
Bên cạnh phiên bản giấy, "Cẩm nang chuyển đổi số quốc gia" còn có phiên bản điện tử được cung cấp tại địa chỉ dx.mic.gov.vn.Chia sẻ tại sự kiện ra mắt “Cẩm nang Chuyển đổi số”, đại diện Cục Tin học hóa, đơn vị được giao trực tiếp soạn thảo cuốn cẩm nang này cũng nhấn mạnh: “Chuyển đổi số, bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn, chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, do đó chuyển đổi số là cuộc cách mạng về nhận thức nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ”.
Gồm hơn 20 câu hỏi lớn và 100 câu hỏi nhỏ, “Cẩm nang Chuyển đổi số” ghi tóm lược những điều quan trọng và thiết yếu của chuyển đổi số. Cẩm nang được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, trong sáng để đảm bảo mọi người dễ đọc, dễ hiểu và cảm thấy thú vị.
Câu trả lời được trình bày gồm trước tiên là nội dung giải thích ngắn gọn nhất, sau đó là một số câu hỏi và câu trả lời mang tính giải thích sâu hơn, dành cho những ai muốn quan tâm sâu hơn, và cuối cùng là một số ví dụ minh họa, dành cho những ai muốn liên hệ thực tế.
Nội dung cẩm nang được cấu trúc thành 4 phần chính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm: cẩm nang cơ bản, cẩm nang cho người dân, cẩm nang cho doanh nghiệp, cẩm nang cho cơ quan nhà nước.
Phần minh họa của cẩm nang có giới thiệu những nền tảng số “Make in Vietnam” để giúp người đọc có những hình dung trực quan về tính năng và vai trò của nền tảng trong thực hiện chuyển đổi số.
Đưa tri thức về chuyển đổi sổ lan tỏa đến mọi người, mọi miền
Đại diện Cục Tin hóa cũng cho hay, ban đầu, đơn vị soạn thảo dự kiến xây dựng 3 cuốn cẩm nang dành cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm thực tế mới nhận thấy có sự trùng lặp đáng kể về nội dung đặc biệt là các khái niệm cơ bản. Vì vậy, sau khi cân nhắc, Bộ TT&TT quyết định quyển cẩm nang đầu tiên sẽ là một quyển chung cho cả 3 nhóm đối tượng.
 |
Theo Cục trưởng Cục Tin học hóa Nguyễn Huy Dũng, website của cuốn "Cẩm nang Chuyển đổi số" tới đây sẽ trình bày dưới dạng Wiki mở. |
Nhấn mạnh quan điểm tri thức xuất sắc là tri thức miễn phí, ông Nguyễn Huy Dũng, Cục trưởng Cục Tin học hóa cho biết: “Cẩm nang Chuyển đổi số” là tài liệu không bán, được cung cấp miễn phí cho mọi người.
Đặc biệt, ngoài phiên bản giấy chỉ được in với số lượng rất nhỏ, “Cẩm nang Chuyển đổi số” còn có phiên bản điện tử được cung cấp trên trang dx.mic.gov.vn cho tất cả mọi người. Vì thế, cẩm nang có thể dễ dàng đến với càng nhiều người, kể cả những người dân vùng xa xôi. Phiên bản điện tử cũng giúp cho độc giả có thể sử dụng sách mọi nơi, mọi lúc trên thiết bị di động.
“Mọi người có thể dễ dàng tải bản mềm của cẩm nang, thậm chí còn có thể yêu cầu được cung cấp bản thiết kế nguyên bản của cẩm nang để tự sử dụng theo cách mình muốn. Website của cuốn cẩm nang này, chúng tôi dự kiến tới đây sẽ trình bày dưới dạng Wiki mở. Khi đó, mọi người đọc cẩm nang có thể tham gia đóng góp, chỉnh sửa”, ông Dũng chia sẻ.
Đặc biệt, để cẩm nang đến được với nhiều người dân hơn nữa, nhất là những người dân ở những địa bàn chưa có Internet, chưa có điện thoại thông minh, Cục Tin học hóa sẽ sử dụng nền tảng chuyển đổi từ nội dung bằng chữ sang giọng nói để các địa phương có thể phát cẩm nang qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
Bên cạnh đó, trong những xã mà Cục Tin học hóa đang thí điểm chuyển đổi số, với các xã chưa có Internet, Cục sẽ phối hợp cùng doanh nghiệp viễn thông phủ sóng Internet miễn phí, từ đó giúp người dân tiếp cận thông tin, tri thức thuận tiện hơn.
