Nhận định, soi kèo nữ Arsenal vs nữ Lyon, 18h30 ngày 19/4: Khó có bất ngờ
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Goztepe vs Besiktas, 23h00 ngày 19/4: Phong độ sa sút
Cảnh xếp hàng dài miên man để mua khẩu trang ở Daegu
Một phụ nữ đeo găng tay nhựa khi đi trên tàu ngầm, các vị khách đeo khẩu trang tham dự lễ cưới. Cùng lúc đó, không ít người vội vã tích trữ mỳ ăn liền và gạo. Bạn bè gọi điện cho nhau và hỏi thăm “cậu vẫn còn sống chứ”.
Bầu không khí lo lắng đang phủ lên Daegu và các vùng lân cận khi người dân cố làm mọi cách tránh xa Covid-19, con virus đã làm hàng trăm người trong vùng ngã bệnh và giết chết ít nhất 10 người trong số đó.
“Chúng tôi gọi điện cho nhau và nửa đùa nửa thật hỏi xem bên kia còn sống không cũng như khuyên bảo lẫn nhau không lang thang ngoài đường phố”, Choe Hee-suk, một nhân viên văn phòng 37 tuổi kể với AP qua điện thoại.
Trước ngày 18/2, ở thành phố này không có một ca nhiễm Covid-19 nào. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi nhanh chóng khi một phụ nữ trong độ tuổi 60 ở Daegu được xác nhận nhiễm Covid-19.
Khoảng một tuần sau, hơn 790 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận ở thành phố 2,5 triệu dân, nằm ở phía đông nam Hàn Quốc này. Số người nhiễm bệnh tăng vọt làm dấy lên lo ngại rằng dịch bệnh đã vượt tầm kiểm soát.
Số ca nhiễm Covid-19 ở Daegu chiếm hơn 80% tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở Hàn Quốc. Ngoài ra 10 trong số 11 nạn nhân tử vong vì chủng virus corona mới này là ở Daegu. Hiện, Hàn Quốc là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Hoài Linh
" alt="Kiểu hỏi thăm ớn lạnh thời dịch Covid" />Hacker bẻ khóa ví tiền ảo trị giá 2 triệu USD
Sau 12 lần nhập mật khẩu sai, họ bỏ cuộc, không muốn tiến quá gần đến lần đoán thứ 16 vì nếu sai, ví sẽ tự động xóa toàn bộ dữ liệu của nó.
Reich quyết định quên đi số tiền cho đến năm 2020 khi mã thông báo bắt đầu tăng giá, khiến giá trị chiếc ví tăng vọt. Vào tháng 2/2021, khi chiếc ví lên đến trị giá 2,5 triệu USD, anh gặp Joe Grand, hacker có biệt danh Kingpin, sau khoảng thời gian cật lực tìm kiếm.
Grand là một kỹ sư điện và nhà phát minh, người đã hack phần cứng từ khi lên 10 tuổi, là thành viên của nhóm hacker L0pht nổi tiếng. Vào năm 1998, Grand đã trình bày trước Thượng viện Mỹ về một lỗ hổng có thể được sử dụng để đánh sập mạng Internet hoặc cho phép cơ quan tình báo do thám lưu lượng truy cập. Năm 2008, anh đồng tổ chức chương trình “Prototype This” của Discovery Channel. Hiện tại, anh đang dạy cách hack phần cứng cho các tổ chức và công ty thiết kế các hệ thống phức tạp, có nhu cầu tìm hiểu cách tin tặc tấn công sản phẩm của họ.
Grand có một phòng thí nghiệm ở Portland, anh đã mua một số ví giống hệt với chiếc của Reich và cài đặt cùng một firmware cho chúng. Reich cho biết bản thân không ngờ quá trình mở khóa sẽ phức tạp như vậy, kéo dài hơn ba tháng thử nghiệm với những thất bại, thành công và khoảnh khắc thót tim.
Cuối cùng, vào tháng 5/2021, khi Grand cho biết anh ấy đã sẵn sàng triển khai một chương trình máy tính có thể mở khóa ví, Reich đã bay ngay từ New Jersey đến Portland để đưa chiếc ví cho Grand. Sau gần ba tiếng rưỡi đồng hồ hồi hộp chờ đợi, Grand đã thành công. Trên màn hình hiện ra chìa khóa và mã PIN gồm năm chữ số. Reich và bạn của anh nhờ đó đã sở hữu 2 triệu USD. Reich ngay lập tức chuyển các token Theta ra khỏi tài khoản của họ và gửi một phần chiến lợi phẩm cho Grand.
