Nhận định, soi kèo Al Naft vs Diyala, 21h00 ngày 10/4: Tiếp đà khởi sắc
本文地址:http://app.tour-time.com/html/02d198930.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Yokohama Marinos vs Shimizu S
Cô cho biết, con trai đang theo học các lớp tiếng Anh, toán, viết và taekwondo. Cô nhấn mạnh, những đứa trẻ khác trong cùng khu phố thậm chí “còn học thêm nhiều lớp hơn nữa”.
Một bà mẹ khác có con 3 và 7 tuổi chia sẻ, dù là một người mẹ tận tụy dám từ bỏ công việc để toàn tâm toàn ý nuôi dạy con cái, nhưng cô không khỏi choáng ngợp khi biết nhiều bà mẹ đầu tư hàng triệu won vào việc học thêm cho con, mà Hàn Quốc gọi là "hagwon".
"Nếu tôi cố gắng làm theo các phụ huynh khác, tôi nghĩ mình không thể đảm bảo tài chính cho tuổi già. Tôi đã không nhận ra trẻ em sẽ cần học thêm nhiều như vậy, khi chúng lên lớp. Có lúc, tôi đã hối hận vì nghỉ việc ở nhà”, cô Yoon nói.
Tâm sự của cô Kim và cô Yoon phản ánh thực tế các hộ gia đình Hàn Quốc đang chi một phần đáng kể thu nhập cho việc học thêm của con cái. Theo dữ liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, người trong khung thu nhập trung bình đã chi 1,14 triệu won (869 USD) hàng tháng cho con trong độ tuổi từ 13 – 18 để học thêm. Con số này chiếm 17,5% thu nhập hàng tháng của họ.
Số tiền chi cho học thêm gần bằng tổng số tiền chi cho thực phẩm và nhà ở, trung bình lần lượt là 636.000 won và 539.000 won.
Các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn cũng không ngoại lệ. Những người thuộc nhóm này đã chi trung bình 482.000 won cho học thêm, 481.000 won cho thức ăn, và 356.000 won cho nhà ở.
"Dù phải thắt lưng buộc bụng, nhưng chúng tôi có thể làm gì khác? Tôi muốn cho con mọi thứ”, cô Kim chia sẻ.
Tính theo khu vực, chi tiêu trung bình hàng tháng cho học thêm ở thành phố Seoul là cao nhất với 596.000 won. Tiếp theo là Gyeonggi 446.000 won, Daegu 437.000 won, và Sejong 418.000 won. Tại Seoul, 91,2% học sinh tiểu học tham gia học thêm.
Nơi phụ huynh mạnh tay chi tiền cho con học thêm nhiều hơn ăn uống và nhà ở
Mỗi ngày, anh chỉ mong kết thúc công việc sớm để ra quán bù khú với bạn bè. Cuối tuần, anh lại kéo bạn nhậu về nhà ăn uống. Mỗi lần như thế, tôi phải nấu nướng rồi tự tay thu dọn đồ ăn thức uống vương vãi khắp sàn.
Anh cũng quý trọng bạn nhậu hơn vợ của mình. Anh có thể không nhớ hoặc không tổ chức sinh nhật của tôi nhưng không bao giờ vắng mặt trong các cuộc nhậu của chúng bạn.
Đã thế, anh còn lười biếng trong cả hành động lẫn suy nghĩ khiến gia đình luôn thiếu trước hụt sau. Nhưng điều khiến tôi buồn nhất là anh không có ý thức bảo vệ vợ mình trước những mâu thuẫn gia đình.
Đỉnh điểm là anh đồng ý với mẹ việc vợ chồng tôi phải đưa hết thu nhập hàng tháng cho bà giữ. Tôi làm ra tiền nhưng không được tiêu xài. Đến những thứ thiết yếu của phụ nữ, tôi cũng phải ngửa tay xin tiền mẹ chồng.
Tôi than vãn liền bị anh mắng thậm tệ. Sau cùng, rượu bia khiến anh không thể sinh con. Nhưng anh không chấp nhận sự thật và đổ hết trách nhiệm lên đầu tôi. Anh nghe lời mẹ rồi đay nghiến và ly hôn tôi với hy vọng tìm được người phụ nữ khác biết sinh con.
