt="Rodri và sự tôn vinh cho 'bộ não' bóng đá" />
Trang phục truyền thống của đồng bào Dao đỏ là một trong những trang phục được trang trí hoa văn phong phú, đa dạng nhất trong các tộc người ở Tuyên Quang.
Trang trí trang phục là sản phẩm của nghệ thuật và kỹ thuật được thể hiện qua từng yếu tố cấu thành nên bộ trang phục, như áo, yếm, quần, dây lưng, khăn.
Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Tuyên Quang bao đời nay luôn tự hào về trang phục truyền thống của tộc người mình. Hiện nay, tại các bản làng nơi đồng bào Dao đỏ sinh sống, nhiều phụ nữ Dao vẫn tự tay làm trang phục cho mình và cho người thân trong gia đình.
Qua đó, trang phục và nghệ thuật trang trí trên trang phục đã thực sự trở thành những thành tố quan trọng và cấu thành nên văn hóa của người Dao đỏ. Các mô-típ hoa văn được trang trí vô cùng tinh tế, bố cục chặt chẽ, hòa sắc rực rỡ và mang tính đặc trưng riêng.
Nghệ thuật trang trí này gắn với truyền thuyết về con long khuyển mình rồng ngũ sắc, biến thân của Bàn Hộ (tổ tiên của người Dao Đỏ) cứu nước của Bình Vương khỏi sự hủy diệt của Cao Vương. Vì vậy, trang phục cầu kỳ từ cách cắt khâu đến hoa văn, cách tạo hình và đặc biệt là màu sắc trang trí nhất thiết phải có đủ năm màu cơ bản: đỏ, trắng, vàng, xanh, chàm hoặc đen.
Cắt may, trang trí trang phục truyền thống là tiêu chí quan trọng để đánh giá tài năng, vẻ đẹp và phẩm hạnh của người phụ nữ. Từ khi lên mười tuổi, bé gái Dao Đỏ được các bà, các mẹ dạy cho cách kéo sợi, dệt vải, cắt may và thêu thùa. Sang tuổi 15, hầu hết họ biết tự làm cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để tham dự các ngày lễ hội, chợ phiên ở thôn bản. Để làm ra một bộ trang phục, người Dao Đỏ ở Tuyên Quang tham gia vào quá trình trồng bông, dệt vải, trồng chàm, nhuộm chàm, cắt may, trang trí…
Bông được thu hoạch vào tháng bảy, tám (Âm lịch). Quả bông được phơi sương, nắng cho nở ra rồi đem cán tách hạt và bông. Sợi bông luộc qua nước sôi cho sạch rồi đem hồ với nước cháo ngô (hoặc cháo gạo nếp, tẻ), nấu trong nửa ngày thì vớt ra đem sợi phơi khô, sau đó đánh thành con chỉ để dệt thành vải.
Để nhuộm vải, đồng bào dùng cao chàm được làm từ việc ngâm cây chàm, lọc, cho thêm vôi bột, nước tro bếp. Khi làm cao, phải thực hiện một số kiêng cữ như: Không chế biến cao chàm ở trong nhà mà phải làm trong một cái lán nhỏ cạnh nhà; không chế biến khi nhà có lợn, trâu, bò đẻ hoặc phụ nữ có thai đi qua lán. Cao chàm được hòa tan với nước đun sôi cùng lá ngải để nguội, pha thêm ít nước tro và rượu, khuấy đều. Để vải có màu đẹp và bền, đồng bào nhuộm vào tháng 7, tháng 8 vì thời điểm này tiết trời khô ráo, vải mau khô và bắt màu tốt. Trước khi nhuộm phải đem ngâm thật kỹ để hết hồ thì lúc nhuộm mới dễ bắt màu và không bị loang lổ. Khi nhuộm, tấm vải được nhấn chìm trong nước, dùng chân đạp thật kỹ để vải thấm màu chàm. Ngâm vải khoảng 1 giờ, rồi đem phơi khô. Để vải có màu chàm như ý thường phải mất 20 ngày trở lên để nhuộm và phơi khô nhiều lần....
Vải được cắt, may, khâu và được trang trí theo giới tính, độ tuổi, theo tín ngưỡng (cho thầy cúng). Người phụ nữ được tự do sáng tạo mô-típ hoa văn, cách tạo hình, màu sắc trang trí nhưng phải tuân thủ về bố cục trang trí như: Thân trước và thân sau áo dài, áo ngắn; quanh hông, từ đầu gối xuống gấu quần, mặt khăn đội đầu… trên y phục nữ và phần gấu áo, gấu quần, phần lai trước ngực trên y phục nam.
Trang phục nữ, trong đó áo dài được trang trí tập trung ở viền nẹp ngực, tà áo, đầu ống tay áo. Nẹp ngực được đáp dải vải hoa văn với hình dấu chân hổ, hình cây cỏ, sóng nước, quả thông, hoa bông, họa tiết ghép vải hình răng cưa và đính các quả bông len đỏ. Tà áo thêu hoa văn hình sóng nước, cây cỏ màu trắng, xanh, đỏ, vàng; ở nơi xẻ tà của áo đính một dải băng ngang quả bông, tua rua len, hạt cườm. Đầu ống tay áo được đáp các dải hoa văn thêu sẵn, hình cây cỏ, dấu chân hổ, răng cưa, quả trám, thập ngoặc hoặc ghép vải in hoa văn màu đỏ. Yếm được trang trí cả ở thân trước và thân sau bằng kỹ thuật thêu chỉ màu đỏ, vàng, xanh và đính hoa văn bằng bạc. Quần được thêu ở 2 ống rất tỉ mỉ với hoa văn hình vuông, chữ nhật màu đỏ, vàng, trắng; bên trong các hình đó là hoa văn cây thông, quả trám, sóng nước, dấu chân hổ, con hến, dấu nhân, ông sấm to; phân cách giữa các hình là các đường chỉ thêu màu đỏ, trắng. Khăn vấn đầu được thêu hình hoa cây bông, cây vạn hoa, hình cách đoạn, vết chân hổ, chữ thập ngoặc bằng chỉ màu vàng, trắng, đỏ, xanh. Khăn đội đầu trang trí hai đầu khăn các họa tiết hoa văn hình cây cỏ, thập ngoặc, răng cưa, hoa bạc, hoa chéo. Dây lưng màu đỏ không có hoa văn.