Những trường hợp như Reich không hiếm gặp. Công ty dữ liệu tiền điện tử Chainalysis ước tính, hơn 3,7 triệu Bitcoin trị giá 66,5 tỷ USD có thể đã bị mất vì nhiều lý do như máy tính hoặc điện thoại lưu trữ ví phần mềm bị đánh cắp hoặc gặp sự cố và ví không thể khôi phục được, chủ sở hữu vô tình ném ví phần cứng của họ đi hoặc quên mã PIN, hay qua đời mà không chuyển thông tin cho các thành viên trong gia đình.
Grand tiếp tục tìm kiếm những người gặp trường hợp tương tự để giúp họ mở ví. Grand không chỉ muốn bẻ khóa ví, mà còn muốn giúp chúng an toàn hơn. Anh dự định sẽ báo cáo các lỗ hổng bảo mật mà anh tìm thấy cho nhà cung cấp khi chúng được vá để tội phạm và những kẻ xấu không thể khai thác.
Ví Trezor có thể tiếp tục bị tấn công bởi các kỹ thuật hack khác. Grand đang nghiên cứu một phương pháp mới để hack vi điều khiển STM32 được sử dụng trong ví. Nó sẽ hoạt động ngay cả trên các ví cài đặt firmware mới nhất, được bảo vệ nhiều hơn. Tuy nhiên, anh ấy nói rằng anh ấy sẽ không công khai các chi tiết vì phạm vi ảnh hưởng có thể vượt ra ngoài ví tiền.
Hương Dung(Theo BI, The Verge)
Không muốn thông tin cá nhân bị đánh cắp trên mạng, cần phải làm gì?
Theo báo cáo của FBI, tội phạm mạng đã gây thiệt hại 4,1 tỷ USD vào năm 2020, tăng 17% so với năm 2019.
" alt="Hacker bẻ khóa ví tiền ảo trị giá 2 triệu USD" />Trung Quốc đang thúc đẩy sự phát triển của GenAI. Ảnh: SMCP Sự bùng nổ về trí tuệ nhân tạo tổng hợp (GenAI) sau màn ra mắt của ChatGPT vào cuối năm 2022. Chỉ tính riêng năm 2023, có 25% số bằng sáng chế được đăng ký liên quan đến công nghệ này.
Thị trường Trung Quốc cũng không nằm ngoài xu hướng chung. Đến nay, các doanh nghiệp đại lục đã giới thiệu hơn 200 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM). Theo thống kê, trong danh sách 10 công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI hàng đầu, có tới 6 công ty đến từ Trung Quốc.
Những cái tên được nhắc tới bao gồm Tencent Holdings, Alibaba Group, ByteDance, Baidu, Ping An Insurance và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Tencent có trụ sở tại Thâm Quyến được xếp hạng là công ty nộp đơn xin cấp bằng sáng chế GenAI nhiều nhất thế giới, với 2.074 hồ sơ. Baidu, Alibaba và ByteDance lần lượt có 1.234, 571 và 418, đứng ở vị trí thứ 3, 6 và 9 trong danh sách.
Các công ty hàng đầu khác trong lĩnh vực là IBM, Alphabet, Microsoft của Mỹ và Samsung Electronics của Hàn Quốc.
Báo cáo của WIPO cho biết những công nghệ được cấp bằng sáng chế GenAI ứng dụng trong các lĩnh vực như khoa học đời sống (nhiều hồ sơ nhất), cũng như quản lý tài liệu, giải pháp kinh doanh, công nghiệp và sản xuất, vận tải, an ninh và viễn thông.
Trong khi đó, Hội nghị AI lớn nhất Trung Quốc sẽ khai mạc ngày hôm nay (4/7) khi các doanh nghiệp công nghệ được kỳ vọng giới thiệu những công nghệ có thể rút ngắn khoảng cách với quốc gia đang dẫn đầu là Mỹ.