Cuộc hôn nhân tan vỡ khiến tôi đau đớn, tổn thương sâu sắc. Tôi đã nghĩ sẽ chẳng bao giờ lập gia đình nữa. Tôi thấy xung quanh mình toàn những gã đàn ông tệ bạc.
Nhưng rồi tôi vẫn yêu và cưới người chồng thứ 2 là một cán bộ xã. Những tưởng cưới người có học thức, tôi có thể chạm đến hạnh phúc. Nhưng nào ngờ, tôi lại thêm một lần nhỡ dại.
Khi con gái của chúng tôi 2 tuổi, anh được đề bạt chức vụ cao hơn. Cũng trong thời gian này, anh bắt đầu có những mối quan hệ mới.
Anh ít khi về nhà và phó mặc mọi việc trong gia đình cho tôi. Trong khi chiều nào tôi cũng tất bật đón con rồi lo cơm nước, cửa nhà, anh lại đi giao lưu, nhậu nhẹt bên ngoài.
Hôm nào mẹ con tôi cũng phải ăn cơm nguội vì chồng về muộn. Nhiều lúc, anh về nhà trong trạng thái say xỉn, miệng lảm nhảm những câu từ không hay, thiếu tế nhị.
Không chỉ thế, anh bắt đầu bộc lộ tính gia trưởng. Trong suy nghĩ của mình, anh là trụ cột gia đình, là nóc nhà nên có quyền quyết định mọi thứ. Từ việc nhà cho đến cách dạy con, tôi nhất nhất phải nghe theo ý của anh.
Anh thường nói rằng, ở ngoài, một lời của anh khiến hàng trăm người cúi rạp, cớ gì trong nhà lại không dạy được vợ con. Trong những cuộc tranh luận giữa vợ chồng, anh không bao giờ chịu lắng nghe ý kiến của tôi và luôn cho mình đúng.
Suốt những năm chung sống, tôi cảm thấy mình không khác gì phận giúp việc còn chồng là ông chủ. Nhiệm vụ của tôi là phục vụ còn chồng là người tận hưởng sự phục vụ đó.
Không chỉ vậy, anh còn giở thói vũ phu mỗi khi tôi cố tình lờ đi những yêu cầu quá đáng của anh. Những lần như thế, anh cho rằng bị tôi làm bẽ mặt, mất thể diện của người đàn ông.
Ban đầu, anh chỉ trấn áp tôi bằng những lần quát tháo, dọa nạt, chửi bới. Lâu dần, anh thẳng tay tát vào mặt tôi. Tôi nhớ khi đại dịch Covid bùng phát, tôi bàn với anh đưa con về nhà bố mẹ đẻ ở quê để tránh dịch nhưng không được đồng ý.
Chúng tôi cãi nhau và anh thẳng tay đánh tôi. Anh muốn dập tắt những lý lẽ chính đáng của tôi bằng bạo lực.
Tôi từng chứng kiến cảnh bố đánh mẹ tôi khi còn nhỏ. Nỗi đau đó ám ảnh tôi suốt quãng thời gian tuổi thơ. Không ngờ, đến khi làm mẹ, tôi lại rơi vào hoàn cảnh của mẹ mình ngày trước.
Nhưng tôi sẽ không để con gái dẫm lên vết xe đổ của mình. Với tôi bây giờ, đàn ông Việt Nam chỉ là những tay bợm nhậu, những gã vũ phu và đầy thói gia trưởng. Thế nên, tôi quyết định sẽ dạy con khi lớn lên chỉ được lấy chồng nước ngoài.
Anh biết chuyện và không ngừng tra tấn tinh thần tôi bằng cách đay nghiến, hạ nhục vợ. Anh chửi tôi là loại không ra gì, thích sính ngoại, ham giàu…
Khi biết không thể hy vọng thêm điều gì ở anh, tôi quyết định ly hôn. Ngay lập tức, anh trả thù tôi bằng cách cố giành quyền nuôi con. Anh muốn dùng con để ép tôi trở lại cuộc sống của một kẻ nô lệ thời hiện đại.
