- Kỳ Duyên xuất hiện lộng lẫy trong tạo hình ‘nữ hoàng tuyết’ khi đảm nhận vai trò vedette trong show diễn mới đây của nhà thiết kế Lek Chi tại Hà Nội.

Đoan Trường đi hát 3 năm xây nhà 70 tỷ, 2 lần ly hôn vì yêu xa" />

Kỳ Duyên hóa cô dâu, diện váy cưới 3 tỷ gây chú ý

Ngoại Hạng Anh 2025-02-06 21:31:58 6

- Kỳ Duyên xuất hiện lộng lẫy trong tạo hình ‘nữ hoàng tuyết’ khi đảm nhận vai trò vedette trong show diễn mới đây của nhà thiết kế Lek Chi tại Hà Nội.

Đoan Trường đi hát 3 năm xây nhà 70 tỷ,ỳDuyênhóacôdâudiệnváycướitỷgâychúýlich thi đấu ngoai hang anh 2 lần ly hôn vì yêu xa
本文地址:http://app.tour-time.com/html/044e199096.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới

Sáng nay, trao đổi với VietNamNet, ông Đoàn Dụng, Giám đốc Sở Nội Vụ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Sở đã 2 lần gửi văn bản đôn đốc việc hoàn trả kinh phí với 4 người được đi đào tạo thạc sĩ ở nước ngoài nhưng không quay về tỉnh làm việc như cam kết.

Theo ông Dụng, nếu cuối năm nay, 4 người này không trả đủ số tiền theo quy định thì Sở sẽ xem xét, tham mưu UBND tỉnh khởi kiện.

{keywords}
Một trong số 4 quyết định yêu cầu bồi hoàn lại tiền đối với con của quan chức tỉnh Quảng Ngãi

Trước đó, tháng 11/2019, Sở Nội vụ tỉnh đã ra quyết định thu hồi gấp đôi kinh phí hỗ trợ 4 trường hợp đi du học thạc sĩ. Đây là những người được đưa đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhưng không về tỉnh làm việc sau khi kết thúc việc học tập.

Quyết định của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ 4 cá nhân phải trả lại tiền cho ngân sách trong 2 năm và chia làm 10 lần. Mỗi lần nộp tối thiểu 1/10 tổng kinh phí phải hoàn trả.

Cụ thể, bà H.T.L.V. (con ông Huỳnh Chánh - nguyên Giám đốc Sở Tài chính Quảng Ngãi) buộc phải hoàn trả 2,05 tỷ đồng; Ông P.T.V. (con ông Phạm Tấn Hoàng - nguyên Chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi) phải trả lại số tiền hơn 1,95 tỷ đồng.

Bà N.L.N.H. (con ông Nguyễn Chín - nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi) phải hoàn trả gần 2,4 tỷ đồng; Bà P.T.M.H. (con ông Phạm Thanh Hải - nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ngãi) phải trả gần 3,5 tỷ đồng.

Tuy vậy, đến ngày 13/4/2021, một số cá nhân vẫn chưa hoàn trả kinh phí đào tạo theo đúng quyết định của Sở Nội vụ. Cụ thể, 4 người trên chỉ nộp tổng cộng gần 2,78 tỷ đồng, trong khi số tiền phải hoàn trả là hơn 9,8 tỷ đồng.

Trong đó, ông P.T.V. trả 5 đợt với tổng số tiền 1 tỷ đồng, bà N.L.N.H trả 5 đợt với số tiền gần 1,2 tỷ đồng.

Đặc biệt, bà P.T.H. chỉ trả 1 đợt với số tiền 170 triệu đồng, bà H.T.L.V. đã trả 2 đợt với tổng số tiền 410 triệu đồng.

Ngày 29/5/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quyết định 89/QĐ- UBND “Đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”.

Tại điểm C, phần 2 của Đề án trên quy định: Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học, được hỗ trợ 100% kinh phí.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 150 tỷ đồng giai đoạn 2011-2015. Trong đó, kinh phí đào tạo sau đại học ở trong nước là 30 tỷ đồng, đào tạo nước ngoài là 118,5 tỷ đồng và kinh phí triển khai thực hiện Đề án là 1,5 tỷ đồng.

Đề án cũng nêu rõ khi kết thúc khóa đào tạo mà người được cử đi học không về công tác ở cơ quan được bố trí hoặc không chấp hành quyết định phân công công tác; bỏ việc, thôi việc bị kỷ luật khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết, phải đền bù gấp đôi kinh phí được hỗ trợ.

Du học bằng ngân sách không về, con quan chức phải nộp lại 9 tỷ

Du học bằng ngân sách không về, con quan chức phải nộp lại 9 tỷ

4 con lãnh đạo cấp, ngành của tỉnh Quảng Ngãi đi du học bằng ngân sách, nhưng sau khi tốt nghiệp lại không về như cam kết, bị yêu cầu trả lại 9 tỷ đồng.

