Theo những phụ huynh này, trong buổi họp phụ huynh cuối năm của trường Tiểu học Trúc Lâm mới đây, họ được yêu cầu phải nộp một số khoản thu như: tiền học thêm, Tiếng Anh (tự nguyện) và Kỹ năng sống (tự nguyện). Số tiền mà các phụ huynh phải nộp thêm dao động từ 750 nghìn đến 1 triệu đồng.
“Khi họp phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm đọc tên từng học sinh rồi thông báo phải đóng thêm từng này, từng kia tiền. Khi phụ huynh hỏi cụ thể từng khoản phải đóng thì giáo viên chủ nhiệm chỉ nói là thu tiền dạy thêm, tiền học Kỹ năng sống, Tiếng Anh. Chúng tôi yêu cầu giáo viên phải kê chi tiết nhưng giáo viên không kê. Bây giờ chúng tôi không biết đang phải đóng những tiền gì”, một phụ huynh nói.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/22/16/phu-huynh-thanh-hoa-meo-mat-vi-cuoi-nam-phai-dong-gan-ca-1-trieu-dong-cac-khoan-thu.jpg) |
Trường Tiểu học Trúc Lâm |
Một phụ huynh có con đang học lớp 4 cho biết, cũng được cô giáo thông báo đóng thêm 850 nghìn đồng tiền học thêm tại buổi họp phụ huynh.
“Tôi hỏi lại cô giáo, con tôi có học thêm đâu mà phải nộp tiền?, cô giáo lại nói đó là tiền tăng tiết, tăng buổi. Thấy vô lý, nhưng vì nghĩ con cái mình đang còn học ở đây nên chẳng ai dám lên tiếng, đành nộp cho xong”, phụ huynh này nói.
Cùng thắc mắc, một phụ huynh có con đang học lớp 3 bức xúc nói, sau dịch Covid-19, học sinh đi học trở lại vào tháng 5, nhà trường tự ý tổ chức dạy học buổi chiều (2 buổi/tuần), nội dung là học chương trình chính khoá cho kịp tiến độ, nhưng cuối năm lại tính là tiền tăng tiết.
Đúng công văn chỉ đạo?
PV đã liên lạc với bà Hoàng Thị Nhàn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trúc Lâm. Bà Nhàn từ chối làm việc, nhưng khẳng định nhà trường thu các khoản đúng theo công văn chỉ đạo.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/07/22/16/phu-huynh-thanh-hoa-meo-mat-vi-cuoi-nam-phai-dong-gan-ca-1-trieu-dong-cac-khoan-thu-1.jpg) |
Bà Vân cho biết sẽ xử lý nghiêm nếu trường thu sai quy định |
Bà Vũ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Nghi Sơn cho biết, đến thời điểm này, phòng chưa nhận được phản ánh nào từ phía phụ huynh liên quan tới các khoản thu cuối năm.
Sau khi báo chí thông tin, Phòng Giáo dục sẽ lập đoàn thanh tra xác minh, làm rõ.
Theo bà Vân, ở cấp tiểu học tuyệt đối không có chuyện học thêm, dạy thêm. Nếu nhà trường có dạy tăng buổi thì đó cũng là chính khóa, không được phép thu tiền.
Còn đối với dạy Tiếng Anh và Kỹ năng sống thì theo tinh thần tự nguyện, nếu phụ huynh đăng ký học cho con thì phải đóng tiền.
“Phòng Giáo dục sẽ làm rõ. Nếu cá nhân, tập thể nào sai phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, bà Vân cho biết.
Lê Dương
![Mới đầu năm học, rình rập chục khoản thu](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/26/16/moi-dau-nam-hoc-phu-huynh-phai-ganh-ca-chuc-khoan-thu-2.jpg?w=145&h=101)
Mới đầu năm học, rình rập chục khoản thu
Mặc dù đã được hướng dẫn thu các khoản theo quy định, nhưng Trường THCS Tiến Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vẫn thu cả chục khoản ngoài quy định.
" alt=""/>Thanh Hóa: Phụ huynh bức xúc tố trường 'nhập nhèm' tiền nong
- Nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra tranh luận trong buổi tọa đàm về chủ đề “Có nên thi trắc nghiệm môn Toán từ năm 2017?”. Tuy nhiên, có những vấn đề vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, và có vấn đề vẫn đang bỏ ngỏ để chờ đợi phản hồi từ phía Bộ GD-ĐT.![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/09/27/14/20160927145227-img-6800.jpg)
|
GS Toán học Phùng Hồ Hải - Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Chia sẻ quan điểm của mình trong buổi tọa đàm, GS Toán học Phùng Hồ Hải - Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam – cho rằng trắc nghiệm môn Toán chỉ chấm được kết quả, chứ không chấm được quá trình tư duy.
Ông đánh giá đề thi Toán những năm gần đây đã bao phủ được kiến thức căn bản môn Toán, tình trạng lò luyện thi giảm bớt. Tuy nhiên, ông khẳng định đề thi chưa chuẩn hóa.
