Nhận định, soi kèo Abdysh

Kinh doanh 2025-04-21 21:18:14 75618
ậnđịnhsoikètường thuật trực tiếp bóng đá việt nam   Pha lê - 16/04/2024 22:36  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://app.tour-time.com/html/0e198709.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Valencia, 19h00 ngày 19/4: Tin vào Los Ches

Người Việt Nam chưa có thói quen đọc sách sớm

Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc NXB Phụ nữ nhận định người trẻ Việt Nam hiện nay ít đọc sách, chưa có hứng thú với sách, có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chung là người Việt chưa có thói quen đọc sách.

"Cá nhân tôi cho rằng, để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ: đọc sách để phát triển bản thân, đọc sách để trở thành người có tri thức; biết cách ứng dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống để làm chủ cuộc sống; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng; khát vọng xây dựng đất nước phát triển, văn minh. 

Theo tôi hiểu, “hứng thú” với sách nghĩa là thích sách. Người trẻ là những người đã trưởng thành, sẽ có “hứng thú” với sách theo “gu” riêng của cá nhân. Vì vậy cần xuất bản phong phú các loại sách để người trẻ chủ động lựa chọn sách phù hợp với nhu cầu cá nhân: định vị bản thân, lập thân, lập nghiệp, kiến quốc… Người trẻ cần được tiếp cận với sách từ nhiều kênh: nhà trường, bạn bè, gia đình, cộng đồng. Cơ hội tiếp cận với sách càng nhiều, càng tăng cơ hội hiểu các giá trị của sách, từ đó có hứng thú với sách", bà Khúc Thị Hoa Phượng chia sẻ.

{keywords}
Để làm cho người trẻ hứng thú với sách, cần tác động vào nhu cầu tự thân của người trẻ (Ảnh: Thư viện Cánh diều).

Ở góc độ vĩ mô, Giám đốc NXB Phụ nữ cho rằng nhà nước ban hành chiến lược sách quốc gia bao gồm: Giới thiệu các cuốn sách tri thức nền tảng giúp người trẻ tự trang bị tri thức nền, làm chủ tri thức, tự tin ra với thế giới. Nhà nước cũng cần xây dựng chiến lược sách giáo dục gia đình, giáo dục việc đọc sách bắt buộc trong trường học, từ đó xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ để khi trưởng thành, họ là những người trẻ có thói quen đọc sách, có hứng thú với sách. Có thể xây dựng thanh niên là lực lượng nòng cốt để đẩy mạnh phong trào đọc sách trong toàn dân. Muốn vậy, thanh niên, người trẻ sẽ phải tự đọc sách, trang bị các kiến thức từ sách để có thể trở thành người hướng dẫn đọc sách.

Thêm vào đó, người đứng đầu NXB Phụ nữ còn hiến kế phát động phong trào đọc và ứng dụng tri thức từ sách vào cuộc sống: sản xuất, kinh doanh, giáo dục,… Xây dựng các hình ảnh giáo dục truyền cảm hứng về việc đọc sách: lãnh đạo đọc sách, thầy cô đọc sách, bố mẹ đọc sách, những người thành công,… đọc sách, từ đó truyền cảm hứng cho người trẻ đọc sách, trẻ em đọc sách, gia đình đọc sách, nhà trường đọc sách, cộng đồng đọc sách, quốc gia đọc sách…

Sách phải được hiện diện ở bất cứ đâu

Trong khi đó, bằng kinh nghiệm tham gia chương trình Sách hóa nông thôn cùng nhiều chương trình khác, "cửu vạn sách" Đỗ Tiến Thành cho rằng vận động các gia đình trẻ xây dựng tủ sách gia đình, cha mẹ đọc sách cùng con mỗi ngày, để cho trẻ em từ nhỏ đã được tiếp xúc, nghe, đọc sách là việc đầu tiên nên làm.

Sau đó sẽ tới việc vận động các trường mầm non, các trường phổ thông làm tủ sách lớp học theo hình thức xã hội hóa, vận động đưa giờ đọc sách vào trường học ngay từ lứa tuổi mầm non. Bên cạnh đó, các chương trình mừng tuổi sách trong các dịp lễ, tết đem đến cho con trẻ những món quà ý nghĩa là những cuốn sách, tạo niềm vui thực sự cho các em với sách ngay từ nhỏ.

{keywords}
Thói quen đọc sách cần được xây dựng ngay từ trong gia đình (Ảnh: Thư viện quốc gia Việt Nam).

"Để có những người trẻ đọc sách, chúng ta không có cách nào khác là nuôi dưỡng những mầm đọc từ lúc còn nhỏ với vai trò không thể thiếu của cha mẹ, thầy cô. Khi đã có được hạt nhân là các mầm đọc, đất nước cần phát triển hệ thống thư viện ở khắp mọi nơi để sách được hiện diện ở bất cứ đâu. Đó là môi trường giúp nuôi dưỡng văn hóa đọc và tạo ra niềm yêu thích đọc sách", anh Đỗ Tiến Thành chia sẻ.