Khăn trùm đầu cô dâu thêu nhiều loại hoa văn hình cây cỏ, cây thông, dấu chân hổ, hoa bông, hình chim… Diềm khăn đính một hàng tua rua bằng len màu đỏ, xanh, vàng che kín mặt cô dâu. Tạp dề cô dâu, mỗi cạnh được viền bằng các đường thêu hoa văn hình cây cỏ, chữ thập ngoặc; gấu thêu hoa văn hình cây bông, dấu chân hổ, thập ngoặc; trên cùng thêu hoa văn hình cây thông, hoa cây thông, gắn hoa văn hình con ngựa, người mặc váy. Khi diện y phục, phụ nữ Dao Đỏ còn đeo trang sức bằng bạc, gồm: Vòng cổ, vòng tay, hoa tai, xà tích.
Y phục nam nói chung giản dị về màu sắc, cách tạo hình, kiểu cách, trang trí chủ yếu trên áo và khăn đội đầu. Áo được trang trí bằng những đường viền bằng vải màu đỏ hoặc ghép vải hoa đỏ ở ống tay, quanh gấu áo, phần xẻ tà ở gấu áo. Phần lai trước ngực áo là mảnh vải hình chữ nhật được thêu kín hoa văn, thường là các mô-típ như hoa chéo, chữ thập, dấu nhân, cây cỏ, quả thông, dấu chân hổ, hoa cây bông và các đường chỉ thêu nằm ngang, dọc bằng màu đỏ, trắng. Bên phải của nách áo được đính 5 khuy bạc nhỏ bằng hạt ngô. Khăn đội đầu trang trí giống khăn của nữ giới.
Y phục nam nữ của trẻ em được cắt khâu, trang trí như áo, quần của người lớn nhưng ít hoa văn hơn; ở gấu quần, gấu áo, cổ áo, tay áo thường viền vải màu đỏ, hoặc ghép vải in hoa văn màu đỏ. Mũ được tạo bởi 8 mảnh vải hình tam giác cân, các cạnh xiên của tam giác được đính lại với nhau thành hình chóp. Các mảnh vải thêu kín hoa văn, thường là các mô-típ như hình cây cỏ, hoa cây thông, hoa cây bông, cây Tam Thanh, màu xanh, trắng, vàng. Chóp mũ và viền mép mũ hai bên đính một quả bông len màu đỏ, mũ trẻ em nữ đính thêm các tua rua len rủ xuống xung quanh mũ. Quai mũ làm bằng chuỗi hạt cườm màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Áo thầy cúng, viền quanh nẹp ngực là những túm len nhỏ màu đỏ hoặc can vải màu đỏ, hai thân trước và thân sau thêu kín hoa văn hình các vị thần linh, hoa mặt trời, cây tam thanh, hình người, ngựa, rồng, chim, núi. Ngày nay, áo được làm bằng vải dệt công nghiệp màu đỏ (hoặc vải dệt công nghiệp in hoa, chim công, màu đỏ), không thêu hoa văn trang trí. Mũ được làm bằng giấy bồi hoặc vải, thêu hoặc vẽ hình rồng chầu mặt trời, phượng chầu mặt trăng và các họa tiết quanh viền mũ.
Tình Lê
Ông Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương (bìa phải), trao quyết định cho ông Phạm Đức Ấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh (Ảnh: Thu Chung).
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Quang Dương chúc mừng ông Phạm Đức Ấn được Ban Bí thư tin tưởng điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh và giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
Phó Ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh, ông Phạm Đức Ấn là cán bộ được đào tạo cơ bản, có trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo quản lý.
"Ông Phạm Đức Ấn là cán bộ tích cực nghiên cứu học tập, vươn lên, có phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, quyết liệt, có tư duy đổi mới. Ông đã trải qua nhiều vị trí công tác và luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trên các cương vị được phân công", ông Dương đánh giá.
Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Phạm Đức Ấn cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương đã giao đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông khẳng định, Quảng Ninh là địa phương giàu truyền thống văn hóa gắn với tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm"; có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trọng điểm.
"Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, tỉnh Quảng Ninh đã gặt hái được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Tôi về nhận nhiệm vụ công tác tại địa phương vừa là vinh dự vừa là thử thách, trọng trách lớn. Vì vậy, tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ Trung ương và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong tỉnh giúp đỡ, sẻ chia mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao", ông Ấn phát biểu.
" alt="Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Agribank làm Phó Bí thư Quảng Ninh" />Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm hiện được đặt trang trọng tại tòa Tam bảo của chùa. Đây là hai bệ đặt tượng Phật tạo hình hai con sư tử, được nghệ nhân chú tâm diễn tả bộ mặt với thần thái uy nghi và sống động, mà không quan tâm tới hình thể, tạo nên một sự khác biệt, với sự pha trộn giữa tượng tròn và phù điêu, mà phù điêu vốn là một thế mạnh trong nghệ thuật điêu khắc thời Lý, ta đã được chiêm ngắm qua các lan can thành bậc và viền bia của thời đại này còn lại đến hôm nay.
Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm hiện được đặt trang trọng tại tòa Tam bảo của chùa. Biểu tượng đỉnh cao của kỹ thuật điêu khắc đá
Cả hai tượng sư tử được tạo tác trong tư thế nằm thủ phục, đường nét mềm mại, mang vẻ đẹp vừa uyển chuyển, vừa mạnh mẽ. Các hình khối trên mặt sư tử được nhấn mạnh qua những nét đục, chạm vừa uyển chuyển, vừa khỏe khoắn: Trán sư tử ngắn, tựa như trán lạc đà, giữa trán chạm chữ “Vương” biểu hiện quyền năng tối thượng của linh vật. Dưới chữ “Vương” là một u tròn lớn được viền quanh nhiều u tròn nhỏ, dưới đó là chiếc mũi to bè, chạm nhiều đường cong song hành, đều đặn. Mắt giọt lệ kép, viền phía trên là hàng hoa văn dấu hỏi tròn (cánh hoa cúc) để cùng với khối mắt to, lồi, tạo nên một ấn tượng mạnh trước những đệ tử chiêm bái.
Tuy nhiên, để tạo được “hồn” cho đôi mắt, nghệ nhân đã tạo cho đôi mắt ấy hàng mi cong uốn lượn, đuôi mắt vuốt dài, khiến có được cảm giác thanh thoát, uyển chuyển, mà nghệ thuật điêu khắc thời Lý đã đạt tới đỉnh cao. Miệng sư tử mở rộng để lộ hàm răng, lưỡi đỡ viên ngọc, quanh mép là băng hồi văn xoắn ốc. Má chạm nổi băng hoa nhiều cánh xoắn ốc. Cổ đeo dây lục lạc. Tai sư tử đặt trên mang bạnh, sau mang là những bờm tóc thể hiện bằng nhiều hàng hoa văn xoắn móc. Chân sư tử có 5 móng chim ưng, đang trong tư thế động.
Theo Phật giáo, hình tượng sư tử là hiện thân của sức mạnh trí tuệ, song với những biểu tượng của tinh tú trên thân, sư tử đá chùa – đền Bà Tấm còn mang ý nghĩa cõng bầu trời chuyển động.
Theo sử sách và nguồn tư liệu thành văn, cùng kết quả khai quật khảo cổ học nhiều mùa tại chùa – đền Bà Tấm đã chứng minh di tích này được xây dựng từ thời Lý. Những giá trị vật chất hiện còn tại đây cho thấy đôi sư tử chùa - đền Bà Tấm là hiện vật gốc gắn liền với di tích này ngay từ khi khởi dựng.
Đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm là một biểu tượng đỉnh cao của kỹ thuật điêu khắc đá, thể hiện bàn tay tài hoa và óc thẩm mỹ cao của nghệ nhân thời Lý. Không bị dập khuôn theo một hình mẫu nhất định, nghệ nhân đã thực sự sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật, mang đậm dấu ấn thời đại mà nó được sản sinh. Điều đó đòi hỏi một sự hội tụ của trí tuệ, của óc tưởng tượng, của tình cảm và tài nghệ điêu luyện của những nghệ nhân bậc thầy, để có thể sáng tạo nên những tác phẩm quý giá như thế. Đây là hai trong số không nhiều loại hình hiện vật tiêu biểu về nghệ thuật điêu khắc đá thời Lý hiện biết cho đến nay ở nước ta.
Bảo vật quốc gia: Tượng đôi sư tử đá đền – chùa Bà Tấm. Tính truyền thống, sự kế thừa, phát huy và sáng tạo của văn hóa nghệ thuật Lý
Sự độc đáo của tượng đôi sư tử đá ở đây thể hiện với hình tượng sư tử - một linh vật Phật giáo - làm bệ đỡ cho tượng Phật. Trên tác phẩm thể hiện các đường nét chạm khắc khỏe mạnh, tinh tế, mang nhiều ý nghĩa triết lý đạo Phật thời bấy giờ, đồng thời, thể hiện rõ sự uy nghiêm, quyền năng của một linh vật mang dấu ấn và phong cách thời đại – phong cách đã tạo nên dấu mốc đậm nét trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam ở thế kỷ XII.
Đặc biệt, sự độc đáo của đôi sư tử ở di tích chùa – đền Bà Tấm còn toát lộ, bên cạnh chất tượng tròn được coi là di sản điêu khắc Phật giáo sớm nhất và đẹp nhất thuộc thời Lý hiện còn ở Việt Nam, thì đây còn là tác phẩm điêu khắc đá mang tính phù điêu điển hình. Những thành tựu, thế mạnh của điêu khắc Phật giáo thời Lý được hội tụ trong tác phẩm này, tạo nên sự độc đáo chưa từng thấy trong nghệ thuật điêu khắc đá và đất nung thời Lý.
Tượng thời Lý nói chung, tượng sư tử ở di tích chùa - đền Bà Tấm nói riêng là sản phẩm của thời đại “phục hưng” của nền văn hóa dân tộc - một thời đại mà mọi tinh hoa truyền thống được hội tụ, mọi sáng tạo của thời đại được phát huy sau nghìn năm chống Bắc thuộc bị kìm hãm để nhanh chóng xác lập nên một phong cách vững vàng, ổn định, giàu sắc thái riêng, mở đầu cho một nền nghệ thuật độc lập ở các thời đại sau này của lịch sử Đại Việt.
Nói cách khác, qua việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật từ đôi sư tử ở chùa – đền Bà Tấm, chúng ta thấy tính truyền thống, sự kế thừa, phát huy và sáng tạo của văn hóa nghệ thuật Lý như một bước khởi đầu cho nghệ thuật tạo hình Đại Việt, đồng thời tạo nên một cơ tầng vững chắc cho những giai đoạn sau, xác lập nên một bản sắc riêng biệt mà cho đến nay, dù đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, văn hóa dân tộc vẫn không bị hòa tan.
Cụm di tích chùa - đền Bà Tấm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp Quốc gia từ năm 1996. Có thể khẳng định di tích chùa - đền Bà Tấm là một cụm di tích nổi tiếng, có lịch sử gắn liền với lịch sử Thăng Long - Hà Nội hơn một ngìn năm tuổi.