Đây là sự kiện lần thứ 7 được tổ chức, với hơn 1.500 sản phẩm AI được giới thiệu. Trước đó, vào đầu tuần này, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua nghị quyết do Trung Quốc đề xuất, kêu gọi cộng đồng quốc tế xây dựng môi trường kinh doanh phát triển AI “tự do, cởi mở, toàn diện và không phân biệt đối xử”.
(Theo SCMP, Yahoo Finance)
Trung Quốc tăng 20% hiệu suất đào tạo AI mà không cần chip NvidiaGã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent cho biết, đã tìm ra cách thức cải thiện 20% hiệu suất đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM)." alt="Trung Quốc giành thêm thắng lợi về trí tuệ nhân tạo trước Mỹ" />Mỹ đang tìm cách bịt mọi lỗ hổng "dữ liệu". Ảnh: Business Standard Với việc bị loại khỏi các giao dịch quan trọng, sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và đám mây tại Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung sẽ bị tác động nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tê liệt trong một số trường hợp.
Định tuyến qua Trung Quốc
China Telecom, China Mobile và China Unicom từ lâu đã nằm trong tầm ngắm của Washington. FCC (Uỷ ban truyền thông liên bang) đã từ chối đơn đăng ký cung cấp dịch vụ điện thoại của China Mobile vào năm 2019 và thu hồi giấy phép của China Telecom và China Unicom trong lĩnh vực tương tự vào năm 2021 và 2022.
Tháng 4 năm ngoái, FCC tiếp tục cấm các công ty trên cung cấp dịch vụ băng thông rộng. Một trong những yếu tố chính dẫn đến quyết định của uỷ ban này là việc China Telecom định tuyến sai lưu lượng truy cập Internet qua Trung Quốc, khiến lưu lượng có thể bị chặn, thao túng hoặc không thể truy cập đích đến dự định.
China Telecom phủ nhận mọi cáo buộc của cơ quan quản lý Mỹ, nói rằng các vấn đề về định tuyến thường xảy ra trên tất cả các mạng.
Phạm vi tiếp cận của các công ty viễn thông Trung Quốc đã mở rộng sâu bên trong cơ sở hạ tầng Internet Mỹ.
Theo website chính thức của China Telecom, họ có 8 điểm hiện diện (PoP) đặt tại các điểm trao đổi Internet, cho phép các mạng quy mô lớn kết nối với nhau và chia sẻ thông tin định tuyến.
Theo FCC, có “những rủi ro nghiêm trọng về an ninh quốc gia và thực thi pháp luật” do PoP gây ra khi được điều hành bởi các công ty tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia.
Bill Woodcock, Giám đốc điều hành của Packet Clearing House, tổ chức hiệp ước liên chính phủ chịu trách nhiệm bảo mật cơ sở hạ tầng Internet quan trọng, cho biết lưu lượng truy cập qua các điểm này dễ bị phân tích, từ đó khai thác thông tin chính về nguồn gốc, đích đến, cũng như quy mô và thời gian mỗi gói dữ liệu. Chúng cũng có thể cho phép kiểm tra sâu gói tin, trong đó các bên có thể xem qua nội dung của dữ liệu và thậm chí giải mã.
Các cơ quan quản lý lo ngại rằng các công ty có thể truy cập thông tin cá nhân và tài sản trí tuệ được lưu trữ trên đám mây của họ và cung cấp cho Chính phủ Trung Quốc hoặc làm gián đoạn quyền truy cập của người Mỹ vào thông tin đó.
(Theo Bloomberg)
" alt="Mỹ điều tra 3 nhà mạng lớn Trung Quốc cung cấp dịch vụ Internet và đám mây" />Những nhân vật trong bộ phim 'Quý cô thừa kế 2'. Quý cô thừa kế 2cũng là một trong những tác phẩm Việt có doanh thu kém nhất từ đầu năm. Tác phẩm chịu sức ép từ làn sóng các phim ngoại với các "bom tấn" như Godzilla x Kong: The New Empire, Exhuma: Quật mộ trùng ma.Dù được đầu tư chỉn chu về bối cảnh, tác phẩm bị chê mắc lỗi kịch bản, diễn xuất. Câu chuyện phim ôm đồm, tập trung vào những drama nhưng thiếu chiều sâu; diễn xuất các nhân vật chưa thực sự thuyết phục. Mặt khác, một số cảnh nóng xuất hiện khá nhiều được cho là không cần thiết.