Đồng quan điểm, chị Phan Lê Hải Linh – sáng lập Thư viện Cánh Diều cho rằng khi đã trưởng thành, 18-20 tuổi là lúc mà rất nhiều thói quen đã được định hình và rất khó thay đổi. Việc hình thành thói quen đọc sách, văn hoá đọc cho một cá nhân nên bắt đầu ngay từ khi còn nhỏ, từ bậc mầm non.

"Đó chính là lý do vì sao tôi thành lập thư viện Cánh Diều và nhóm đọc tại cộng đồng, hướng tới trẻ em từ 3-11 tuổi. Vì từng có quãng thời gian làm việc tại Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, được tiếp xúc với nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục nên tôi biết rằng từ 0-11 tuổi là giai đoạn hình thành thói quen, định hình một con người. 

Bởi vậy, từ tháng 8/2017, tôi bắt đầu thành lập nhóm đọc sách tại cộng đồng và tổ chức các buổi đọc sách miễn phí cho trẻ mầm non tại chính quán cafe của mình. Các buổi đọc sách được tổ chức vào sáng Chủ nhật hàng tuần, dần dần thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc cha mẹ. Tôi chính là người trực tiếp tổ chức hoạt động và đọc sách cho các bạn nhỏ nghe. Sau này, quán cafe của tôi trở thành điểm đọc quen thuộc của nhiều bạn nhỏ quanh khu vực đó nên bạn bè động viên tôi phát triển nó thành một dự án thư viện. Tôi đặt tên cho dự án nhỏ của mình là Cánh diều", chị Hải Linh chia sẻ.

Chị Hải Linh mong muốn nếu hình thành được thói quen đọc sách từ nhỏ (mầm non), các em sẽ được phát triển rất tốt về ngôn ngữ, năng lực cảm xúc. Lớn lên, các em sẽ có năng lực tự học rất cao. "Tôi cho rằng năng lực tự học là điều vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay, khi mà công nghệ khiến mọi thứ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi con người phải liên tục trau dồi để thích nghi", người đứng đầu thư viện Cánh diều nói.

Tình Lê

Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube

Văn hoá đọc trước sự xâm lấn của facebook, youtube

Văn hóa đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn.

">

Làm gì để người trẻ hứng thú với sách?

Ông Lê Văn Phúc - "giáo chủ" của cộng đồng NLG.

Trong thời gian còn theo học và tiếp xúc thường xuyên với ông Phúc, gia đình chị An tin tưởng rằng đây là một tổ chức sống thiện lành nên đã đồng ý đóng góp công sức, tiền của cống hiến cho cộng đồng. 

“Thấy gia đình tôi chịu chi và hào phóng về mọi mặt nên ổng đã khuyên chúng tôi gom tiền để mua 'du thuyền' chờ khách nước ngoài từ 5 châu vào học NLG rồi hốt bạc...”.

Dù không chi tiền cho giấc mơ mua du thuyền của ông Phúc, nhưng chị An đã chi một số tiền khá lớn cho việc làm từ thiện với nhóm NLG. Lúc đó, chị tin những hoàn cảnh khó khăn mà NLG đưa ra là thật. 

Trong tổng số tiền mà chị đã chi ra có một phần được ông Phúc nói là giúp đỡ “con gái nuôi” của ông mắc bệnh ung thư. Nhưng sau khi phát hiện ra những chi tiết bịa đặt trong câu chuyện này, chị An đã vạch mặt ông Phúc trong nội bộ ban phụng sự và được ông chuyển khoản trả lại 200 triệu đồng. 

Ông Phúc đã đưa em gái chị ra Hà Nội gặp cô con gái nuôi ở Hoài Đức. "Cô này làm bộ lên đồng, nhảy múa như Tôn Ngộ Không và phán rằng cha của em gái tôi từ tiền kiếp về phán này kia, để hù dọa rằng bệnh tật là do phạm lỗi và tạo nghiệp ác. Sau đó, cô ta kiếm cớ đó yêu cầu em gái tôi cúng bái chuộc lỗi".

Tuy nhiên, em gái chị An không tin và chất vấn ngược lại thì cô này chữa cháy bằng cách lại múa may quay cuồng một hồi và lại nói là cha tiền kiếp của em gái chị đã thoát ra và bây giờ là Trời Đế Thích nhập vào, muốn nói chuyện với ông Phúc. Sau đó cả ông Phúc và cô ta diễn với nhau để tranh quyền cai trị quả địa cầu này. "Đây là một trò bịp bợm mà rất nhiều người đi theo NLG đã bị 'cha con' họ bịa đặt ra để trục lợi”.

Ông Lê Văn Phúc và cô con gái nuôi tại hội thảo NLG ở Hà Nội tháng 12/2020.

Chị An tiết lộ, ông Phúc thường từ TP.HCM ra Hà Nội để làm những buổi lễ như thế bất chấp đệ tử can ngăn. Ai ngăn cản thì ông sẽ không cho tham gia NLG nữa.  

