- Người phụ nữ đi xe đạp qua đường đột ngột khiến cô gái đi xe máy bị bất ngờ ngã nhoài xuống đường. Điều đáng nói, thấy cô gái đi xe máy gặp tai nạn, người phụ nữ đi xe đạp không giúp đỡ mà thản nhiên đi tiếp.

Quay đầu xe gây tai nạn, tài xế bỏ đi gây bức xúc" />

Người phụ nữ qua đường gây tai nạn, thản nhiên đi tiếp

Kinh doanh 2025-01-28 10:03:49 42

- Người phụ nữ đi xe đạp qua đường đột ngột khiến cô gái đi xe máy bị bất ngờ ngã nhoài xuống đường. Điều đáng nói,ườiphụnữquađườnggâytainạnthảnnhiênđitiếlich ngoai hang anh hom nay thấy cô gái đi xe máy gặp tai nạn, người phụ nữ đi xe đạp không giúp đỡ mà thản nhiên đi tiếp.

Quay đầu xe gây tai nạn, tài xế bỏ đi gây bức xúc
本文地址:http://app.tour-time.com/html/010e199841.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Boca Juniors vs Argentino Monte Maiz, 07h10 ngày 23/1: Qúa dễ cho Boca

Đọc bài viết "Lợi thế của 'con nhà giàu' không chỉ ở tiền", tôi cũng xin chia sẻ một vài quan điểm của bản thân:

Thứ nhất, lợi thế của "con nhà giàu" nằm ngay từ "trong trứng": ba mẹ giàu sẽ có sự chuẩn bị trước sinh chu đáo; ăn uống tẩm bổ cho thai nhi được khỏe mạnh đủ chất; chưa kể ba mẹ giàu vì họ vốn thông minh nên con cái cũng được thừa hưởng IQ cao.

Tôi năm nay 31 tuổi, chưa sinh con. Tôi muốn nhắc lại câu chuyện mình đã từng kể trên VnExpress: Năm 2008, tôi đậu Đại học Y Dược TP HCM. Khi đó, tôi rất tự hào vì cả huyện chỉ có hai người trúng tuyển. Nhưng khi vào trường học rồi, tôi mới thấy mình thua kém các bạn bè quá nhiều thứ: từ kỹ năng sử dụng máy tính để tìm kiếm dữ liệu, kỹ năng mềm quản lý tiền bạc, thời gian... cho đến việc các bạn khác nối nghiệp gia đình nên cách thức học hành, tìm việc làm sau khi ra trường cũng đều rất thuận lợi, không phải lo lắng gì.

Một đứa như tôi (nhà nghèo, dinh dưỡng kém, thể chất yếu, học bài ở phòng trọ ồn ào, ọp ẹp, nóng như lò lửa, lơ mơ đi chợ nấu ăn giữa Sài Gòn, đi thực tập phải đạp xe từ Quận 5 sang Phú Nhuận...) nếu đem so với các bạn con gia đình ở Sài Gòn (chỗ ở yên tĩnh ổn định, cơm nước cha mẹ lo, xe cộ, đường sá quen thuộc...) chắc chắc tôi là "thua toàn tập".

>> Không để lại tài sản là tước mất cơ hội của con cái

Con nhà giàu nếu ham chơi, ỷ lại vào tài sản của gia đình thì tương lại mới bất ổn, hên xui. Còn nếu họ đã chăm chỉ, nỗ lực, lại có xuất thân tốt nữa, thì không thể nào không thành công được. Hoặc giả nếu chưa thành công thì họ cũng chẳng sợ thất bại vì "ông bà già lo hết".

Xuất thân của tôi không tốt (cha mẹ nợ nần, nghèo khổ, bạo lực gia đình...), còn các bạn trong lớp đa số có nền tảng gia đình vững chắc. Đồng ý là đời ai cũng có thăng, có trầm, nhưng hỏi thăm về tình hình của các bạn sau vài năm ra trường, tôi nhận ra rằng, họ làm sao có thể thất bại được?.

Do đó, sự chậm tiến của bản thân mỗi người chắc chắn xuất phát từ sự thiếu đầu tư của cha mẹ. Vì giả sử cùng một điểm xuất phát, bạn đi bộ hoặc vừa đi vừa cõng thêm cục nợ, thì dĩ nhiên sẽ chậm hơn hẳn so với những người được bố mẹ đầu tư cho cái xe hơi.

Các bạn tôi được đầu tư tiền bạc và thời gian suốt 6-8 năm để học Y, ra trường được vào biên chế, nếu công việc có stress quá thì có thể vứt hết để đi du lịch vài năm rồi về làm hành chính, chẳng cần "chạy show" phòng khám tư. Thậm chí, họ có thể nghỉ luôn, qua quản lý công ty của gia đình nếu không còn hứng thú với ngành Y nữa. Có người thoải mái đi học thêm một khóa thẩm mỹ để ra làm việc cho nhẹ nhàng... Nói chung, chẳng ai phải sống mòn theo kiểu "muốn cất cánh bay cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất".