Điều này khiến tôi đau đớn và phải tiếp tục sống với anh thêm một thời gian. Nhưng tôi sẽ tận dụng thời gian này để tìm việc làm, chỗ ở để đủ điều kiện giành quyền nuôi con khi ra tòa thêm một lần nữa.
Tôi biết sẽ có người nói tôi ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân, không chịu hy sinh vì con. Nhưng nếu ở cạnh một người đàn ông gia trưởng, vũ phu, ích kỷ như vậy, chắc gì con tôi đã hạnh phúc.
Độc giả giấu tên
Sau 2 'lần đò', tôi nhận ra đàn ông Việt đã bợm nhậu lại còn gia trưởng
Ông Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM nêu ý kiến tại hội thảo góp ý cho dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH do Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức chiều ngày 13/4.
Ông Lịch cho rằng Luật Giáo dục ĐH hiện hành có ba điểm “nghẽn” cần phải được mở “nút thắt” là tự chủ đại học và quản trị đại học, quản lý đào tạo, quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học trong điều kiện tự chủ đại học.
Dự án Luật Giáo dục đại học đã đề nghị sửa đổi 39/73 điều, ngoài ra bổ sung thêm 2 điều mới như vậy không thể gọi là “sửa đổi một số điều” mà thực chất là “Luật Giáo dục ĐH sửa đổi”. Tuy nhiên, do sửa ở cả chỗ không cần thiết nên lại càng rối.
Ông Trần Du Lịch, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM |
Dẫn chứng về điều này ông Lịch cho rằng, “xuyên suốt 9 Khoản của Điều 12 đều nói chung chung mà không có nội dung cụ thể nào. Ngay cả Khoản 3 nói về cơ sở hoạt động không vì lợi nhuận cũng không biết sẽ có chính sách gì áp dụng”.
Theo ông Lịch, hiện nay trường ĐH nào cũng “khoái” dùng “University”, điều này thật “ngược đời” trong khi ở nước ngoài họ dùng “College”. Thêm nữa các trường ĐH của Việt Nam nói “trường” ĐH thì sợ yếu mà phải “đại học” này, “đại học” kia.
Ông Lịch cho rằng, việc sửa đổi để tháo gỡ những điểm nghẽn của Luật Giáo dục ĐH hiện hành là cần thiết. Nhưng đang có những bất cập về chất lượng đào tạo, sự cho ra đời quá nhiều trường đại học kém chất lượng, thương mại hóa giáo dục không phải nguyên nhân từ sự bất cập của luật mà từ những người thực thi. Vì vậy, nếu chỉ tập trung sửa luật mà không quan tâm tổ chức bộ máy quản lý, bố trí con người có tầm, có tâm giáo dục đại học sẽ khó cải thiện.
“Thứ nhất, Quốc hội chỉ đạo sắp xếp lại tất cả các ĐH và học viện thuộc các Bộ. Bỏ cơ chế Bộ nào cũng có đại học trừ Bộ Quốc phòng”. Thứ hai, hiện nay toàn hệ thống giáo dục đại học đang bị bị chia cắt nghiêm trọng và không tránh khỏi lợi ích cục bộ theo từng mảng. Vì vậy, phải tổ chức lại 2 bộ thành Bộ Giáo dục - Đào tạo nghề và Bộ Đại học - Khoa học Công nghệ”- ông Lịch đưa ra hai phương án.
Ông Lịch cho rằng nếu làm được như vậy thì đây là khâu đột phá trong quản lý phát triển nguồn nhân lực và gắn đại học với nghiên cứu khoa học.