Trước những tranh cãi trái chiều từ khán giả về phim, đạo diễn Hoàng Duy thoải mái đón nhận. Với anh, một tác phẩm điện ảnh khi ra rạp sự thưởng thức thuộc về công chúng. Có người thích, dành lời khen và người chê, phản hồi tiêu cực do không đúng gu phim là chuyện bình thường.
Diễn viên Huy Khánh và Trang Nhung trong một phân cảnh. Quý cô thừa kế 2kể về gia đình thượng lưu của Hải Đường (Trang Nhung đóng) và Cao Minh (Huy Khánh đóng). Hải Đường có cuộc sống hôn nhân bi kịch, thường bị chồng bạo hành. Cả hai có một cô con gái là Kim (Quyên Qui đóng). Vì được ba mẹ chiều chuộng nên Kim có cá tính mạnh, tụ tập ăn chơi hư hỏng và phải trải qua nhiều "trái đắng". Ngoài Trang Nhung, Huy Khánh, phim có sự góp mặt của cặp đôi Lâm Vỹ Dạ và Hứa Minh Đạt, Thanh Trâm The Face, Otis, Quyên Qui... ra rạp dịp 8/3.
Đạo diễn lên tiếng khi 'Quý cô thừa kế' 2 bị chê ngập cảnh nóng, hạ thấp đàn ôngĐạo diễn Hoàng Duy phản hồi trước những ý kiến cho rằng phim 'Quý cô thừa kế' 2 lạm dụng cảnh 18+, xây dựng hình ảnh đàn ông tiêu cực trong xã hội." alt="Bộ phim Quý cô thừa kế 2 rời rạp sau 20 ngày, lỗ nặng" />- Với tâm lý thích thể hiện cái tôi, nhiều bạn trẻ thường sử dụng Facebook để “khoe” những hình ảnh và tin nhắn sướt mướt của mình với người yêu. Đôi khi, hành động này trở nên lố và gây tâm lý “nhức mắt” cho cộng đồng mạng.
LTS:Tuổi ô mai trong sáng nhưng nông nổi, bồng bột. Nhiều cô cậu học trò ngày nay có những cách yêu và hiện tình yêu ngày càng bạo dạn: từ những messenger tình tứ, lên mạng xã hội “khoe” ảnh “tình yêu”, hoàng loạt vụ lộ clip sex đến những cái ôm hôn ngay trước cổng trường, trong lớp học hay công viên nhà nghỉ. Thậm chí có bạn chẳng ngại ngần bày tỏ tình yêu với thầy cô. Thực trạng đã đến hồi báo động?
Lên Face chỉ để khoe ảnh
Các cặp đôi luôn luôn tự chụp ảnh để khoe người yêu của nhau (Ảnh: Phạm Trang)Facebook là mạng xã hội có sức lan tỏa rộng lớn và mau lẹ. Vì vậy, với tâm lý thích thể hiện cái tôi cá nhân, các bạn trẻ thường đăng ảnh của mình và người yêu lên Facebook nhằm “khoe” với mọi người rằng “tôi đang yêu”. Ở một mức độ nào đó, điều này không có gì đáng chê trách. Tuy nhiên, hành động này đôi khi trở nên quá đà.
Lướt qua dòng thời gian trên trang Facebook cá nhân của bạn nữ có nick name H.P, học sinh của một trường THPT tại Hà Nội, đập vào mắt là những bức ảnh chụp chung của H.P với người yêu ở mọi địa điểm, lúc đi chơi, đi ăn, mua sắm, có khi cả lúc…trên giường.
Lúc nào cô nàng cũng có thể khoe những bức ảnh yêu đương ấy, có khi cả album gồm cả trăm bức ảnh thấy độc khuôn mặt của hai người, lúc cười, lúc phùng má kiểu “kute”, lúc lại…thay phiên nhau hôn.
Một điều đặc biệt là tình cũ hay tình mới, cô nàng đều nhiệt tình cập nhật như để khoe “thành tích” yêu đương. Ảnh chụp chung với người mới lại càng ở mức độ thân thiết và “thoáng hơn”, như một thông điệp mà cô muốn nhắn nhủ với anh chàng người yêu cũ đã bỏ rơi mình rằng “không có anh, em vẫn sống tốt”.