>> 10 năm lập nghiệp không bằng người có tiền thừa kế

Chắc sẽ có người cho rằng, mấy trường hợp tôi kể chỉ là thiểu số, không điển hình, nhưng đa phần các bạn cùng khóa tôi đều có nhà ở, được bố mẹ hỗ trợ, ngay cả chuyện kết hôn, sinh con cũng không thúc ép, dí deadline. Đơn giản vì bố mẹ họ đều có tiền bạc và tư tưởng tiến bộ, họ có niềm vui riêng chứ không phụ thuộc vào hạnh phúc của con cái như việc đòi có cháu ẵm bồng như nhà tôi. Đôi khi nghĩ về những thiệt thòi của bản thân, tôi cũng thấy chạnh lòng, tủi phận.

Tất nhiên, tôi kể câu chuyện của mình ra đây không phải để than vãn hay đổ lỗi gì cho gia đình, cuộc đời. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng, xuất thân rất quan trọng trong thành công của mỗi người.

Và qua đó, tôi cũng tự ý thức hơn về trách nhiệm trong chuyện sinh con và tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với con cái.

Mưa

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

">

13 năm chậm tiến vì xuất thân con nhà nghèo

Đó là khi tôi còn làm cho một công ty Việt Nam hơn 10 năm trước. Tết ấy, tôi lì xì cho mấy đứa cháu phong bao rất đẹp, bóc xong, có đứa nhảy cẫng lên vì mừng.

Năm tiếp theo, thưởng Tết của tôi giảm còn bốn tháng lương, mặt tôi hơi giống mấy bác quảng cáo thuốc đau bụng. Bởi xét về số lượng, dự án và khối lượng công việc, tôi tham gia gấp đôi năm trước.

Nếu có một thứ bí ẩn hơn tam giác quỷ Bermuda thì đó chính là thưởng Tết. Người làm công ăn lương hầu hết không có cách nào để biết tiền thưởng mình sẽ nhận được cuối năm. Nó không chỉ phụ thuộc vào hiệu suất làm việc của cá nhân, kết quả kinh doanh của công ty mà có những nơi, nó còn phụ thuộc rất lớn vào "tâm trạng của sếp". Thưởng Tết được nhiều đồng nghiệp cũ của tôi gọi là dịp "chia thịt trâu".

Câu hỏi tôi hay nhận được những ngày này là: "Năm nay thưởng Tết to không?". Câu trả lời của tôi chín năm qua là "không có".

Chín năm kể từ khi chuyển sang làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia, tôi không còn được nhận thưởng Tết. Không phải vì công ty kinh doanh không tốt hay sếp "ghét" mà bởi vì tôi đã được nhận "thưởng Tết" suốt mười hai tháng trong năm rồi.

Tôi từng làm việc cho ba công ty Mỹ khác nhau, họ đều có cách "thưởng Tết" giống nhau. Ngay khi đặt bút ký hợp đồng, người lao động đã biết chính xác tiền lương nhận được mỗi tháng và mức thưởng được nhận nếu hoàn thành chỉ tiêu.

Hợp đồng lao động mô tả chi tiết thu nhập theo mục tiêu đề ra, gọi là OTE (On-target earnings). OTE gồm lương cố định nhận được mỗi tháng và thưởng theo hiệu suất. Tuỳ công ty và vị trí mà tỷ lệ hai phần này khác nhau. Tính chất công việc khác nhau sẽ có cách tính hiệu suất khác nhau. Ví dụ, nhân viên kinh doanh sẽ dựa trên doanh số bán hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng là số trường hợp hỗ trợ khách và điểm đánh giá hài lòng trung bình...

Số tiền thưởng nhận được tỷ lệ thuận với mức hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra trong hợp đồng. Điểm chung là mỗi nhân viên luôn biết được chính xác mức độ hoàn thành chỉ tiêu của mình một cách minh bạch, công khai và khách quan bất kể khi nào truy cập vào tài khoản của mình trong hệ thống của công ty.

"Tâm trạng của sếp" ở các công ty nước ngoài tôi trải qua không tác động được gì tới mức thưởng của nhân viên. Ngược lại, chính nhân viên mới là người quyết định thu nhập và tâm trạng sếp. Vì khi tất cả nhân viên hoàn thành chỉ tiêu thì sếp mới đạt được chỉ tiêu của mình và được nhận đủ lương, thưởng. Thế nên sếp và nhân viên phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tối đa để cùng đạt chỉ tiêu và nhận thưởng mỗi tháng.