Với những giá trị đặc biệt tiêu biểu, tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm xứng đáng được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia đợt 8 vừa qua.
Tượng sư tử chùa - đền Bà Tấm là hiện vật gắn với một di tích nổi tiếng (quốc tự) và một danh nhân có tầm ảnh hưởng lớn trong lịch sử Vương triều Lý: Nguyên Phi - Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.
Di tích chùa - đền Bà Tấm (Linh Nhân Tư Phúc Tự), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một cụm di tích kiến trúc và danh thắng nổi tiếng của Hà Nội, mang tính chất quốc tự, gắn liền với tên tuổi, cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Phi Ỷ Lan. Những dấu son trong lịch sử Vương triều Lý có công lao đóng góp của bà - người con gái tài sắc vẹn toàn, có tài thay vua nhiếp chính, trông coi việc nước, là niềm tự hào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, cũng như trong sự nghiệp xây dựng nước nhà cường thịnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, mở mang đạo Phật trong thời bình. Bà là người cho xây dựng nhiều đền, chùa Phật giáo lớn như chùa Bà Tấm, chùa Hương Lãng (Hưng Yên)... Sử cũ chép rằng, riêng Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan đã xây dựng trước, sau hơn 100 ngôi chùa nhưng chỉ một số ít còn lại đến ngày nay. Đương thời, để tỏ lòng biết ơn ân đức cao dày của bà đối với dân lành, nhân dân đã tôn bà là Quan Âm nữ, Bà Tấm...
Theo sử sách và truyền thuyết dân gian, chùa Linh Nhân Tư Phúc Tự do chính Linh nhân Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan cho xây dựng và khánh thành vào tháng 3 năm Ất Mùi (1115). Năm 1117, khi bà qua đời, được hóa thân thành Thánh thì ngôi đền thờ bà cũng được xây dựng trong khuôn viên Chùa. Dấu tích vật chất của ngôi chùa thời Lý còn lưu giữ qua tượng đôi sư tử đá được đặt trang trọng tại tòa Tam bảo của di tích, cùng với thành bậc chim phượng, chân tảng đá hoa sen, một số chim uyên ương có niên đại tương đồng, được phát hiện qua khai quật khảo cổ học tại di tích những năm gần đây. Từ thế kỷ XVII-XVIII về sau, nhiều Vương phi, Quận chúa họ Trịnh cùng dân thập phương đã nhiều lần tu bổ, được ghi lại trên các tấm bia lưu tại di tích như: bia Đức Long thứ 6 (1645) hay bia Bảo Đại thứ 18 (1943). Vì vậy, tại đây còn lưu giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật của thời Lý, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn.
Tình Lê
" alt="Bảo vật quốc gia: Tượng đôi sư tử đá đền – chùa Bà Tấm" />Nhóm 20th Century B-boy.
20th Century B-boy sẽ có mặt tại Đà Lạt cuối tuần này để biểu diễn trong khuôn khổ chương trình “Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt” vào ngày 26/10/2019. Chương trình được kỳ vọng là dịp để người dân Đà Lạt hiểu hơn về văn hóa, đất nước, con người Hàn Quốc đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Hàn Quốc và Việt Nam trong tương lai.
“Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2019” gồm các hoạt động trải nghiệm văn hóa đặc sắc như trải nghiệm và nếm đồ ăn Hàn Quốc miễn phí, trải nghiệm làm đồ thủ công Hàn Quốc với giấy hanji, tìm hiểu du lịch và ẩm thực Hàn Quốc nhận quà may mắn. Đặc biệt, điểm nhấn của chương trình là đêm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật Hàn Quốc với sự tham gia của các nghệ sĩ Hàn Quốc như nhóm biểu diễn nghệ thuật taekwondo của trường ĐH DongA Hàn Quốc, nhóm “20th Century B-boys”, nhóm biểu diễn nghệ thuật truyền thống Inpungnyu diễn ra vào 19h ngày 26/10/2019 tại Quảng trường Đà Lạt.
Đoàn biểu diễn B-boy 20th Century được thành lập vào đầu năm 2000 và đã từng chiến thắng trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Nhóm nhiều lần đảm nhiệm vai trò BGK tại các cuộc thi B-boy lớn như tại Đài Loan năm 2015… Đoàn được ghi vào sách kỷ lục Guiness DF Dancer – Model “Taste of Black”. Đây là lần đầu tiên “20th Century B-boys” đến Việt Nam biểu diễn.
Mai Linh
Từ nhà máy băng cát sét bỏ hoang thành bảo tàng đương đại đắt khách
Một nhà máy sản xuất băng cát sét bỏ hoang biến thành một trung tâm nghệ thuật đương đại thu hút khách du lịch với số tiền 3,6 triệu USD.
" alt="Nhóm nhảy giữ kỷ lục thế giới của Hàn Quốc biểu diễn tại Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Sporting Cristal vs Palmeiras, 5h00 ngày 4/4: Đẳng cấp khác biệt
- ·Một trái chuối trưng bày giá 9 tỷ, giá trị nghệ thuật nằm ở đâu?
- ·Loại bỏ hiện tượng thiếu văn minh trong lễ hội
- ·Bạn gái Văn Thanh khoe đường cong nóng bỏng bên bờ biển
- ·Nhận định, soi kèo Nizhny Novgorod vs Orenburg, 23h00 ngày 4/4: Cửa trên thắng thế
- ·Rối nước truyền thống thử nghiệm với 'Mơ Rồng'
- ·Tranh bị loại vì thể hiện “chuyện ấy”?