Ông còn để cho con gái nuôi soạn những bài khấn mê tín dị đoan để bệnh nhân cầu nguyện hằng ngày. “Toàn là những lời cầu nguyện âm hồn và giao quyền quyết định sinh tử của mình cho cô hồn định đoạt”.

Thời gian này, ông Phúc rất “nghe lời” cô con gái nuôi ở Hà Nội, trong khi tiếng nói của ông ta có ảnh hưởng tới hàng chục ngàn học viên theo học lúc đó. 

“Càng ngày ổng càng lún sâu vào những việc âm hồn bùa chú, thư yểm… - những thứ hoàn toàn trái ngược với những gì ông ta giảng trên lớp. Chúng tôi đã họp kín với ổng để phân tích cái sai, mong ông ta sẽ tỉnh lại nhưng ông nghĩ rằng trả lại tôi số tiền đã xin cho con gái nuôi là xong”. 

Sau khi biết những câu chuyện này, chị An đã rất thất vọng và không còn tin vào uy tín của ông Phúc nữa. Chị cho rằng ông bị “tẩu hoả nhập ma”, “hoang tưởng cực độ”. 

Do nhiều lần trò chuyện với ông Phúc nên chị An nắm được nhiều thông tin cũng như tâm tư, tham vọng của người đàn ông này. 

“Ông ta rất cao ngạo nhưng lại ngụy trang khéo léo dưới lớp vỏ bọc nhân từ. Ông ta dám khẳng định là mình cao hơn đức Đạt-lai Lạt-ma. Ổng tự hào kênh NLG của ổng giải quyết hết tất cả các vấn đề trên thế giới nhờ giải cứu cả tỷ linh hồn trong thế giới tâm linh. Ông ta còn muốn lập quỹ từ thiện Phuc’s foundation”.

Chưa học hết phổ thông, tự xưng là bác sĩ

Ông Lê Văn Phúc (phải) truyền năng lượng cho một học viên.

Theo một số tài liệu mà PV có được, ông Lê Văn Phúc - người sáng lập NLG - sinh năm 1956 ở TP.HCM, đến năm 22 tuổi thì sang Mỹ định cư. Trước khi sang Mỹ, ông Phúc chưa học hết bằng phổ thông ở Việt Nam. Ông có thời gian dài làm ở tiệm giặt là và tiệm nail (sơn móng tay, móng chân) ở Mỹ. 

Sau này, ông Phúc theo học bộ môn Nhân điện và từng về Việt Nam truyền bá bộ môn này.

Nhân điện là một thứ na ná với NLG trong cách thức hoạt động. Nó cũng được tuyên truyền là có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư và HIV.  

Ở Việt Nam, Nhân điện đã bị các cơ quan chức năng cảnh báo là lừa đảo và cấm truyền bá từ lâu. Sau khi buộc phải bỏ Nhân điện, tháng 10/2016, Lê Văn Phúc thành lập một công ty có tên là Energy Source ở bang Texas, Mỹ. Đến hết tháng 12/2019, công ty này tuyên bố giải thể. 

Trước đó, ông Phúc đã âm thầm đưa NLG về Việt Nam từ năm 2015 dưới hình thức tuyên truyền trong các nhóm nhỏ ở phía Nam. Đến đầu năm 2020, NLG được ông Phúc công khai rộng rãi, tổ chức các lớp học trong các hội trường, trung tâm hội nghị lớn ở Hà Nội, TP.HCM. 

Người đàn ông này đã gửi đơn xin cấp phép thành lập Viện nghiên cứu, xin cấp phép nghiên cứu, hoạt động bộ môn này tới nhiều cơ quan trong nước thông qua sự giúp đỡ, kết nối của nhiều người. 

Trong đơn xin thành lập Viện Nghiên cứu và ứng dụng giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng NLG gửi tới Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam, ông Phúc và một người phụ nữ gốc Việt mang quốc tịch Mỹ đứng tên trên giấy tờ về mặt nhân sự. Trong đó, người phụ nữ này được giới thiệu là một luật sư, còn ông Phúc được giới thiệu là bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền. Tuy nhiên, cả hai đều không cung cấp bất cứ giấy tờ, bằng cấp nào chứng minh học vấn trên. 

TS. Vũ Thế Khanh - trưởng ban tổ chức Hội Giáo dục chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam lúc đó - cho biết, vì nhiều lý do, Hội không thể cấp phép thành lập Viện nghiên cứu NLG. 

“Các thành viên trong ban thẩm định nhận thấy hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu để thành lập Viện nghiên cứu, trong đó có vấn đề học hàm, học vị của những người đứng đầu Viện.

Đã là viện nghiên cứu thì những người đứng đầu phải có lý lịch khoa học. Chúng tôi yêu cầu nộp hồ sơ học vấn tại Việt Nam và hồ sơ học vấn tại Mỹ, nhưng họ không cung cấp được”. 

Trong khoảng hơn 1 năm hoạt động ở Việt Nam, ông Phúc sống cùng một gia đình học viên ở TP.HCM. Ông ta thường xuyên tổ chức các lớp học trực tiếp cả ở trong Nam ngoài Bắc. Lớp học kéo dài 3 ngày vào cuối tháng 1/2021 ở TP.HCM là lớp học trực tiếp cuối cùng được ông Phúc tổ chức vì bị cơ quan chức năng ngăn chặn. 

Đến tháng 4/2021, ông Phúc bay về Mỹ với lý do là thực hiện sứ mệnh lan toả NLG cho người Mỹ. Từ đó đến nay, người đàn ông này truyền bá NLG qua đường online và phát triển nó rộng khắp nhờ các “chân rết” người Việt đang sinh sống ở khắp các tỉnh thành. Những lớp học trực tiếp chỉ còn được ông ta cùng ban phụng sự tổ chức ở nước ngoài, thu hút hàng nghìn người Việt tham gia.

Sau một thời gian dài kiên trì lên tiếng đấu tranh chống lại sự phát triển mạnh mẽ của nhóm NLG, chị An gửi lời khuyên tới những nạn nhân đang theo học bộ môn này. Chị khẳng định: “Muốn áp dụng phương pháp gì với sức khoẻ của mình, mọi người phải dựa trên sự kiểm duyệt của Bộ Y tế, của y học chính thống, pháp luật Việt Nam. Đừng đem tính mạng của mình ra thử nghiệm vì đây là thứ do ông Phúc sáng tạo ra chứ không phải đã được nghiên cứu, thử nghiệm nhiều năm ở các nước phát triển khác”.

“Tôi mong mọi người tỉnh táo, đừng rơi vào tình trạng giống như gia đình tôi - mất thời gian, tốn kém tiền của và chỉ chuốc vào sự thất vọng”. 

Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2015, nhóm Năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới…  

NLG đã lôi kéo được hàng chục ngàn người tham gia. Nguy hiểm hơn, các chiêu trò của NLG khiến nhiều người bệnh dừng điều trị y tế, bài trừ bác sĩ.

Nhiều gia đình đổ vỡ vì mâu thuẫn quan điểm về NLG. Họ cùng có chung một câu hỏi: Tại sao NLG vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức các cơ quan hành pháp? Tại sao một người đàn ông đang sống ở Mỹ có thể điều khiển và “móc túi” được hàng ngàn người Việt? 

Nhóm PV

Tại sao một người ở tận bên Mỹ lại có thể quản lý và lôi kéo được hàng ngàn người Việt tham gia, ngồi truyền năng lượng cho nhau mỗi ngày? Ai là người đã tổ chức, thu tiền những chuyến đi cho hàng nghìn người Việt sang Thái Lan, Malaysia học NLG của "chú Phúc"? Mời độc giả đón đọc bài 3: Tiến sĩ, bác sĩ làm ‘chân rết’, tung hô năng lượng gốc

Nhóm năng lượng gốc xưng chữa bách bệnh, lừa tiền cả người giàNhóm năng lượng gốc (NLG) quảng cáo có khả năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giúp con người quay trở lại tuổi thanh xuân, thậm chí giải quyết được các vấn đề môi trường, nông nghiệp, hoà bình thế giới…">

‘Chú Phúc’

Nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập, thể hiện bằng các hiệp định thương mại và đầu tư song phương, đa phương, trong đó có những điều khoản về đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản theo nguyên tắc có đi có lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Australia luôn có những chương trình hỗ trợ và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản trên quan điểm bao trùm là khai thác hiệu quả nhất các nguồn lực xã hội.

Tại Australia, tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể mua bất động sản thương mại với mức thuế và quyền sở hữu như người bản địa, và có thể xin giấy phép mua nhà để ở hoặc cho thuê. Vào năm tài chính 2021-2022, người Việt Nam đã đầu tư 400 triệu AUD (tương đương 268 triệu USD) vào bất động sản nhà ở tại Australia, đứng sau Trung Quốc 2,4 tỷ AUD (1,6 tỷ USD) và Hong Kong 600 triệu AUD (400 triệu USD). Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 5 nước đầu tư lớn nhất vào thị trường bất động sản nhà ở tại Australia trong những năm gần đây, theo dữ liệu từ Cơ quan Quản lý đầu tư nước ngoài Australia (FIRB).

Các nhà đầu tư Việt Nam cũng nằm trong nhóm nước dẫn đầu về giá trị đầu tư vào bất động sản Mỹ, với trung bình ba tỷ USD mỗi năm. Mỹ có những chương trình đầu tư phát triển các dự án bất động sản mà tạo một số việc làm mới nhất định như một điều kiện được cấp thẻ xanh (ví dụ chương trình đầu tư EB-5), khuyến khích sự đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài và tạo việc làm cho nền kinh tế Mỹ.