Theo đại diện Cục Tin học hóa, nhận thức rõ chuyển đổi số là một quá trình thay đổi tổng thể, toàn diện và nhận thức về chuyển đổi số cũng không ngừng vận động, biến đổi, Bộ TT&TT sẽ liên tục chỉnh lý, cập nhật, bổ sung để “Cẩm nang Chuyển đổi số” trở thành một cuốn tài liệu mở, không ngừng vận động, biến đổi theo sự phát triển đó. " alt="Bộ TT&TT ra cẩm nang để tạo chuyển biến nhận thức về chuyển đổi số"/>
Bộ TT&TT ra cẩm nang để tạo chuyển biến nhận thức về chuyển đổi số
Những ngày hè oi ả, đến một người lớn khoẻ mạnh cũng cảm thấy mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi. Vậy nên đối với một đứa trẻ gầy guộc, ốm yếu như Đào Thị Thanh Hà (11 tuổi, thôn Phương Nam, xã Đông Hải, Tiên Yên, Quảng Ninh), mọi thứ càng trở nên khủng khiếp hơn gấp bội.  |
Mắc cùng lúc 2 căn bệnh hiểm nghèo, sự sống của bé Thanh Hà đang rất mong manh |
Mang trong mình cùng lúc hai căn bệnh hiểm nghèo, cơ thể cháu lúc nào cũng trong tình trạng bị nóng rực lên. Những ngày mùa đông, dù mở quạt hay điều hoà, Thanh Hà cũng cảm thấy nóng nực trong người, nên vào hè, cháu bé lúc nào cũng cảm thấy ngột ngạt, khổ sở.
Tuổi thơ của Hà gắn bó nơi bệnh viện đã từ rất lâu. Cách đây 7 năm, khi Hà vừa tròn 4 tuổi, con đã phát hiện ra bệnh tan máu bẩm sinh. Hai mẹ con Hà liên tục phải đi truyền máu để có thể duy trì sự sống.
Thương con chịu nhiều bất hạnh, chị Hoàng Thị Hằng (mẹ cháu Hà) luôn dành hết tình thương cho con. Những ngày tháng đi bệnh viện, chị động viên con cố gắng chữa bệnh để được về đi học.
Thế nhưng số phận bất hạnh không buông tha cho cô bé tội nghiệp. Ngày 29 Tết năm 2019, Hà nói đau đầu. Suốt cả dịp Tết Âm lịch, những cơn đau đầu không hề dứt. Thêm vào đó, cháu lại sưng to ở cổ. Gia đình đưa Hà đến Bệnh viện đa khoa Bãi Cháy (Quảng Ninh) thăm khám. Do cháu có bệnh nền tan máu bẩm sinh nên các bác sĩ chẩn đoán cháu mắc bệnh ung thư máu.
Mất một khoảng thời gian điều trị ở bệnh viện đa khoa Bãi Cháy rồi bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương, bệnh tình của Hà mãi không tiến triển. Gia đình đành gửi mẫu bệnh phẩm sang bệnh viện K Tân Triều. Kết quả giải phẫu cho thấy cháu mắc bệnh u nguyên bào thần kinh. Đây là một loại bệnh ung thư ác tính hàng đầu ở trẻ em.
Khát khao với những “con chữ” để sau này nuôi mẹ
Dẫu số phận thật bất công nhưng không thể đánh gục được ý chí của cô bé ham học hỏi. Đến tuổi đi học, Hà chăm chỉ hơn những đứa trẻ khác. Cháu biết mình mắc bệnh khiến bố mẹ lo lắng nên cố gắng học giỏi để sau này lớn lên nuôi bố mẹ.
Suốt 4 năm liền, một đứa trẻ mang trong mình những căn bệnh hiểm nghèo đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng đến lúc học lớp 5, bệnh ung thư buộc Hà phải nghỉ học.
Mặc dù vậy, cháu vẫn khát khao tìm đến con chữ. Cháu xin mẹ nghỉ 1 tuần để được về đi học. Thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19, biết không thể đến trường, cháu vẫn xin thầy bài giảng, bài tập qua zalo để làm.
