您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học là đường một chiều”
Ngoại Hạng Anh783人已围观
简介- Sáng 20/10,óThủtướngVũĐứcĐamTựchủđạihọclàđườngmộtchiềlich da bong hội nghị Tổng kết thí điểm đổi m...
- Sáng 20/10,óThủtướngVũĐứcĐamTựchủđạihọclàđườngmộtchiềlich da bong hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017 đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.
![]() |
Hội nghị Tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017. |
Từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động giai đoạn 2015-2017 theo NQ77 cho 23 cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc các Bộ, ngành trung ương, trong đó có 12 trường có thời gian tự chủ trên 2 năm, 11 trường có thời gian tự chủ dưới 2 năm.
Tại hội nghị, nhóm nghiên cứu toàn diện về tự chủ đại học của Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã có báo cáo về kết quả hoạt động của 12 trường đại học có thời gian thí điểm tự chủ từ 2 năm trở lên. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những đề xuất về cơ chế chính sách, giải pháp, lộ trình thực hiện tự chủ phù hợp với điều kiện Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
“Sau gần 3 năm triển khai thực hiện NQ77/NQ-CP, nhìn chung, các trường tự chủ đã được giao nhiều quyền hơn trong các lĩnh vực, giúp giảm bớt các thủ tục hành chính nên đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động của trường, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả” – PGS. Lê Trung Thành đánh giá.
![]() |
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của cơ chế chính sách, gây ảnh hưởng tới tự chủ đại học của các trường đại học công lập.
“Nhiều quy định, văn bản pháp lý chưa thay đổi kịp để hỗ trợ các trường ĐH tự chủ. Các trường ĐH không nhận được sự hướng dẫn cụ thể từ phía cơ quan quản lý nhà nước khi triển khai thí điểm tự chủ” – trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.
“Về nhận thức về tự chủ đại học có sự khác biệt giữa các lãnh đạo cấp cao và cán bộ nhân viên cấp dưới. Lãnh đạo nhà trường cho rằng tự chủ về bộ máy và đào tạo, nghiên cứu khoa học… là những yếu tố sống còn với một trường ĐH. Trong khi các cấp thấp hơn thì lại đề cao vai trò của tự chủ tài chính” – PGS. Lê Trung Thành báo cáo.
Trong nội dung kiến nghị với BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, nhóm nghiên cứu đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Giáo dục đại học và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật sau khi được sửa đổi.
“Trong một số lĩnh vực đặc thù, Chính phủ cần ban hành danh mục các dịch vụ giáo dục đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ” – báo cáo viết.
Trao thực quyền cho Hội đồng trường (HĐT)
![]() |
Đại diện Bộ Kế hoạch - Đầu tư phát biểu tại hội nghị |
Báo cáo đánh giá tác động của việc thực hiện NQ77/NQ-CP, hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – một trong 12 trường thí điểm tự chủ - khẳng định, trong khoảng thời gian thực hiện thí điểm tự chủ dù không dài nhưng trường đã có những đột phá mạnh mẽ trong xây dựng chương trình đào tạo theo chương trình tiên tiến quốc tế, đẩy mạnh công bố quốc tế, kiểm định chất lượng giáo dục, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức, gia tăng nguồn lực tài chính, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại…
GS.TS Nguyễn Đông Phong cho biết, sau 3 năm thực hiện thí điểm tự chủ, trường đã có 250 tỷ đồng từ thu học phí để giải tỏa đền bù cho 11ha đất mà TP đã cho, dù “trong suốt 3 năm qua chưa có sinh viên nào kêu học phí cao”. Ông khẳng định, tự chủ đã mang đến cho ĐH Kinh tế TP.HCM rất nhiều đổi mới, hầu như là căn bản. “Tôi công tác ở trường 42 năm, tôi thấy chưa bao giờ được như thế này” – ông nói.
Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ mà hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nêu ra: thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành liên quan; một số văn bản luật và dưới luật của các bộ, ngành liên quan chưa tương thích tinh thần của nghị quyết, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai các nội dung thí điểm.