Tăng tự chủ, tăng học phí
Trong khi đó đóng góp ý kiến của mình GS Phạm Phụ cho rằng Luật Giáo dục ĐH sửa đổi đang thiếu hẳn các điều khoản về tài chính, cụ thể là các điều luật về suất đầu tư cho sinh viên. Theo GS Phụ, hiện nay bình quân chi phí đầu tư cho sinh viên ở nước ta quá thấp, chỉ khoảng 1.000 USD/sinh viên/năm, điều này dẫn tới chất lượng đào tạo giáo dục thấp và xuất hiện “tỵ nạn giáo dục”. Vì vậy nâng suất đầu tư này lên 2.100 USD/sinhviên/năm mới đảm bảo cho chất lượng. Muốn như vậy phải thực hiện nguyên tắc người học và gia đình chủ yếu gánh chịu chi phí ở giáo dục đại học.
GS Phạm Phụ |
“Nhà nước đã dành cho giáo dục 20% ngân sách do vậy không thể tăng ngân sách nữa. Do vậy cần bổ sung điều luật từng bước tăng học phí để đến năm 2025 chi phí người học phải gánh chịu trong chi phí đầu tư cho sinh viên lên 55%. Như vậy, câu hỏi tiếp là sinh viên nghèo thì làm sao, thì bắt buộc phải có quỹ cho vay vốn. Riêng sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT hoàn toàn có thể cân đối giữa cung và cầu. Ngoài ra cũng cần thực hiện mở rộng đại học tư thục lên 40-60% sinh viên như vậy ngân sách sẽ dồn cho ĐH công lập”- giáo sư Phụ nói.
Tương tự, ông Nguyễn Tấn Phát, ĐHQG TP.HCM cho rằng cần có thêm cam kết của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học bằng những cam kết đầu tư. Ngoài ra Điều 16 về Hội đồng trường phải làm rõ quy định thành viên nào đại diện quyền sở hữu Nhà nước.
“Vì trường đại học công lập do Nhà nước lập ra, thuộc sở hữu của Nhà nước, bây giờ lớn lên tự chủ thì ai là đại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước. Nếu không làm rõ thì khó xác định giá trị của đại học công lập và tài sản của Nhà nước trong đại học công lập”- ông Phát đề xuất.
Còn ông Trần Quốc Tú, Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM, cho rằng “đại học quốc gia” thực chất là một trường ĐH đa lĩnh vực vì vậy việc sử dụng thuật ngữ này cần phải chỉnh lại cho phù hợp thành “đại học tổng hợp” hoặc “đại học liên ngành”.
Bà Đoàn Phương Diệp, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM thắc mắc “khá bất ngờ” khi Dự thảo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi vừa công bố mới đây đã biến mất quy định về cơ sở giáo dục đại học không vì lợi nhuận.
“Hiện nay vấn đề này đang gây tranh cãi mà lại “mất tiêu” quy định thì những trường đã đặt ra theo hướng như vâỵ phải làm sao. Phải chăng chúng ta đang né tránh vấn đề này”- bà Diệp nêu ý kiến.
Lê Huyền
">Sửa Luật Giáo dục Đại học: Gỡ 3 điểm nghẽn, cần người tài tâm
Nhận định, soi kèo Lazio vs Bodo Glimt, 2h00 ngày 18/4: Gặp khó ngay tại Olympico
Điểm chuẩn trường đại học Quốc tế Hồng Bàng và trường đại học Văn Lang 2023
Hàng trăm điểm trường tạm đã và đang được các nhà hảo tâm chung tay xây dựng kiên cố |
Tính tới tháng 3/2020, dự án “Ánh sáng núi rừng” đã xây dựng thành công 35 điểm trường tại tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Sau khi “Sức mạnh 2000” ra đời, trong năm 2020, dự án thực hiện được thêm 77 điểm trường, nhà hạnh phúc, cầu hạnh phúc và khu nội trú.
Và chỉ tính từ đầu năm 2021 đến tháng 9 này, dự án đã khởi công và hoàn thành xây dựng thêm gần 100 công trình. Đến cuối năm nay, dự kiến con số này sẽ lên thành 120 công trình.
Câu chuyện của một người “đồng nát” và “rất viển vông”
Điều hành dự án “Sức mạnh 2000” là anh Hoàng Hoa Trung – người hết tự nhận mình là “đồng nát” đến tự thú mình “rất viển vông”.