Những ngày truyền hoá chất dài đằng đẵng, Hà liên tục hỏi mẹ: “Con phải truyền đến bao giờ mới được về đây mẹ ơi. Con muốn đi học lắm rồi”. Những lời nói từ con khiến người mẹ lam lũ suốt gần chục năm nay đưa con đi viện rớt nước mắt. Chị chia sẻ: “Làm mẹ có ai nghĩ rằng con mình mắc một lúc 2 bệnh hiểm ác thế này đâu chú. Nhìn con đau đớn lắm lúc tôi ôm mặt khóc thì lại sợ con buồn. Tôi cũng chỉ mong con có tuổi thơ như bạn bè nhưng chắc chẳng bao giờ được”.
 |
Hoàn cảnh đáng thương của bé Thanh Hà đang rất cần được cộng đồng giúp đỡ |
Vợ chồng chị Hằng đều sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo khó, đôi bên nội ngoại khó khăn. Anh Đào Văn Hùng làm nông với đủ nghề, khi thì làm phụ hồ, lúc thì đi bốc vác. Chị Hằng ở nhà nuôi thêm con lợn, con gà, đến vụ mùa ai thuê gì làm nấy. Dù quần quật làm ăn quanh năm, nhưng cuộc sống vợ chồng anh chị vẫn không khấm khá lên được.
Từ ngày con gái phát bệnh liên tục phải đi viện, chị Hằng phải nghỉ mọi việc, đồng ruộng ở nhà đành phải bỏ hoang. Cùng với nỗi đau bệnh tật của con, anh chị còn đang phải gánh khoản nợ lên đến hơn 200 triệu đồng. Bởi cháu mắc bệnh tan máu bẩm sinh suốt từ năm 4 tuổi cho đến nay, chi phí ngày một tăng lên. Giờ cháu lại mắc thêm bệnh u nguyên bào thần kinh nên gia đình lâm vào tình cảnh kiệt quệ đến tột cùng. Hiện vợ chồng chị Hằng đang nợ tiền viện phí ở bệnh viện K Tân Triều.
Nhìn cảnh con thèm khát được đi học, anh chị đau đớn đến tột cùng. Những gì bây giờ họ mong ước là cho con một cuộc sống khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: chị Hoàng Thị Hằng, ở thôn Phương Nam, xã Đông Hải, Tiên Yên, Quảng Ninh. Số điện thoại: 0988768323. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.120 ( Bé Đào Thị Thanh Hà) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436. |

Cháu bé ung thư mù cả hai mắt khao khát làm bác sĩ cứu mẹ
Căn bệnh ung thư võng mạc khiến Hoàng Hoài An mất đi đôi mắt. Thế nhưng em vẫn khao khát được trở thành bác sĩ để có thể cứu lấy người mẹ thân yêu của mình đang mắc bệnh ung thư trực tràng.
" alt="Mắc hai bệnh hiểm nghèo, bé gái học giỏi vẫn khao khát đến trường"/>
Mắc hai bệnh hiểm nghèo, bé gái học giỏi vẫn khao khát đến trường
Hội nghị bàn tròn lãnh đạo Công nghệ thông tin vừa diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Ảnh: Trọng ĐạtTại Hội nghị, lãnh đạo khối CNTT của nhiều doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành ngân hàng, viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, logistic, truyền hình đã lần lượt chia sẻ mô hình, kinh nghiệm của mình về chuyển đổi số cũng như nêu các kiến nghị để Đảng, Chính phủ có biện pháp tháo gỡ.
Nhiều doanh nghiệp đang chủ động triển khai chuyển đổi số
Chia sẻ tại hội nghị, không ít doanh nghiệp cho biết bản thân các đơn vị này đã ý thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và chủ động xây dựng định hướng chuyển đổi số từ rất sớm. Trong đó, khối doanh nghiệp tài chính - ngân hàng là một trong những nhóm ngành tham gia tích cực nhất.