Tại Việt Nam, vấn đề này cũng đang được quan tâm, thảo luận. Trong báo cáo gửi Quốc hội giải trình, tiếp thu dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) ngày 16/6, Bộ Xây dựng cho rằng không cần thiết quy định người nước ngoài phải có quốc tịch Việt Nam mới được mua nhà, sở hữu nhà. Đây là quan điểm phù hợp với xu hướng quốc tế, nằm trong bối cảnh nền kinh tế đất nước tiếp tục phát triển nhanh và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tới mức giá bất động sản và nhu cầu trong nước, đặc biệt là nhóm đối tượng có thu nhập thấp, tôi đề xuất một số giải pháp sau.

Thứ nhất là tiếp tục tăng nguồn cung nhà ở. Trong những năm qua, nhiều dự án phát triển bất động sản bị ngưng trệ, chủ yếu do các rào cản về thủ tục hành chính và pháp lý. Do đó, khơi thông được nguồn cung một cách liên tục, đa dạng về mức giá, phân khúc và tiện ích sẽ là điều kiện quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của thị trường bất động sản, một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Thứ hai, cần nghiên cứu sát nhu cầu nhà ở và đầu tư của người nước ngoài tại Việt Nam, cũng như nhu cầu trong nước, từ đó xây dựng các loại sản phẩm phù hợp. Khi cơ sở dữ liệu nhà ở quốc gia được hoàn thành, những hiểu biết về xu hướng đầu tư bất động sản của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ là dữ kiện quan trọng để quản lý nhà nước hiệu quả, từ đó đề xuất chính sách phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của thị trường.

Vấn đề thứ ba, là với nguồn lực vốn lớn và với mức giá tương đối rẻ tại Việt Nam so với thu nhập của người nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài có thể thâu tóm và đầu cơ thị trường bất động sản trong nước. Do đó, ngoài chính sách giới hạn tỷ lệ được sở hữu trong mỗi dự án, các chính sách nhằm chống đầu cơ cũng cần được tính đến, ví dụ đề xuất các loại thuế như thuế bỏ nhà trống để đảm bảo bất động sản đầu tư liên tục được khai thác, tạo thêm nguồn cung ra thị trường.

Việt Nam đang nổi lên là một nền kinh tế phát triển nhanh và năng động, được các tổ chức uy tín quốc tế đánh giá là điểm sáng ở khu vực châu Á, với độ mở cao cho dòng vốn nước ngoài và thương mại quốc tế. Theo dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/3/2023, cả nước có 36.881 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 444 tỷ USD. Đặc biệt, trong những năm gần đây, có nhiều nhà đầu tư "đại bàng" như Intel, Apple và Samsung đã chọn Việt Nam là một trong những cứ điểm trọng tâm trong chiến lược kinh doanh toàn cầu.

Cùng với xu hướng mở rộng đầu tư tại Việt Nam, số người nước ngoài đang sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam tăng lên hàng năm. Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2005, số lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam là 12.000 người, năm 2010 là 55.000, năm 2015 là 83.600 và năm 2019 là 117.800 người. Chỉ sau 15 năm, số lao động nước ngoài đã tăng gấp gần 10 lần.

Nhu cầu ngày càng tăng của người nước ngoài về đầu tư và sở hữu bất động sản tại Việt Nam rõ ràng là một tín hiệu tốt, thể hiện tiềm năng và sự năng động của nền kinh tế.

Hoàng Văn Phương

">

Người nước ngoài mua nhà

Siêu máy tính dự đoán Fulham vs Chelsea, 20h00 ngày 20/4

{keywords}Vụ việc xảy ra vào tối 31/12/2020 được dư luận hết sức quan tâm

Vào khoảng 21h ngày 31/12/2020, một chiếc xe bán tải di chuyển từ lối rẽ đường Vành đai 3 trên cao cao xuống ngã tư Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến đã dừng, đỗ chờ đèn đỏ ở phần đường cho xe rẽ trái.

Sau nhiều nhịp đèn, chiếc xe bán tải vẫn không di chuyển khiến các xe phía sau bị ùn thành hàng dài. Thấy vậy, một tài xế khác đi phía sau đã xuống xe nhắc nhở thì bị lái xe bán tải lao đến đánh liên tục vào mặt và đầu khiến nạn nhân bị gãy răng, rách trán, chảy nhiều máu và phải nhập viện cấp cứu. Tài xế xe bán tải đã rời khỏi hiện trường ngay sau đó.

Khi nhận được đơn trình báo của nạn nhân, Công an quận Thanh Xuân vào cuộc điều tra. Sau gần 2 ngày, lực lượng công an đã tìm thấy người này ở tỉnh Lào Cai và đưa về Hà Nội làm rõ hành vi vi phạm.

 

Trước đó, một vụ việc khác diễn ra vào đầu tháng 12/2020 tại TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương cũng khiến dư luận “sục sôi” khi một nam thanh niên hành hung tàn nhẫn đối với một nữ sinh chỉ vì va chạm nhẹ với xe máy của nam thanh niên này. Toàn bộ sự việc đã được camera của một nhà dân gần đó ghi lại.

