Với những gợi ý dưới đây,áchlàmmâmcỗcúngôngCôngôngTáovừađẹpvừgia dola hom nay bạn có thể tham khảo để làm mâm cỗ cúng ông Công ông Táo nhà mình thêm phần tươm tất, đủ đầy nhé!
Lễ 23 tháng Chạp cúng ông Công ông Táo là một ngày lễ cổ truyền rất được coi trọng của người Việt Nam, vì thế mâm lễ thường được gia chủ chuẩn bị rất trang trọng.
Ngoài đồ lễ cúng ông Công ông Táo, 03 cá chép để thả thì có mâm lễ mặn. Tùy theo điều kiện và thời gian bạn có thể chuẩn bị những món ngon theo gợi ý dưới đây trong mâm cỗ cúng ông Công ông Táo:
- Xôi gấc
- Nem rán
- Su hào xào lòng gà
- Giò lụa-giò xào
- Ngao hấp
- Canh măng
- Gà luộc
1. Xôi gấc
Gạo nếp ngâm qua đêm với một chút muối. Thịt gấc trộn với thìa rượu trắng bóp tách hạt ngâm qua đêm. Sáng hôm sau đem xả nước cho gạo sạch rồi để vào giá cho róc nước sau đó trộn với gấc cho đều.
Đun sôi nước trong chõ, cho gạo vào đồ gần chín thì cho đường và mỡ gà vào đảo đều, đồ thêm ít thời gian nữa cho đường hòa tan. Nếu muốn xôi ngon bạn đồ hai lần nhé. Bôi chút mỡ gà vào khuôn và cho xôi vào đóng theo hình tùy thích.
2. Nem rán
Bạn có thể làm nem từ hôm trước, rán qua để tủ lạnh để dùng dần. Bạn thái nhỏ: nấm hương, mộc nhĩ, củ đậu, cà rốt, hành hoa, miến và trộn đều với thịt lợn xay, mắm, hạt tiêu, mì chính và trứng gói lại và rán vàng. Bạn lưu ý không cho nhiều trứng làm nem dễ vỡ và nhân ướt nhé
3. Su hào xào lòng gà
Lòng gà ướp gia vị cho ngấm. Su hào, cà rốt thái miếng mỏng. Phi thơm hành khô cho lòng vào xào qua sau đó cho tiếp su hào, cà rốt vào, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi su hào chín thì cho hành hoa cắt khúc thì tắt bếp.
4. Giò lụa-giò xào
Nếu có thời gian thì bạn có thể tự làm, nếu bận rộn thì bạn có thể mua sẵn.
5. Ngao hấp
Ngao ngâm nước vo gạo và rửa sạch. Đổ 1/2 bát con nước vào nồi cùng với dứa, ớt thái mỏng và chút đường. Khi nước sôi thì đổ ngao vào đậy kín vung. Khi nào ngao mở miệng là được.
6. Canh măng
Măng ngâm kỹ và luộc 2,3 lần với muối rồi rửa sạch. Tước măng thành sợi nhỏ. Sườn luộc qua bỏ nước đen. Đặt nồi lên bếp, phi thơm hành khô, cho măng vào xào, nêm chút gia vị muối, bột ngọt để măng thêm đậm đà.
Khi măng săn lại đổ nước luộc gà và sườn vào ninh nhỏ lửa cho đến khi măng và sườn mềm. Múc ra bát, cho hành tươi, rau mùi lên trên, món này ăn nóng mới ngon.
7. Gà luộc
Trong quá trình luộc gà tốt nhất là để lửa nhỏ, nếu nước sôi sung sục sẽ khiến gà chín nhanh nhưng không được ngọt mềm, và khi lửa quá to sẽ dễ làm phần thịt ở đùi gà bị co lên rất xấu và là tối kị đối với các loại gà luộc để cúng vì phải yêu cầu hình thức đẹp.
Khi thấy nước sôi tầm 5 phút bạn nên vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng thêm 15 phút, để gà mới có thể chín đều, bạn có thể dùng tăm nhỏ chọc vào phần đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà chín. Khi bắc xuống bếp vẫn nên đậy kín vung trong khoảng 20 phút.
Khi vớt gà ra bạn nên cho ngay vào nồi nước lạnh hoặc cho vào rổ inox rồi xối nước lạnh trực tiếp lên, sờ cho đến khi da gà nguội hẳn mới chặt rồi xếp vào đĩa.
(Theo Trí Thức Trẻ)