Theo ông Trần Nhất Minh - Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Dịch vụ công nghệ của Ngân hàng VIB, trong bối cảnh CMCN 4.0 và sự bùng phát của đại dịch Covid-19, người dùng có xu hướng chuyển dịch từ hoạt động mua sắm truyền thống sang hình thức online. Do vậy, chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp này tập trung vào dữ liệu lớn (Big data), công nghệ điện toán đám mây và nền tảng mở Open API.
 |
Ông Trần Nhất Minh - Phó TGĐ kiêm Giám đốc khối Dịch vụ công nghệ của Ngân hàng VIB chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số của đơn vị này. Ảnh: Trọng Đạt |
Trong đó, Big Data được sử dụng để phân tích hành vi khách hàng, điện toán đám mây để tiết kiệm chi phí và thử nghiệm các giải pháp còn Open API tạo ra nền tảng mở để tích hợp thêm các tiện ích mới.
Trong đại dịch Covid-19, nhờ triển khai dịch vụ đăng ký thẻ qua website, lượng thẻ bán qua kênh online của VIB chiếm tới 20% số thẻ mới được phát hành. Con số này bằng 1/4 so với tổng lượng thẻ do 5.000 nhân viên ngân hàng kiếm về theo cách thức truyền thống.
Với Ngân hàng TMCP Quân đội MBBank, chuyển dịch số đang là trọng tâm của doanh nghiệp này với mục tiêu tăng thêm 10 triệu khách hàng mới và 90% giao dịch của ngân hàng sẽ dựa trên nền tảng số.
Theo ông Hoàng Minh Tuấn - Phó Giám đốc khối CNTT của MBBank, để đạt mục tiêu này, MBBank đang đẩy mạnh việc tự động hóa quy trình và triển khai các giải pháp về robotic. Theo đó, toàn bộ quy trình đối soát thẻ, đổ lương theo lô và một số công việc có tính chất chu kỳ đã được MBBank vận hành bằng công nghệ robotic.
Khi triển khai dịch vụ tài khoản số đẹp, chỉ sau 3 tháng, MBBank đã thu hút được 400.000 khách hàng mở tài khoản mới. Với việc gia tăng lượng khách hàng lớn như vậy, MBBank đã phải xác thực điện tử (eKYC) mới có thể giải quyết được tình trạng tắc nghẽn. Hiện nay, toàn bộ nhu cầu mở tài khoản, thanh toán đều được xác thực bằng eKYC.
 |
Đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết đơn vị này đang vận hành hệ thống cảng điện tử, 5 năm tới sẽ xây cảng tự động hóa và hướng tới cảng thông minh. Ảnh: Trọng Đạt |
Với đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, đơn vị này đã số hóa quy trình hoạt động bằng việc đưa vào vận hành hệ thống cảng điện tử. Trước đây, mỗi ngày có hàng chục ngàn lượt người ra vào cảng để làm thủ tục trực tiếp, với hệ thống cảng điện tử, lượng người đến cảng đã giảm 90% nhờ toàn bộ thủ tục đều được thực hiện online.
Trong khi đó, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) chọn việc lấy khán giả làm mục tiêu và cung cấp dịch vụ xem truyền hình đa nền tảng.
Chia sẻ kỹ hơn về định hướng của mình, ông Đinh Đắc Vĩnh - Phó TGĐ phụ trách CNTT (Đài truyền hình Việt Nam) cho biết, VTV đang phát triển các kỹ thuật thu thập dữ liệu khán giả xem truyền hình và phân tích hành vi của họ.
“Chỉ cần khán giả thực hiện hành vi tìm kiếm hay xem chương trình, hệ thống của VTV sẽ thu thập và phân tích dữ liệu. Chúng tôi đang hướng tới việc cá nhân hóa dịch vụ để tăng tính kết nối với khán giả xem truyền hình.", ông Vĩnh nói.
 |
Theo ông Đinh Đắc Vĩnh - Phó TGĐ phụ trách CNTT Đài truyền hình Việt Nam, VTV thực hiện chuyển đổi số bằng cách cá nhân hóa dịch vụ cho khán giả xem truyền hình. Ảnh: Trọng Đạt |
Các kiến nghị để đẩy nhanh chuyển đổi số tại Việt Nam
Theo ông Ngô Diên Hy, Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT, để thúc đẩy chuyển đổi số, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề về dịch vụ xác thực cho khách hàng cá nhân.
