Trên blog Conversations, Nokia đang úp mở về một sự kiện lớn sẽ được tổ chức vào khoảng 15 giờ ngày mai (theo giờ Việt Nam).
" alt=""/>Nokia sẽ tổ chức lễ công bố lớn vào ngày mai>>Game online: Khó quản khi chưa có dữ liệu chứng minh nhân dân / Game online Trung Quốc đang tung hoành tại Việt Nam/ Game "nội" lép vế ngay trên "sân nhà"/ Doanh nghiệp game "nội" thà chết chứ không bắt tay nhau
Doanh nghiệp phải "liều" phát hành game không phép
Theo một thống kê gần đây, hiện tại số lượng game không phép đang có mặt ở thị trường Việt Nam là trên 200 game. Trong đó, gần như nhà phát hành nào, từ mới nổi như Soha Game, Gia Nguyễn, XCT, Bạch Tuộc Số, MaxGame, Tầm Tay… đến một vài nhà phát hành đã có thâm niên như FPT Online, VDC Net2E và một số nhà phát hành khác, đều phát hành game không phép ra thị trường. Phương thức các nhà phát hành game này thường áp dụng là tìm mọi cách “lách luật” như, chọn tên miền quốc tế, đặt máy chủ ở nước ngoài phát hành game trở lại trong nước, thậm chí một số nhà phát hành game trên website thông tin giới thiệu về game còn dấu kín tên công ty để tránh bị cơ quan chức năng nhòm ngó…
Thực tế, việc các nhà phát hành game trong nước phải đưa ra các game không phép trên thị trường là một điều khó tránh khỏi, nguyên nhân do việc quản lý game online tại Việt Nam hiện nay đã quá lạc hậu và không theo kịp sự phát triển.
Cho đến nay, văn bản quản lý game duy nhất đang tồn tại là thông tư 60 về quản lý trò chơi trực tuyến được ban hành từ năm 2006. Trong những năm từ 2008 – 2010, khi game online phát triển một cách “ào ạt” và nảy sinh ra nhiều tệ nạn, liên tục được phản ánh trên các phương tiện truyền thông, nắm được vấn đề đó, Bộ TT&TT vào tháng 8/2010 đã trình lên Chính phủ dự thảo về nghị định quản lý game online, nhưng cuối cùng đã không thấy nó xuất hiện. Ngay sau đó, việc quản lý game cũng được đưa vào dự thảo nghị định 97 mới, nhưng đến nay nó vẫn chưa được ra mắt. Trước tình hình đó, từ năm 2010, Bộ TT&TT đã đưa ra các biện pháp tạm thời như ngưng cấp phép nhiều thể loại game, hạn chế quảng bá game online…đã khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Việc ngưng cấp phép này, khiến cho các doanh nghiệp game bị “kìm hãm” sự phát triển, game thì không thể ra mắt, trong khi đó doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho nhân viên, các chi phí về quản lý, hạ tầng… Chính vì thế, để “tồn tại”, họ bắt buộc phải làm “liều” bằng cách đưa game không phép ra thị trường tràn ngập như ở trên.
" alt=""/>Doanh nghiệp game phấp phỏng chờ chính sáchNhiều người thường tìm đến mặt hàng “like new” vì các sản phẩm này thường có giá rẻ hơn nhiều so với hàng công ty còn mới nguyên. Chẳng hạn như tại cửa hàng Nhật Cường, siêu phẩm Galaxy S4 hàng công ty mới nguyên được bán với giá gần 15 triệu đồng nhưng hàng mới 97%, còn bảo hành chính hãng có giá 12,3 triệu đồng (cũng tại cửa hàng này), hoặc thậm chí một số cửa hàng giá còn khoảng 10 triệu đồng.
Theo anh Trần Tùng, một người có kinh nghiệm chọn đồ "like new", anh thường lựa chọn đồ "like new" vì mặt hàng này có giá rẻ hơn nhiều so với hàng mới hoàn toàn. Cách đây hai năm anh cũng lựa chọn một chiếc điện thoại BlackBerry 9930 thuộc hàng "like new" với giá gần 10 triệu đồng. Trong khi vào thời điểm đó, BlackBerry 9930 - hàng công ty mới nguyên có giá trên 15 triệu đồng.
"Một mức chênh rất lớn nhưng đến giờ sản phẩm này vẫn hoạt động tốt cho dù có một vài bất cập không lường trước được. Đó là vì ham rẻ nên tôi đã lựa chọn BlackBerry 9930 hoạt động trên mạng CDMA, vốn không được nhà mạng Việt Nam hỗ trợ. Tuy rằng, cửa hàng đã bẻ khóa để dùng ngon trên mạng GSM của Việt Nam nhưng thỉnh thoảng vẫn có trục trặc nhỏ ở việc truy cập Internet bằng 3G", anh Tùng chia sẻ.
Từ ví dụ này có thể thấy, mức chênh lệch giá giữa điện thoại mới nguyên và hàng “like new” quá hấp dẫn người mua không rủng rỉnh “túi tiền”.
Tuy nhiên, phải nói đây là kiểu mua “may hơn khôn”. Tức là dựa vào sự may mắn nhiều hơn
và không phải ai cũng may mắn như anh Tùng có thể lựa chọn được hàng "like new" xài vài năm không hỏng.
Hơn nữa, việc xác định mới tới 99%, 98%... thường rất khó và các cửa hàng thường định mức độ “new” cao hơn để hấp dẫn người mua hàng. Trong khi người mua cũng khó có căn cứ để xác định sản phẩm “new” tới mức nào. Tất cả chỉ là đánh giá cảm quan khi dùng thử sản phẩm trên tay lúc mua hàng.
" alt=""/>Có nên mua điện thoại xách tay như mới?