Đại gia công nghệ trốn hàng tỷ USD tiền thuế như thế nào?

Phán quyết mới nhất là chỉ dấu cho thấy EU sẽ tiếp tục mạnh tay với các tập đoàn công nghệ nổi tiếng về né thuế khôn khéo như Apple,ĐạigiacôngnghệtrốnhàngtỷUSDtiềnthuếnhưthếnàlịch bong da anh Google, Microsoft, Facebook, Amazon… Tuy nhiên, đó sẽ là cuộc chiến dài bởi nơi đó đang quy tụ những bộ óc cực kỳ thông minh biết cách trốn thuế thế nào cho hợp pháp nhất.

Và nói chung cả Silicon Valley đều "cùng một giuộc" trong vấn đề này. Chẳng ai dại gì đóng thuế trong khi có cách biến tiền thuế đó thành tiền hợp pháp của mình.

Bằng cách bán quyền sở hữu trí tuệ (thường rất đắt đỏ) cho chi nhánh "con rối" ở nước ngoài, các công ty công nghệ tìm cách chuyển lợi nhuận tới những quốc gia có mức thuế cực thấp hơn như Ireland. Nhưng đó mới chỉ là khởi điểm.

Việc cấp phép quyền sở hữu trí tuệ (IP) lần nữa cho một đơn vị bình phong thứ hai tại Ireland, thường được giao toàn bộ doanh thu toàn cầu của công ty đó, chẳng khác gì chuyển lại tiền cho bên A (vốn được phù phép không có bất cứ doanh thu nào).

Rồi bên A lại đóng trụ sở tại vùng Caribe nên theo luật Ireland họ không phải chịu một đồng thuế thu nhập nào. Nhưng để mang tiền về Mỹ lại cả một vấn đề. Trốn được hàng tỷ USD tiền thuế ở nước ngoài, nhưng để mang được số tiền đó về Mỹ phải qua cửa ải Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Chiêu bài luồn lách

Để giảm thấp nhất số thuế phải nộp, Facebook đã chơi bài "Double Irish", chuyển 1 tỷ USD tiền thanh toán cho sở hữu trí tuệ từ một công ty Ireland sang công ty kia (cũng của Ireland), và một trong hai công ty đó được kiểm soát từ quần đảo Cayman.

Dai gia cong nghe tron hang ty USD tien thue nhu the nao? hinh anh 1
Sơ đồ trốn thuế của các hãng công nghệ lớn.

Trong khi đó, ngoài chiêu "Double Irish", Google còn dùng bài "Dutch Sandwich", chuyển 10,8 tỷ USD qua Amsterdam để tránh bị Ireland đánh thuế thu nhập.

Còn Apple mua iPhone từ Trung Quốc thông qua chi nhánh Ireland, rồi bán cho các nhà phân phối riêng của Apple. Năm 2012, toàn bộ khoản doanh thu 63,9 tỷ USD từ iPhone và lợi nhuận vòng kiểu này đã được chuyển tới Ireland.

Microsoft lại chơi bài khác. Hãng bán quyền khai thác thị trường Mỹ cho một chi nhánh ở Puerto Rico. Công ty này sao chép phần mềm của đại bản doanh Redmond (Microsoft) rồi bán cho các nhà phân phối tại Mỹ, kiếm doanh thu 6,3 tỷ USD mà chẳng mất đồng thuế nào.

Microsoft Singapore từng chuyển 3 tỷ USD tiền sở hữu trí tuệ cho một công ty vỏ bọc ở Bermuda (không phải chịu thuế doanh nghiệp).

Thiên đường thuế

Quần đảo Cayman được coi là một trong những "thiên đường" thuế yêu thích của nhiều tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Facebook, Google, Microsoft… Từng là khu vực nổi tiếng với cướp biển, nay Cayman có số doanh nghiệp đăng ký nhiều hơn số dân. Đây cũng là trung tâm tài chính lớn thứ 6 thế giới.

Dai gia cong nghe tron hang ty USD tien thue nhu the nao? hinh anh 2
Nhiều công ty đăng ký địa chỉ tại Quần đảo Cayman chỉ để trốn thuế.
Kinh doanh
上一篇:Soi kèo phạt góc AS Roma vs Genoa, 2h45 ngày 18/1
下一篇:Nhận định, soi kèo Công an Hà Nội vs SLNA, 19h15 ngày 18/1: Đối thủ yêu thích