![]() |
Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội - PGS. Hoàng Minh Sơn - báo cáo kết quả thực hiện thí điểm tự chủ |
Theo bà Nguyễn Thị Lan – giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có 3 nguyên nhân cơ bản gây ra chậm chạp và khó khăn cho quá trình tự chủ đại học. Một là khung pháp lý chưa tạo thuận lợi cho các CSGD thực hiện quyền tự chủ; hai là cơ chế giám sát không dựa vào các KPIs (chỉ số đánh giá thực hiện công việc), mà dựa chủ yếu vào kiểm soát đầu vào; ba là thiết chế HĐT chưa rõ.
“Hiện nay còn có sự không rõ ràng về quyền và nhiệm vụ của HĐT và các bộ, ngành, Bộ chủ quản. Ba điểm nghẽn này được tháo gỡ thì chắc chắn tự chủ đại học sẽ tạo ra một xung lực cho toàn hệ thống GDĐH tương tự như “khoán 10” đã tạo ra những bước nhảy ngoạn mục của ngành nông nghiệp trong những năm đầu đổi mới” – bà Lan nói.
Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đưa ra một vài khuyến nghị đáng lưu ý. Bà cho rằng tất cả các trường đại học, cao đẳng đều được giao quyền tự chủ nhưng không ở mức độ tự chủ đồng loạt như nhau; mức độ tự chủ dựa trên các KPIs của các CSGD.
“Về công tác tổ chức và nhân sự, trường đại học là một tổ chức học thuật có đặc thù riêng, không thể và không nên lấy các tiêu chuẩn và thước đo của các cơ quan hành chính Nhà nước “áp” vào công tác nhân sự ở đây”. Bà Lan cho rằng, cơ quan chủ quản chỉ xem xét và phê chuẩn kết quả bầu 2 chức danh là chủ tịch HĐT và hiệu trưởng; các công việc khác về tổ chức và nhân sự giao về các CSGD.
“Cần làm rõ và phân định thẩm quyền của Bộ chủ quản, các bộ ngành với HĐT, giao HĐT thay mặt Bộ chủ quản quyết định và chịu trách nhiệm về một số công việc quản trị đại học để giảm tải thủ tục hành chính của CSGD cũng như của các bộ ngành. HĐT quyết định và giám sát những chủ trương, định hướng lớn về chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, đầu tư của CSGD, thay mặt Nhà nước giám sát các chỉ số KPIs đầu ra của CSGD. Còn những vấn đề cụ thể của CSGD thì giao BGH quyết định nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo” – bà Lan đề xuất.
Trong báo cáo, nhóm nghiên cứu cũng đưa thông tin: 48% số người được hỏi cho rằng hoạt đông của HĐT còn chưa hiệu quả, vai trò giám sát mờ nhạt. Các vấn đề cụ thể của hội đồng trường bao gồm: cơ chế chính sách chưa đầy đủ, rõ ràng; chưa phân định rõ mối quan hệ giữa Đảng ủy, HĐT và ban giám hiệu (BGH); cơ quan chủ quản chưa quyết liệt trong việc thành lập HĐT; thành viên HĐT cơ cấu chưa hợp lý; hoạt động mang tính hình thức; nguồn kinh phí cho HĐT chưa được phân bổ ổn định.
Nhóm kiến nghị Chính phủ xây dựng, công bố lộ trình, điều kiện để dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản”. Về lâu dài, các trường cần trở thành pháp nhân độc lập, không có cơ quan chủ quản. HĐT phải thực sự là đại diện sở hữu, có năng lực quản trị qua việc xây dựng chiến lược, bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. “Từ nay đến năm 2020 thí điểm xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” đối với một số trường đang thí điểm tự chủ thành công”.
Xóa bỏ sự can thiệp của Bộ chủ quản
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ: "Các cơ sở giáo dục ĐH được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ ĐH, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ". |
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, bước đầu thí điểm tự chủ có khả quan, tuy nhiên vẫn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trong đó, chính sách, pháp luật về tự chủ chưa đồng bộ, bất cập; cơ chế quản lý theo chế độ bộ chủ quản không còn phù hợp.
Các cơ sở giáo dục ĐH được giao thí điểm tự chủ vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tự chủ ĐH, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện tự chủ. Năng lực quản trị ĐH của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là cơ chế bảo đảm tính công khai, minh bạch cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình với các bên liên quan chưa hiệu quả.