Ban đầu, với những bức ảnh này, bạn bè của H.P còn hay “like” và “comment” ủng hộ. Nhưng khi được đà, mật độ, tần suất những bức ảnh của cặp tình nhân tuổi “teen” này càng tăng lên và ngày càng “nhạy cảm” hơn thì bạn bè của cô đã cảm thấy…phát ớn.
Thời gian gần đây, không ít trường hợp những hình ảnh “nhạy cảm” của các cặp đôi được tung lên mạng và nhận cũng không ít sự chỉ trích của dư luận. Đó là còn chưa kể những hệ lụy đối với các cô gái trẻ lỡ “gật đầu” chụp ảnh nhạy cảm với bạn trai, dù chưa xác định chuyện hôn nhân sau này.
Những dòng “status” tình tứ, sướt mướt
Đọc những dòng tâm sự của các bạn trẻ sẽ biết ngay được ai đang yêu, yêu ai, họ đi đâu và làm gì… Đặc biệt là đối với các bạn còn đang ở độ “teen” thì những tin nhắn, những dòng “status” kia mới thực sự tình tứ và sướt mướt.
Có những trang Facebook của các cô nàng còn mặc đồng phục cấp 3 dày đặc những dòng tin nhắn tràn ngập tình thương mến thương với “ck yêu” (chồng yêu) của mình. Những kiểu ký hiệu như “ck, vk yêu, ...” là ngôn ngữ mà các bạn trẻ này dùng để tăng mức độ yêu thương đối với người yêu của mình.
Những tin nhắn tình tứ trên facebook. (Ảnh chụp lại từ màn hình). Trang Facebook của anh chàng K. luôn xuất hiện những tin nhắn tình tứ của cô bạn gái sinh năm 1995. Không ngày nào là Facebook của cậu lại không có thông báo, có khi một ngày nhận được cả 5, 6 tin nhắn từ người yêu: khi chào buổi sáng, khi ngồi trong lớp thấy chán học lại nhắn, khi đi học về, lúc đi ngủ, mất ngủ…
Những dòng tin nhắn kiểu như: “Chồng ơi, vợ về nhé, vợ nhớ chồng lắm…Hai tuần nữa vợ sẽ lên với yêu”....
Dường như cứ mở mắt ra thì hành động đầu tiên của cô bạn gái K. là lên Facebook nhắn nhủ yêu thương cho “anh yêu, chồng yêu”, không chỉ là nhắn cho người yêu mà còn là muốn thể hiện cho cả “thiên hạ” biết chúng tôi đang yêu như thế nào.
Vì những dòng tin nhắn hay những bức ảnh yêu đương của các cặp đôi trẻ luôn ở trạng thái “public” nên những người quen hay bạn bè của họ khá khó chịu khi suốt ngày bị “đập” ngay vào mắt, nhất là những tin nhắn quá sướt mướt hay những bức hình quá nhạy cảm.
Yêu thương, hạnh phúc là những điều nên “khoe”, đáng được “khoe”, nhưng khi sự thể hiện trở nên quá đà, quá lố thì lại gây ra sự phản cảm đối với người khác?. Biết giữ những yêu thương của cá nhân khéo léo trong một chừng mực nào đó khi chia sẻ trên các trang mạng xã hội cũng là một cách bạn trân trọng những người khác.
Nghiên cứu quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần 1 (công bố năm 2005) cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam nữ thanh niên Việt Nam là hơn 19 tuổi. Điều tra lần 2 (công bố năm 2010), độ tuổi này hạ xuống còn 18.
Tuy nhiên thăm khám lâm sàng thực tế và khảo sát trên các trẻ vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn tại Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ và Trung tâm Sức khỏe sinh sản TP.HCM cho thấy có những trường hợp quan hệ tình dục (tự nguyện) từ 10-12 tuổi.
Cũng trên khảo sát này, tuổi quan hệ tình dục lần đầu của các em là 14 tuổi, sớm hơn rất nhiều so với điều tra quốc gia.Linh Nguyễn – Trang Phạm
" alt="Nhức mắt chuyện yêu trên mạng của giới trẻ" />
- ·Nhận định, soi kèo FC Seoul vs Gwangju, 17h00 ngày 19/4: Nhỏ mà có võ
- ·Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm
- ·Giật mình HS 'làm chuyện ấy' trong nhà vệ sinh
- ·Ngăn chặn 241 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong dịp Tết
- ·Soi kèo góc Crystal Palace vs Bournemouth, 21h00 ngày 19/4
- ·Bức thư xúc động của cô giáo gửi học trò trong lễ trưởng thành
- ·Đề thi Toán vào lớp 10 Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn
- ·Học sinh Hà Nội phải làm thủ tục xác nhận nhập học khi trúng tuyển lớp 10
- ·Nhận định, soi kèo AVS vs Casa Pia, 21h30 ngày 19/4: Đường cùng vùng lên
- ·Sao Việt 30/3/2024: Phước Sang tươi tỉnh sau đột quỵ, Mai Phương Thúy yêu kiều
Hiện trường vụ cháy khiến 3 người bỏng nặng. Ảnh: T.D Chị B.T.N (43 tuổi, vợ anh A.) được cấp cứu và phẫu thuật tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chị N. cũng đã tử vong và được đưa về quê mai táng. Anh N.V.A là người duy nhất còn sống sau vụ hỏa hoạn. Tối 15/5, anh đã về quê (Thái Bình) để lo hậu sự cho vợ.
"Tôi xin cảm ơn tất cả những sự hỗ trợ, giúp đỡ của mọi người với gia đình trong cơn hoạn nạn", anh A. chia sẻ.
Như VietNamNetđã đưa tin, ngày 23/4, gia đình anh N.V.A đang ngủ trong phòng trọ tại TP Biên Hòa, Đồng Nai thì bất ngờ lửa bốc cháy. Ba người trong nhà không chạy kịp và bị bỏng nặng.
Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt khẩn cấp đối tượng Bạch Ngọc Minh (33 tuổi, trú tại phường Trung Dũng, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi giết người. Đối tượng này đã đổ xăng, đốt phòng trọ khiến gia đình anh A. gặp nạn. Minh bị bắt khi đang lẩn trốn tại tỉnh Bạc Liêu.
Vụ phóng hỏa nhầm khiến 3 người gặp nạn: Bé 10 tuổi có thể phải ghép da
Bệnh nhi 10 tuổi (trú tại Đồng Nai) đang được điều trị tích cực sau vụ cháy khiến cả nhà bị bỏng. Trẻ vẫn trong tình trạng nặng, phải thở máy." alt="Hai mẹ con đã tử vong trong vụ phóng hỏa nhầm ở Đồng Nai" />(Ảnh minh họa: The Verge)
Google Messages (com.google.android.apps.messaging) được cài đặt trên hơn 1 tỷ thiết bị Android. Nó tải sẵn trên nhiều smartphone của Huawei, Samsung, Xiaomi. Google Dialer (Phone bay Google, com.google.android.dialer) có phạm vi tiếp cận tương tự.
Theo tác giả nghiên cứu, các phiên bản cài sẵn của ứng dụng không có chính sách quyền riêng tư cụ thể, giải thích dữ liệu mà chúng thu thập, điều mà Google đòi hỏi ở các nhà phát triển bên thứ ba. Cả hai đều dẫn liên kết đến chính sách bảo mật người dùng của Google nhưng không áp dụng riêng cho ứng dụng và về cở bản cũng không rõ ràng với người được cài đặt sẵn.
Từ ứng dụng Messages, Google đã lấy nội dung tin nhắn và dấu thời gian (timestamp), tạo hàm băm SHA256 rồi chuyển một phần của hàm băm cho logger Clearcut và Firebase Analytics của Google. Rất khó đảo ngược hàm băm, song trong các trường hợp tin nhắn ngắn, ông Leith tin rằng có thể phục hồi một số nội dung tin nhắn.
Google Play Services tiết lộ một số dữ liệu có thể thu thập vì mục đích bảo mật và đề phòng lừa đảo nhằm duy trì API Google Play Services và các dịch vụ cốt lõi, cũng như dùng cho các dịch vụ khác như bookmark hay đồng bộ danh bạ. Tuy nhiên, nó không làm rõ hay giải thích việc thu thập nội dung tin nhắn, hay người nghe – gọi. “Rất ít chi tiết về dữ liệu thực sự bị thu thập”, báo cáo có đoạn.