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 521: Vừa gặp mặt đã đòi bạn trai cho đi du lịch châu Âu
- ·Nhận định, soi kèo Luzern vs St. Gallen, 1h30 ngày 4/4: Không dễ dàng
- ·Sài Gòn nóng vì thế giới ngầm
Tuổi thơ của Th. là một chuỗi dài bất hạnh. Năm Th. lên bốn, cha cô, một nông dân chân chất, hiền lành bất ngờ trúng số. Có tiền, cha Th. thay đổi, ông bắt đầu chơi bời và đánh đập mẹ con Th. Nhiều lần bị chồng đánh dã man, chịu không nổi, bà Nguyễn Ngọc Yến, mẹ của Th., đã giao con cho má chồng nuôi và bỏ trốn. Th. thường xuyên bị nội và các cô mắng chửi, đánh đập. Năm 13 tuổi, sau trận đòn nặng nề, Th. bỏ trốn khỏi nhà. Suốt chín năm chạy trốn, bà Yến vẫn luôn mong ngóng tin tức về con. Khi biết con đi bụi, bà tìm theo, khuyên Th. về ở với mình. Nhưng, nỗi uất hận bị cha mẹ bỏ rơi, bị người thân bạo hành đã khiến Th. từ chối sự chăm sóc của mẹ. Từ đó, bà Yến chỉ có thể âm thầm dõi theo con, con bỏ đi đến đâu, bà chạy theo làm thuê làm mướn gần chỗ đó. Thấy con gái càng lớn càng xinh đẹp, bà Yến vô cùng lo lắng, sợ con bị hại.
Nỗi lo của người mẹ ấy thành sự thật khi một ngày, bà nghe tin Th. chơi ma túy bị sốc thuốc phải nhập viện. Tại BV một quận vùng ven TP.HCM, bà được biết, Th. nghiện ba năm nay và đã bị nhiễm HIV. Sau khi được mẹ chăm sóc ở BV lần đó, Th. mới cảm nhận được tình thương mẹ dành cho mình. Cô quyết tâm tu tỉnh để làm lại cuộc đời. Thế nhưng, cuộc đời không mỉm cười với Th. Hồi phục, giúp mẹ buôn bán lặt vặt ở khu Nguyễn Cư Trinh, Q.1 chẳng bao lâu, Th. bị những cơn sốt về chiều hành hạ. Năm sáu tháng trời, Th. gần như bỏ ăn uống, thân thể chỉ còn da bọc xương. Đưa con gái đi khám, bà Yến đau xót khi Th. đã chuyển sang giai đoạn AIDS. Vay mượn tiền bạc, bà đưa con gái đi điều trị ở Trung tâm Mai Hòa (H.Củ Chi TP.HCM), rồi tháng 5/2014, Th. được chuyển về BV Nhân Ái.
Khi Th. nhập viện, thân hình mảnh dẻ, đôi mắt tròn to, long lanh, mái tóc dài chấm lưng của cô đã hút hồn biết bao chàng trai ở Khoa Nội B. Thế nhưng Th. lại chỉ quan tâm đến H., một thanh niên cũng vướng vào ma túy, phải hứng chịu căn bệnh thế kỷ. Th. đồng cảm với H. nhiều chuyện, nhất là việc đã cai vẫn nghiện, đã định hoàn lương, đi làm giúp mẹ thì phát hiện nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS (H. từng quyết chí tu tỉnh, về làm thợ giày, kiếm tiền phụ mẹ chăm sóc gia đình…).
Những ngày cuối đời, cuộc sống đã trở nên ấm áp và ý nghĩa hơn với đôi vợ chồng Th. và H.
H. kể: “Th. thấy em buồn, nên thường sang phòng em an ủi. Được khoảng một tháng, em lên những cơn nóng lạnh về chiều, Th. kề cận, chăm sóc em từng ly từng tí. Ban đầu em thấy cũng bình thường vì cô ấy chăm sóc nhiều người cũng chu đáo lắm. Nhưng rồi hai tuần sau, Th. nói thương em, muốn làm người yêu của em. Em giật mình, từ chối Th. vì thấy hoàn cảnh hai đứa không còn sống được bao lâu nữa. Mấy ngày sau, cô ấy trở bệnh nặng, bị chuyển qua đây và nằm suốt tới nay đã bốn tháng. Vắng Th., em thấy nhớ. Em xin các bác sĩ qua đây chăm sóc Th. Nhìn cơ thể ngày một tiều tụy của Th. em thương quá, nên em xin mẹ được thực hiện nghi thức cưới Th., để chúng em được là vợ chồng...”.
Trọn một giấc mơ
Dù BV Nhân Ái đã sẵn sàng chuẩn bị tâm lý để bố trí cho các đôi vợ chồng cùng bệnh AIDS chỗ ở riêng tư trong thời gian điều trị; dù ở BV đã nảy sinh rất nhiều chuyện tình giữa các bệnh nhân với nhau… nhưng chưa bao giờ có ai đề nghị cưới! Muốn làm giấy đăng ký kết hôn nhưng “cô dâu” chưa bao giờ được khai sinh, còn “chú rể” thì đã 30 tuổi vẫn chưa có chứng minh nhân dân; đã vậy cả hai đều trở bệnh nặng, phải vào khoa săn sóc đặc biệt, cần theo dõi…
Chị Hương, hàng xóm nơi mẹ H. đang ở trọ biết chuyện đã cầu cứu Báo Phụ Nữ. Chị nói: “Mong Báo giúp giấc mơ của H. thành sự thật. Gia đình em ấy cơ cực lắm. Cho dù tiện tặn tới đâu, người mẹ đó cũng không đủ tiền lo đám cưới cho H.!”.
Báo Phụ Nữ vào cuộc, lập tức những cánh tay thiện nguyện nối dài, soirée cho cô dâu, veston cho chú rể, cặp nhẫn cưới, đều sẵn sàng. Chúng tôi xin bác sĩ Nguyễn Thành Long, Giám đốc BV Nhân Ái, một “ngoại lệ”. Ông đồng ý: “Nhưng chỉ chụp ảnh cưới trên giường bệnh thôi nhé…, vì bệnh nhân không đủ sức di chuyển”. Thế là sau một tuần chuẩn bị, đám cưới diễn ra.