Nhờ cách tính lương, thưởng này mà nhân viên chúng tôi hiểu, mình là người sẽ quyết định phần lớn mức thu nhập của chính mình. Nói vậy vì trong tổng thu nhập hàng năm cũng có một phần, thường là không lớn và có ý nghĩa động viên, phụ thuộc vào kết quả chung của toàn công ty.

Tôi và các đồng nghiệp đều thích cách tính kiểu này. Nó giúp tôi dễ hoạch định các kế hoạch tài chính cá nhân và bớt hồi hộp mỗi dịp Tết đến xuân về.

Có lần, một chủ doanh nghiệp ở Việt Nam khăng khăng với tôi, thưởng Tết là cách anh khiến nhân viên gắn bó với doanh nghiệp hơn. Tôi lại không thích khái niệm gắn bó kiểu này vì chính tôi từng trải nghiệm.

Sau sáu năm làm việc tại đó, đến giữa năm 2013, tôi xin nghỉ để chuyển sang công ty nước ngoài. Trong gần nửa năm làm việc, tôi đã tận tâm, đóng góp cho công ty ít nhiều, cộng sự đều thừa nhận. Nhưng, tuyệt nhiên không ai còn nhớ và gọi tôi về chia thưởng năm đó. Đó là một phần lý do tôi thấy ở nhiều công ty Việt Nam, càng gần Tết càng ít người chuyển việc vì tâm lý gắn bó bất đắc dĩ với công ty thêm một hai tháng, đợi nhận thưởng Tết xong mới xin nghỉ. Sau tết Âm lịch, nhiều công ty thường đối mặt với "mùa chuyển việc".

Một lần khác, xin nghỉ việc ở công ty nước ngoài, tôi được trả toàn bộ tiền lương tính đến ngày làm việc cuối cùng và các chế độ khác. Hai tháng sau khi nghỉ việc, tôi vẫn tiếp tục nhận được tiền thưởng cho những dự án tôi đã hoàn thành trước đó.

Những năm đi làm khiến tôi nhận ra có sự khác biệt về quan điểm thưởng Tết. Một bên là nhân viên tự quyết định lương, thưởng của chính mình thông qua hiệu suất làm việc và đóng góp cho công ty trong một hệ thống có quy định rất rõ ràng; một bên là lãnh đạo công ty có quyền quyết định mức thưởng cho nhân viên ngoài lương cứng đã cam kết khi tuyển dụng.

Tôi hiểu số đông doanh nghiệp có cái khó của họ vì khó đoán định kết qủa kinh doanh của mình khi năm chưa kết thúc, nhưng nếu duy trì cách thưởng Tết có yếu tố may rủi, người lao động thường bị động khi chỉ "mở phong bao" mới biết năm vừa qua kết quả làm việc của mình đến đâu. Điều này có thể dẫn đến bất lợi cho chính doanh nghiệp.

Khảo sát về các chính sách phúc lợi và thưởng Tết tại thị trường lao động Việt Nam của Vietnamworks và HR insider công bố năm 2019 cho thấy, dù trả thưởng thế nào, vẫn có tỷ lệ lớn nhân viên không hài lòng với thưởng Tết của doanh nghiệp.

Cuộc khảo sát đã nhận được ý kiến phản hồi của gần 500 chuyên gia nhân sự và gần 3.400 lao động. Theo đó, 82% nhân viên cho biết "sẽ phản ứng cụ thể nếu không nhận được thưởng Tết như mong đợi"; 27% lựa chọn "nghỉ việc và xin việc nơi khác có mức thưởng tốt hơn". "Văn hóa thưởng Tết" nhiều năm qua có thể vô tình tạo nên sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp được đo bằng thưởng Tết. Như năm tôi được thưởng bốn tháng lương mà vẫn buồn vì cảm thấy ít hơn so với kỳ vọng, bởi tôi đã nghĩ mình nỗ lực hết sức.

Nhiều người hỏi tôi, ở công ty Mỹ có gì hay để áp dụng cho công ty của họ. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp khó thay đổi ngay một đêm, nhưng một việc có thể làm để hiệu quả ngay, đó là thay thưởng Tết bằng cách trả thu nhập theo mục tiêu (OTE), công khai và minh bạch càng chi tiết càng tốt cách tính thu nhập. Khi đó, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc và muốn gắn bó hơn với công ty, doanh nghiệp sẽ nâng cao hình ảnh của mình trên thị trường.

Lê Văn Thành

Thưởng Tết

Tư duy thưởng Tết

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn">

Chín năm không thưởng Tết

MC truyền hình giàu có tiết lộ nguyên tắc để lại thừa kế cho con

Kèo vàng bóng đá Man City vs Chelsea, 00h30 ngày 26/1: Chia điểm?

友情链接