Bản thân ông Leith cũng bất ngờ vì các ứng dụng Google lại thu thập dữ liệu này. Ông đã trình bày phát hiện với Google từ tháng 11/2021 và thảo luận với Giám đốc kỹ thuật Google Messages để thay đổi.
Ông đề xuất 9 điểm cần thay đổi và Google đã hoặc lên kế hoạch thực hiện 6 điểm, trong đó có ngừng thu thập số điện thoại người gửi và hàm băm của tin nhắn đến/đi trong Google Messages. Google xác nhận với The Register nội dung của báo cáo hoàn toàn chính xác.
Theo ông Leith, còn hai vấn đề lớn hơn liên quan tới Google Play Services, vốn cài đặt trên hầu hết các điện thoại Android bên ngoài Trung Quốc. Đầu tiên là dữ liệu logging gửi từ Google Play Services gắn với Google Android ID, thường liên kết với danh tính thực của một người dùng, vì thế, dữ liệu đó không ẩn danh. Điều thứ hai là chúng ta biết rất ít về dữ liệu nào được gửi từ Google Play Services và nhằm mục đích gì. Nghiên cứu của ông có thể chỉ là bề nổi của tảng băng chìm.
Du Lam (Theo The Register)
Hàng loạt tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư có nguy cơ bị chiếm đoạt
Thông qua lỗ hổng bảo mật, kẻ gian có thể truy cập vào mật khẩu đăng nhập, từ đó chiếm quyền sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư để thực hiện giao dịch, chuyển tiền, rút tiền và chiếm đoạt tài sản.
" alt="Ứng dụng nhắn tin, gọi điện của Android âm thầm gửi dữ liệu về Google" />- Đúng là trong 15 năm làm nghề sửa điện nước, tôi đã gặp không ít chuyện dở khóc dở cười. Bây giờ thi thoảng nhắc lại, vợ chồng tôi chỉ biết gọi đó là những “tai nạn lao động” oái oăm.Chán chồng khù khờ, hiền như đất, tôi ngã vào tay tình cũ trong bữa tiệc cuối năm" alt="Tâm sự của anh thợ điện nước từng thoát khỏi 'bẫy tình'" />
Covid-19 đã đưa đến nhiều thức thách về đảm bảo an toàn thông tin mạng cho cuộc chuyển dịch lên môi trường số (Ảnh minh họa).
Chỉ riêng trong năm 2021, đã xảy ra hàng loạt vụ lộ lọt dữ liệu cá nhân như: Facebook lộ lọt dữ liệu 500 triệu người dùng hồi tháng 4; Vụ lộ lọt cơ sở dữ liệu căn cước của toàn bộ 45 triệu dân Argentina vào tháng 9; hay vụ việc dữ liệu của 5 triệu người dùng ô tô Việt Nam bị rao bán trên web đen cũng trong tháng 9/2021...
Cùng với đó, số lượng các vụ lừa đảo trực tuyến cũng gia tăng mạnh trong giai đoạn ảnh hưởng dịch bệnh Covid. Theo thống kê của Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), chỉ riêng trong tháng 10/2021, đã có hơn 1 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 16% người dùng Internet Việt Nam truy cập phải các trang web lừa đảo, độc hại. Nếu thế giới có khoảng 2 triệu website lừa đảo, thì riêng Việt Nam từ tháng 12/2020 đến 11/2021 đã có tới 816 website lừa đảo giả mạo ngân hàng.
Lộ lọt dữ liệu cá nhân, người dùng các dịch vụ trực tuyến bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã phần nào khiến cho người dân mất lòng tin, gây nguy hại tới chương trình chuyển đổi số. Thực tế điều này từng xảy ra ở Singapore năm 2017: Chính phủ đảo quốc sư tử đã phải tạm dừng các dự án công nghệ thông tin có sử dụng dữ liệu cá nhân trong khoảng 6 tháng để xem xét lại toàn bộ các vấn đề bảo mật khi lộ hồ sơ sức khỏe của 1,5 triệu người dân.
Từ kinh nghiệm quốc tế, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trong phát biểu tại sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm 2021 cũng đã chỉ rõ: Trong 3 năm, 5 năm tới đây sẽ là giai đoạn quyết định thành bại của quá trình chuyển đổi số quốc gia. An toàn thông tin mạng là điều kiện tiền đề để chuyển đổi số thành công.
Lãnh đạo Bộ TT&TT cũng đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo dựng niềm tin số, giúp người dân và toàn xã hội tin tưởng chuyển dịch các hoạt động từ môi trường truyền thống lên không gian mạng: “Nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn hiện nay là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển”.
Xây dựng không gian mạng Việt Nam an toàn
Theo phân tích của đại diện Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin: Có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.
Vì thế, để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.
“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC cho hay.
Với quan điểm đó, thời gian qua, Cục An toàn thông tin đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ người dân, doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo không gian mạng Việt Nam an toàn, lành mạnh. Cụ thể, để góp phần nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng cho người dùng, bên cạnh việc thường xuyên có cảnh báo về các nguy cơ tấn công mạng, Cục An toàn thông tin đã phát hành “Cẩm nang bảo đảm an toàn thông tin trong đại dịch Covid-19”. Cẩm nang này hướng dẫn các kỹ năng người dùng cần có để làm việc từ xa, học trực tuyến và giải trí an toàn, giúp người dùng Internet có thể bảo đảm an toàn thông tin khi kết nối trực tuyến. Tính đến tháng 12/2021, đã có trên 70.000 lượt truy cập để tải cẩm nang.
Trong năm 2021, Cổng thông tin khonggianmang.vn cũng tiếp tục được phát triển, cung cấp hàng loạt giải pháp kỹ thuật, đồng thời hướng dẫn việc đảm bảo an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức và người dùng cá nhân khi tham gia môi trường mạng. Trong đó có thể kể đến các công cụ như: Kiểm tra tập tin độc hại, nhận diện mã độc tống tiền, kiểm tra website lừa đảo, kiểm tra lộ lọt thông tin tài khoản cá nhân...
Được Cục An toàn thông tin chính thức cho ra mắt từ tháng 6/2021, hệ sinh thái Tín nhiệm mạng – một lá chắn khác về an toàn thông tin - cũng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh. Tính đến tháng 12/2021, đã có 2.534 website được đánh giá và gắn nhãn tín nhiệm mạng.
Khẳng định bảo đảm an toàn cho người dân là một nhiệm vụ trọng tâm, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc cho biết, trong năm tới, nhiều giải pháp sẽ được tập trung triển khai như: Tổ chức chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho toàn thể cộng đồng do Bộ TT&TT chủ trì, điều phối, có sự tham gia trực tiếp của các bộ, ngành, địa phương và huy động sức mạnh của các doanh nghiệp ICT lớn; Phát triển nền tảng hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Tiếp tục phát triển Cổng khonggianmang.vn trở thành điểm đến của người dân mỗi khi cần hoặc gặp vấn đề về an toàn thông tin; Mở rộng gắn nhãn tín nhiệm mạng cho các website, đặc biệt là website của các ngân hàng, tổ chức tài chính...
Vân Anh (Bài đăng trên Bưu điện Việt Nam số Tết 2022)
Ra mắt hệ sinh thái Tín nhiệm mạng giúp mọi người an toàn hơn trên không gian số
Hệ sinh thái Tín nhiệm mạng hướng đến mục tiêu bảo vệ người dân trên môi trường mạng, tạo dựng niềm tin số cho sản phẩm, dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, thúc đẩy không gian mạng Việt Nam phát triển an toàn, lành mạnh.
" alt="Tạo lập và củng cố niềm tin số cho cộng đồng" />
- ·Nhận định, soi kèo Rennes vs Nantes, 1h45 ngày 19/4: Sớm trụ hạng
- ·Kiểm toán định kỳ hai năm một lần việc quản lý và sử dụng tài chính công đoàn
- ·Tài xế ngỡ ngàng khi voi già chặn xe, dạy voi trẻ 'thó' đồ ăn
- ·Ngoại tình: Chồng đột ngột bước vào giường hôn tôi rồi đề nghị ly dị
- ·Nhận định, soi kèo Fagiano Okayama vs Kashima Antlers, 12h00 ngày 20/4: Điểm tựa sân nhà
- ·Những nghề 'độc' của giới trẻ
- ·Đà Nẵng: Xôn xao clip bảo mẫu kẹp cổ đút cháo cho trẻ
- ·Kiểu hỏi thăm ớn lạnh thời dịch Covid
- ·Soi kèo góc MU vs Wolves, 20h00 ngày 20/4
- ·Vũ trụ ảo