Khi con trai giục giã vượt hàng trăm cây số lên đây để “làm đám cưới”, suốt cả tháng vừa hồi hộp, lo âu, toan tính đủ điều, bà Trần Thị Hồng Nhung không ngờ giây phút ngắn ngủi ấy lại quý giá với con trai mình đến vậy. Người mẹ nghẹn ngào ôm con trai, nắm tay con dâu, nhắn hai con hãy tiếp tục chăm sóc cho nhau… Ngay sau khi đeo nhẫn vào tay cho Th., H. quay sang hỏi mẹ: “Mẹ ơi, từ hôm nay, có phải mẹ đồng ý nhận Th. làm con dâu rồi không mẹ?”.
Điều chúng tôi ray rứt là mãi đến ngày cưới mới hay tin bà Yến, mẹ của Th. không thể đến vì… không có tiền mua vé xe đò! Qua điện thoại, bà nức nở: “Tôi quá vui mừng cho con gái của tôi. Nhưng tôi cũng buồn vì con tôi không được sống mấy ngày nữa để cảm nhận được niềm hạnh phúc mà nó được hưởng ở cuộc đời này”. Không được chứng kiến phút giây hạnh phúc thiêng liêng của con gái duy nhất, nhưng bà nói: “Tôi vô cùng mãn nguyện. Tôi cảm ơn chàng trai đã yêu thương Th. Cảm ơn cả mẹ của cậu ấy”.
Vậy là ở ngay lằn ranh sinh - tử, chàng thanh niên ấy đã làm được một điều kỳ diệu, thực hiện trọn giấc mơ đưa người con gái anh yêu thương đi đến cuối cuộc đời… Một ngày sau đám cưới, sức khỏe Th. và H. đều có biểu hiện tích cực. Ai cũng biết, tương lai không xa, cả hai sẽ phải rời cõi tạm, nhưng với những ngày cuối đời này, ắt hẳn cuộc sống đã trở nên ý nghĩa hơn với H. và Th.
(Theo Phunuonline)" alt="Đám cưới bên lằn ranh sinh tử" />Phát hiện mình đã có tình cảm với Bảo Châu (Thuý Ngân), Kim Sơn (Song Luân) không tin đến mức lấy nước dội vào mặt cho tỉnh. Khi chứng kiến cảnh Bảo Châu và Thủy Tiên đút cho nhau ăn tình tứ, Kim Sơn buồn bã đập đầu vào cửa kính ô tô.
Sự việc Thiên Long (Huỳnh Đông) mất túi đựng tiền mở ra câu chuyện kịch tính khi Hồng (Puka) chính là người đã nhặt được chiếc túi đó. Lúc này, Hồng bị một nhóm bọn côn đồ bao vây gây sự và may được công an phường đến giải vây. Nhặt của rơi không trả, Hồng bị mời về công an phường làm việc. Cô khăng khăng rằng trong ba lô chỉ có 500 triệu nhưng Thiên Long lại khẳng định chắc nịch với công an rằng số tiền trong túi là 2 tỷ. Do đó, Hồng bị tạm giữ để điều tra.
Hồng chính là đứa con gái thất lạc năm xưa bị Hải bỏ rơi. Lúc này, mọi người phát hiện ra Hồng chính là Minh Hiền - đứa con gái thất lạc của bà Hương bấy lâu gia đình Bảo Minh vẫn luôn tìm kiếm. Chuyện nhanh chóng truyền đến tai các thành viên nhà bà Hạ Lan và ông Hải.
Ba chị em Bảo Trâm (Lê Khánh), Bảo Châu, Bảo Minh năn nỉ Thiên Long đừng khởi kiện Hồng nhưng bị từ chối. Biết được Hồng chính là đứa con gái thất lạc do mình gây ra, ông Hải (Trung Dũng) đã gom hết số tiền dành dụm được mang đến cầu xin Thiên Long. Thậm chí ông Hải còn quỳ gối và lấy thân phận cha vợ để cầu xin. Bảo Trâm chứng kiến toàn bộ cảnh này, cay đắng nghẹn lòng.
Ông Hải quỳ gối cầu xin con rể giúp đỡ cứu lấy con gái. Trong một diễn biến khác, cô gái mù Bảo Anh (Tường Vi) đang đi dạo bên bờ biển bị một nhóm côn đồ chọc ghẹo. Ngay lúc này, Chí Dũng (Anh Tú) xuất hiện, đưa Bảo Anh tới một nơi ẩn nấp rồi một mình lao ra liều chết với bọn côn đồ.
Tập 35 Gạo nếp gạo tẻ phần 2 sẽ tiếp tục được phát sóng lúc 20h ngày 1/9 trên HTV2.
T.N
'Gạo nếp gạo tẻ 2' tập 33, bà Quỳnh bị vạch trần bộ mặt thật
Tập 33 ''Gạo nếp gạo tẻ'' phần 2 khiến khán giả thở phào nhẹ nhõm vì những kẻ tham tiền là bà Quỳnh và Thiên Long đều bị vạch trần bộ mặt thật.
" alt="'Gạo nếp gạo tẻ 2' tập 34: Ông Hải quỳ gối cầu xin con rể giúp đỡ" />Bà mẹ U50 Kang Min-jeong đã sinh đứa con thứ 9.
Vậy là vợ chồng chị Kang hiện có 6 con gái và 3 con trai. Chồng của Kang không giấu nổi niềm hạnh phúc: “Tôi biết rằng ngày nay nhiều cặp vợ chồng phải chịu gánh nặng sinh con và nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, tôi cảm thấy những khó khăn ấy rất nhỏ so với niềm vui khi được sinh ra và nuôi dạy một đứa trẻ lớn khôn. Tôi vui khi nhìn các con lớn lên thay vì nghĩ rằng thật khó để nuôi dạy chúng vì tôi có nhiều con”.
