Tuy một số khách hàng coi tháng 6 nhuận cũng là tháng “cô hồn” nhưng giới kinh doanh bất động sản cho biết thị trường không có biến động và ảnh hưởng gì đáng kể. |
Không còn nhiều khách hàng lo ngại giao dịch nhà đất trong tháng "cô hồn" như trước đây. Ảnh: Tiến Tuấn. |
Vân, nhân viên kinh doanh của một sàn giao dịch bất động sản (BĐS) có trụ sở trên đường Võ Văn Kiệt (quận 5, TP. HCM), cho biết từ tháng 6, ban giám đốc công ty đã lưu ý nhân viên năm nay có đến hai tháng "cô hồn" và chuẩn bị tâm lý "ế khách".
Theo Vân, khách liên hệ giao dịch cũng một số người có tâm lý coi tháng 6 nhuận chính là tháng 7 âm. Tuy nhiên, thực tế việc mua bán tại công ty vẫn sôi động không kém những tháng trước đó.
Ít người coi tháng 6 nhuận là tháng "cô hồn"
Theo Vân, từ đầu tháng 6 nhuận đến nay cô đã hoàn tất thủ tục bán 3 căn hộ và một lô đất nhà phố. Nếu so với 1-2 tháng trước thì giao dịch này là "ngon", vì thực tế có tháng cô cũng chỉ bán được 1-2 sản phẩm. Khách hàng e dè, theo Vân chỉ có một số ít người lớn tuổi gốc Bắc, còn đa phần người mua không kiêng cữ gì.
"Những khách mua đầu tư họ sẽ mua khi có sản phẩm mới ra mắt hoặc khi thấy hợp thời điểm đầu tư, có vốn. Với khách mua ở thì khi họ có đủ điều kiện, thấy sản phẩm hợp lý sẽ mua thôi", Vân cho biết.
"Cũng có người kiêng cữ vì lo năm nay có hai tháng 'cô hồn' nhưng ít lắm. Với những khách này, nếu thấy nhà ưng ý muốn mua ngay họ sẽ 'ghi sổ' để chúng tôi giao dịch vào tháng sau", cô khẳng định.
Chị Tâm, chủ một cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng tại phố Giảng Võ (quận Đống Đa, Hà Nội), cũng cho biết bản thân có suy nghĩ tháng 6 nhuận là nối tiếp của tháng 6, nên coi như tháng 7 âm lịch và cẩn trọng hơn khi làm ăn.
“Nhưng đây là tâm lý riêng của tôi thôi. Cái này tùy suy nghĩ và tâm linh của từng người. Tôi thấy hợp lý nên theo”, chị Tâm cho biết.
Cũng theo chị Tâm, trong tháng 6 nhuận, gia đình chị đặt lễ cúng rằm, mồng 1 không khác gì tháng 7 âm hàng năm. Ngoài ra, chị cũng hạn chế các giao dịch mua bán lớn. Tuy nhiên, doanh số bán hàng của cửa hàng vật liệu xây dựng chị lại không có ảnh hưởng gì, việc mua bán vẫn diễn ra bình thường.
Anh Bình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cũng có tâm lý như chị Tâm. Anh cho biết mình có ý định mua nhà năm nay nhưng phải kiêng cả tháng 6 nhuận và tháng 7 âm lịch.
"Bản thân tôi và gia đình coi việc mua nhà là việc lớn nên kiêng tháng cô hồn. Nhiều người cho rằng tháng 6 nhuận chính là tháng cô hồn, cũng có người bảo phải đúng tháng 7 âm mới kiêng. Mình cũng không biết tin như thế nào nên kiêng luôn 2 tháng”, anh Bình chia sẻ.
Không giao dịch, nhưng thời điểm này anh Bình vẫn dành nhiều thời gian tìm hiểu các dự án bất động sản. Tuy nhiên, khi được yêu cầu đặt cọc giữ chỗ, anh Bình nhất quyết không “xuống tiền”.
