当前位置:首页 > Giải trí

Nữ sinh 6 năm xuất sắc trường y: Tôi từng sợ người ta cười hoàn cảnh của mình

- Đó là tâm sự của Trần Thị Huyền Trang,ữsinhnămxuấtsắctrườngyTôitừngsợngườitacườihoàncảnhcủamìvàng nhẫn hôm nay sinh viên năm thứ 6 Trường ĐH Y Thái Nguyên. Để trở thành bác sĩ tương lai, Huyền Trang đã tự chui ra khỏi vỏ ốc do em tạo ra khi đối diện với nỗi đau bố mẹ cùng qua đời.

Sáng 4/4, Báo Phụ nữ TP.HCM tổ chức giao lưu chương trìnhKhát vọng sống.11 nhân vật Khát vọng sốngtiêu biểu là những học sinh, sinh viên, người phụ nữ dù mang trong mình nỗi mặc cảm bệnh tật, hoàn cảnh éo le, nhưng đã vượt lên chính mình để tiếp tục đi học và làm việc. 

{ keywords}
Sinh viên Trần Thị Huyền Trang (Ảnh: Phùng Huy)

Câu chuyện về nỗi mất mát mà sinh viên Trần Thị Huyền Trang, sinh viên năm thứ 6 Trường ĐH Y Thái Nguyên phải chịu đựng đưa lại nhiều xúc động cho người chứng kiến. Huyền Trang từng trải qua khủng hoảng khi chứng kiến nỗi đau bệnh tật và sự ra đi của mẹ. Rồi một ngày, Trang cũng phải chứng kiến nỗi đau khủng khiếp khi ba em cũng bị bệnh và qua đời. Để tiếp tục sống, Trang phải chuyển về ở với bác. Em từng suy sụp nhưng rồi cố gắng thực hiện lời trăn trối của mẹ trước khi qua đời là trở thành bác sĩ.

"Thời gian mẹ mất, tôi suy sụp và khóc rất nhiều. Tôi cũng trở nên ích kỷ. Tôi nghĩ mẹ mất, còn bố thì bỗng hóa điên dại, vì có khi bố từng cầm dao đòi giết hai chị em. Nhưng tôi lại khóc cạn nước mắt thêm một lần nữa, khi chứng kiến bố mình đứng trước gương và nói rằng: "Bố cũng bị bệnh như mẹ rồi". Căn bệnh quái ác đó đã cướp đi bố mẹ của tôi. Lúc đó, tôi không biết cầu cứu ai. Nhiều lúc tôi thèm sự quan tâm của người thân. Tôi cứ sợ rằng mình sẽ không được đến trường nữa vì phải đi làm nuôi em. Tôi bơ vơ và nghĩ rằng mình không thể thực hiện ước mơ của mẹ. Tôi tự ti, sợ người ta cười hoàn cảnh gia đình"- Trang chia sẻ.

Trang đã tự tạo cho mình vỏ ốc và chỉ biết khóc. Thế nhưng khi khóc xong, Trang ra khỏi vỏ ốc của mình, tự tìm về tình thương của họ hàng thân thuộc. "Các bác đã lớn tuổi nên cũng không còn quan tâm nhiều nữa, tôi lại chủ động gọi điện cho các bác, để tìm về những người thân của mình"- Trang nói.

Trang vươn lên trở thành sinh viên xuất sắc 6 năm liền của Trường ĐH Y Thái Nguyên. Hiện nay, mơ ước của Trang là phấn đấu để trở thành bác sĩ nội trú và trở về quê hương phục vụ bà con nơi đây.

{ keywords}
Những "Khát vọng sống" (Ảnh: Phùng Huy)

Còn sinh viên Đinh Văn Thịnh, sinh năm 1994, quê Nam Định đã vượt qua nỗi mặc cảm, tự ti khi mang trong mình căn bệnh dị tật xương bẩm sinh để đến trường. Đến trường, Thịnh lại phải đối diện với lời trêu chọc của bạn bè. Thế nhưng Thịnh đã không chùn bước, hiện nay Thịnh đang là sinh viên tại khoa Công nghệ Thông tin của Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Giờ đây, mỗi ngày đến trường Thịnh đều được sự giúp đỡ hết sức của bạn bè.

"Một năm nay tôi chưa được về nhà và rất nhớ gia đình. Bố cũng không có điều kiện vào thăm tôi, nhưng mỗi lần bố gọi điện tôi vẫn nói rằng mình vẫn ổn. Tôi nói ổn để học, để thành tài bởi vì còn nhìn, nghe, thấy và có thể học được kiến thức”- Thịnh chia sẻ.

Thịnh cũng nói rằng “Tôi khiếm khuyết nhưng tôi đã được hơn nhiều người rồi. Cuộc sống không cho mình một cơ thể hoàn hảo nhưng một tương lai hoàn hảo là do mình quyết định. Tôi tự hào vì được là chính mình”.

Bà Lê Huyền Ái Mỹ, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TP.HCM cho rằng, không một trang giấy nào có thể nói hết một nhân vật. Một đời người và những khát khao, nghị lực vươn lên như một ngọn lửa cứ tiếp nối nhau tạo thành một khát vọng sống cho đời. 

Theo bà Mỹ, "Những nhân vật Khát vọng sốngđược sinh ra với biết bao nỗi đau, nhưng họ đã nỗ lực từng ngày để vượt qua tất cả, sống một cuộc đời thật ý nghĩa. Không chỉ vậy, họ cũng chính là người đã truyền lửa khát vọng cho mỗi chúng ta. Giá trị sống là hướng đến tình người, hướng đến sự sẻ chia trong cuộc sống”.

Lê Huyền

分享到: