'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’
Miễn học phí cho con giáo viên là một trong những đề xuất mới ở dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tới (khai mạc 21/10). Đề xuất này đang thu hút sự quan tâm của dư luận và nhận về nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người bày tỏ sự không đồng tình,ìnthầycôtừchốimiễnhọcphíchoconnhânviêntrườnghọccàngtủlịch thi đấu bóng đá hôm nay vn trong đó lý do chính được nhắc tới là băn khoăn về tính công bằng khi điều này được áp dụng: Công bằng giữa các ngành nghề và công bằng ngay trong trường học.
Gửi thư về VietNamNet, một độc giả chia sẻ: Bao nhiêu lần ngành giáo dục tăng lương đều chỉ nói đến giáo viên, còn đội ngũ nhân viên trường học như văn thư, kế toán, thư viện... cũng cống hiến mà không được hưởng chế độ phụ cấp nào ngoài hệ số lương cơ bản.
"Gần 20 năm làm văn thư với đồng lương 4-6 triệu đồng/tháng, làm sao yên tâm để công tác? Trong khi công việc cũng đầy áp lực. Nhân viên trường học là 'con ghẻ' của ngành giáo dục sao? Quá thiệt thòi và bất công! Mong các ngành các cấp quan tâm đến đội ngũ nhân viên, cho chúng tôi hưởng 25% phụ cấp, chưa cần tính tới miễn học phí cho con, để chúng tôi yên tâm công tác”, độc giả viết.
Cùng tâm tư này, bạn đọc Duc Hoa đặt câu hỏi: “Tại sao nhân viên trường học… cũng phục vụ ngành giáo dục nhưng không được hưởng phụ cấp như giáo viên, trong khi con giáo viên lại được đề xuất miễn học phí?".
Độc giả này bày tỏ cảm thấy không công bằng vì "khi chúng tôi đề nghị được hưởng 25% phụ cấp - mức thấp nhất như văn thư các ngành khác đang hưởng - đại diện Bộ GD-ĐT trả lời còn phụ thuộc ngân sách, đang khó khăn. Khi Bộ GD-ĐT tính toán đến việc miễn học phí cho con em giáo viên thì nhân viên trường học lại không được đề cập tới”, anh Duc Hoa nêu ý kiến.
Cùng quan điểm này, độc giả Hoàng Trọng thắc mắc: “Tại sao nhân viên trường học chúng tôi lại bị bỏ quên trong văn bản của Bộ GD-ĐT? Tại sao trong đề xuất miễn học phí không nêu là ‘cán bộ, viên chức công tác trong ngành giáo dục' như những ngành khác? Giáo dục đâu phải chỉ có mỗi nhà giáo?”.
Với quan điểm nên miễn học phí cho tất cả những gia đình có thu nhập thấp, dù là con giáo viên hay nhân viên trường học hoặc ở các ngành khác, độc giả Thy Nguyen cho rằng, nếu muốn có sự công bằng cần hỗ trợ cho những người cần. “Thu nhập bao nhiêu là thấp cần có quy chuẩn, tiêu chí, chứng minh rõ ràng. Con những người có thu nhập dưới khoản đó sẽ được miễn học phí, dù bố mẹ làm nghề gì, ở vị trí nào”, Thy Nguyen nêu ý kiến.
Trong số các bình luận dưới những bài viết của VietNamNet về đề xuất miễn học phí, nhiều người, trong đó có các thầy cô giáo, bày tỏ mong muốn Bộ GD-ĐT tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại hay đầu tư vào các khía cạnh khác trong giáo dục.
Độc giả Manh Hung Duong viết: "Nghề nào cũng có giá trị, đóng góp cho xã hội. Bộ GD-ĐT nên tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách trong ngành như dạy thêm, luân chuyển giáo viên, hay tăng cường cơ sở vật chất cho các vùng khó khăn, thay vì đề xuất miễn học phí cho con giáo viên".
Ông Hung Duong cũng mong muốn các cơ quan chức năng đầu tư thêm vào việc xây dựng trường học, cải thiện cơ sở hạ tầng như lắp điều hòa trong lớp học, tránh tình trạng lạm thu gây bức xúc trong dư luận.
Là một nhà giáo, độc giả Xuân Thành thẳng thắn: “Nên dành 9.200 tỷ xây dựng trường lớp, đầu tư cho vùng cao khó khăn. Giáo viên chúng tôi không giàu nhưng cũng đủ nuôi con ăn học”.
Còn thầy giáo Trần Ngọc bày tỏ: “Dù vợ chồng tôi đều là giáo viên nhưng tôi phản đối chủ trương này". Anh Ngọc cho rằng, trong bối cảnh gần đây xảy ra nhiều vụ việc không tốt ảnh hưởng đến uy tín của nghề giáo, đề xuất miễn học phí cho con giáo viên có thể khiến dư luận xã hội càng không có cái nhìn thiện cảm với thầy cô.
Cũng là người trong ngành giáo dục, một độc giả khác cho rằng điều giáo viên cần là được ghi nhận, tạo điều kiện để tập trung vào việc dạy học kiến thức, kỹ năng và nhân cách cho học sinh, chứ không phải miễn đóng học phí cho con. “Chúng tôi cần được giải phóng khỏi đủ thứ việc hành chính không tên và các cuộc thi nặng thành tích”, vị này nói.
Bên cạnh luồng ý kiến không đồng tình với việc miễn học phí cho con giáo viên, cũng có một số người lên tiếng ủng hộ đề xuất này. Độc giả Nguyễn Thiên Trung bày tỏ: "Mong đề xuất sớm trở thành hiện thực vì nhiều giáo viên đang gặp khó khăn về tài chính khi nuôi con ăn học và chăm sóc cha mẹ già, trong khi mức lương chưa đến 5 triệu đồng/tháng."
