Nước mình rất coi trọng văn hóa. Ngân sách hàng năm chi cho văn hóa không hề ít. Tuy nhiên, những khoản tiền đầu tư cho sáng tạo, cho văn hóa phẩm như sách báo, mạng, phim ảnh và quan trọng nhất là giá trị mang tính trí tuệ dường như không được bao nhiêu. Vì vậy, những nghệ sĩ sáng tạo tài năng hay ngoảnh mặt và để xã hội hân hoan thưởng thức những sản phẩm tầm tầm rồi những người làm văn nghệ cũng tầm tầm cùng hò reo tâm đắc. Buồn!
Giải Cánh diều ở Nha Trang năm nay, như thường niên, náo nhiệt, vui vẻ trong tiệc tùng. Đó có thể là phần ý nghĩa hơn cả vì trong bữa tiệc nhiều người có cơ hội để gặp gỡ, trao đổi các dự án, kế hoạch cá nhân. Tôi cũng gặp một số bạn bè để có thể sẻ chia vài vấn đề về kỹ nghệ mà đôi khi không phải với ai, lúc nào cũng sẻ chia được. Tuy nhiên, chưa nói được bao nhiêu thì tiệc đã tàn. Giá mà có một diễn đàn để các nghệ sĩ, những nhà sáng tạo, những film crew có thể tự do đăng ký sẻ chia, chào mời, giới thiệu và ký kết các dự án thì tốt quá.
Tôi đã dự nhiều hội thảo na ná vậy ở nhiều LHP nhưng nó hành chính và kỳ cục, kém ứng dụng và không hiệu quả. Các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu lên đọc tham luận dài đằng đẵng về những thứ siêu hình, không mấy người quan tâm, rồi thôi. Ai cần nghe mấy thứ đó?!
Giải Cánh diều theo tôi cần mở rộng phải có chợ phim. Chợ đúng nghĩa của chợ để chúng tôi những người làm nghề gặp gỡ những nhà đầu tư, nhà sản xuất tìm kiếm nguồn và cơ hội đầu tư mới thực sự hiệu quả và ý nghĩa. Là người tham gia giải Cánh diều từ lúc nó khai sinh, tôi mong mỏi theo thời gian sự kiện này phải thay đổi, phải lớn lên để nó không đơn thuần chỉ là một lễ trao giải.
Và muốn cho nó lớn lên cần cấp ngân sách tử tế để nó đứng vững và có vị thế ngay từ trong nhà, không nên để các nghệ sĩ và lãnh đạo hội cứ phải lòng vòng hàng năm tìm nguồn tài trợ bấp bênh. Tài trợ rất tốt nhưng không phải là yếu tố quyết định mọi thứ.
Thương cho Hội Điện ảnh nhiều năm nay, kinh phí làm giải thưởng thấp quá nên chật vật để tổ chức mỗi năm trao giải vội vàng, phụ thuộc cả về thời gian, cơ sở vật chất và cả thời lượng phát sóng. Tôi nghĩ, nên tổ chức ở những nơi mà các nhà nghiên cứu điện ảnh, sinh viên điện ảnh có thể gặp gỡ, xem phim, trao đổi, hội thảo, giới thiệu và bán các dự án như Hà Nội, Sài Gòn nhiều tuần. Và cũng không ép lên sóng trực tiếp toàn bộ chương trình với nhiều phần nghi thức rất thừa mà phần quan trọng người xem muốn thấy đều không thấy.
Những nghệ sĩ, nhà làm phim luôn có nhu cầu sẻ chia với đồng nghiệp và những người hâm mộ những kinh nghiệm và cảm xúc của họ. Họ muốn nói về mình ở chính nơi được vinh danh ở một thời điểm thích hợp giữa đám đông những người thích hợp. Hy vọng những ý kiến của tôi sẽ được sẻ chia.
Bình minh phía trướclần này thắng giải bạc. Cũng là sự ghi nhận, đóng góp của tập thể sáng tạo, anh chị em sản xuất và nhà đầu tư. Cảm ơn ban tổ chức giải Cánh diều đã trao tặng giải và vinh danh bộ phim. Đây là bộ phim tôi rất hài lòng về dàn diễn viên, phần thiết kế mỹ thuật và hình ảnh. Tôi cũng hài lòng về phần kịch bản và lối kể chuyện. Không dễ để viết về một đề tài như thế này với bề dày văn hóa vật thể, văn hóa phong tục, văn hóa hành vi… với nhiều giai tầng khác nhau. Bộ phim đang phát miễn phí trên YouTube. Và tôi tin người ta sẽ vẫn còn xem phim của chúng ta đến vài chục năm sau nữa.