Theo đoạn clip, vụ va chạm giao thông giữa 3 phương tiện. Chưa biết đúng sai ra sao, nam thanh niên đi xe máy đã ngay lập tức xông đến đánh dã man vào đầu, mặt của nữ sinh điều khiển xe đạp điện.

Chưa dừng lại ở đó, người này còn rút trong người ra một cây gậy ba khúc đánh liên tiếp vào người em học sinh. Nhiều người dân chạy ra giúp người bị nạn và can ngăn thì người đàn ông mới dừng tay nhưng vẫn chửi bới, đe dọa nữ sinh rồi rời khỏi hiện trường.

Sau đó 1 ngày, Công an phường Tương Bình Hiệp (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đã bắt giữ người đàn ông nói trên để điều tra, xử lý hành vi hung hãn, côn đồ, đánh dã man nữ sinh sau va chạm giao thông.

Có thể thấy, chỉ từ nguyên nhân ban đầu là những lời nhắc nhở hoặc va chạm rất nhỏ trên đường mà nhiều lái xe sẵn sàng xông vào hành hung đối phương một cách không thương tiếc. Thậm chí có trường hợp nạn nhân tử vong, còn kẻ hành hung người khác phải đối diện với mức phạt nhiều năm tù cùng sự ân hận muộn màng.

Cần ứng xử văn minh hơn

Nhiều người dân chứng kiến những sự việc tương tự cho rằng, khi va chạm giao thông ai cũng cho rằng mình đúng. Đa số không xử lý tình huống dựa trên những căn cứ pháp lý và cách hành xử văn minh mà thích dùng "võ mồm" để cự cãi, thể hiện cái tôi. Đôi khi sự nóng nảy bị đẩy lên chỉ vì những lời nói, hành động khiếm nhã ban đầu của một trong hai bên.

Độc giả Đình Thành (Hà Nội) kể lại câu chuyện khi anh từng chứng kiến một xe máy vượt đèn đỏ va chạm với một ô tô. Sau đó thanh niên điều khiển xe máy do sợ phải đền nên đã bỏ chạy. Tuy nhiên, chiếc xe máy này cũng bị hỏng, không thể đi nhanh nên bị chiếc ô tô bắt kịp.

Vì quá tức giận về hành vi "dám làm không dám nhận", tài xế điều khiển xe hơi đã xuống túm cổ, bạt tai thanh niên đi xe máy kia vài cái cho "bõ tức". Chính người lái ô tô sau đó cũng thừa nhận rằng việc anh có hành động đánh người là chưa đúng nhưng nếu thanh niên đi xe máy kia sau khi va chạm chỉ cần đứng dậy xin lỗi thì mọi việc có thể đã không quá phức tạp như vậy.

Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Tâm lý học Nguyễn Thị Thanh Hồng – Giảng viên cao cấp Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, một bộ phận không nhỏ người dân hiện nay có xu hướng xử lý tình huống bằng bạo lực một cách rất tùy tiện. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như bản tính nóng nảy, tâm lý muốn áp đặt, do môi trường sống, mức độ xung đột tại thời điểm xảy ra va chạm,…

“Ở góc độ tâm lý học, họ thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi, chưa có kỹ năng xử lý tình huống. Còn dưới góc độ về nhận thức, họ còn thiếu về kỹ năng ứng xử, chuẩn mực đạo đức và đặc biệt là về nhận thức về pháp luật chưa đầy đủ dẫn đến thái độ và hành vi không đúng mực”, PGS.TS Hồng phân tích.

Nhiều độc giả và chuyên gia cũng nhận định, ngoài việc cần được giáo dục để có một "cái đầu lạnh" khi ra đường, cần thiết phải có những chế tài xử lý nghiêm để hạn chế tình trạng xô xát khi va chạm giao thông, giúp lái xe ứng xử với nhau một cách văn minh hơn.

{keywords}
Thói côn đồ khi ra đường cần phải được nghiêm trị

Cần giải pháp mạnh tay nghiêm trị thói côn đồ

Trao đổi với VietNamNet, Luật sư Dương Đức Thắng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: “Khi xảy ra va chạm giao thông thì các bên cần bình tĩnh, ứng xử văn minh để đưa phương án giải quyết tối ưu nhất trên tinh thần thượng tôn pháp luật và tôn trọng lẫn nhau”.

Vị Luật sư này viện dẫn, căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, công cụ, phương tiện, mức độ hậu quả tổn hại về sức khỏe thì các đối tượng có thể bị phạt thấp nhất là 6 tháng tù và cao nhất là phạt tù chung thân theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Bên cạnh đó, trong trường hợp nếu các bên gọi người ra để trợ giúp, một số người mang theo cả "hàng nóng" để tham gia vụ ẩu đả gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội tại những nơi đông đúc, nhiều người qua lại,…có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, với mức phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, phạt tù đến 7 năm.