Là một giáo viên đứng lớp, ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) nêu ý kiến trả lời cho băn khoăn của ông Hải.
Ông Thái cho rằng, khi bắt tay vào làm trắc nghiệm mới biết tự luận dù hay nhưng độ phủ không hết, bài thi trắc nghiệm có độ phủ kiến thức rộng hơn. “Thi trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức rộng hơn, những phần kiến thức trước đây học sinh lờ đi bây giờ phải học bài bản, chi tiết, học kỹ hơn mới làm được bài. Giáo viên cũng phải dạy kỹ hơn”.
Trước đây, bản thân ông Thái cũng băn khoăn về nhiều nội dung khá hay trong SGK mà không hỏi đến được vì ưu tiên phần khác.
“Nếu năm nay thi trắc nghiệm mà chỉ trong chương trình lớp 12 như Bộ dự định thì sẽ hỏi được. Khắc phục được học tủ. Thi tự luận chắc chắn có học tủ. Bây giờ trắc nghiệm không lo học tủ nữa, hoàn toàn có thể hỏi được cả độ rộng và độ sâu.
Có bài thi tự luận trình bày cả trang 15’, trong khi nếu thi trắc nghiệm chỉ cần nháp ra kết quả mất 3 - 5 phút. Khối lượng công việc giải quyết được rất nhiều, dù trình bày không bài bản được. Không viết ra nhưng học trò cũng nháp trong tư duy và làm việc với tốc độ rất nhanh” – ông Thái khẳng định.
Thi trắc nghiệm vì không cần sáng tạo?
Trong buổi tọa đàm này, phản biện về việc bài thi trắc nghiệm sẽ làm hạn chế sức sáng tạo của học sinh trong việc đưa ra những cách giải đa dạng, PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) khẳng định, môn Toán thi tốt nghiệp THPT không đòi hỏi sự sáng tạo, mà cũng không thể sáng tạo được.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/09/27/14/20160927145227-img-6856.jpg)
|
PGS.TS Nguyễn Phương Nga – Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam). Ảnh: Lê Anh Dũng |
“Sáng tạo là cách giải mới. Bài thi Toán bao nhiêu năm nay chỉ có câu 10 để học sinh sáng tạo, nhưng rất hiếm em làm được điều đó. Một đề thi có 10 bài, các em được học kỹ năng về các bước đi, đường giải. Gặp bài toán đó là giải theo cách đó”.
Bà Nga cho rằng học sinh lớp 12 phải kiểm tra kiến thức cơ bản đầu tiên, chứ không đi sâu. Vì vậy mục tiêu của Toán là kiểm tra được nhiều kiến thức cơ bản nhất, sau mới phân hóa. Với 50 câu là đủ từ dễ đến khó để phân hóa học sinh.
Trong khi đó, ông Hải nhận định, kỳ thi này không chỉ là tốt nghiệp. “Theo tôi quan sát, đa số các trường đại học hiện nay vẫn sử dụng kết quả thi này để xét tuyển đại học, và cuối cùng tiền vẫn đổ vào kì thi, nên kì thi này vẫn là kì thi quan trọng. Nếu như kỳ thi SAT của Mỹ một năm có 7 lần, thì chúng ta mỗi năm chỉ có một cơ hội cho thí sinh”.
Ông Hải cũng cho rằng giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp và Liên Xô cũ và hiện nay, cả hai nước này vẫn dùng đề thi tự luận, mỗi đề thi kéo dài khoảng 4 tiếng.
Theo ông Hải, hình thức thi trắc nghiệm là chịu ảnh hưởng của Mỹ. “Nếu chuyển sang trắc nghiệm có ai khẳng định sẽ không học tủ? Theo quan sát của tôi, hiện nay ở trên mạng đề luyện thi rất nhiều, nhưng cũng có nhiều đề sai. Đến đề thi tự luận đã làm năm bảy chục năm nay vẫn còn sai thì chuyển sang trắc nghiệm sẽ thế nào? Học sinh sẽ không biết đâu mà lần, đi học thầy nhưng thầy cũng chưa biết như thế nào. Các thầy cũng phải học từ đầu” – ông Hải nêu một thực tế.
Trái ngược với ý kiến của ông Hải, bà Nga cho rằng giáo dục của ta không còn ảnh hưởng gì của giáo dục Pháp hay Nga nữa. “Trắc nghiệm khách quan cũng không phải chỉ của Hoa Kỳ, mà của cả thế giới. Hoa Kỳ có SAT, GMAT nên được nhiều người biết tới. Các nước khác cũng thi trắc nghiệm rất nhiều, như Úc” – bà phản biện.
Về tâm lý hoang mang của giáo viên và học sinh như ông Hải nói đến, thì ông Thái thừa nhận “Tâm lý giáo viên chưa đặt bút làm thì hoang mang thật, nhưng khi đặt bút làm sẽ thấy bình thường, cũng chỉ gấp gáp vài tháng đầu. Tôi nghĩ là tâm lý sẽ giải tỏa được”.