Tôi cũng tiếc cho nhiều phim tốt mà chẳng đoạt giải gì, nhưng không có nghĩa là bộ phim đó kém, chỉ là chưa may mắn. Thôi lại chờ tới mùa Cánh diều năm tới. Mọi khen chê hoặc tranh cãi đều tốt nhưng nên mang tinh thần xây dựng để mỗi ngày, mỗi chúng ta tử tế hơn, hoàn thiện hơn.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng
" alt=""/>Cánh diều cần phải có chợ phim!Lệ Thủy thừa nhận mình may mắn vì nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Năm 16 tuổi, nữ nghệ sĩ đạt huy chương vàng giải Thanh Tâm – giải thưởng danh giá nhất ở lĩnh vực cải lương trong thập niên 1950-1960. Nhờ giọng hát được ví như “chuông ngân” cùng vẻ ngoài xinh xắn, kiều diễm của một cô đào hát, Lệ Thuỷ nhanh chóng được đưa lên vị trí đào chánh, show diễn liên tục cùng mức cát-xê cao.
Tuy nhiên, thời điểm hoàng kim của tên tuổi cũng là lúc Lệ Thủy đối diện với loạt biến cố mà mỗi khi nhắc lại, nữ nghệ sĩ vẫn thấy rùng mình.
Clip Lệ Thuỷ ''rùng mình'' kể lại giây phút khủng hoảng thời trẻ:
Cụ thể, sáng mùng 2 Tết năm 1968, trong lúc cả gia đình bà đi vắng, ngôi nhà bất ngờ bốc cháy, thiêu rụi hoàn toàn những vật dụng, tài sản giá trị trong nhà.
"Hai hôm sau tôi mới về nhà, thấy mọi thứ đều cháy rụi, cả gia tài của nhà tôi đều không còn gì hết. Toàn bộ son phấn, đồ diễn, gia tài đi hát của tôi cũng không. Nhưng cũng may lúc đó tôi vừa ký hợp đồng đi hát trước Tết, nên trong người còn vài trăm đồng, mới đi mượn thêm tiền để sửa sang lại", nữ nghệ sĩ chia sẻ.
Điều không may khi thời điểm ấy, biến cố lịch sử xảy ra khiến nhiều đoàn cải lương không được biểu diễn trong thành phố. Nhà cửa, tài sản không còn, bản thân cũng buộc phải nghỉ hát, Lệ Thủy buồn rầu, định giải nghệ chuyển sang buôn bán nhỏ nhưng rồi cũng không thực hiện được.
... đến việc bị đẩy xuống đóng vai phụ
Bẵng đi một thời gian, ông bầu dàn dựng lại gánh hát, kêu gọi các nghệ sĩ trở về đoàn biểu diễn. Lệ Thủy theo mọi người về các tỉnh miền Trung lưu diễn suốt 2 năm. Song cũng chính giai đoạn này, tên tuổi của bà lại dần rơi vào lãng quên khi khán giả Sài Gòn lúc ấy đã dành sự chú ý đến một cái tên mới nổi khác - nghệ sĩ Mỹ Châu.
“Tôi đến hãng đĩa Việt Hải để thu vở Lá trầu xanh, nhưng bị đẩy xuống vai phụ, còn Mỹ Châu được thu vai chính. Trong khi đó, bình thường tôi được vào vai chính” - Lệ Thuỷ nhớ lại.
Từ đào chánh bị đẩy xuống đào phụ, thậm chí làm nền cho lớp đàn em sau mình, Lệ Thủy đã chán nản, bật khóc nức nở vì không cam lòng. ''Hồi đó tôi mới 21 tuổi, còn nhỏ nên mới ganh tị với Mỹ Châu vì thấy cô ấy được cưng chiều hơn. Tôi không biết làm thế nào, nhưng vẫn phải đi thu vì nếu không như thế sẽ không ai biết tôi đã về Sài Gòn. Tôi kiên nhẫn lắm, chấp nhận đóng vai phụ để được khán giả biết tới, chứ không vì cái tự ái của mình mà bỏ không đóng".
![]() |
Dự án hồi kỳ của Lệ Thủy gồm 32 tập, ghi lại chặng đường làm nghề của bà từ thời thơ ấu cơ cực đến khi trở thành danh ca được nhiều người yêu mến. |
Mất 2 năm để phấn đấu, Lệ Thủy dần nhận lại sự quan tâm của khán giả cũng như vị trí trong nghề. Từ thời điểm đó, bà tự nhủ với lòng dù có thế nào cũng phải trân trọng và gìn giữ danh tiếng bản thân như một sự đền đáp với Tổ nghề và công chúng.
“Ngày xưa, chúng tôi cạnh tranh nhau từng chút một, nhưng cạnh tranh bằng năng lực, chứ không phải thù ghét rồi hãm hại nhau”, NSND chia sẻ.