Được biết, cặp vợ chồng ban đầu chỉ dự định sinh 3 con. Chị Kang sinh con gái đầu lòng năm 2006, 3 năm sau sinh con gái thứ 3. Tuy nhiên, đến lần mang thai thứ 3, cô sinh liền 3 bé gái, số con đã tăng lên 5.
Trong 3 lần mang thai tiếp theo, chị sinh thêm 2 bé trai và 1 bé gái. Với sự xuất hiện của cậu con trai út lần này, vợ chồng Kang đã nâng tổng số con lên 9 người.
Để kỷ niệm sự kiện đặc biệt này, bệnh viện Sanbon Jeil đã quyết định miễn toàn bộ chi phí sinh nở và nằm viện. Bệnh viện này chính là nơi chào đời của 8 trong số 9 đứa trẻ.
Ông Kim Seong-jae (áo vest đen), thị trưởng thành phố Uiwang-si đến thăm và chúc mừng gia đình.
Ông Kim Seong-jae, thị trưởng thành phố Uiwang-si, đã đích thân đến bệnh viện để thăm hỏi ngay ngày 4/8 và trao quà chúc mừng.
Thị trưởng Kim nói: "Tôi hoan nghênh và tôn trọng bà mẹ đã sinh đứa con thứ 9 trong thời đại mà các mẹ được gọi là những người yêu nước ngay cả khi chỉ sinh 2 đứa con. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo ra một môi trường thuận lợi cho các bà mẹ nuôi dạy và chăm sóc con cái".
Ngoài ra, gia đình chị Kang dự kiến sẽ nhận được 5 triệu won (tương đương gần 90 triệu VNĐ) tiền khuyến khích sinh con, 1 triệu won (gần 18 triệu VNĐ) chi phí chăm sóc sau sinh và hỗ trợ cho nhân viên chăm sóc sức khỏe bà mẹ sau sinh, 500.000 won (9 triệu VNĐ) cho chi phí chăm sóc sau sinh ở tỉnh Gyeonggi-do và 2 triệu won (36 triệu VNĐ) tiền phiếu gặp mặt lần đầu.
Ông Ha Eun-ho, thị trưởng thành phố Gunpo, nơi chị Kang sinh con và ông Hyung-joo Jeon - Giám đốc điều hành Quỹ Văn hóa Gunpo đang lên kế hoạch quyên góp quỹ khuyến khích sinh nở để hỗ trợ về mặt sức khỏe và tinh thần cho cả 2 mẹ con.
Hàn Quốc đang bước vào kỷ nguyên tỷ lệ sinh thấp kỷ lục. Mặc dù chính phủ và chính quyền các địa phương đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích sinh con, thậm chí cung cấp cả nhà ở đặc biệt cho gia đình đông con, nhưng số người lựa chọn không kết hôn và không sinh con ngày càng tăng.
Theo Phụ nữ Việt Nam
Cô gái trẻ ăn kiêng giấu bụng bầu, sinh con 9 ngày lén gia đình đi làm
Áp lực kinh tế, cô gái trẻ phải ăn kiêng để giấu bụng bầu, lưu diễn cho đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Vậy mà, chỉ sau 9 ngày sinh con, cô lén gia đình nhận việc và đi làm trở lại." alt="Bà mẹ U50 Hàn Quốc gây sốt khi hạ sinh con thứ 9, được thị trưởng đến chúc mừng" />Đoàn làm phim hài dân gian “Giấc mộng quan trường” vừa tổ chức ra mắt tại Hà Nội với sự tham gia của các nghệ sĩ Trà My, Tiến Đạt, Thanh Hương, NSƯT Thu Hạnh, Trọng Lân, Đức Hiếu,...và 2 nghệ sĩ tới từ TP.HCM là Trịnh Minh Dũng và Trung Dân.
Hiện “Giấc mộng quan trường” là bộ phim hài theo phong cách dân gian duy nhất được tung ra. Đạo diễn Linh Đồng cho biết, những vấn đề thời sự trong một năm qua được anh khéo léo lồng ghép trong phim là vấn đề nước sinh hoạt bẩn tại Hà Nội, vụ cháy nhà máy Rạng Đông hay vụ sàm sỡ nơi thang máy...
Đóng hài Tết và muốn đem tới khán giả hình ảnh chân thật nhất, nghệ sĩ Trà My không ngần ngại tát bạn diễn 3 cái "nổ đom đóm mắt". Chia sẻ tại buổi họp báo, đạo diễn Linh Đồng cho biết: "Hài dân gian luôn là đề tài hấp dẫn ngay từ nhỏ với tôi. Khi lớn lên tôi vẫn luôn nghĩ, nếu mình có cơ hội theo nghệ thuật làm đạo diễn, tôi sẽ làm về đề tài dân gian".
Thị trường phim Tết đang hướng đến những dòng phim hiện đại, dễ làm, bối cảnh đơn giản để tiết kiệm kinh phí. Tuy nhiên dù là đạo diễn trẻ nhưng Linh Đồng lại 'lao vào' làm cái khó, hỏi anh có thấy mình liều, đạo diễn Linh Đồng cho hay: "Chính vì thị trường đang rất thiếu những phim hài tết chất lượng nên tôi luôn tự nhủ rằng có lẽ sứ mệnh của mình là phải làm nên một điều gì đó khác biệt. Vài năm gần đây, hài dân gian vắng bóng hẳn trên thị trường phim cuối năm. Sẵn có đam mê sâu sắc với hài dân gian, hơn nữa tôi đã ấp ủ nguyện vọng này từ lâu nên quyết định năm nay sẽ đầu tư toàn bộ công sức và tâm huyết vào dự án này".