Giao dịch giảm vì nguồn cung khan hiếm
Anh Tùng Anh, nhân viên môi giới một sàn giao dịch BĐS cao cấp và biệt thự biển tại quận Cầu Giấy, xác nhận giao dịch trong nửa tháng 6 nhuận có giảm so cùng kỳ tháng trước 20-30%. Tuy nhiên, nhân viên này giải thích lý do xuất phát từ nguồn hàng khan hiếm, các dự án ra mắt trong giai đoạn giữa năm đã bắt đầu hết hàng.
“Giao dịch giảm là nguồn cung hạn chế chứ không phải tâm lý tháng 'cô hồn'. Khách đến tham quan, mua bán đều cho biết tháng 6 nhuận không ảnh hưởng gì đến quyết định của họ”, anh Tùng Anh cho biết.
Tương tự, anh Bùi Thành, giám đốc một công ty môi giới tại TP. HCM, cũng chia sẻ không hề có biến động gì trong tháng 6 nhuận.
|
Một số gia đình đã tiến hành cúng cô hồn ngay từ tháng 6 nhuận. Ảnh minh họa: Lê Quân. |
“Tháng 7 có thể giao dịch sẽ giảm. Vẫn còn một số ít người có tâm lý coi tháng 6 nhuận như tháng 'cô hồn'. Tuy nhiên, đến nay, việc mua bán tại công ty tôi vẫn rất ổn. Thậm chí có nhiều người muốn mua trước để tránh tháng 7 sắp, vì lo không còn sản phẩm mình ưng ý”, anh Thành chia sẻ.
Đại diện Hưng Thịnh Land cũng cho biết lâu nay đơn vị này không kiêng cữ với tháng 7 âm lịch. "Việc kinh doanh diễn ra bình thường, ngoài bán sản phẩm cũ, công ty đang tung ra một dự án mới sẽ giới thiệu với khách hàng và cho khách đặt chỗ vào tuần tới", đại diện này chia sẻ.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam, cho biết tâm lý tránh giao dịch BĐS vì quan niệm tháng 7 cô hồn ngày càng ít dần, nhất là vài năm gần đây.
Theo ông Đính, khi quy mô thị trường nhỏ thì tâm lý tháng "cô hồn” còn phổ biến. Nhưng hiện tại thị trường đã lớn, tâm lý lo sợ cũng dần mất đi. Những năm gần đây, giao dịch khoảng thời gian tháng 7 âm lịch cũng khá lớn.
"Số người quan niệm tháng 6 nhuận cũng là 'cô hồn' không nhiều. Theo ghi nhận tại các hiệp hội thành viên, các sàn giao dịch, việc mua bán không bị ảnh hưởng nhiều trong tháng 6 nhuận”, ông Đính nhấn mạnh.
Cũng cho rằng tháng 6 nhuận không ảnh hưởng gì nhiều đến thị trường, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. HCM, cho biết chưa thấy ghi nhận lượng giao dịch tại TP.HCM có biến động.
Theo Zing News
Trang trí nhà cửa trong tháng cô hồn để mang lại may mắn
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 là tháng “ma quỷ” được tự do về dương gian, nên thường được gọi là tháng cô hồn. Dưới đây là một số điều nên làm để trang trí nhà cửa giúp bạn gặp được nhiều may mắn, an lành trong tháng này.
" alt=""/>Hai “tháng cô hồn”, doanh nghiệp địa ốc làm ăn ra sao?
Nhiều các quỹ đầu tư khác bao gồm Ventek, Crossfund, Sketchnote Partners, Ikarus Ventures và một số nhà đầu tư thiên thần tham gia vào vòng gọi vốn này. |
Họp báo công bố hợp tác đầu tư Aplus |
Tiên phong với mô hình Plus-Living đầu tiên tại Đông Nam Á, ông Bùi Quang Minh, CEO kiêm Founder Aplus chia sẻ: “Nền tảng công nghệ bất động sản Proptech Aplus là ứng dụng công nghệ nhằm xây dựng giải pháp quy mô và đột phá về nhà ở, mang lại giá trị cộng đồng cho cư dân trẻ với chi phí hợp lý. Aplus kiến tạo không gian sống tiêu chuẩn chất lượng với các ưu điểm nổi bật”.
