TS Đăng cho biết năm 2019, Thành đoàn TPHCM để cử và Đào Nguyên Khôi đã được trao giải thưởng Quả cầu Vàng với những cống hiến xứng đáng. Đến năm 2020, Thành đoàn tiếp tục đề cử và anh được bầu chọn là Công dân trẻ tiêu biểu của TPHCM.
Cùng năm 2020, PGS Đào Nguyên Khôi được bổ nhiệm Trưởng khoa, Chủ tịch Hội đồng khoa học Khoa môi trường của Trường ĐH Khoa học tự nhiên.
“Khôi là người hiền, biết trân trọng những người đi trước, biết lắng nghe và cầu thị, đồng thời hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu sinh với tất cả sự nhiệt tâm. Khôi đúng là một mẫu người vừa hồng vừa chuyên”.
Ông Đăng cũng nhìn nhận PGS Đào Nguyên Khôi là người có viễn kiến và tầm nhìn lớn, tư duy mở rộng.
“Cậu ấy thất bại cũng nhiều, nhưng những lúc gặp tôi lại thường nói “than thế thôi chứ phải cố gắng tiếp tục anh ạ”. Và những gì cậu ấy có được chủ yếu từ nỗ lực, may mắn cũng có nhưng rất ít”.
Vào thứ sáu tuần trước, TS Đăng còn gọi điện và được nghe PGS Khôi trả lời “Anh chờ em một tuần, rồi em với anh cùng làm quyết liệt nhé"...
"Chiếc lá rồi cũng lìa cành"
Từ nước Úc xa xôi, GS Phan Thanh Sơn Nam - GS trẻ nhất năm 2014 - đã không kìm được cảm xúc mà viết rằng “chiếc lá cuối cùng rồi cũng lìa cành”.
GS Phan Thanh Sơn Nam kể PGS Khôi nhỏ hơn ông gần chục tuổi. Vì vậy, khi thì PGS Khôi gọi GS Nam bằng thầy, khi thì gọi bằng anh. Cả hai người cùng ở ĐH Quốc gia TPHCM nhưng lại khác trường và khác ngành, nên không có cơ hội làm việc chung với nhau. Nếu tình cờ gặp, cả hai chỉ chào hỏi dăm ba câu rồi lại tất bật với công việc.
Cả hai người cùng quê miền Trung, gia đình GS Sơn Nam thì vào Đồng Nai sinh sống còn gia đình PGS Khôi thì lên Đắk Lắk. Dù ở đâu, cả hai cũng chịu thương, chịu khó.
Theo GS Sơn Nam, PGS Khôi chạm tay vào thành công khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng vẫn nhớ những người thầy đầu tiên trên con đường làm khoa học của mình, đó là điều ông trân quý và rất thương.
“Tôi biết rất nhiều người giỏi và luôn ngưỡng mộ những người giỏi vì họ làm được những chuyện mà mình không làm được. Tuy nhiên với Khôi, tôi dùng một chữ thương. Tôi dùng một chữ thương không phải vì Khôi giỏi, không phải vì Khôi thành công, cũng không phải vì Khôi nổi tiếng. Người giỏi thì nhiều, người thành công cũng nhiều, người nổi tiếng cũng không ít. Nhưng tôi dành cho Khôi một sự đồng cảm vì khi chạm được tay vào thành công, Khôi vẫn còn nhớ và nhắc đến tên những người thầy đầu tiên của bạn trên con đường làm khoa học. Sống hơn nửa đời người, đi nhiều, thấy nhiều, mới thấy thương những người như Khôi” - GS Sơn Nam nói.
GS Sơn Nam cũng quý PGS Khôi vì có những suy nghĩ đơn giản như ông, là ngày xưa là được thầy cô tận tình dẫn dắt thế nào thì giờ này sẵn sàng trao lại cho thế hệ trẻ tiếp nối mà không cần toan tính thiệt hơn.
“Ngày xưa, có hai người thầy dắt tay tôi đi những bước đầu tiên trên con đường làm khoa học, họ truyền lại cho mình cả một đời kinh nghiệm, và hơn thế nữa, họ còn truyền lại cho tôi một tình yêu thương không toan tính thiệt hơn dành cho những người học trò. PGS Khôi cũng may mắn như tôi khi mới chập chững bước những bước đi đầu tiên trên con đường làm khoa học, đã có hai người thầy truyền lửa đam mê cho cậu ấy”.
Nhận tin PGS Đào Nguyên Khôi bị bệnh giữa độ tuổi chín muồi về tài năng, giữa xứ người, GS Phan Thanh Sơn Nam nói ông vẫn cầu mong có một phép màu để "chiếc lá cuối cùng" đừng bao giờ rụng. Thế nhưng, "chiếc lá" rồi cũng rời cành.
Theo thông cáo từ gia đình, lễ viếng PGS Đào Nguyên Khôi được tổ chức từ 18h ngày 28/5, tại 38 Cao Bá Quát, P Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Lễ khiển điện và di quan lúc 7h ngày 31/5. |
Khi tiết học bắt đầu, thầy Hiếu cũng đã nói lời cảm ơn các học sinh vì đã có ý thức theo dõi, cập nhật kiến thức về một sự kiện lớn cả nước đang tổ chức kỷ niệm. Nam giáo viên cũng quyết định cho phép các em xem trọn chương trình này trong giờ học Lịch sử hôm nay.
"Khi các em xem những chương trình tái hiện lịch sử cũng là một giờ học Lịch sử hiệu quả. Bởi các em được mắt thấy, tai nghe những hình ảnh hào hùng, khí thế của Điện Biên Phủ 70 năm trước. Tôi nghĩ được xem trực quan các em sẽ nhớ lâu và sâu hơn”, thầy Hiếu kể.
Song song với việc học sinh hướng mắt về màn hình, khi xem đến từng phân cảnh, thầy Hiếu giải thích về những lực lượng, những trang phục và những chi tiết lịch sử liên quan.
Cứ thế, các học sinh hiểu thêm được về nguồn gốc và vai trò theo từng đợt diễu binh, diễu hành của các lực lượng: Quân đội, dân quân tự vệ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân, nông dân, tri thức, thanh niên, phụ nữ...
“Tôi muốn cho học sinh thấy rõ tinh thần, ý chí và sức mạnh đại đoàn kết của cả dân tộc với tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân Việt Nam đã giành chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước”.
Tiết học của lớp 11A6 - tiếp tục là một lớp không chuyên Sử, chuyên Khoa học Tự nhiên - sau đó cũng được thầy giáo thiết kế tương tự.
Thầy Trần Trung Hiếu chia sẻ, bản thân là một người dân Việt Nam lại là một giáo viên Lịch sử, chính vì vậy, thầy luôn muốn tuyên truyền, lan tỏa những giá trị của quá khứ tới học trò và mọi người bất cứ lúc nào hay ở đâu.
Thầy Hiếu cho hay, thông qua một đồng nghiệp thầy cũng được biết trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM), sáng nay, cũng tổ chức cho học sinh toàn trường tập trung ở sân để xem truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ qua màn hình lớn.
“Có thể nói đó là một buổi học tập trung có ý nghĩa hơn nhiều tiết học thường lệ của từng lớp”, thầy Hiếu chia sẻ.