当前位置: 当前位置:首页 > Kinh doanh > Dạy trẻ đâu cần quát mắng, đòn roi!正文

Dạy trẻ đâu cần quát mắng, đòn roi!

作者:Công nghệ 来源:Giải trí 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-20 11:57:32 评论数:

Gần đây,ạytrẻđâucầnquátmắngđòhyundai stargazer thầy Nguyễn Đức Quang, người sáng lập trường TH&THCS Spring Hill (Quốc Oai, Hà Nội), đã chia sẻ trên Facebook cá nhân: "Tôi thực sự muốn các cha mẹ trẻ phải có chứng nhận đã được đào tạo làm cha mẹ rồi mới có thai.

Ở chợ, sân bay hay ở nước ngoài, tôi liên tục gặp các mẹ trẻ Việt Nam nói với con bằng giọng vút lên, đôi mắt trợn tròn, ngón tay chỉ thẳng mặt con. Cách nói với con như với quân thù, liên tục trách móc, lên án, dọa nạt. Sao thời nay rồi vẫn còn những bà mẹ như thế?...".

Chia sẻ của thầy Quang nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh và gợi ra nhiều vấn đề đáng bàn. Báo VietNamNet đã có cuộc trò chuyện với anh về chủ đề này.

Vì sao chúng ta phải tránh quát tháo, cao giọng với con trẻ? Lý do trước tiên là điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính chúng ta. Khi cha mẹ quát tháo hay bực tức với trẻ, chính bản thân cha mẹ sẽ chịu hậu quả trước (ảnh hưởng đến cảm xúc, công việc, sức khỏe và các mối quan hệ khác).

Thứ hai, một đứa trẻ bị quát tháo, bị tiếp nhận cảm xúc tiêu cực từ ngày này sang ngày khác sẽ cảm thấy giá trị bản thân thấp, lòng tự tôn cũng bị giảm sút. Trẻ sẽ không nhận thức được giá trị bản thân và không được tôn trọng cũng như tôn trọng người khác, rất khó để phát triển tích cực.

Lý do thứ ba, những hành vi này của cha mẹ có tính luân hồi. Khi đứa trẻ lớn lên và trở thành bố mẹ, ký ức đó sẽ lặp lại với các con của chúng một cách tự nhiên. Khi trẻ trưởng thành và đi làm, chúng cũng sẽ cư xử theo cách mà chúng đã từng được cư xử với mọi người xung quanh.

Cách thay đổi sâu sắc nhất: Làm cho trẻ hiểu

Sẽ có những ý kiến phản biện tôi rằng dù biết những hệ quả của việc quát, mắng trẻ nhưng cha mẹ vẫn phải chấp nhận để trẻ biết con đang phạm lỗi và cần phải thay đổi.

Tuy nhiên, theo tôi, có nhiều cách để giúp một đứa trẻ thay đổi - con đường an toàn và bền vững nhất chính là làm cho con hiểu.

Với trẻ em, chúng ta cần xác định rõ rằng mọi hành động, biện pháp của cha mẹ phải dựa trên nền tảng của sự yêu thương. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương từ phía cha mẹ, sự thay đổi ấy mới thực sự xảy ra. Còn không, đó chỉ là thay đổi hình thức, không phải thay đổi tận gốc.

Trẻ sợ cha mẹ đánh mắng, dọa nạt, quát tháo nên phải thay đổi trước mặt cha mẹ, còn đằng sau thì khác. Hoặc trẻ luôn phải cố gắng thay đổi nhưng không hiểu vì sao phải thay đổi, những đứa trẻ ấy cũng không hạnh phúc.

Hãy làm cho trẻ hiểu bằng cách trò chuyện với con. Nếu cái gì vượt sức hiểu của con, chúng ta phải kiên trì chờ đợi đến lúc nào trẻ đủ khả năng hiểu. Trong lúc con chưa thể hiểu được, chúng ta phải tạo điều kiện cho con trải nghiệm thực tế để con hiểu dần dần.

Ngoài ra, sự thay đổi nhờ khen thưởng, cổ vũ cũng không phải là thay đổi bền vững, không phải thay đổi từ bên trong. Lúc ấy, trẻ chỉ thay đổi vì thích phần thưởng, thích khen, thích cổ vũ. Nhưng khi món quà ấy, lời khen ngợi dần trở nên không còn hứng thú, trẻ lại quay lại như ban đầu. Vì thế tặng quà, cổ vũ hay khen thưởng cũng không tạo ra sự thay đổi sâu sắc ở một đứa trẻ.

