Ít ngày sau khi trận Sài Gòn FC 3-0 Nam Định kết thúc với sự ấm ức của đội khách về Vua áo đen Mai Xuân Hùng, rốt cuộc án treo còi từ Ban trọng tài cũng được đưa ra.
Cụ thể, trọng tài Mai Xuân Hùng bị treo còi 3 trận do mắc hàng loạt sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng kết quả trận đấu, dẫn đến sự phản ứng từ dư luận và CLB Nam Định.
Án phạt này thực tế chỉ phần nào xoa dịu sự ấm ức từ phía CLB Nam Định hay người hâm mộ. Còn về bản chất, tất cả đang cần Ban trọng tài làm một cuộc cách mạng nhằm thay đổi tình hình trước khi xảy ra những sự cố có thể nặng nề hơn trong tương lai.
![]() |
Trưởng ban trọng tài Dương Văn Hiền vừa có những phát biểu khó tin |
Thế nhưng phát biểu trên báo chí, Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền vẫn một mực cho rằng ai làm người ấy chịu, đồng thời thản nhiên nói: “Sai là bình thường nhưng rơi vào đội này là bất bình thường. Các trọng tài sai về chuyên môn còn suy nghĩ sao là quyền của người hâm mộ, làm sao cấm được người hâm mộ nghĩ gì”.
Những phát biểu của Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền khiến nhiều người ngỡ ngàng. Thế nhưng, nếu nhìn lại những gì từng xảy ra với cựu trọng tài FIFA này trong quá khứ có lẽ không quá bất ngờ.
... VFF đến lúc hành động?
Vài tháng qua, kể từ khi LS V-League 2020 bắt đầu khởi tranh, chất lượng trận đấu hay các đội bóng nỗ lực vượt qua khủng hoảng, những khán đài đông đúc sau dịch Covid-19 được ca ngợi bao nhiêu thì câu chuyện trọng tài lại ám ảnh giải đấu bấy nhiêu.
Nói tất cả các vòng đấu trọng tài có vấn đề là không đúng, bởi các vua sân cỏ làm tốt ở những lượt đầu tiên. Tuy nhiên khi V-League 2020 trở lại và thay đổi thể thức thi đấu khốc liệt hơn, ngay lập tức những tiếng còi méo quay lại.
![]() |
Nhưng VFF vẫn phản ứng quá từ tốn khiến nhiều người đặt dấu hỏi: Ban trọng tài yểm bùa VFF? |
VFF có biết hay không? Chắc chắn có, thế nhưng trước hàng loạt sự cố, rồi phản ứng từ các đội bóng, người hâm mộ đến lúc này những gì mà VFF xử lý về công tác trọng tài vẫn mới là... khuyến cáo.
Sòng phẳng mà nói, một thông báo hay văn bản khuyến cáo thực ra không có quá nhiều trọng lượng, nếu xét từ thực tế sau mỗi lần "răn đe" như vậy. Chưa có một sự quyết liệt thật sự để các trọng tài được nắn về cung cách nhập cuộc, sự tử tế trong mỗi tiếng còi, cái phất cờ.
Rõ ràng những lời giải thích, biện hộ từ người tiền nhiệm Nguyễn Văn Mùi hay lúc này của đương kim Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền sau sai lầm của "Vua" lặp đi lặp lại nhiều năm. Loanh quanh cũng chỉ ai sai người đó chịu, cố gắng hay viện lý do trọng tài cũng là con người...
Không có bất cứ chế tài, đồng thời lâu lâu mới phản ứng quá nhẹ nhàng khiến nhiều người có cảm giác VFF đã và đang quá chiều chuộng, chưa dám đại phẫu Ban trọng tài.
Ông Dương Văn Hiền nói như chia sẻ, nhưng sau quá nhiều sai lầm của "Vua", những lời giải thích càng khó nghe, khó tiêu hoá. Lần này, VFF sẽ hành động chứ không doạ vui đối với ông Hiền hay Ban trọng tài?
Video trận Sài Gòn 3-0 Nam Định với loạt sai sót của trọng tài Mai Xuân Hùng:
Mai Anh
" alt=""/>Trưởng ban trọng tài Dương Văn Hiền phát ngôn khó nghe, VFF ở đâuThị trường việc làm là nơi bạn bán chất xám, công sức của mình và công ty sẽ mua sức lao động của bạn. Một khi bạn còn mang lại giá trị cho công ty hơn số tiền họ ra thì người ta chắc chắn sẽ còn giữ bạn bằng mọi giá. Nếu bạn làm tốt nhưng có người khác cũng làm tốt như bạn nhưng chỉ nhận mức lương bằng một nửa thì họ cũng cho bạn ra đi.
Thị trường châu Âu, cầu lớn hơn cung nên nhân sự IT không lo mất việc, mức lương cũng được trả cao hơn, kèm theo phúc lợi tốt để giữ người. Khi bạn thấy công ty không trả tương xứng với công sức mình bỏ ra, thì bạn cũng sẽ rời đi không do dự.
>> IT trên 35 tuổi giỏi chuyên môn vẫn mất việc
Lúc còn ở Việt Nam, tôi từng nghĩ đến việc sẽ có nguy cơ bị sa thải khi bước vào độ tuổi trung niên, do cung cầu ở ta chênh lệch. Vì thế, năm 35 tuổi, tôi nộp hồ sơ sang Đức theo diện EU Blue Card. Sau hai năm, tôi phỏng vấn và đậu vào một ngân hàng hàng đầu của Đức. Tuần trước, tôi nộp đơn vào một trong sáu công ty thuộc FAANG (Facebook, Amazon, Apple, Netflix, Google) chi nhánh tại Đức khi đã ở độ tuổi U50. Thế nhưng họ vẫn gọi tôi đi phỏng vấn bình thường.
Vậy nên, quan trọng là bạn làm được gì cho người ta và có thích hợp với công ty của họ hay không, còn tuổi tác chỉ là con số. Tôi không bao giờ để tuổi cụ thể trong CV và nhà tuyển dụng cũng không bao giờ hỏi cặn kẽ điều đó. Hầu hết các công ty tôi làm đều có quy định chống phân biệt đối xử về tuổi tác, giới tính, xuất thân... ai vi phạm sẽ bị xử lý.
Việc của những nhân sự như tôi là học tập, trau dồi kiến thức kinh nghiệm để nâng "giá" bản thân, bán sức lao động được giá hơn. Nếu chẳng may bị sa thải thì "bán mình giá rẻ" cho các công ty vừa và nhỏ, chờ đợi cơ hội. Thực tế, nếu các bạn là hàng tốt giá rẻ thì trước sau gì cũng sẽ có công ty "mua", chỉ "chào bán" hơi lâu mà thôi.
" alt=""/>Tôi U50 vẫn xin được việc IT ở Đức
![]()
|