Những bất cập này đã hạn chế hiệu quả của việc thực hiện tự chủ của các cơ sở giáo dục ĐH. Tự chủ chưa thực sự trở thành động lực phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hóa các loại hình đào tạo của trường ĐH.
“Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những việc đã làm được, chưa làm được. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh và bài học kinh nghiệm trong thực tiễn triển khai thời gian qua, để từ đó thống nhất nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, đề ra kế hoạch, lộ trình triển khai bảo đảm hiệu quả cao nhất” – Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng cũng khẳng định Bộ sẽ cùng liên kết với các cấp có thẩm quyền, trung ương, quốc hội tiếp tục cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu thật kỹ vấn đề HĐT. Ông Nhạ đề nghị các hiệu trưởng, các nhà khoa học phải có trách nhiệm trong việc cho ý kiến, kiến nghị để hoàn thiện Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung.
“Tôi kêu gọi các đồng chí cùng với Bộ xây dựng một bộ luật sửa đổi bổ sung thực sự có chất lượng. Đây cũng là dịp nâng cao uy tín của ngành. Đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp tục với Bộ rà soát, báo cáo ngắn gọn, khả thi, cụ thể báo cáo Chính phủ để không chỉ các trường đang thí điểm tiếp tục thực hiện, mà còn mở rộng ra các trường khác”.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi". |
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, chính các trường đại học, cụ thể là các hiệu trưởng phải truyền được trách nhiệm xuống tất cả giảng viên, bộ môn, khoa, phòng. “Tinh thần tự chủ nói từ đầu đến giờ mới chỉ nhằm vào tháo sự can thiệp hành chính không cần thiết của Bộ chủ quản và một phần của Bộ GD-ĐT với trường. Nhưng tự chủ thực sự phải xuống đến tận giáo viên”.
Phó Thủ tướng khẳng định, “chừng nào ‘giáo vụ còn là cụ giáo viên’ thì có nghĩa là chưa có tinh thần tự chủ đại học một cách xuyên suốt”.
Ông cho rằng cần phải đổi mới ngay tư duy của các lãnh đạo trường, cụ thể là hiệu trưởng, để HĐT là cơ quan quyền lực nhất của trường. HĐT phải là cơ quan quyết định 2 vấn đề: một là quyết định tổ chức bộ máy nhân sự của trường, kể cả việc ai là hiệu trưởng, hiệu phó; hai là quyết định về tài chính.
“Tự chủ đại học gần như là đường một chiều, là con đường chúng ta phải đi. Không có tự chủ đại học sẽ không có những trường đại học mạnh, không có đại học mạnh thì không có lực lượng nhân lực tốt, đất nước sẽ không phát triển được” – Phó Thủ tướng nói.
- Nguyễn Thảo
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo U21 Charlton vs U21 Birmingham, 20h00 ngày 15/4: Khách ‘ghi điểm’
Ngoại Hạng AnhHư Vân - 15/04/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Những món ăn vặt từ khoai lang ngon hấp dẫn
Ngoại Hạng Anh- Từ những củ khoai lang bạn có thể làm ra những món ngon như khoai lang lắc xí muội, khoai lang lắc phô mai, bọc phô mai chiên xù...
Trị mất ngủ, hãy tắm nước ấm và ăn khoai lang buổi tối">...
阅读更多Cô dâu khóc như mưa ôm chặt bạn trai cũ trong đám cưới
Ngoại Hạng AnhQuá đau lòng, cô dâu khóc nức nở và ôm chặt lấy bạn trai cũ rồi ngất đi.Chàng trai hài hước, đa tài và lý do ế vợ khiến khán giả cười lăn"> ...