Cùng quan điểm, bạn đọc Nguyễn Thiên Lý cho rằng, giáo viên có lương cao thường là những người công tác lâu năm và con cái họ đã học xong. Đề xuất này chủ yếu sẽ hỗ trợ cho các giáo viên trẻ, những người có thu nhập thấp hơn và đang phải nuôi con nhỏ.
Là một giáo viên lâu năm tại tỉnh Đồng Tháp, trong thư gửi VietNamNet, độc giả Nguyễn Hữu Nhân bày tỏ sự vui mừng khi biết có đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo. Theo ông, ngành nghề nào cũng cao quý nhưng có khác nhau ở chỗ sản phẩm của nghề giáo là con người với nhiều thế hệ tiếp nối nhau.
“Sản phẩm của các ngành nghề khác nếu có lỗi, có thể khắc phục nhưng sản phẩm của ngành giáo dục có yêu cầu cao về chất lượng. Bản thân nhà giáo phải nghiêm túc rèn luyện đạo đức, phấn đấu trong chuyên môn mới mong đào tạo học sinh nên người. Việc này kéo dài liên tục trong lao động nghề nghiệp suốt mấy mươi năm”, thầy Nhân lý giải.
Ngoài ra, theo ông, mức lương nhà giáo đã được nâng lên nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tái tạo sức lao động. Giáo viên lại không có các khoản thưởng thường niên về vượt năng suất hay doanh số bán hàng… như các ngành sản xuất, kinh tế khác. Ai giảng dạy tại vùng sâu, vùng xa còn tốn kém về các khoản đi lại, nhà ở hoặc thăm hỏi, giúp đỡ, vận động học sinh ra lớp…
Cần suy xét kỹ lưỡng
Nhiều ý kiến từ cả hai phía (ủng hộ hay phản đối việc miễn học phí cho con giáo viên) đều nhấn mạnh, dù mục tiêu của đề xuất là tốt, nhưng việc thực hiện cần được tính toán kỹ lưỡng.
Độc giả Phạm Hồng Sơn chia sẻ: “Mỗi giáo viên dạy hàng chục học sinh, truyền đạt kiến thức và kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, là một công việc không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cần phải có cơ sở thực tiễn và khoa học chứng minh để công chúng hiểu và đồng thuận với bất kỳ ưu tiên nào dành cho nhà giáo”.
Bạn đọc Đỗ Văn Khoa cho rằng nên dựa trên sự công bằng xã hội, không nên tạo ra sự khác biệt chỉ vì một số ngành nghề.
Về phía Bộ GD-ĐT, lý giải đề xuất miễn học phí cho con giáo viên, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, cho hay, chủ trương này dựa trên khảo sát về nguyện vọng của các nhà giáo, đồng thời Bộ cũng mong muốn có chính sách mới giúp nhà giáo yên tâm công tác, thu hút được người giỏi vào ngành.
Trước việc đề xuất này nhận nhiều ý kiến trái chiều, đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, ban soạn thảo luôn cầu thị và lắng nghe, sẽ nghiên cứu và tính toán thêm, đồng thời đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách, điều kiện đảm bảo kinh tế - xã hội của đất nước… để có điều chỉnh phù hợp.
Cô giáo Nghệ An: ‘Muốn tôn vinh nhà giáo, xin đừng miễn học phí cho con chúng tôi’
"Việc miễn học phí cho con giáo viên có thể tạo nếp nghĩ rằng nếu bố mẹ làm trong ngành nghề nào, con cái sẽ được ưu tiên trong lĩnh vực đó. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến ý chí phấn đấu của thế hệ trẻ".(责任编辑:Thời sự)
- Siêu máy tính dự đoán Sociedad vs Villarreal, 03h00 ngày 14/01
- Nhận định Mazatlán vs Querétaro, 10h30 ngày 27/2
- Nhận định Club Necaxa vs Pachuca, 8h00 ngày 5/3
- Chuyện ít biết về ca sĩ dân tộc thiểu số được tuyển thẳng trên sân khấu Sao Mai
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1: Khó lường
- Nhận định Necaxa vs Monterrey, 8h30 ngày 20/2
- Lần hiếm hoi 2 con ruột của Long Nhật xuất hiện trên sân khấu
- Nhận định Juárez vs Monterrey, 8h00 ngày 4/3
- Nhận định, soi kèo APOEL vs PAC Omonia, 22h59 ngày 12/1: Mất phương hướng
- Nhận định, soi kèo Kanchanaburi với Sukhothai, 18h00 ngày 10/4: Vũ khí tinh thần
- Nhận định, soi kèo Kanchanaburi với Sukhothai, 18h00 ngày 10/4: Vũ khí tinh thần
- Nhận định, soi kèo Monterrey với Inter Miami, 9h30 ngày 11/4: Tạm biệt Messi?
- Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 13/1
- NSƯT Việt Hoàn không muốn xây dựng hình ảnh nghệ sĩ bóng bẩy
- Nhận định, soi kèo U19 Hà Tĩnh vs U19 Quảng Nam, 15h15 ngày 14/1: Tin vào U19 Hà Tĩnh
- Đêm nhạc 'Nàng thơ Quốc Bảo' Trini: Nhiều sự cố, giọng hát cứu rỗi
- Nhận định, soi kèo Samtredia với FC Telavi, 18h00 ngày 11/4: 3 điểm nhọc nhằn
- Nhận định Mazatlán vs Guadalajara, 10h00 ngày 7/3
- Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
- Nhận định Santos Laguna vs Club Necaxa, 8h00 ngày 8/3