">

Con 4 quan chức Quảng Ngãi nhùng nhằng hoàn lại tiền đi du học không về

Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà

e7d1bc9de52e4da7a645947a2a5ec607 3.jpg
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và con trai cả Donald Trump Jr. Ảnh: Reuters

Trước đó, thẩm phán Engoron đã yêu cầu 3 người con của ông Trump là Donald Trump Jr, Eric Trump, và Ivanka Trump ra trình diện tại tòa án New York. Theo kế hoạch dự kiến, ông Eric Trump sẽ ra trình diện vào ngày 2/11, còn cựu Tổng thống Mỹ và con gái sẽ lần lượt bị triệu tập vào ngày 6/11 và 8/11.

Cũng trong ngày 1/11, ông Trump đã chỉ trích mạnh mẽ thẩm phán Engoron trên mạng xã hội Truth Social. "Để các con tôi yên. Ông Engoron dường như đã mất đi lý trí và là nỗi hỗ thẹn của ngành luật", cựu Tổng thống Mỹ nói. Ông Trump từng bị phạt 2 lần vì vi phạm lệnh cấm bình luận về các nhân sự liên quan tới phiên tòa.

Ngoài vụ kiện dân sự liên quan tới thổi phồng giá trị tài sản, ông Trump còn phải đối mặt với 4 vụ kiện hình sự khác, bao gồm 2 cáo buộc nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử ở Washington và Georgia.

>> Đọc thêm tin tức thế giới trên báo VietNamNet

Tòa án Mỹ lệnh triệu tập ái nữ Ivanka ra làm chứng trong vụ xét xử ông Trump

Tòa án Mỹ lệnh triệu tập ái nữ Ivanka ra làm chứng trong vụ xét xử ông Trump

Một thẩm phán ở New York, Mỹ đã ra lệnh triệu tập Ivanka Trump, con gái lớn của cựu Tổng thống Donald Trump, tới làm chứng trong vụ xét xử ông tội gian lận.">

Ông Donald Trump nói thẩm phán New York 'để các con tôi yên'

Tại hội nghị triển khai Nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 29/4, một điểm mới đáng chú ý là các địa phương có thể lựa chọn hình thức đấu thầu trong đào tạo giáo viên.   

Không đơn thuần chỉ là việc đấu thầu!

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội băn khoăn chuyện đặt hàng đào tạo giáo viên về cơ chế, quy trình để ra các thủ tục, hồ sơ.

“Nếu như không cẩn thận dễ xảy ra chuyện các đơn vị đào tạo giáo viên suốt ngày đi chuẩn bị hồ sơ để... chào hàng. Bởi không phải cứ chỉ Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN hoặc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đến đặt hàng là ngay được, bởi lãnh đạo tỉnh cũng phải lo, bởi ký xong là phải chịu trách nhiệm. Hồ sơ chuẩn bị như thế nào, tiêu chí có hay không, tiêu chí đặt ra là gì, đội ngũ như thế nào, điều kiện đảm bảo chất lượng,... có cần phải có không hay cứ cạnh tranh về giá là được?

Đấu thầu càng phức tạp. Không chỉ một đơn vị mà đấu thầu giữa nhiều đơn vị. Bởi có khi chỉ 200 chỉ tiêu thôi nhưng 4-5 đơn vị. Đó là chưa nói đến trường hợp địa phương không chỉ đấu thầu tổng chỉ tiêu cho một đối tượng giáo viên mà có nhu cầu số lượng khác nhau về giáo viên các môn. Tôi rất băn khoăn về cơ chế, quy trình để ra các thủ tục, hồ sơ. Bởi sản phẩm đào tạo khác các sản phẩm khác là không phải mua là có thể sử dụng ngay mà phải đợi 4-5 năm sau mới thấy được chất lượng, sản phẩm đầu ra”, ông Thanh trăn trở.

{keywords}
GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng băn khoăn về chuyện đấu thầu, đặt hàng.

“Liệu có đảm bảo bài toán chất lượng và bài toán tài chính được đặt ra một cách có trách nhiệm cao nhất hay không. Đây là một vấn đề mà chúng ta phải quan tâm thực sự để loại trừ các chi phối tiêu cực. Bởi đây không đơn thuần là việc mua bán mà là trách nhiệm với tương lai giáo dục của đất nước. Tôi nghĩ việc này chúng ta không thể nói lý thuyết được mà phải từ thực tiễn. Mà thực tiễn diễn ra sẽ có những lúc trái với những dự định đúng đắn của chúng ta”, ông Minh nói.

Thứ hai, về đấu thầu, có 2 vấn đề cần lưu ý là năng lực của cơ sở đào tạo và mức giá.

“Các trường đại học sư phạm, các cơ sở có đào tạo giáo viên đều nói rằng đây là cơ sở đào tạo chất lượng cao. Chưa có cơ sở đào tạo nào tuyên bố rằng trường chúng tôi đào tạo chất lượng trung bình hoặc khá cả. Còn người dạy thì thạc sĩ trở lên là chắc chắn. Như vậy vấn đề còn lại chỉ còn là giá. Giá thì chịu tác động bởi rất nhiều thứ. Như vậy nếu không thận trọng thì việc đào tạo giáo viên trở thành một thứ hàng hóa bình thường. Đây là một nguy hại ngành giáo dục”, ông Minh nhấn mạnh.