Ngay từ những ngày đầu tham gia công tác từ thiện, với quan điểm chủ động gây quỹ thiện nguyện, Trung làm rất nhiều việc và trở thành “Trung đồng nát” khi đích thân đi lượm ve chai, đồ cũ, giấy vụn… bán lấy tiền gây quỹ.
Anh cũng là người điều hành dự án Nuôi em - chỉ 150.000 đồng/tháng nuôi cơm một bé vùng cao no bụng tới trường.
Là 9X đời đầu, Hoàng Hoa Trung đã có 14 năm theo đuổi công tác thiện nguyện, và không chỉ đến năm 2020 anh mới bắt đầu xây trường.
Điểm trường đầu tiên nhóm của Trung xây là tại Lai Châu vào năm 2012. Và riêng năm 2019, nhóm tình nguyện Niềm tin xây dựng được 15 ngôi trường cho trẻ em vùng cao (trị giá khoảng 3,9 tỉ đồng), nâng tổng số trường đã xây dựng cho học sinh vùng cao nhóm tới thời điểm đó là 25 trường.
Điểm trường thứ hai là tại bản Nậm Vì, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Đến nay, anh Trung vẫn còn nhớ rõ: “Chỗ vào xa nhất gần 30km đường rừng, 80% hộ dân nhà làm bằng tre nứa đập dập, đa phần xiêu vẹo. Mỗi nhà đều có nỏ để lên rừng. Còn điểm trường ở đây, đang giờ học, tôi thấy cảnh con bò thò đầu qua vách nứa liếm tóc học sinh ngồi trong lớp”.
![]() |
Điểm trường tại bản Nậm Vì, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên khi lần đầu tiên Hoàng Hoa Trung đặt chân tới |
Đó cũng là điểm trường mà anh ấn tượng nhất, bắt đầu hành trình gắn bó của anh với mảnh đất Điện Biên. “Và khi đã gắn bó, chúng mình luôn muốn làm những gì tốt đẹp nhất. Trong năm 2022, chúng tôi sẽ “thanh toán” được hết các điểm trường tranh tre nứa lá ở Điện Biên”.
Một câu chuyện khác khiến Trung từng rất bận tâm là về cô bé Lý Thị Kim, sinh 2005 tại Đắk Lắk. Trường học cấp 2 của Kim cách nhà tới hơn 30km, không có chỗ ở nội trú. Đi xe đạp thì mấy tiếng mới đến. Hai lần lén đi xe máy đi học, Kim bị công an bắt và phạt tới mức không đủ tiền nộp phạt nên không lấy được xe về. Ở trọ lại gần chỗ học thì gia đình không có tiền. Cố được hết học kì 1, lớp 7 rồi Kim phải bỏ học.
“Cấp 2 mà nghỉ sẽ đi làm công nhân (bất hợp pháp) hoặc lấy vợ chồng rồi đi làm nương. Trồng điều mỗi năm thu về 10-30 triệu đồng chưa trừ chi phí, tính ra mỗi tháng thu được 1-2 triệu hay ít hơn nên tiền đi thuê nhà trọ, điện nước…, lấy đâu ra?
Tôi nghĩ, xây nhà nội trú ở trường sẽ giải quyết được lý do bỏ học này, thay đổi cuộc đời cả nghìn em trong 10-15 năm” – Trung kể về khởi nguồn của việc xây nhà nội trú trường học rồi nuôi cơm các em luôn. Hết năm 2021, từ các dự án của nhóm Niềm tin sẽ có 7 khu nội trú đi vào sử dụng với hơn 500 học sinh hưởng lợi.
Nhóm Niềm tin của Trung còn có cả dự án Nhà hạnh phúc, xây lại những ngôi nhà đã quá rách nát của trẻ nghèo, cho các em một chỗ ở ấm áp đồng thời vận động học bổng mỗi tháng 500.000 đồng tới năm 18 tuổi để các em yên tâm tới trường. Và cả dự án xây cầu hạnh phúc, để đường đi học của các em và của cả bà con dân bản đỡ nguy hiểm hơn. Chỉ trong năm 2020 và 2021, có 34 nhà hạnh phúc, 11 cây cầu đã và đang được xây dựng.
