Làm bánh kem tả thực cho thỏa đam mêSN 1994, Tô Nhật Minh (TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau) là tác giả của những chiếc bánh kem mang phong cách tả thực độc đáo khiến nhiều người xuýt xoa.
Nhật Minh chia sẻ: “Trước khi đến với nghề làm bánh kem, em không có kiến thức nào về lĩnh vực này. Em theo đuổi dòng bánh kem điêu khắc tả thực với mong muốn mang một màu sắc mới hơn, không chỉ ngon mà còn phải độc, lạ”.
 |
Những chiếc bánh kem điêu khắc tả thực khiến Nhật Minh thích thú và nhận ra đam mê. |
Nhật Minh vốn theo học ngành tài chính ngân hàng. Sau 4 năm đại học Minh nhận ra mình không thích lĩnh vực này.
“Lúc đó em nhìn thấy thị trường bánh kem ở Cà Mau chưa được đa dạng nên đã quyết định theo đuổi nghề làm bánh. Khi chuyên tâm vào làm bánh, em nhận ra mình thật sự có đam mê, nhất là tạo ra những điều mới mẻ”, Nhật Minh chia sẻ.
Giai đoạn khởi nghiệp, Nhật Minh gặp nhiều khó khăn do dòng bánh kem tả thực khá mới mẻ ở Cà Mau. Tuy nhiên, bằng quyết tâm và khát khao chinh phục, Nhật Minh kiên trì học hỏi.
 |
Sự đa dạng về mẫu mã, chăm chút nguyên liệu khiến những chiếc bánh kem của Nhật Minh được khách hàng ưa chuộng. |
Theo Nhật Minh, khó khăn lớn nhất của cô thời điểm đầu không phải là ở chất lượng sản phẩm mà là sự loay hoay trong ý tưởng. “Do tự học là chủ yếu nên em tham khảo, học hỏi rất nhiều mẫu bánh. Đồng thời, để có căn bản, em quyết định lên TP.HCM học làm bánh và học rất nhiều kỹ năng trên mạng”, Nhật Minh cho hay.
Khi cảm thấy đã đủ khả năng kinh doanh bánh kem với những gì đã học, Nhật Minh thử thị trường bằng cách kinh doanh online. Cô làm theo đơn đặt hàng của khách, chứ không làm sẵn bánh.
 |
Ở mỗi đơn đặt hàng, Nhật Minh đều đặt tâm huyết của mình vào đó. |
May mắn là sau thời gian cố gắng, Nhật Minh đã tạo dựng được cửa hàng bánh kem nhỏ. Thành công đó là nhờ việc cô rất chăm chút trong khâu chọn nguyên liệu. Bên cạnh đó, mẫu mã của loại bánh kem tả thực luôn mới mẻ.
Mang đặc sản quê nhà lên bánh kem
Bánh kem điêu khắc tả thực tức là tạo hình, sử dụng nguyên liệu kết hợp một số thủ thuật để làm ra những chiếc bánh sống động.
 |
Đưa được đặc sản Cà Mau lên những chiếc bánh kem là điều khiến Nhật Minh rất tự hào. |
Điểm mạnh của những chiếc bánh kem do chính tay Nhật Minh tạo ra chính là sự đa dạng về mẫu mã và sống động như thật. Hình ảnh những con tôm, cua, khô mực…là đặc sản của Cà Mau được Nhật Minh khéo léo đưa lên những chiếc bánh kem.
Bất cứ đơn đặt hàng nào cũng được Nhật Minh chăm chút rất kỹ. “Có những chủ đề khách đưa ra em thật sự không thể hình dung được hình ảnh. Nhưng càng khó thì em càng thấy hứng thú và lao vào tìm hiểu bằng nhiều kênh. Có lúc em phải ngồi hàng giờ để xem những bộ phim xa lạ chỉ để làm được một chiếc bánh cho khách”, Nhật Minh bộc bạch.
