Ví dụ, người mua nói dối đang độc thân và em làm hợp đồng mua bán với một mình anh ta. Rồi sau đó vợ anh ta đến khiếu nại, em có bị liên lụy gì không? Hợp đồng em bán nhà cho anh ta có bị hủy bỏ không?Độc giả Thu Mây
Nói đến Hồ Văn Cường, khán giả không đánh giá cao về kỹ thuật, nhiều lần em cũng bị giám khảo nhắc nhở về việc chưa kiểm soát tốt giọng hát lẫn cột hơi. Tuy nhiên với khán giả, họ sẵn lòng bỏ qua điều này khi giọng ca 13 tuổi mang đến được cảm xúc cũng như khiến người nghe phải xúc động theo từng câu hát của mình.
Và rõ ràng, trong các cuộc thi hát cho thiếu nhi lẫn người lớn, cảm xúc mới là yếu tố làm nên kỳ tích chứ không phải việc hát to, khỏe hay phô diễn nhiều kỹ thuật.
Tuy nhiên trước đêm thi cuối cùng, nhiều tranh cãi tiếp tục nổ ra trên mạng xã hội xung quanh việc Hồ Văn Cường liệu có đang được khán giả ưu ái quá mức. Các ý kiến cho rằng, tiêu chí của chương trình chính là "Giọng hát, phong cách trình diễn, đột phá, cá tính", nếu cậu bé miền Tây lên ngôi sẽ trái ngược hoàn toàn với những điều trên. Ngoài ra, việc em "môt màu" hay "khiến khán giả thương cảm vì hoàn cảnh gia đình" cũng bị cho là điều chưa công bằng xét trên phương diện một cuộc thi hát.
 |
Khán giả kêu gọi ủng hộ cho giọng ca 13 tuổi đến từ Tiền Giang. Ảnh: Facebook |
Lập tức, đông đảo fan của Cường lên tiếng bênh vực thần tượng nhí. Nick name Em viết: "Mọi người nói em vì hoàn cảnh nên được nhiều sự ủng hộ, còn với tôi em là một tài năng thực sự... Em đem đến quá nhiều suy nghĩ cảm xúc trong tôi. Em là động lực để tôi bước tiếp trên đoạn đường còn lại". Bình luận này nhận gần 200 lượt thích.
Hay như khán giả lấy tên Út nhỏ viết: "Tôi chọn Cường không phải vì thương hoàn cảnh của em mà vì em hát rất hay. Mỗi lần nghe, tôi nhắm mắt lại để cảm nhận từng câu hát được em truyền tải. Đúng là sứ giả cảm xúc! Em không qua trường lớp hay được ai đào tạo mà hát như vậy thì rất xứng đáng được bầu là quán quân".
Chung kết không dễ đoán
Hồ Văn Cường đang có lợi thế, điều này không có nghĩa 3 thí sinh còn lại không có cơ hội khi mỗi người đều có lượng fan riêng cũng như sức hút không hề kém cỏi.
Với Jayden Trịnh, điều em mang đến chương trình chính là phong thái đậm chất nghệ sĩ, phóng khoáng và vô cùng thoải mái trên sân khấu. Không ít lần Jayden khiến bộ ba quyền lực bật dậy khỏi ghế và phấn khích nhận xét họ đang chứng kiến một nghệ sĩ trình diễn chứ không phải cậu bé 12 tuổi đang đi thi. Ngoài ra, cậu bé còn rất đa tài khi liên tục thể hiện khả năng chơi nhạc cụ và nỗ lực hát tiếng Việt.
