Trường hợp nghi bị ngộ độc nấm còn lại là người con gái 17 tuổi. Em được điều trị cùng mẹ tại Khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy gan gấp, men gan tăng cao, rối loạn đông máu. Bệnh nhân có tiến triển tốt hơn và đã về nhà lo hậu sự cho mẹ.
Như VietNamNetđã đưa tin, 3 trường hợp nghi ngộ độc nấm chuyển từ Tây Ninh lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu ngày 6/6 là người trong một gia đình, bao gồm: chồng, vợ và con gái 17 tuổi.
Khai thác thông tin ghi nhận, cách thời điểm nhập viện khoảng 3-4 ngày, gia đình bệnh nhân đã hái nấm và xào với mướp ăn. Người chồng ăn nhiều nhất với khoảng nửa phần nấm xào mướp, người vợ và con gái ăn phần còn lại.
Từ 8-12 giờ sau, lần lượt 3 người có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng rất nhiều, mức độ ngày càng nặng hơn. Các bệnh nhân được chuyển vào bệnh viện địa phương và tiếp tục chuyển lên TP.HCM.
Trong quá trình chuyển viện, người chồng bị khó thở, suy hô hấp, được đặt nội khí quản, bóp bóng. Tuy nhiên, ông tử vong tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy. Người vợ và con gái được chuyển lên Khoa Bệnh nhiệt đới trong tình trạng suy gan gấp, men gan tăng rất cao kèm theo rối loạn đông máu.
Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn nấm. Tuy nhiên, ngộ độc nấm gì và độc tố nào thì chưa thể khẳng định được.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi ăn nấm mọc hoang vì nguy cơ nhầm lẫn dẫn đến ngộ độc. Những độc tố khác nhau của nấm ảnh hưởng các hệ cơ quan khác nhau, có thể bị ảo giác hoặc rối loạn tri giác, suy thận, rối loạn chức năng gan… Triệu chứng ngộ độc nấm có thể khởi phát rất nhanh ngay sau khi ăn nhưng cũng có thể sau 8-12 giờ. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu bất thường, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Phiên bản Chrome 99.0.4844.84 cho người dùng Windows, Mac và Linux của Google vá lỗ hổng zero-day nghiêm trọng đang bị khai thác trong thực tế. Google phát hành phiên bản này qua kênh Stable Desktop trên toàn cầu và có thể mất vài tuần để đến tay tất cả mọi người.
Để kiểm tra xem bạn đã nhận được cập nhật mới hay chưa, bấm vào ba chấm tròn trên cùng bên phải, chọn Help > About Google Chrome. Bạn sẽ biết được đang sử dụng phiên bản Chrome nào tại đây. Trình duyệt sẽ tự động kiểm tra các cập nhật mới và cài đặt.
Lỗ hổng CVE-2022-1096 khai thác điểm yếu trong công cụ JavaScript 8 của Chrome. Được một nhà nghiên cứu bảo mật ẩn danh phát hiện và báo cáo, chi tiết về lỗ hổng được giữ bí mật cho tới khi “phần lớn người dùng cập nhật bản vá”.
Google rất kín miệng về lỗ hổng và chỉ thông báo phát hiện các cuộc tấn công khai thác nó. Công ty nhấn mạnh người dùng vẫn có thể bị tấn công ngay cả khi đã cập nhật trình duyệt nếu lỗ hổng này vẫn tồn tại trong thư viện các bên thứ ba của những dự án khác.
Ngoài việc lỗ hổng khiến trình duyệt bị sập vì đọc và ghi bộ nhớ ngoài giới hạn bộ đệm, kẻ tấn công có thể triển khai mã nhị phân. Theo Bleeping Computer, đây là lỗ hổng zero-day thứ hai trong năm 2022 mà Google đã xử lý. Lỗ hổng đầu tiên (CVE-2022-0609) được vá tháng trước. Nó được hai nhóm tin tặc khác nhau sử dụng trong các chiến dịch phát tán mã độc bằng email lừa đảo (phishing), thông qua những lời mời tuyển dụng giả mạo và website độc hại.
Du Lam (Theo Forbes, Bleeping Computer)
Cảnh sát London (Anh) ngày 24/3 đã bắt giữ 7 thiếu niên tình nghi có liên hệ với Lapsus$, nhóm hacker đang phát triển mạnh thời gian gần đây.
" alt=""/>Google phát hành bản vá khẩn cấp cho 3,2 tỷ người dùng Chrome