Anh Sơn (ngụ phường 5, TP.Cà Mau) chia sẻ: “Trước đây, tôi cũng từng đặt bánh kem ở nhiều nơi, nhưng tôi ưng ý nhất là bánh kem do Nhật Minh làm. Những chiếc bánh kem khiến mình cảm thấy thích thú, không chỉ đẹp mà còn rất ngon. Đôi khi có nhiều hình ảnh rất khó được yêu cầu đưa lên bánh kem nhưng Minh đều không từ chối và tận tình tư vấn cho khách”.
 |
Niềm đam mê với bánh kem tả thực khiến Nhật Minh không ngừng học học, sáng tạo. |
Chia sẻ với chúng tôi, Nhật Minh cho biết: “Em luôn mong muốn mang nhiều hình ảnh đặc sản của Cà Mau vào bánh kem, quảng bá nhiều hơn hình ảnh của quê hương mình. Những chiếc bánh kem đẹp và sống động sẽ mang những ý nghĩa rất riêng. Điều đó làm cho người nhận cảm thấy được trân trọng”.
Ngọc Chúc

Người phụ nữ Việt đầu tiên chạy marathon ở Bắc Cực đam mê làm bánh
Xuất thân trong ngành thời trang nhưng lại đam mê làm bánh, chị Tăng Nguyệt Minh quyết định theo đuổi và đã có thành quả.
" alt="9X Cà Mau làm bánh kem hình tôm, cua, cá, nhiều người ngỡ ngàng"/>
9X Cà Mau làm bánh kem hình tôm, cua, cá, nhiều người ngỡ ngàng
Tôi và anh quen nhau trong tiệc cưới của một người bạn, ấn tượng đầu tiên giữa chúng tôi không có gì đặc biệt. Thời điểm đó tôi đang yêu một cậu bạn từ những năm cấp 3, nhưng vì anh tấn công quá mãnh liệt, có bài bản cộng với cái dáng vẻ điển trai nên dần dần tôi cũng bắt đầu dao động. Cuối cùng, tôi cũng chia tay mối tình đầu của mình để đến với anh. Là con trai duy nhất trong gia đình, bố mất sớm, mẹ anh quyết tâm không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con và gây dựng sự nghiệp. Đến thời điểm này, có thể nói cơ ngơi của gia đình anh cũng khiến nhiều người có chức quyền trong thành phố phải nể mặt. Mối quan hệ của chúng tôi, ban đầu mẹ anh cũng không lấy làm hài lòng. Bà không thích một cô con dâu không có gì nổi bật, xét về mọi mặt tôi đều kém anh, cộng thêm hình thức có phần hơi thô, lại không khéo léo trong cách ăn mặc nên tôi càng trở nên mất điểm trong mắt bà. Nhưng vì anh quyết tâm và đấu tranh đến cùng, nên đám cưới của chúng tôi cũng nhanh chóng được tiến hành khi tôi tốt nghiệp Đại học. |
2 lần mang bầu tôi đều sống trong nước mắt |
25 tuổi, làm mẹ của 2 đứa con thơ, nhìn khuôn mặt già nua, thân hình gầy đét, tôi không dám tin đó là hình dáng của mình. Sự vất vả, suy nghĩ đến trầm cảm, và hơn hết là sự bất mãn với gia đình chồng khiến tôi chẳng còn thời gian và hứng thú để quan tâm đến ngoại hình làm gì. Sau khi tốt nghiệp Đại học, thay vì tìm một công việc ổn định, tôi quyết định lấy chồng để ổn định cuộc sống, đúng nghĩa một nàng dâu hiền vợ thảo. Lấy nhau không lâu, chồng tôi nhận quyết định đi tu nghiệp ở nước ngoài 5 năm, dù không muốn phải xa chồng chút nào nhưng vì điều kiện và không muốn làm mất cơ hội của anh nên tôi bất đắc dĩ phải đồng ý để anh đi. Và đây cũng chính là thời khắc tôi phải từng ngày chiến đấu với người mẹ chồng cay nghiệt. Mọi người thử tưởng tượng, nhà chỉ có 2 người đàn bà, hơn nữa tôi lại là dâu mới, chồng đi công tác xa. Ấy thế mà mẹ chồng quyết định để tôi sống riêng, căn nhà 3 tầng lâu nay được phân ra, tôi sống ở trên gác. Mọi sinh hoạt của tôi và mẹ chồng không chung chạ gì đến nhau. Bà cũng quán triệt ngay từ đầu rằng, sau này khi tôi sinh nở, bà sẽ không giúp đỡ việc trông nom cháu hay phụ giúp những ngày ở cữ. Mọi việc tôi phải tự lo liệu vì bản thân bà còn bận trăm công nghìn việc cho sự nghiệp kinh doanh của mình. Thật lòng, tôi thấy cách sống của bà quá phân biệt, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tôi có cố cải thiện cũng không nhận được sự hợp tác của bà.
