Hơn 30 năm làm công việc tư vấn tâm lý,ữdoanhnhânĐồngNaicầucứuvìbịchồngghentuônggiữađêthái lan – việt nam Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa thường gặp nhất là khách hàng gọi đến tâm sự chuyện mình bị chồng, vợ ghen vô lý và hỏi làm thế nào để người kia nhận ra việc mình đang làm là sai.
Mới đây, bà nhận được cuộc gọi của một người phụ nữ giữa đêm khuya, giọng hốt hoảng, nói câu được câu mất: ‘Tôi bị chồng bóp cổ. Tôi rất sợ. Mong chị giúp tôi’.
Đến khi được bà Hoa trấn an, chị mới giới thiệu mình tên Liên, 40 tuổi, làm kinh doanh tự do ở Biên Hòa, Đồng Nai. Anh Quân chồng chị là người chồng thành đạt nhưng có tính hay ghen, dù vợ không ngoại tình.
Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa. Ảnh: P.T. |
Làm kinh doanh nên chị thường phải giao tiếp với nhiều khách hàng, trong đó có cả nam và nữ. Mỗi lần đi đâu, làm gì chị phải nói điểm đến cho chồng biết.
Anh Quân cài thiết bị theo dõi trên đồng hồ đeo tay của vợ. Khi được vợ báo địa điểm, anh tra thông tin trên mạng xem nơi vợ đến cách nhà bao nhiêu km để căn giờ. Nếu vợ đi vượt quá, anh gọi liên tục để hỏi: đi đâu, làm gì, đi với ai, bao giờ về nhà…
Đêm đến, vợ chồng nằm ngủ bên nhau nhưng anh Quân hay mơ vợ ngoại tình rồi quay sang bóp cổ vợ. ‘Anh ấy cứ xin lỗi rồi tiếp tục. Tôi không muốn bỏ chồng, nhưng không biết phải làm sao để anh ấy không còn làm chuyện đó nữa’, chị Liên nói qua điện thoại.
Bà Hoa cho biết, trường hợp của anh Quân là bị bệnh ghen hoang tưởng, một chứng rối loạn tâm thần. Những người bị bệnh này thường ghen bạn đời từ những việc nhỏ nhặt và có những hành động kiểm tra, theo dõi ráo riết, hành hạ, đe dọa, đay nghiến, khủng bố bạn đời. Tuy nhiên, họ không nhận ra mình đang bị bệnh, nhất là nam giới.
Bà đặt câu hỏi với chị Liên: ‘Chị đã làm những gì để chồng hiểu mình hơn, bớt hoang tưởng hơn?’. Chị Liên khăng khăng: ‘Tôi không ngoại tình, không gặp gỡ, giao tiếp với người khác giới. Hết giờ làm tôi về nhà. Nếu như trước đây, đi ra ngoài tôi trang điểm, mặc đồ đẹp thì giờ tôi bỏ hết. Vậy mà anh ấy cứ ghen’.
Thạc sĩ Hoa cho biết, việc chị Liên gạt bỏ những sở thích, niềm vui và các mối quan hệ bên ngoài để chứng minh với chồng mình không ngoại tình là chưa khéo léo, có khi làm chồng thêm nghi ngờ. Cứ thế, làm cuộc hôn nhận trở nên nặng nề hơn. Cách tốt nhất là phải làm sao để anh Quân nhận ra mình đang bị bệnh. ‘Tôi khuyên chị ấy tìm cách đưa chồng đi gặp bác sĩ tâm lý’, vị chuyên gia nói.
Nghe lời khuyên, chị Liên nói với chồng: ‘Cuối tuần, em có hẹn gặp khách hàng ở TP.HCM. Phía họ có chồng đi theo nên em muốn anh đi cùng’. Nghe vợ nói vậy, anh Quân đồng ý.
Gặp thạc sĩ Hoa, anh Quân ban đầu mặt đỏ vì ngại. Khi được bà Hoa khéo léo gợi chuyện, anh từ từ tâm sự những chuyện mình đang gặp phải.
Anh kể, trước khi cưới chị Liên, anh yêu một người con gái. Họ sống thử từ khi còn là sinh viên và dự tính, ra trường, ổn định công việc sẽ làm đám cưới.
Thế nhưng, mọi chuyện không như ý. Không chỉ sống với anh, cô gái kia còn có quan hệ với người khác. Biết chuyện, anh sốc. Khi gặp và cưới chị Liên, anh luôn nghĩ, mình sẽ bị phản bội.
Khoảng hơn năm nay, công ty anh hoạt động đi xuống làm anh thường căng thẳng và buồn chán. ‘Tôi liên tục bị mất ngủ. Chợp mắt được một lúc, tôi cứ mơ thấy vợ bỏ ba cha con tôi đi lấy chồng khác. Tôi sợ mất cô ấy’, anh nói.
Theo thạc sĩ Hoa, hiện nay, số người bị bệnh ghen hoang tưởng như anh Quân đang tăng lên. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là căng thẳng, mất ngủ, từng bị phản bội tình cảm… Người bị bệnh này rất dễ chuyển nặng, mất kiểm soát hành vi.
Vị chuyên gia khuyên, với những người có chồng và vợ như anh Quân thì nên khéo léo tìm hiểu nguyên nhân, đừng cố chứng minh mình không ngoại tình. Cách tốt nhất là nên khéo léo gợi chuyện để người kia nói ra nguyên nhân và các buồn bực, lo âu của mình.
Vợ trói chồng, nhờ bảo vệ dân phố đưa vào viện tâm thần vì ngoại tình
Ông Minh có bồ khi hai vợ chồng ly thân, chờ ngày ra toà ly hôn. Sợ chồng cưới vợ mới sẽ phải chia tài sản, bà Bích tìm mọi cách đưa chồng vào bệnh viện tâm thần.