Một số người sẽ phản biện rằng nếu không khen, không chê, không quát mắng, không thưởng làm sao dạy được con? Và rõ ràng là mỗi khi người lớn quát mắng, cao giọng với con trẻ đều mang lại hiệu quả hơn.

Tôi đồng ý rằng rất nhiều người đã thay đổi nhờ bố mẹ quát tháo, phạt, đánh mắng nhưng người con ấy sẽ không có một thứ khó có thể mua được, đó là tuổi thơ hạnh phúc. Tất nhiên, dù có cố gắng đến mấy chúng ta vẫn có nguy cơ làm cho đứa trẻ tổn thương vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời bởi vì chẳng có ai hoàn hảo và cuộc sống thì rất phức tạp.

Chẳng cha mẹ hay thầy cô nào có thể như một vị Phật được. Cũng có lúc chúng ta không thể kiềm chế hoặc cố gắng kiềm chế nhưng không thành công. Nhưng nếu cha mẹ và thầy cô có ý thức tránh làm tổn thương con, chúng ta sẽ làm giảm được những vết sẹo trong tuổi thơ của con trẻ.

Các bước giao tiếp hiệu quả với con

Vậy làm thế nào để tránh việc gây cho trẻ những tổn thương về mặt ngôn từ và thái độ? Theo tôi, cần có những nguyên tắc trong giao tiếp với trẻ. Đầu tiên là chúng ta phải làm bạn thân với trẻ để tạo ra đủ niềm tin và tình yêu.

Nếu cha mẹ không trở thành bạn, trẻ sẽ sống với cha mẹ bằng nhiều bộ mặt khác nhau. Như vậy, mối quan hệ không dựa trên niềm tin, sự trung thực, sẽ dẫn đến sự không bền vững. Trẻ chỉ cần mất lòng tin vào cha mẹ một lần sẽ rất khó để xây dựng lại.

Nếu đã là bạn của nhau sẽ không có chuyện dọa, đánh, quát nhau hay treo phần thưởng. Tình bạn trước tiên phải dựa trên sự chân thành. Ngoài ra, bản thân tôi luôn tuân theo một số bước như sau để tránh quát tháo, đe dọa và cao giọng với trẻ.

Đầu tiên, khi cha mẹ phát hiện ra điều gì đó không đồng thuận với con, ví dụ như con đánh vỡ bát đĩa, không chịu ăn rau, không chịu học bài… trước tiên hãy ghi nhận và gọi tên ra điều mà mình không hài lòng với con và muốn con thay đổi.

Nhiều người không gọi tên được vấn đề ra, mà nói chuyện, mắng mỏ con rất chung chung. Thậm chí có cha mẹ còn khái quát luôn là: "Con hư lắm!" chứ không chỉ ra chính xác điều đó là gì. Nói chung chung sẽ khiến trẻ không nể phục cha mẹ.

Bước thứ hai, bố mẹ phải "hít thở ba lần, uốn lưỡi bảy lần" trước khi nói chuyện với con. Chúng ta phải kiểm soát sự tức giận, sau đó kiên nhẫn chờ đợi thời điểm phù hợp để nói chuyện với con. Cha mẹ cũng nên nghe con phản biện, ghi nhận và lắng nghe bằng cái tâm từ bi, không phán xét.

Bước thứ ba là thỏa thuận với con, tiến đến sự thống nhất hành động để thay đổi giữa 2 bên. Thỏa thuận là con cũng phải đạt được điều con mong muốn chứ không phải ép con thực hiện việc cha mẹ mong muốn.

Bước thứ tư, chúng ta cần theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện thỏa thuận với con để biến sự thay đổi ấy của con thành thói quen. Tất cả thói quen tốt sẽ tạo thành phẩm chất đạo đức tốt. Như vậy, trong 4 bước này chúng ta không cần tới dọa nạt, vũ lực hay cổ vũ khen thưởng; chỉ cần nói chuyện, lắng nghe và cùng thay đổi hành động với con.

Tôi từng đi các tỉnh quan sát các ông bố bà mẹ dạy con, nói chuyện với con, tôi thấy rất xót xa cho những đứa trẻ được đối xử thiếu tôn trọng. Tôi nghĩ rất cần những khóa học làm cha mẹ.

Mặc dù không phải tất cả người đã học đều làm được việc không quát mắng, dọa nạt con trẻ nhưng sự thay đổi về nhận thức là rất quan trọng.