Chồng tôi đi tu nghiệp được 6 tháng thì tôi hạ sinh đứa con trai đầu lòng, tôi hạnh phúc vì từ giờ trở đi, mình sẽ có niềm vui và sự quan tâm đến thiên thần nhỏ của mình. Mẹ chồng có lạnh lùng, thiếu thiện cảm thế nào đi nữa tôi cũng không màng đến. Thế nhưng niềm vui chưa chớm nở, tôi đã phải chịu sự chì chiết của gia đình họ hàng bên chồng. “Cái loại con gái ăn cơm trước kẻng, vô phúc mới lấy phải cái ngữ vô công rồi nghề chỉ biết ăn bám nhà chồng”. Tôi bắt đầu thấm dần nỗi nhục khi phải ăn bám chồng và bị mọi người khinh ra mặt. Ở đời, ông bà nào chẳng thương cháu, nhất là khi là đứa cháu đích tôn duy nhất trong gia đình vậy mà mẹ chồng tôi chưa một lần chăm sóc hay ẵm bồng. Hóa ra cái thỏa thuận lúc ban đầu “việc quan tâm chăm sóc không phải việc của bà nội, sự nghiệp kinh doanh của gia đình mới là việc lớn mà bà phải đứng ra cáng đáng”.
Cuộc sống làm dâu của tôi thật quá đơn điệu, buồn tẻ. Chồng ở xa, bản thân từ lúc tốt nghiệp đến giờ chưa biết đến cảm giác được đi làm ngoài xã hội. Một thời gian dài, chỉ quanh quẩn ở nhà chăm con, tôi mắc phải chứng trầm cảm sau sinh. Nhiều đêm tôi khóc sưng cả mắt, những nỗi buồn, uất ức cứ tích tụ ngày một nhiều làm tôi không thể chịu đựng nổi. Tôi cố gắng mong ngóng từng ngày để được gặp chồng, gia đình được đoàn tụ, và hơn hết tôi có người để chia sẻ những tâm sự chất chứa trong lòng bấy lâu. Rồi ông trời cũng không phụ lòng người. Dịp hè, khi con trai được 1 tuổi thì chồng tôi được nghỉ phép về thăm nhà. Khỏi phải nói tôi hạnh phúc đến nhường nào, còn trong mắt mẹ chồng, bà nghĩ đây là dịp để tôi kể tội, nói xấu nhà chồng với anh. Tôi mặc kệ, cái tôi cần bây giờ là được đoàn tụ bên người chồng bao ngày xa cách. Thời gian gia đình tôi ở bên nhau không nhiều nên tôi cần phải trân trọng từng ngày, từng giờ để tận hưởng.
 |
Và những ngày tháng nuôi con cô đơn cùng cực |
Thế nhưng hạnh phúc chẳng tày gang, một lần nữa tôi lại phải tiễn chồng để rồi phải thui thủi một mình. Phải nói, ông trời thật khéo biết trêu đùa con người, biết rằng con cái chính là phúc phận lớn của bậc làm cha mẹ. Nhưng ngay lúc này, tôi cảm thấy buồn vô cùng, chạnh lòng vì cái phận đàn bà hẩm hiu, số phận sinh ra đã an bài kiếp khổ cho mình. Một tháng sau kỳ nghỉ phép của chồng, tôi phát hiện mình tiếp tục mang thai. Có lẽ vì vợ chồng lâu ngày không gặp, cảm xúc khó kiềm chế nên tôi đã không dùng biện pháp bảo vệ khi sinh hoạt. Chẳng nhẽ hai lần mang thai rồi sinh nở, tôi vẫn chỉ có một mình, chẳng bao giờ có người chồng bên cạnh an ủi hay đỡ đần. Số tôi phải gọi là khổ trăm lần, tôi thèm được đi làm, thèm được có những mối quan hệ gọi là tình đồng nghiệp, thèm được giao tiếp với mọi người chứ không phải chỉ quanh quẩn trong nhà chỉ biết làm mấy việc không tên. Trong lúc tôi đang hoang mang tột độ, cần được an ủi động viên hơn bao giờ hết thì mẹ chồng lại xỉa xói và ném thêm những câu nói ác ý “đầy người tử tế không ưng, đi rước cái giống chẳng làm nổi trò trống gì. Đúng là cái dạng máy đẻ, nai lưng làm cả đời không đủ nuôi mấy cái tàu há mồm”.