 |
Gia Khiêm, Bảo Trân và Jayden Trịnh (từ trái sang) sẽ đủ sức "vượt qua" Hồ Văn Cường? Ảnh: Nguyễn Thành |
Bảo Trân là thí sinh nữ duy nhất của top 4 nhưng lại được đánh giá tốt nhất về mặt chuyên môn. Từ live show 1, cô bé luôn có phong độ ổn định, chinh phục nhiều phong cách âm nhạc từ pop, rock, dân ca đương đại đến ca khúc tiếng Anh. Đi hát từ nhỏ và là quán quân Đồ Rê Mí 2012, Bảo Trân còn có kinh nghiệm biểu diễn trên sân khấu lớn. Mỗi khi trình diễn, người nghe không khỏi nổi da gà với tiềm lực không thua các giọng ca trưởng thành, em hát nốt cao thấp tròn trịa, gằn giọng và cả hát giả thanh. Thần đồng là từ mà Văn Mai Hương từng dùng để gọi giọng ca có biệt danh "bánh rán".
So với 3 người bạn còn lại, Gia Khiêm lại là một màu sắc hoàn toàn khác. Sở hữu giọng hát đẹp, ngoại hình bắt sân khấu cùng khả năng linh hoạt trên sân khấu, "em út" của top 4 là hình mẫu phù hợp cho "nghệ sĩ giải trí". Tuy nhiên, gần đây "soái ca nhí" chưa làm hài lòng mọi người vì thiếu tập trung khi trình diễn, gây ra những lỗi không đáng có. Liệu Gia Khiêm có vượt qua được trở ngại này để mang đến một phần thi đủ sức chinh phục khán giả vẫn là câu hỏi chưa thể có câu trả lời cho tới đêm chung kết.
Nhưng chính sự ngang tài ngang sức của 4 giọng ca nhí sẽ tạo nên một đêm chung kết diễn ra vào 21h chủ nhật (17/7) tới đầy kịch tính và căng thẳng hơn bao giờ hết.
Theo Zing
" alt="Ai xứng đáng trở thành quán quân Vietnam Idol Kids?"/>
Ai xứng đáng trở thành quán quân Vietnam Idol Kids?
Những ngày này, ở khu tập thể Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nhiều người nói Tết đã về đến tận cửa. Thế nhưng, với bà Nguyễn Thị Thắng - người phụ nữ đã gắn bó gần 50 năm ở đây, Tết ngày nay không còn được chờ mong như xưa nữa.Khu tập thể Nguyễn Công Trứ là một trong những khu tập thể đầu tiên của Hà nội, được xây dựng từ những năm 60 - 61 của thế kỷ trước. Năm 1970, bà Thắng về sống cùng chồng tại căn hộ ở tầng 1.
 |
Bà Nguyễn Thị Thắng (SN 1941) gắn bó gần 50 năm ở khu tập thể nhớ về cái Tết xưa. |
Căn phòng chật hẹp, diện tích vốn có chỉ 18 m2 nhưng có tới 6 người sinh sống bao gồm mẹ chồng, vợ chồng bà Thắng và 3 đứa con. Tuy nhiên, vào những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, sở hữu một căn hộ ở Nguyễn Công Trứ là niềm khao khát của rất nhiều người.
Đến nay, gần 50 năm trôi qua, bà Thắng vẫn nhớ như in những ngày tháng cũ. Khi đó, khu tập thể có đường khá rộng và đẹp. Ô tô tải có thể vào đầu các dãy nhà. Khoảng sân giữa các tòa nhà đều được trồng cây xanh mát, có sân chơi trẻ em, sân chơi thể thao cho người lớn. Hầu như cư dân cả khu đều biết nhau.
Gần Tết, bà Thắng nhớ vào khoảng ngày 22, 23 chị em trong khu tập thể lại gọi nhau đi xếp hàng từ 4, 5h sáng để mua thịt, mua lá nấu bánh chưng.
“Thịt, lá dong hay gạo, đỗ đều mua bằng tem phiếu. Mỗi nhà chỉ đủ gói 5 - 10 cái bánh. Người ở tầng 1 thì gói và nấu trước cửa nhà mình, người ở tầng trên thì rủ nhau nấu chung. Tiếng cười, tiếng nói cứ rộn ràng khắp khu tập thể”, bà Thắng nhớ lại.