{keywords}
Luật sư Dương Đức Thắng cho rằng, mấu chốt là cần tăng chế tài xử phạt lên mức cao hơn để đủ sức răn đe các lái xe thích “nói chuyện” với nhau bằng nắm đấm.

Tuy vậy, nếu chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì các bên tham gia ẩu đả, xô xát ngoài đường cũng chỉ bị xử phạt hành chính về hành vi “Đánh nhau” theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP  với mức phạt tiền là từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng.

Vị Luật sư này cho rằng, mức phạt tại Nghị định 167 như trên là còn nhẹ, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và cần thiết phải điều chỉnh theo hướng tăng đủ để có sức nặng kìm giữ những cái đầu nóng mỗi khi không may có va chạm xảy ra.

Hiện nay, các phương tiện thông tin như báo chí, mạng xã hội rất phát triển. Mọi hành vi vi phạm dù nhỏ của lái xe đều dễ dàng được ghi lại bởi camera an ninh hoặc thiết bị ghi hình của người dân và sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt thích đáng. Không những vậy, những hành vi côn đồ, ứng xử vô văn hoá còn có thể bị cộng đồng lên án, "ném đá" mạnh mẽ.

Các chuyên gia cho rằng, khi mỗi người đều thể hiện sự nhường nhịn, ứng xử đúng mực sẽ góp phần xây dựng văn hóa giao thông văn minh hơn, để những chuyện đáng tiếc không xảy ra, gây hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình và xã hội. Và quan trọng nhất, tự thân các lái xe cần nâng cao nhận thức về pháp luật để tránh tối đa va chạm xảy ra.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về ban Ô tô Xe máy – báo VietNamNet theo địa chỉ: Otoxemay@vietnamnet.vn. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Che biển số ô tô, lộ rõ sự xấu xí của nhiều tài xế Việt

Che biển số ô tô, lộ rõ sự xấu xí của nhiều tài xế Việt

Nhiều lái xe có những hành vi “biến hoá” thay đổi BKS nhằm qua mặt hệ thống camera phạt nguội. Dù có bị xử phạt hay không thì rõ ràng, việc làm thay đổi biển số khi ra đường xuất phát từ động cơ không trong sáng của tài xế.

">

Sau va chạm, đừng nói chuyện với nhau bằng “nắm đấm”

Les Chansons de Rosetại TP.HCM, đánh dấu sự ra mắt với khán giả trong nước sau gần 6 năm du học chuyên ngành opera cổ điển tại Rumania. 

Tháng 12, tôi giành giải Nhất trong cuộc thi hát Thính phòng - Nhạc kịch - Hợp xướng toàn quốc. Qua đó, giọng hát của tôi được nhiều người biết đến hơn, có thêm cơ hội biểu diễn. Thành tích ở cuộc thi chính là yếu tố giúp tôi có mặt trong Lễ vinh danh các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu năm 2023. Tôi thực sự hạnh phúc! Đây chắc chắn sẽ là một điểm tựa vững chắc để tôi vững bước trên con đường mình đã chọn và phải cố gắng nhiều hơn nữa chinh phục dòng nhạc cổ điển đầy khắt khe”, ca sĩ bày tỏ.

lan nhung vinh danh.jpg
Đỗ Vũ Lan Nhung tại lễ vinh danh.

Đỗ Vũ Lan Nhung từng là sinh viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Năm 2016, cô nhận được học bổng toàn phần theo diện Hiệp định giữa hai Chính phủ Rumania - Việt Nam dành cho sinh viên xuất sắc.

Năm 2021, cô tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Thanh nhạc biểu diễn tại Đại học Âm nhạc Quốc gia Bucharest, Rumania. Trong thời gian du học, cô là solist tại Viện Văn hóa của Ý tại Bucharest (trong 2 năm 2018-2019), diễn solo với Dàn nhạc Giao hưởng Bucharest, thường xuyên tham gia biểu diễn các chương trình nghệ thuật do Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani tổ chức. 

imgl9647 1.jpg
Đỗ Vũ Lan Nhung thành công rực rỡ sau 6 năm du học trở về.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật ở miền Bắc, nhưng sau khi du học về nước, Lan Nhung lại quyết định lập nghiệp ở TP.HCM. Nói về quyết định này, Lan Nhung nói mình quá liều.

"Tôi muốn thử sức nơi mới để học hỏi nhiều hơn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp. Ở  TP.HCM, tôi có rất nhiều cơ hội gặp gỡ những người đồng nghiệp, thầy cô và các bạn mới. Mảnh đất ấy đã ưu ái, giúp tôi nhìn rõ hơn con đường sắp tới. Tôi luôn tự nhủ ở đâu có khán giả yêu mến giọng hát thì ở đó sẽ là sân khấu của mình”, nữ ca sĩ chia sẻ.

