Tại sao đến lúc này chúng ta vẫn chưa có ô tô bay?
Những phát triển ban đầu về một chiếc ô tô có thể bay được (flying-cars) đã có từ đầu thế kỷ 20. Với xu hướng phát triển của ô tô điện cùng tính năng lái xe tự động,ạisaođếnlúcnàychúngtavẫnchưacóôtôvong loai world cup chau a nhiều người đặt câu hỏi, đây liệu có phải cơ hội để ô tô bay cá nhân trở thành hiện thực. Và ô tô bay có phải đích đến của ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong một vài năm tới hay không?
Tại sao đến lúc này chúng ta vẫn chưa có ô tô bay? |
Dưới đây là bài viết vừa đăng tải trên trang Hot Cars, sẽ giúp chúng ta xem xét kỹ hơn về khái niệm ô tô bay và lý do tại sao chúng chưa trở thành xu hướng phổ biến cho đến ngày nay.
Lịch sử của ô tô bay
Những cuộc thảo luận về ô tô bay đã có từ nhiều thập kỷ trước. Mô hình đầu tiên do Henry Ford định hình. Nhiều năm sau, khi đổi mới quy trình sản xuất ô tô, ông đã thực hiện một nhiệm vụ táo bạo khác, đó là nghiên cứu những chiếc ô tô có thể bay lên.
Mô hình ô tô bay đầu tiên do Henry Ford định hình và chế tạo. |
Trong khi bạn chắc chắn đã nghe nói về Ford Mustang, bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về Ford Flivver. Flivver là cái tên được Ford đặt cho những nguyên mẫu xe ô tô bay đầu tiên. Thật không may, mẫu thử nghiệm đầu tiên này đã rơi xuống Đại Tây Dương vào năm 1928, khiến phi công thiệt mạng. Năm 1931, Ford thực hiện một nỗ lực khác, chiếc ô tô bay được đặt tên là 'Stout Skycar' và thành công hơn một chút.
Tuy nhiên, cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới đã dẫn tới sự thiếu quan tâm đến ô tô bay cá nhân vào thời điểm đó. Những thử nghiệm của một số nguyên mẫu ô tô bay đã không đạt được kết quả như mong đợi. Bản thân Henry Ford, người rất lạc quan về giấc mơ táo bạo này, đã thừa nhận rằng thời điểm đó có thể còn hơi sớm để ô tô có thể bay.
Sau đó, một cá nhân khác là kỹ sư máy bay Molt Taylor thông qua kiến thức của mình về kỹ thuật hàng không cũng đã ghép một chiếc ô tô và một chiếc máy bay thành một cỗ máy đặc biệt có tên là Aerocar. Aerocar là sự kết hợp của một loại hình ô tô bay khác, nó có thể bay trong không trung và lái xe trên đường.
Dự án của Taylor sau đó đã được chính phủ Mỹ phê duyệt, nhưng thật không may, ông không thể kêu gọi bất kỳ ai đầu tư vào giấc mơ của mình, do đó hy vọng sản xuất hàng loạt chiếc Aerocar đã bị tiêu tan. Chỉ có 6 chiếc từng được xuất xưởng.
Nhiều mẫu ô tô bay đã được nghiên cứu, thử nghiệm. |
Những năm gần đây, nhiều hãng xe đã tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm hàng loạt các mẫu ô tô bay khác nhau nhưng chưa có một mẫu ô tô bay nào chính thức được sản xuất thương mại hướng tới số đông.
Vậy, chính xác thì tại sao ô tô bay vẫn chưa hoàn toàn trở thành hiện thực? Dưới đây là một số nguyên nhân “níu chân” sự phát triển của ngành sản xuất ô tô bay mà trang Hot Cars đã chỉ ra.
1. Ô nhiễm tiếng ồn:
Những chiếc ô tô bay có độ ồn không kém gì những chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ. Do vậy, nó sẽ không phù hợp khi được sử dụng ở các thành phố, nhất là vào ban đêm.