Việc cấp chữ ký số cá nhân để thực hiện giao dịch ký hợp đồng điện tử sẽ là mô hình đột phá trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nếu cung cấp chữ ký số theo gói dịch vụ 1 năm như hiện nay sẽ không có ai sử dụng cả. Do vậy, ông Hy gợi ý với Ban Kinh tế Trung ương về việc sớm triển khai dịch vụ chữ ký số dùng một lần để thúc đẩy chuyển đổi số.
 |
Ông Ngô Diên Hy, Giám đốc Công ty Công nghệ thông tin VNPT đề nghị thúc đẩy việc cung cấp dịch vụ chữ ký số cá nhân dùng một lần để đẩy nhanh chuyển đổi số. Ảnh: Trọng Đạt |
Có quan điểm gần giống với VNPT, ông Tào Đức Thắng - Phó TGĐ tập đoàn Viettel kiến nghị các cơ quan chức năng sớm có chính sách định danh số cho người dân. Bên cạnh đó, ông Thắng muốn thúc đẩy xây dựng hành lang pháp lý cho việc khai thác và sử dụng dữ liệu, tránh tình trạng quy định không rõ ràng dẫn đến việc doanh nghiệp vô tình vi phạm.
Theo ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng ban Viễn thông và CNTT tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khi thực hiện các dự án đầu tư CNTT, rất khó để xác định được mức độ hiệu quả. Điều này là bởi CNTT chỉ là hệ thống hỗ trợ việc sản xuất chứ không trực tiếp sinh ra doanh thu.
Do vậy, ông Tuấn kiến nghị sửa các định mức liên quan đến đầu tư cho CNTT, ví dụ như doanh nghiệp được đầu tư bao nhiêu % doanh thu để phát triển. Nếu đầu tư cho CNTT phải phân tích hiệu quả và bao giờ thu hồi vốn thì rất khó có thể thực hiện, ông Tuấn nói.
 |
Ông Nguyễn Xuân Tuấn - Trưởng ban Viễn thông và CNTT tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chia sẻ những khó khăn về công tác tài chính khi đầu tư cho CNTT. Ảnh: Trọng Đạt |
Cùng quan điểm này, ông Trần Công Quỳnh Lâm - Phó TGĐ kiêm Giám đốc CNTT Ngân hàng Vietinbank cho rằng, việc đầu tư cho CNTT không chắc sẽ đem lại hiệu quả. Nếu phải đem lại hiệu quả thì sẽ không ai dám đầu tư công nghệ mới, từ đó hạn chế sự sáng tạo. Do vậy, Việt Nam cần phải có định mức cho hoạt động đầu tư công nghệ (R&D) để nghiên cứu, thử nghiệm.
Theo ông Lâm, các ngân hàng đang rất vướng trong vấn đề hợp tác với công ty fintech hoặc các start-up. Quy định của Luật Đấu thầu yêu cầu đối tác phải có 3 năm tài chính không lỗ, đây là điều bất khả thi đối với các công ty fintech, start-up hoặc ngay cả các sàn thương mại điện tử. Nếu với quy định này, các ngân hàng sẽ không thể phối hợp với các công ty fintech cũng như thúc đẩy sự phát triển của cá start-up.
Trọng Đạt
" alt="Doanh nghiệp Việt vươn mình, tiến thẳng lên 4.0 nhờ chuyển đổi số"/>
Doanh nghiệp Việt vươn mình, tiến thẳng lên 4.0 nhờ chuyển đổi số
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN, Thông tư số 32/2014/TT-NHNN và Thông tư số 25/2016/TT-NHNN.Theo đó, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11, Thông tư số 32 và Thông tư số 25 là 4,8%/năm.
 |
Mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định là 4,8%/năm |
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022 và thay thế Quyết định số 2196 ngày 24/12/2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2021 đối với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư số 11, Thông tư số 32 và Thông tư số 25.
Theo Thông tư 32, đối tượng vay vốn gồm cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng.
Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với qui hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.
Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với qui định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế.
Người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo qui định của Nghị định 188 của Chính phủ về phát triển và quản lí nhà ở xã hội.
Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kì.
Huỳnh Anh

Lo ngại việc loại trừ người vay vốn mua nhà xã hội hàng nghìn người chịu thiệt
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đề xuất loại trừ đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội (NƠXH) của Ngân hàng Nhà nước không phù hợp với chính sách về NƠXH của Luật Nhà ở 2014.
" alt="Nhiều người dân được vay mua nhà ở với lãi suất 4,8% trong năm 2022"/>
Nhiều người dân được vay mua nhà ở với lãi suất 4,8% trong năm 2022