Thính phòng cổ điển là dòng nhạc khiến nghệ sĩ theo đuổi phải gian nan khổ luyện song không dễ dàng nhận được sự nổi tiếng hay tiền bạc. "Tôi du học về khi đã 28 tuổi và tiếp tục theo hệ Cao học. Tôi nghĩ ngành nghề nào cũng vậy, luôn phải học hỏi và trau dồi, đặc biệt là opera cổ điển. Không riêng tôi, tất cả những nghệ sĩ khi đến với nghề này đều biết rõ như vậy. Nhưng thực sự  chúng tôi yêu nghề, yêu đến cháy bỏng”, ca sĩ bày tỏ.

Nói về những kế hoạch năm mới, Lan Nhung tiết lộ sẽ tham gia vào các dự án mới của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, trong đó có vở opera Carmendiễn ra tháng 3/2024. Cô cũng ấp ủ một số dự án âm nhạc cá nhân sau dịp Tết Nguyên đán và tổ chức đêm liveshow thứ hai tại Hà Nội. 

Đỗ Vũ Lan Nhung: 'Aria Der Holle Rache' trong vở 'Opera The Magic Flute'

Niềm vui nhân đôi của diễn viên Kiều AnhDiễn viên Kiều Anh hạnh phúc khi nhận cúp 'Diễn viên truyền hình nổi bật của năm' tại lễ vinh danh Nghệ sĩ tiêu biểu năm 2023 do Bộ VHTTDL tổ chức chỉ ít ngày sau khi trở thành Diễn viên nữ ấn tượng VTV Awards 2023.">

Ca sĩ Đỗ Vũ Lan Nhung được vinh danh Gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu năm 2023

Hình ảnh chia sẻ trong một nhóm Facebook chuyên thảo luận về xe sang cho thấy chiếc sedan bung cả hai túi khí phía trước sau vụ va chạm. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là ghế phụ được gắn chốt để "đánh lừa" rằng hành khách đã thắt dây an toàn.

Chiếc Mercedes bung túi khí và chi tiết nhỏ trên xe gây nhiều tranh cãi - 1

Chiếc Mercedes bung hai túi khí phía trước, trong đó ghế phụ cài chốt đánh lừa hệ thống cảnh báo thắt dây an toàn.

Dây an toàn ba điểm được xem là một trong những phát minh quan trọng hàng đầu trên xe hơi. Ước tính, hàng triệu người đã được cứu sống nhờ nó, khiến dây an toàn ba điểm trở thành trang bị bắt buộc trên gần như mọi mẫu xe cá nhân. Cũng chính vì sự quan trọng đó mà hầu hết ô tô con sẽ phát ra cảnh báo nếu xe lăn bánh mà không thắt dây an toàn.

Tuy nhiên tại Việt Nam, không ít người đánh giá thấp trang bị này nên đã mua chốt cắm giả để "lừa" chiếc xe rằng đã thắt, nhờ đó mà không bị làm phiền bởi âm thanh nhắc nhở.

"Các kỹ sư mất bao công để sáng chế nên dây đai an toàn, người dùng thì đi mua phụ kiện để chống đối", nick Facebook Nguyễn Phong bình luận. "Chẳng hiểu có gì khó chịu hay mất công đâu mà chẳng thắt dây an toàn nhỉ, chưa kể đó còn là vi phạm luật giao thông".

"Nhà em có mấy xe, riêng chiếc của em thì đảm bảo không có rồi nhưng thi thoảng đi các xe khác mà thấy món này là em nhất quyết vứt đi. Rất dị ứng với kiểu coi thường tính mạng của chính bản thân mình", thành viên Trần Trúc viết.

Trong khi đó, cũng có người cho rằng có thể gắn phụ kiện này khi đi gần. Tuy nhiên ý kiến này lập tức bị phản bác. "Lên xe là phải thắt dây an toàn, làm gì có chuyện đi gần thì không cần, đi xe mới chốt. Tai nạn thường ập đến lúc bất ngờ, ai dám chắc", anh Vũ Tuấn Anh tranh luận.

"Chưa nói đến tai nạn, thử tưởng tượng đang đi khoảng 40km/h rồi phanh gấp thì người ngồi phía trước khác gì viên đạn bắn đi, rất dễ đập người vào vô-lăng, táp-lô hay va vào kính. Dây đai an toàn có tác dụng giữ hành khách "dính" với ghế, khi ấy túi khí mới phát huy hết tác dụng", lái xe Nguyễn Văn Toàn viết.

Theo dantri

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Không thắt dây an toàn, bé gái văng ra khỏi ô tô giữa ngã tư

Không thắt dây an toàn, bé gái văng ra khỏi ô tô giữa ngã tư

Sau cú va chạm mạnh giữa ngã tư, bé gái ngồi trong ô tô con màu đỏ bị văng ra ngoài do không thắt dây an toàn.

">

Chiếc Mercedes bung túi khí và chi tiết nhỏ trên xe gây nhiều tranh cãi

友情链接