Những công trình được thiết kế từ… tiền lẻ
Nói chuyện với Hoàng Hoa Trung, ngoài sự nhiệt huyết dễ cảm nhận, còn có một đặc điểm là anh rất hay… làm phép tính và gọi nó là “công thức tình nguyện”.
![]() |
Hoàng Hoa Trung với các em nhỏ ở Đắk Lắk trong chuyến khảo sát xây nhà nội trú. |
Ví dụ như từ dự án Nuôi em, mỗi người góp 1.450.000 đồng/năm thì trong đó 1.350.000 đồng là tiền ăn (mỗi bé 150.000 đồng/tháng x 12 tháng), 100.000 đồng là cơ sở vật chất.
Dự án này ra đời năm 2014, đến năm 2019 Trung đã kết nối được hơn 8.000 người nuôi cơm. Tới năm 2020 đã có tới hơn 14.000 anh chị nuôi nuôi cơm chỉ tính tại Điện Biên, Tây Nguyên, Cao Bằng. Nếu tính cả nước, số người nhận “nuôi em” đã lên tới hơn 21.000. Và con số này của năm 2021 là hơn 33.000 người tham gia” – Trung khoe.
“Với 100.000 đồng cơ sở vật chất, tính ra có 3.000 đồng/ngày, nhưng trong hai năm 2019-2020 đã có 11 điểm trường đã ra đời từ số tiền này.
Hàng chục điểm trường đã được xây vững chãi bằng sự đồng lòng, mỗi người có 50.000 và 100.000 đồng thôi đó”.
Từ năm 2014, nhóm Niềm tin thực hiện dự án Nuôi em. Bằng hình thức kết nối các nhà hảo tâm trực tiếp nhận nuôi cơm trưa cho học sinh vùng cao, với mỗi bữa ăn có thịt có giá 8,5 nghìn đồng/em/bữa. Dự án được triển khai và nhân rộng tại địa bàn các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Quảng Nam, Hà Giang, Nghệ An, Cao Bằng, Thanh Hóa... Các nhà hảo tâm đều nắm được đầy đủ thông tin của học sinh mình nhận nuôi, biết mặt, địa chỉ, số điện thoại của thầy cô giáo, già làng, trưởng bản. Mỗi năm, các nhà hảo tâm đều có thể đến thăm các em học sinh mình nhận nuôi. Năm 2020, dự án cải tiến, in mã QR code trên tường mỗi điểm trường để người tài trợ lên điểm trường quét mã có thể thấy đóng góp của mình hiện lên một cách minh bạch. |
Khi bắt tay vào dự án “Sức mạnh 2000”, thì thậm chí, Trung còn muốn huy động sự giúp sức dù nhỏ bé nhất.
Để hiện thực được lời kêu gọi này, ngoài những hình thức đóng góp thông thường như chuyển khoản hay tiền mặt, Trung còn thiết kế được phương thức chưa đâu áp dụng: Khoản đóng góp dự kiến của nhà tài trợ sẽ được trừ mỗi ngày: đúng 18h hàng ngày, tài khoản ở ví Momo sẽ tự động trừ 2.000 đồng.
Với cách làm này, theo Trung, từ chị lao công, cô bán vé số tới bác xe ôm, anh bán bán mỳ hay những người buôn bán ngoài chợ…, ai cũng cũng có thể làm việc thiện mỗi ngày một cách rất dễ dàng và vui vẻ.
“Niềm tin của chúng tôi là nếu mỗi người tham gia tặng 2.000 đồng mỗi ngày thì với 100.000 người tham gia, mỗi năm sẽ có 292 điểm trường được khởi công xây dựng.
Còn với 2.000.000 người tham gia, sứ mệnh chương trình sẽ được hoàn thành.
Mỗi người góp 2.000 đồng/mỗi ngày x 365 ngày x 2.000.000 người đã là 1.460.000.0000 đồng (một nghìn bốn trăm sáu mươi tỉ đồng) chỉ trong một năm, đủ xây toàn bộ trường tạm tại Việt Nam.