Bao nhiêu người mong con mong cháu chẳng được, đằng này có không quan tâm đã đành, còn luôn miệng nói xấu và phỉ báng đến mức thậm tệ. Lúc này tôi chỉ ước, giá như vợ chồng tôi có điều kiện sẽ mua nhà ra ở riêng cho khuất mắt. Được thế, những lúc khó khăn tôi còn có thể thoải mái nhờ vả mẹ đẻ, lúc buồn còn có bạn bè đến thăm hỏi nói chuyện cho vui. Nhưng vì sống dưới một mái nhà, dù không sinh hoạt cùng nhau nhưng tất cả mọi việc tôi đều bị mẹ chồng hạn chế, không phải ai cũng có thể đến, hoặc có chăng cũng chỉ chớp nhoáng rồi đi. Bởi thế nên nếu không có những việc quá cần thiết, mẹ đẻ tôi thường hạn chế sang nhà vì không muốn chạm mặt bà thông gia quyền lực và lập dị đến mức đáng sợ. Cuộc đời tôi gọi là khổ, nhưng tôi cũng thấy mãn nguyện đôi phần vì ông trời cho tôi sinh ra những đứa con khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ai cũng nói tôi khéo sinh, có nếp có tẻ đủ cả, vất vả thời gian đầu nhưng sau này tôi có thể tập trung lo cho sự nghiệp và gia đình. Nghĩ thế nên tôi cũng thấy được an ủi đôi phần.
Có lẽ ít ai tưởng tượng được những tháng ngày ở cữ của tôi khổ cực đến mức nào trong lần sinh nở thứ 2 này. Không có khái niệm kiêng cữ như người ta vẫn nói. Sinh được 1 tuần, tôi đã phải mò dậy làm đủ việc. Tự giặt quần áo, đi chợ, một tay chăm bẳm 2 đứa con mà không hề nhận được sự giúp đỡ nào từ mẹ chồng. Ngày 2 bữa phải gọi cơm bụi về ăn, nuốt từng miếng cơm, tôi thấy cổ họng nghẹn đắng, muốn khóc thật to nhưng có lẽ tôi không còn nước mắt để khóc cho cuộc đời mình.
Nhà chồng tôi nhìn bề ngoài ai cũng bảo gia đình khá giả tử tế, nhưng cái cách mà họ đối xử với con dâu thì thật quá bạc bẽo. Cứ tưởng được gả vào làm dâu nhà giàu, được chồng yêu thương thì hạnh phúc sẽ viên mãn. Nào có ngờ đâu, cuộc sống của tôi không khác gì một con ở. Trong mắt mẹ chồng, tôi là đứa con dâu vô dụng, chỉ biết ăn bám, không có chỗ đứng gì trong xã hội.
Cứ thế, cuộc đời tôi cứ lầm lũi trôi qua đầy bất hạnh, khốn nạn đến mức không còn nước mắt để khóc cho thân phận mình. Nụ cười trên khuôn mặt tôi đến bây giờ có lẽ đã tắt hẳn. Thay vào đó là bộ mặt nhăn nhó, khó tính. Thật sự tôi bất lực và muốn gục ngã lắm rồi. Nếu biết lấy chồng sớm mà phải chịu nhục, chịu khổ thế này tôi thề sẽ không bao giờ chấp nhận. Hai đứa con của tôi sẽ phải thế nào nếu mẹ của nó yếu đuối và muốn buông bỏ thế này. Tôi sẽ còn phải chiến đấu những tháng ngày kinh khủng này đến bao giờ đây. Thật sự tôi mệt mỏi quá rồi.
(Theo Congluan)
" alt="2 lần ở cữ nhà chồng tôi phải nuốt nước mắt ăn cơm bụi để chiến đấu vì con"/>
2 lần ở cữ nhà chồng tôi phải nuốt nước mắt ăn cơm bụi để chiến đấu vì con