阅读更多
热门文章
- Kèo vàng bóng đá Aston Villa vs PSG, 02h00 ngày 16/4: Tin vào Les Parisiens
- Nhà trai ngạc nhiên khi bố mẹ vợ từ chối sính lễ hàng trăm triệu
- Những công dụng thần kỳ của nước vo gạo bạn cần biết
- 1/6: Món quà nhân ái tặng khách nhí bay Vietnam Airlines
- Nhận định, soi kèo Queretaro vs Atlas, 08h00 ngày 17/4: Mục tiêu Top 10
- Mẹ chồng nàng dâu tập 49: Quyền Linh hoảng hốt vì nàng dâu lỡ tay đánh mẹ chồng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Hoàng Anh Gia Lai vs Hà Tĩnh, 17h00 ngày 18/4: Buồn cho phố Núi
-
- Mới đây, bức ảnh người em trai che yên xe máy cho chị giữa trời nắng nóng đã thu hút sự chú ý của nhiều người.4 hot girl nước ngoài có đông fan nhờ hát tiếng Việt hay" alt="Chuyện cảm động sau bức ảnh em trai che yên xe cho chị gái"> Chuyện cảm động sau bức ảnh em trai che yên xe cho chị gái
-
Chiều tối 26/4/2018 người dân nô nức xuống đường cùng Lễ diễu hành 12 xe hoa - hoạt động đồng hành hấp dẫn nhất của Carnaval Hạ Long 2018. Hàng trăm nghệ sĩ trong những bộ trang phục lễ hội rạng rỡ với chủ đề “Khám phá miền lễ hội” mở màn đầy ấn tượng cho lễ diễu hành xe hoa Carnaval Hạ Long 2018. HSSV cũng tham gia lễ hội trong những bộ trang phục lấp lánh sắc màu cùng họa tiết cánh sen hồng, thể hiện chủ đề “Du lịch cộng đồng - Miền thôn quê”. Màn diễu hành với tên gọi “Du lịch văn hóa tâm linh” qua phần hóa trang đầy ấn tượng. Những “tiên nữ giáng trần” thướt tha trong tà váy trắng, nổi bật với bộ cánh đỏ mềm mại. Xe hoa lộng lẫy mang theo mô hình vịnh Hạ Long - Kỳ quan thiên nhiên thế giới với bãi biển trài dài, làn nước trong xanh, mát lạnh. Hòn Trống Mái, tài nguyên du lịch đặc sắc của miền di sản hiện lên đầy sống động. Màn trình diễn nghệ thuật đầy ngẫu hứng trong vũ điệu Samba bốc lửa. Chị Nguyễn Thu Hương (Quảng Ninh) chia sẻ: “Các xe hoa được đầu tư công phu, hoành tráng và biểu diễn chuyên nghiệp hơn so với các năm trước”.
Du khách nước ngoài cũng háo hức chiêm ngưỡng lễ diễu hành 12 xe hoa hoành tráng của Carnaval Hạ Long.
Diễu hành xe hoa Carnaval sẽ được tiếp tục tại sân khấu đêm 28/4, đêm Công bố khai mạc năm Du lịch Quốc gia 2018 trên Quảng trường biển hiện đại nhất Việt Nam - Sun Carnival Hạ Long với diện tích 13ha, khán đài có sức chứa hơn 10.000 chỗ ngồi.Đêm Carnaval Hạ Long 2018 sẽ có sự góp mặt của những nghệ sĩ tên tuổi lớn: NSND Quang Thọ, ca sĩ Mỹ Linh, Tùng Dương, Kiều Anh, Văn Mai Hương… các đoàn nghệ thuật đến từ Brazil, Ukraine, Trung Quốc, Cu Ba. Đặc biệt, trong đêm Carnaval sẽ là màn trình diễn pháo hoa nghệ thuật của đội Pháp.
PV
" alt="Rực rỡ sắc màu Carnaval Hạ Long 2018">Rực rỡ sắc màu Carnaval Hạ Long 2018
-
- Tết té nước, người Lào gọi là Bunpimay diễn ra từ 14 đến 16/04 hàng năm theo Phật lịch. Những ngày này, trên khắp đất nước Lào người dân có tục té nước để cầu may, bình yên cho cả năm.Cánh đồng chum 2.000 năm bí ẩn ở Lào" alt="Ngày Tết đẫm nước của người dân Lào"> Ngày Tết đẫm nước của người dân Lào
-
Nhận định, soi kèo Malmo vs IK Sirius, 20h00 ngày 18/4: Sức mạnh của nhà vô địch
-
Người tuổi Mùi năm nay gặp Thái Tuế, có nhiều biến động, may nhờ có quý nhân trợ giúp nên khó khăn cũng giảm phần nào.Vận mệnh người tuổi Tuất năm 2018" alt="Xem tử vi vận mệnh người tuổi Mùi năm 2018"> Xem tử vi vận mệnh người tuổi Mùi năm 2018