Mẹ Mỹ sốc với kiểu trường học 'không dạy gì' ở Đức
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 06:33:29 评论数:
"Không dạy học",ẹMỹsốcvớikiểutrườnghọckhôngdạygìởĐứkq bóng đá hôm nay "không giám sát",...phong cách giáo dục lạ đời ở Đức khiến bà mẹ Mỹ lo lắng. Tuy nhiên, trái ngược với nỗi lo lắng của mẹ, cậu con trai ngày càng tỏ ra năng động và tự tin.
Taylor Johnson là một nhà phân tích hành vi người Mỹ. Cô thường làm việc tại nhà để có thời gian chăm sóc hai con - một bé lên 5 và bé còn lại lên 7). Cô và gia đình gần đây đã rời Seattle, Mỹ để di chuyển đến Đức. Nơi đây, cả gia đình có sự thay đổi nhiều và mọi người đều phải dần dần thích nghi. Việc học của các con vì thế cũng có nhiều thay đổi. Taylor đã có những chia sẻ trên chuyên trang Parent: |
Các con vào năm học được 4 tháng thì chồng tôi chấp nhận một công việc ở Đức. Và vì vậy cả gia đình đã cùng chuyển đến một đất nước xa lạ. Con trai tôi, từ một ngày học với đủ các môn đọc và toán, bỗng nhiên hoàn toàn được chơi cả ngày.
Hồi đầu tiên khi bé đi nhà trẻ ở Mỹ, bé phải dành cả ngày để làm bạn với các chữ cái, con số và các câu chuyện. Tại trường mới, bé có các dự án nghệ thuật hàng tuần và tham gia lớp thể dục hai lần một tuần. Trong vài tháng theo học, trẻ được đi dã ngoại đến các nông trại, sở thú,...Trong cuộc họp phụ huynh, tôi không hề ngạc nhiên khi được thông báo cháu gặp chút khó khăn với các hoạt động ở trường mới và bé có vẻ khá giỏi toán. Thực tế, ở trường cũ, bé nhà tôi chỉ ở mức trung bình trong lớp. Tôi thấy khá hài lòng.
Gia đình chị Taylor ở Đức |
Trường mẫu giáo ở Đức thì giống trường tiền mẫu giáo ở Mỹ hơn khi chỉ phải chơi. Tại Đức, trẻ em chỉ phải bắt buộc đi học ở bậc tiểu học. Các bé từ 3-5 tuổi có thể tùy chọn đi học mẫu giáo hay không. Không hề có chút kiến thức nào được dạy. Trẻ em không phải học hát bảng chữ cái, không phải tập viết. Những đứa trẻ sẽ hoàn toàn không được dạy chữ hoặc số trước khi vào lớp một.
Tôi nhớ việc đánh giá khả năng đọc ở trường mẫu giáo tại Mỹ như thế này: Các giáo viên hỏi con trai tôi về các ký tự thường và ký tự hoa cũng như cách phát âm các chữ cái. Họ cũng bảo con viết tên mình, cắt một hình tròn và xác định các số.
Ở Đức, trẻ được đi dã ngoại hàng tuần đến các nông trại |
Ở Đức, việc đánh giá khả năng đọc trước khi vào lớp một khá khác. Con trai tôi được yêu cầu đếm các đồ vật chứ không phải là nhận diện số. Con được kiểm tra khả năng phân biệt giữa các hình dạng và vẽ một số vật đơn giản. Không ai bắt bé đọc đoạn văn.
Từ những gì tôi nhìn thấy, người Đức cho rằng học đọc và viết là một nghi thức mà tất cả trẻ nên thực hiện cùng nhau. Bắt đầu vào lớp 1 là một sự kiện lớn và trẻ sẽ cảm thấy hãnh diện về ý nghĩ mình được học đọc, viết và trở thành một học sinh thực sự.
Thú thật, tôi không quan tâm lắm về việc trường mẫu giáo chẳng dạy trẻ học kiến thức học thuật gì nhưng sự tự do quá mức lại làm tôi lo lắng. Ở trường mẫu giáo bây giờ, các cháu có 30 phút buổi sáng cùng nhau vui đùa, sau đó là tham gia vào những trò chơi tự do khắp trong trường. Các bé sẽ được bày tỏ xem chúng thích đi đâu bằng cách đính một thanh nam châm lên một tấm bản đồ thông tin ở trường và sau đó trẻ sẽ tản ra các phòng khác nhau với những hoạt động và đồ chơi khác nhau. Tôi đã từng hỏi liệu có người giám sát ở mỗi phòng. Giáo viên chỉ nhìn tôi với ánh mắt ái ngại vì nghĩ người Mỹ bảo vệ con thái quá: "bọn trẻ không cần phải có người lớn giám sát mỗi phòng."
Phần còn lại trong buổi sáng gồm 30 phút vui chơi bắt buộc trong vườn. "Bắt buộc" bởi trẻ nào cũng được yêu cầu phải có bộ quần áo mưa, ủng đi mưa. Sau giờ chơi là đến bữa trưa và tiếp đó là giờ ngủ trưa hoặc thời gian chơi yên tĩnh hay tập thể dục (tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ và lựa chọn của bố mẹ). Vào buổi chiều, trẻ được chơi tự do và nếu thời tiết tốt, các em bắt buộc phải ra ngoài trời ít nhất một tiếng nữa.
Cậu con trai tỏ ra thích thú với ngôi trường mới |
Mặc kệ nỗi lo lắng của tôi, cậu con trai dường như thích nghi rất nhanh. Bé thường trở về nhà mỗi ngày với những nụ cười trên môi và những câu chuyện làm tôi thót tim: "Mẹ ơi, hôm nay con làm một chiếc rìu nhưng nó bị gãy khi con chặt cây. Thế là cô giáo dùng tay sửa lại nó giúp con" hoặc "mẹ ơi, trong chuyến đi chơi hôm nay, một bạn nữ bị lạc nhưng chúng con đã tìm được bạn" (thứ 5 hàng tuần, cả lớp sẽ ra vùng ngoại ô để tham quan. Mỗi lần như vậy tôi đều lo lắng). Quả thực, con tôi tự tin hơn và bé chủ động kết bạn - điều chưa từng xảy ra khi cháu học ở Mỹ.
Tuy đã dần dần làm quen với cách dạy trẻ "kiểu Đức" như vậy, có vài điều tôi vẫn không thích thú lắm. Sự thiếu giám sát luôn khiến tôi nơm nớp khi để con lại trường. Tôi cũng không hoàn toàn thoải mái với việc trường không dạy trẻ chút kiến thức học thuật nào. Tôi nhận ra điều này của mình khi cô giáo của con trai tôi gợi ý rằng có lẽ anh chưa sẵn sàng vào lớp một. Thực sự, đó là một lời khuyên có lý khi cân nhắc tới yếu tố rào cản ngôn ngữ (con tôi chưa rành tiếng Đức), nhưng tôi lại kịch liệt phản đối. Con tôi đã không được học gì ở trường mầm non, tôi không muốn cháu lại lỡ một năm nữa so với các bạn cùng tuổi. Dẫu sao đi chăng nữa, tôi vẫn là một bà mẹ Mỹ
(Theo Khám phá)