Về thời gian đấu thầu, ông Minh cho hay, nếu không thận trọng thì có thể dẫn đến chuyện một trường đại học vốn để đào tạo giáo viên cả một năm sẽ chỉ tập trung để đi đấu thầu, như vậy các việc khác sẽ rất khó tập trung.

Do đó, ông Minh đề xuất, Bộ GD-ĐT dự báo năng lực trên cơ sở của các địa phương trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Về phía địa phương, đăng ký nhu cầu theo từng giai đoạn với số lượng cụ thể. Nhà nước bỏ tiền ra thì cần phải quản lý chất lượng, quản lý và phân bố sản phẩm là sinh viên tốt nghiệp. Có kế hoạch rất cụ thể về thời điểm các trường có thể tuyển sinh, tham gia đấu thầu,...

“Việc này phải trên tổng thể quốc gia, bởi nếu không, vô hình trung, chúng ta sẽ tạo nên những vùng trũng về chất lượng giáo dục”, ông Minh nói.

Lãnh đạo tỉnh lo khó giải trình

Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn đặt vấn đề: “Ví dụ sinh viên là con em của tỉnh Lạng Sơn hoặc các tỉnh lân cận nhưng các trường trúng thầu đào tạo giáo viên ở quá xa, ví dụ như ở miền Nam thì các em đi học sẽ rất khó khăn. Do đó, Bộ GD-ĐT cần có chỉ đạo, hướng dẫn việc này sát hơn”, ông Huyên nói.

{keywords}
Ông Dương Xuân Huyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thanh Hùng.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cũng băn khoăn bởi việc đấu thầu một đối tượng đặc biệt.

“Nếu như chúng ta đưa ra đấu thầu đào tạo nhà giáo, sau này, sẽ có những người có trách nhiệm đặt ra câu hỏi rằng tại sao đều là 2 cơ sở đào tạo sư phạm, mà bên này giá thấp hơn bên kia tại sao không chọn? Khi đó không trả lời được đâu. Giờ nhiều trường đào tạo sư phạm và đều gửi thư mời đến cùng lời giới thiệu là hàng đầu. Đó là khó khăn. Do đó, đề nghị Bộ GD-ĐT có trách nhiệm làm rõ nội dung này”.   

Ông Thủy cho rằng, các thầy cô giáo là nguồn để đào tạo ra đội ngũ tri thức và tương lai cho đất nước. Do đó, cần thận trọng trong vấn đề đào tạo.

{keywords}
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng

Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ GD-ĐT) hiện nay, cơ chế là khuyến khích những trường có điều kiện, khả năng, năng lực áp dụng cơ chế doanh nghiệp.

“Các trường phải tự làm lấy, giờ nói mang hồ sơ còn khó nhọc thì chẳng ai có thể hộ mình. Phải mang hồ sơ, quảng bá thương hiệu, chứng minh năng lực của mình. Đấu thầu thì không khó nhưng chất lượng, tự các trường phải xây dựng chuẩn đầu ra, chuẩn chất lượng và công bố; giải pháp cuối cùng là phải kiểm định chương trình qua đó khẳng định được chính mình. Khi đó thì tự các cá nhân, tổ chức, người học tự tìm đến”, ông Khánh nói.

“Chúng ta cạnh tranh qua đấu thầu bằng chất lượng chứ không phải tìm cách hạ giá để trúng thầu. Đó là lỗi của chính chúng ta chứ không phải lỗi của cơ chế, chính sách”, ông Khánh nói.   

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, nghị định đưa ra các cơ chế khác nhau để các địa phương lựa chọn chứ không bắt buộc các địa phương phải đấu thầu.

Cụ thể, có 3 cơ chế: Giao nhiệm vụ, đặt hàng và đấu thầu.

"Đấu thầu là hình thức cạnh tranh mạnh nhất, khi mà các địa phương có yêu cầu rất cao, tạo sức cạnh tranh thì đấy là cơ hội chứ không bắt buộc các địa phương phải lựa chọn hình thức đấu thầu. Tất nhiên mình muốn được cái rất tốt thì mang ra đấu thầu rộng rãi, thế còn các địa phương có thể giao nhiệm vụ, cũng như đặt hàng" - ông Sơn nói.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cũng khẳng định, nhiều vấn đề liên quan đến cả hệ thống và các bộ, ngành khác. Vì vậy, Bộ GD-ĐT sẽ ghi nhận các đề xuất để tìm cách thúc đẩy việc đào tạo giáo viên hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thanh Hùng

Sắp có đấu thầu trong đào tạo giáo viên

Sắp có đấu thầu trong đào tạo giáo viên

Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn thực hiện phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ. 

">

Lo ngại chuyện đấu thầu đào tạo giáo viên như những món hàng

友情链接