Luôn tìm một cách khác để đạt được mục tiêu
Năm 2020 và rồi sang năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và kinh tế của toàn xã hội. Vậy nhưng các công trình được nhóm kêu gọi tài trợ vẫn tăng.
“Cuối năm 2019, khi nhóm xây dựng thành công 15 điểm trường chỉ trong một năm, mình nhìn về Forbes Việt Nam 30 Under 30 (30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi) mà đặt mục tiêu “khủng”. Cuối cùng, không chỉ được Forbes vinh danh mà lại đạt luôn cả Gương mặt trẻ Thủ đô và cả Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”.
“Cú ăn 3” này của Trung đã khiến cục diện thay đổi chóng mặt: Lên Thời sự giờ vàng, lên báo chí…
Kết quả là các nhà tài trợ đổ về rất nhiều, “Sức mạnh 2000” được nhắc tới nhiều. Nhưng rồi dịch Covid-19 ập đến. 10 nhà tài trợ đã cho biết muốn tài trợ chống dịch trước.
![]() |
Trường mầm non ở Sen Thượng (Điện Biên) được nhóm Niềm tin kêu gọi tài trợ xây dựng lại khang trang |
“Cánh cửa này đóng lại ngay lập tức phải tìm cánh cửa khác, chứ không thể đóng băng hoạt động của mình được” – Trung nhớ lại.
“Chúng tôi thay đổi chiến thuật, kêu gọi Fanclub của các sao Việt, sao Hàn, sao Nhật…, hay với các cá nhân, gia đình có điều kiện họ có thể xây tặng cộng đồng một công trình nhân dịp nhà có việc hỉ như có bé mới sinh, hoặc đóng góp chi phí từ việc hiếu…
Ngày đầu năm mới, chúng tôi kêu gọi mọi người lì xì cho các bé vùng cao, có khi chỉ vài tiếng đã đủ kinh phí cho một điểm trường.
Hoặc tôi đã từng sử dụng hình thức nhóm gọi vui là “đi chợ”: đưa nguyên một công trình lên Facebook nói vui là “khóc”, tìm “Mạnh thường quân” là con em của quê hương đó mà “gả” 100% số tiền xây 1 điểm trường, 1 nhà hạnh phúc, 1 cái cầu cho họ. Với cách này, tôi đã tìm được gần chục nhà tài trợ cho hơn 10 điểm trường”.
Tới tháng 9/2020, nhóm Niềm tin khởi công thành công 35 điểm trường, nhà nội trú, nhà hạnh phúc… trong niềm vui tới vỡ oà của các thành viên. Họ lại được ngỏ lời tài trợ thêm tới hơn 40 công trình nữa.
![]() |
Hoàng Hoa Trung - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2019; được Forbes Vietnam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi. Ảnh: NVCC |
Nhưng lại bất ngờ lũ ập tới, “càn quét” luôn cả những khoản tiền hứa tài trợ. Trung và cả đội vẫn cần mẫn làm lại, rồi cải tiến quy trình.
“Luôn luôn là tìm một cách khác để đạt được mục tiêu, và sẽ đạt được” là định hướng của nhóm.
Với những nỗ lực đó, dù 2020 là năm dịch Covid-19 bùng phát, nhóm vẫn làm được 77 công trình.
Trung tính rằng tới cuối năm nay, con số khởi công và hoàn thành trong năm là khoảng 120 công trình.
“Có nhiều người nói, chúng mày xây lấy thành tích à mà lắm thế? Mình chỉ dặn các em trong nhóm nhẹ nhàng: Những gì chúng ta đang làm còn nhỏ bé vô cùng với những gì đất nước Việt Nam của chúng ta cần.
Và các bạn hãy tin đi, dù chỉ 2.000 đồng nhỏ bé cũng có thể tạo ra thay đổi lớn lao cho hàng nghìn em nhỏ. Vì vậy, hãy tham gia chung tay cùng Sức mạnh 2000, bất kể mệnh giá nào”.
Phương Chi
">Xóa điểm trường tạm từ những… đồng tiền lẻ
91 chung cư cao ốc vi phạm PCCC ở Hà Nội
友情链接