Những căn hộ dịch vụ Aplus sẽ phù hợp cho tất cả các khách thuê với chi phí chỉ từ 4.000.000 đồng/ studio/ tháng (tương đương 2.000.000 đồng/ người/ tháng). Với mức giá này các khách thuê được đảm bảo không gian sống tiện nghi, vệ sinh sạch sẽ cùng các nội thất và
tiện ích tối ưu. Bên cạnh đó, để giữ chân khách thuê lâu dài, đội ngũ quản lý chuyên nghiệp tại căn hộ Aplus sẵn sàng hỗ trợ cư dân 24/7 các vấn đề phát sinh. Aplus mong muốn nâng cao đời sống tinh thần của người thuê trong mỗi không gian sống, đồng thời tạo điều kiện cho chủ nhà quản lý căn hộ của mình một cách dễ dàng.
|
Ông Bùi Quang Minh - Founder & CEO Aplus |
Trong năm 2022, Aplus sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung phát triển nền tảng công nghệ nhằm tối ưu hóa trải nghiệm cư dân cũng như hệ thống vận hành căn hộ (PMS) giúp chủ đầu tư quản lý và tăng trưởng doanh thu thuê phòng. Đồng thời, Aplus sẽ mở rộng mạng lưới của mình thông qua hình thức nhượng quyền.
Khách thuê có thể tìm kiếm và đặt lịch xem phòng nhanh chóng trên nền tảng Aplus, thực hiện các thủ tục thuê tinh gọn bằng E-KYC, thanh toán tiền thuê nhà. Ngoài ra, khách hàng còn có thể cập nhật các hoạt động định kỳ và kết nối với cộng đồng cư dân, tận hưởng các ưu đãi được cập nhật thường xuyên.
Với chủ nhà, Aplus cung cấp giải pháp tân trang và cải tạo miễn phí, nền tảng quản lý căn hộ (PMS) sẽ giúp chủ nhà dễ dàng theo dõi quá trình và chất lượng vận hành, quản lý hồ sơ của khách hàng và kiểm soát thu chi dựa trên báo cáo thời gian thực (real-time),…
|
Aplus Hoàng Cầu, Quận Đống Đa, Hà Nội |
Có thể nói, một trong những bệ phóng vững chắc cho sự thành công của nền tảng Aplus phải kể đến kinh nghiệm điều hành, cũng như gọi vốn của chuỗi rạp phim Beta Cinemas với 14 cụm rạp và gần 60 phòng chiếu trên toàn quốc. Năm 2020, ông Bùi Quang Minh cùng với đội ngũ đã huy động thành công 8 triệu USD từ quỹ Daiwa PI Partners với định giá doanh nghiệp 1000 tỉ đồng, sau 2 vòng gọi vốn trước đó từ Blue HK và Vietnam Investments Group.
Theo ông Bùi Quang Minh, mô hình chuỗi căn hộ dịch vụ cho thuê Aplus dành cho sinh viên và các người mới ra trường đã nằm trong dự tính từ từ lâu, khi ông được tiếp xúc với cuộc sống còn nhiều chật vật của các bạn trẻ.
Các bạn trẻ trong nhóm tuổi 22-32 chỉ có thể dành ra 2-3 triệu cho chỗ ở, và phải chấp nhận đánh đổi chất lượng không gian sống để tiết kiệm cho tương lai. Nhà sáng lập Aplus đã được chia sẻ rất nhiều câu chuyện về những khó khăn khi thuê phòng của các bạn trẻ, những khu trọ kém chất lượng, không chỉ là về cơ sở vật chất mà còn là về sự thiếu hụt về dịch vụ, với chi phí phát sinh không đáng có hay thậm chí phải dọn ra vì những lý do bất chợt nhưng phải đành ấm ức chịu thiệt. Qua nhiều lần nghiên cứu và khảo sát, mô hình Aplus đã ra đời, đánh dấu bước chuyển mình của Beta Group sang lĩnh vực bất động sản.
Tố Uyên
" alt=""/>Nền tảng công nghệ bất động sản Proptech Aplus gọi thành công vốn đầu tư 2 triệu USD