Tuy vậy theo bà Thắng, nấu bánh chưng là công đoạn chuẩn bị cuối cùng để đón Tết. Trước đó, cả tháng trời cánh chị em phụ nữ đều tận dụng từng chút thời gian để cắt đèn lồng, dây hoa bằng giấy. Sau đó cất gọn, gần Tết mới mang ra trang hoàng nhà cửa.
“Ở Hà Nội khi đó, không phải nhà nào cũng dùng giấy màu trang trí nhà cửa. Thế nhưng ở khu tập thể này, chị em cứ đua nhau làm. Ai cũng muốn gia đình mình trang hoàng đẹp nhất, cầu kỳ nhất”, bà Thắng hoài niệm.
 |
Khu tập thể Nguyễn Công Trứ đã cũ kỹ theo thời gian |
Ngày Tết, nhiều người dân nơi đây có thói quen chơi hoa. Theo bà Thắng, Tết ở Nguyễn Công Trứ, có thể không có quất, có đào nhưng hầu như nhà nào cũng có một bình hoa lớn. Trong bình cắm thược dược, lay ơn, mẫu đơn...
Bà Thắng nói, việc trang trí nhà cửa hay chơi hoa, một phần để không khí Tết rôm rả, căn nhà trở nên lộng lẫy hơn mọi ngày nhưng một phần khác là muốn xua đi cái đói, cái nghèo.
Để chuẩn bị thực phẩm cho Tết, bà Thắng kể, người người, nhà nhà phải dành dụm tem phiếu của nhiều tháng trong năm. Thế nhưng chuyện các con được ăn no, ăn đủ trong Tết vẫn là một bài toán khó.
 |
Gần Tết, người người nhà nhà đi xếp hàng mua thực phẩm. Ảnh tư liệu. |
“Giai đoạn khó khăn, mỗi nhà nhiều lắm cũng chỉ được vài kg thịt. Sau khi gói bánh chưng, một phần thịt người ta dành để kho, luộc, một phần bó giò, còn thịt gà ăn Tết là điều xa xỉ”, bà Thắng cho biết.
Chính bởi điều đó, có năm, vì muốn cải thiện cho các con, bà cố nuôi đôi ba con gà ngay dưới gầm bếp chật hẹp.
Đàn gà được chăm bẵm, gần Tết đã nặng hàng kg nên bà Thắng mừng thầm. Các con của bà cũng chắc mẩm sắp được ăn thịt gà nên háo hức, đếm từng ngày đến Tết.
Nào ngờ, trước ngày ông Công, ông Táo (tức 23 Tết) đàn gà đổ bệnh, rù lông rồi lăn ra chết.
“3 đứa con (đứa lớn mới khoảng 8-9 tuổi đứa nhỏ 4-5 tuổi) thấy thế khóc hết nước mắt. Tôi thì ra vào ngẩn ngơ, tiếc nuối. Vậy là Tết năm đó, thịt gà vẫn là món ăn trong mơ của các con”, bà Thắng nhớ lại, giọng xúc động.
Bây giờ, 3 thế hệ gia đình bao gồm bà Thắng, các con, các cháu vẫn sống trong căn hộ khu tập thể. Cuộc sống của họ nay đã quá đủ đầy. Người người, nhà nhà không phải vất vả ngược xuôi để lo Tết đến xuân về.
Thế nhưng theo bà Thắng, không khí rộn rã, ấm áp tình người của những cái Tết xưa vẫn còn mãi trong tâm trí bà...

Tết thời bao cấp: Đau đầu thái lá gan lợn thành 45 phần
“Một lá gan lợn chúng tôi phải thái thành 45 miếng để đủ cho 45 người. Thế mà Tết vẫn cứ rộn rã tiếng cười …” - nhà văn Lê Tự (SN 1955) nhớ lại cái Tết của nhiều năm về trước.
" alt="Tết bao cấp, 3 đứa trẻ nghèo bật khóc trước sự cố cuối năm"/>
Tết bao cấp, 3 đứa trẻ nghèo bật khóc trước sự cố cuối năm