Hỏi Linh Đồng, nghệ sĩ Tự Long mới đây có chia sẻ quan điểm rằng phim hài Tết khó tránh khỏi dung tục vì đó là "chiêu" để câu kéo khán giả, phim của anh thế nào? Nam đạo diễn đáp: "Phim của tôi không sử dụng những chi tiết hài nhảm, lời thoại lố lăng để câu khách. Phim tôi "dụ" khán giả bằng những cái tên "ăn khách" 2 miền Nam - Bắc như nghệ sĩ Trung Dân, Trịnh Minh Dũng, Tiến Đạt, Trà My, Thanh Hương, Hồ Phong, Trọng Lân, MC Thùy Linh.
Tôi quan niệm hài dân gian phải mang đúng bản chất thuần túy và mộc mạc của nó. Nếu phim dân gian mà đu theo những chi tiết phản cảm như phim hiện đại thì nó không còn là phim dân gian nữa. Bản thân tôi không cho phép điều đó. Sản phẩm của tôi hướng tới tất cả đối tượng khán giả, các thế hệ có thể cùng xem, cùng bàn luận. Nếu là phim hài nhảm thì không làm được điều đó.
Tết ai cũng cần hài, cần cười cần sự nhẹ nhàng để "relax" nên tôi cho rằng hài Tết dân gian có sức sống mãnh liệt, chỉ cần kịch bản đủ hay thì dù không có "cảnh nóng" khán giả cũng không bao giờ lãng quên".
Anh thông báo hơn 40 đài truyền hình mua bản quyền phát sóng dịp Tết Nguyên đán 2020. Đạo diễn hứa hẹn phim không có chi tiết hài nhảm. Nhiều nghệ sĩ nói rằng nhận lời tham gia phim bởi lời thoại văn minh, thông điệp sâu sắc lồng ghép trong đó.
Nghệ sĩ Trung Dân trong một cảnh quay. Có mặt tại buổi họp báo, nghệ sĩ Trà My, nữ chính của phim chia sẻ, chị cũng cùng sở thích với đạo diễn Linh Đồng, đó là làm phim hài dân gian. Nghệ sĩ hài Trà My chia sẻ, chị chuyên trị vai chanh chua. Ở bộ phim này chị hóa thân thành vợ lý trưởng, thường xuyên bất mãn với tính cách yếu đuối, bạc nhược của chồng.
Vì là phim hài nên có nhiều tính tiết mà đoàn làm phim cũng phải cười lăn lộn mãi mới có thể diễn được. Hơn khá nhiều tuổi diễn viên Minh Dũng nên khi đóng cảnh vợ chồng nằm gác chân lên nhau trên giường, Minh Dũng có vẻ e dè. Tuy nhiên, Trà My đã biết cách khiến cho Minh Dũng thoải mái diễn.
"Trong hoạt cảnh hai vợ chồng rượt đuổi, dưới trời mưa lớn, đây chúng tôi cũng gọi là cảnh "nóng" đấy, tôi cầm đòn gánh phang nhẹ vào người bạn diễn nhưng Minh Dũng thủ thỉ "cứ đánh mạnh cho có cảm giác". Tôi làm thật. Lúc ghi hình lý trưởng đang say giấc thì vợ đánh thức vì ngoài sân có cháy lớn, tôi có tát Minh Dũng. Lần này cũng lại muốn cho khán giả cảm nhận được chân thực nhất, Minh Dũng lại đề nghị tôi tát thật. Tôi cũng lại làm thật. Tôi tát Dũng 3 cái mà sau này Dũng bảo, nếu chị tát thêm cái thứ 4 là em xỉu luôn", nghệ sĩ Trà My kể.
Về phía Trịnh Minh Dũng, dù đoàn làm phim xót vì anh bị đánh và tát thật nhiều nhưng cái anh lo lắng lại chính là chất giọng khác biệt có thể khiến khán giả thấy khó hiểu. Anh khắc phục bằng cách tham khảo kỹ các từ địa phương, nhờ đàn chị Trà My hướng dẫn, khi diễn luôn chú ý nói rành mạch. "Tôi lo lắng vì cách diễn hài miền Nam đã ngấm vào máu liệu có thể hòa quyện với lối hài của anh chị em nghệ sĩ ngoài này hay không. May quá chị Trà My và anh em trong đoàn rất nhiệt tình, chúng tôi như một gia đình vậy, chị bảo em nghe", anh nói.
Tình Lê
Nghệ sĩ Trà My: U50 vẫn thấy mình như 18
Nhiều năm thiếu vắng bàn tay chăm sóc của người chồng, nhưng nghệ sĩ Trà My bảo, chị đã tìm được hạnh phúc tuổi trung niên, rất đơn giản...
" alt="Chỉ vì cảnh 'nóng', nghệ sĩ Trà My tát bạn diễn rát mặt" />
- ·Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Chengdu Rongcheng, 18h35 ngày 2/4: Đối thủ yêu thích
- ·Nam sinh 14 tuổi bốn năm liền học lập trình tại FUNiX
- ·Vitex hợp tác FUNiX tìm kiếm nguồn cung ứng nhân lực IT chất lượng
- ·Break The Silence: BTS kể về cuộc sống sau hào quang trong phim tài liệu mới
- ·Nhận định, soi kèo Varazdin vs HNK Gorica, 23h00 ngày 4/4: Chủ nhà sa sút
- ·Cuộc đối thoại nghệ thuật của 22 nghệ sĩ hai miền Nam – Bắc
- ·Chuyện tình vợ nhặt từ vỉa hè Sài Gòn lay động dân mạng
- ·Sắp xếp bộ máy 2 đại học quốc gia, kết thúc đơn vị hoạt động không hiệu quả
- ·Nhận định, soi kèo Southampton vs Crystal Palace, 1h45 ngày 3/4: Phong độ trái ngược
- ·Cô bé Hà Nội 7 tuổi lọt top 10 mẫu nhí trên báo Mỹ