"Người vợ nên đặt vị trí thấp hơn chồng một chút''
Ở tuổi 72, Lệ Thủy đang có cuộc sống viên mãn bên cạnh chồng và các con cháu. Bà bảo chưa bao giờ đặt tâm thế mình là một người nghệ sĩ khi làm vợ, làm mẹ. Ở ngoài, có giai đoạn cái tên Lệ Thủy nổi tiếng đình đám, nhưng khi đã bước vào thềm nhà bà bỏ hết những điều đó sau gót chân.
''Tôi nghĩ vợ chồng trong một cuộc hôn nhân như một tổ chim. Trong đó, người vợ phải biết vun vén, có trách nhiệm chăm lo gia đình thì cái tổ ấm ấy mới được lâu dài. Điều quan trọng nhất, theo tôi, người vợ nên đặt vị trí của mình thấp hơn chồng một chút.
![]() |
Nữ nghệ sĩ gạo cội bên con trai - ca sĩ Dương Đình Trí. |
May mắn của tôi là còn có gia đình, có chồng con bên cạnh an ủi, lo lắng. Vậy nên nếu so ở vị trí mình, tôi tạm dùng từ “viên mãn” để hình dung. Dĩ nhiên, con người ai cũng có những phút giây tiếc nuối hay hạnh phúc. Đối với tôi hiện tại, điều quan trọng nhất vẫn là gia đình, thứ hai là sức khỏe.
Bà bảo ngoài căn bệnh gai cột sống, thỉnh thoảng trái gió trở trời bị đau nhức, còn lại tim mạch hay mấy căn bệnh người già khác may mắn vẫn ổn. Và càng lớn tuổi, sức khỏe càng yếu nên bà cũng không chủ quan. Thời trẻ, xông pha lưu diễn rong ruổi dài ngày, ăn cơm hàng cháo chợ không biết mệt nhưng bây giờ Lệ Thuỷ đi đâu cũng có người tháp tùng kèm theo đó là các loại thuốc phòng bị mới yên tâm ra khỏi nhà.
''Nhìn lại đời mình, tôi thấy vinh hạnh vì từ khi sinh ra, lớn lên và già đi như hiện tại đều được sống trong tình thương của khán giả. Tôi trân trọng những tình cảm đó nên dù xa xôi, cực khổ thế nào cũng ráng lặn lội đi để gặp gỡ khán giả của mình, hát cho họ nghe”, Lệ Thuỷ từng chia sẻ với VietNamNet.
Xem thêm clip NSND Lệ Thủy biểu diễn trích đoạn "Đêm lạnh chùa hoang":
Thúy Ngọc
"Ở ngoài, có thể Lệ Thủy nổi tiếng đình đám, nhưng khi đã bước vào thềm nhà thì tôi bỏ hết những điều đó sau gót chân" - NSND Lệ Thủy chia sẻ.
" alt=""/>NSND Lệ Thủy kể về biến cố không thể quên trong đờiĐa số di cốt động vật phát hiện trong hố khai quật đều là loài thú nhỏ. Đây được xem là nguồn thức ăn quan trọng của cư dân cổ trong quá khứ. Các công cụ đá tại hố khai quật không lớn nhưng đặc điểm về loại hình và kỹ thuật cho thấy sưu tập hiện vật đá ở đây thuộc văn hóa Hòa Bình.
Ngoài ra, vào tháng 3, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nam đã phối hợp khảo sát tại Thung Na, thuộc tổ 8, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng.
Tại hang Thung Na 1 và mái đá Thung Na 3 phát hiện các dấu tích cổ sinh thời tiền sử và văn hóa vật chất của giai đoạn sơ sử. Đó là những hóa thạch động vật và hiện vật như nhiều mảnh gốm vặn thừng, màu nâu đỏ thuộc nền văn hóa Đông Sơn.
Nhóm khảo sát cũng tìm thấy một di tích giai đoạn tiền sơ sử trên đỉnh núi Lò Vôi gần khu vực Tam Quan ngoại chùa Tam Chúc. Trên đỉnh núi phát hiện nhiều vỏ nhuyễn thể biển cùng với ốc suối chặt đít.
Đáng chú ý, tại vị trí đỉnh núi với diện tích rộng khoảng 60m2 đã phát hiện các mảnh miệng, mảnh thân của đồ gốm nằm cùng với nhuyễn thể biển và nước ngọt.
Kết quả khảo sát cho thấy, khu vực này tồn tại nhiều di tích có niên đại cuối thế Pleistonece tới Holocene muộn. Điều đó cho thấy rằng, Kim Bảng trong quá khứ là một địa vực khá thuận lợi, được cư dân cổ sử dụng và cư trú qua nhiều thời kỳ.
Tuyết Nhung và nhóm PV, BTV" alt=""/>Phát hiện di cốt người niên đại khoảng 10.000 năm trước ở Hà Nam