Cánh quạt và hệ thống ống gió là hai bộ phận gây ồn nhất trên những chiếc máy bay trực thăng cỡ nhỏ. |
Theo thiết kế, để ô tô vẫn bay trên không, cần phải có cánh quạt và hệ thống ống gió (duct fans - hoặc công nghệ tương tự) như trên máy bay. Cả hai đều là những bộ phần gây ồn hàng đầu của máy bay. Với rất nhiều ô tô bay trên không cùng một lúc, các thành phố của chúng ta sẽ ồn ào đến mức khó tin.
Chỉ cần xem xét âm thanh được tạo ra bởi Bell J-2A, một máy bay trực thăng hai người tạo ra tiếng ồn khoảng 100 dB. Hãy tưởng tượng có hàng trăm chiếc như vậy cùng bay trên bầu trời thì độ ồn kinh khủng đến mức nào.
2. Nguồn năng lượng
Thế giới hiện đang nỗ lực để loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu mỏ và cắt giảm khí thải của các phương tiện giao thông. Với lượng khí thải C02 đang đạt mức cao nhất mọi thời đại, chúng ta không thể phát triển mạnh ô tô bay khi chưa có nguồn năng lượng thay thế phù hợp.
Ngoài lượng khí thải ra, hiệu quả sử dụng nhiên liệu cũng sẽ được đặt ra. Trong khi các máy bay thương mại “đốt” rất nhiều nhiên liệu nhưng lại chuyên chở số lượng hành khách và hàng hoá rất lớn. Do vậy, máy bay có hiệu quả sử dụng nhiên liệu vẫn ở mức cao.
Trong khi mỗi chiếc ô tô bay chỉ chở được 2-4 người, hiệu quả sử dụng nhiên liệu của loại phương tiện này rất thấp. Đây là điều không được khuyến khích trong nhiều thập kỷ qua. Ngay cả khi trong tương lai, nếu ô tô bay sử dụng điện thì vẫn rất tốn kém.
Người lái ô tô bay sẽ phải có chuyên môn và những kỹ năng như lái máy bay. |
3. Khả năng của người lái
Khác hẳn so với lái ô tô trên đường, những chiếc ô tô bay đòi hỏi người lái phải được đào tạo bài bản, kỹ càng hơn rất nhiều. Người lái lúc này không phải là “lái xe” nữa mà trở thành “phi công”. Các quốc gia cũng sẽ phải xây dựng hệ thống luật pháp riêng dành cho loại phương tiện này.
Các chuyên gia cho rằng, ngay cả khi có ô tô bay tự hành thì người sử dụng cũng vẫn cần phải có những chuyên môn nhất định. Hiện nay, công nghệ ô tô tự hành dưới mặt đất cũng vẫn đang được phát triển và có thể trở thành xu thế trong 10-20 tới. Tất nhiên, ô tô bay sẽ phải đi sau khá lâu.
Ô tô bay trong tương lai sẽ dựa trên công nghệ tự hành và sử dụng động cơ điện. |
Trong khi chúng ta hiện có máy bay lớn và máy bay không người lái cỡ nhỏ cho phép hành khách tiếp cận bầu trời. Nhưng có vẻ như chúng ta sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa để ô tô bay trở thành xu hướng chủ đạo. Điều đó phụ thuộc phải việc khắc phục 3 yếu tố ở trên, đó là phát triển xe tự hành, công nghệ xe điện tiết kiệm nhiên liệu và tập trung vào giảm tiếng ồn.
Các chuyên gia cho rằng, phải mất vài thập kỷ nữa để các công nghệ này có thể áp dụng được trên ô tô bay. Sớm nhất là đến năm 2050-2060, chúng ta mới có ô tô bay chạy điện sản xuất hàng loạt để người bình thường có thể sở hữu được loại phương tiện thú vị này.
Hoàng Hiệp(theo Hot Cars)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ôtô bay Aska có giá lên đến 789.000 USD
Hãng NFT bắt đầu nhận đặt hàng mẫu ôtô bay Aska. Phương tiện di chuyển này sẽ bán ra vào năm 2026 và mức giá lên đến 789.000 USD đối với phiên bản giới hạn.
本文地址:http://app.tour-time.com/html/079a198997.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。