Theo ông Thái chia sẻ, chỉ có giáo viên là hoang mang, còn học sinh của ông hầu hết đều thích thú với hình thức thi trắc nghiệm môn Toán.
Những câu hỏi chờ Bộ giải đáp
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/09/27/14/20160927145227-img-6807.jpg)
|
Ông Phan Văn Thái – giáo viên Toán Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An). Ảnh: Lê Anh Dũng |
Tại buổi tọa đàm, vấn đề làm đề thi được cả ông Thái và ông Hải băn khoăn nhất.
Theo ông Hải, trên cơ sở giả định là có đề thi tốt và học sinh học nghiêm túc, nếu Bộ muốn mỗi học sinh có đề riêng và không thể quay cóp, thì trong một phòng thi sẽ có 30 đề thi và có 1500 câu.
“1500 câu hỏi này sẽ phải lấy từ ngân hàng. Để chọn ra được 1500 câu thì ngân hàng đề phải có gấp mươi lần số đó” - ông Hải đặt vấn đề “Sang năm 2017 chúng ta có đủ thời gian để chuẩn bị hay không?”.
Ông Thái cho biết bản thân ông cũng đang chờ đợi đề thi mẫu của Bộ sẽ công bố trong một vài ngày tới.
Trong khi đó, theo bà Nga, dù chưa biết hiện tại Bộ GD-ĐT đã làm đến đâu nhưng việc Bộ chọn lọc câu hỏi từ ngân hàng đề thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội là phù hợp.
Tuy nhiên, ông Hải lại cho rằng vì ĐHQG Hà Nội cũng chưa từng công bố đề thi đánh giá năng lực nên cũng chưa thể biết hay hay dở.
Về việc chuẩn bị cho ngân hàng đề thi, nhà báo Lê Hạnh đặt vấn đề, nếu Bộ có giải pháp huy động nguồn lực xã hội, Hội Toán học có thể tham gia như thế nào?
Với câu hỏi này, ông Hải cho biết “Nếu Bộ huy động với tư cách cá nhân thì có thể tham gia. Còn với tư cách của Ban chấp hành Hội thì chúng tôi sẵn sàng tham gia và thảo luận có thực sự cần thi trắc nghiệm không…”.
Các khách mời đều thống nhất rằng hiện đang chờ đợi phương án thi của Bộ, đặc biệt là công tác chuẩn bị ngân hàng đề thi.
" alt=""/>Thi trắc nghiệm môn Toán: Có làm được trong năm 2017?
Thay vào đó, sẽ được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.
Thông tin này được Bộ GD-ĐT đưa ra tại dự thảo Thông tư Quy định sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
Để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung dự thảo thông tư, báo VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT):
Phóng viên: - Dự thảo thông tư nói rằng phạm vi, đối tượng áp dụng là giáo viên, cán bộ chưa đáp ứng trình độ chuẩn nhưng không thuộc diện thực hiện lộ trình nâng chuẩn được đào tạo theo quy định trong các cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường THCS, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS; trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình phổ thông cấp tiểu học và cấp THCS; trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.
Vậy ông có thể cho biết cụ thể những đối tượng không thuộc lộ trình nâng chuẩn gồm những ai và độ tuổi ra sao?
Ông Đặng Văn Bình: Luật Giáo dục 2019 đã điều chỉnh nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với giáo viên mầm non (từ trung cấp lên cao đẳng), tiểu học (từ trung cấp lên đại học), trung học cơ sở (từ cao đẳng lên đại học). Do đó, một bộ phận nhà giáo chưa đáp ứng trình độ chuẩn phải thực hiện việc đào tạo để nâng chuẩn theo quy định của Chính phủ. Bộ GD-ĐT đã chủ trì xây dựng Nghị định quy định lộ trình thực hiện đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên để trình Chính phủ ban hành, làm căn cứ pháp lý cho các địa phương, các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục và giáo viên thực hiện.
Tuy nhiên, còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn nhưng không đủ số năm công tác theo quy định để tham gia lộ trình nâng chuẩn sẽ thuộc đối tượng của Thông tư này, cụ thể gồm:
Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 8 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 mà không còn đủ 7 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.
Hơn 40.000 giáo viên không đủ số năm công tác để tham gia lộ trình nâng chuẩn
- Vậy số giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo mà không thuộc đối tượng thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn này hiện nay trên cả nước là bao nhiêu, thưa ông?
Theo phương án đề xuất của dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, tổng số giáo viên phải thực hiện nâng trình độ chuẩn (tính đến thời điểm chiết xuất cơ sở dữ liệu ngành giáo dục ngày 10/3/2020) là: 256.492 người (công lập: 207.606 người; dân lập, tư thục: 48.886 người). Trong đó giáo viên mầm non: 87.903 người (công lập 41.021 người, ngoài công lập 46.882 người), giáo viên tiểu học: 116.846 người (công lập 115.010 người, ngoài công lập 1.711 người), giáo viên THCS: 51.868 người (công lập 51.575 người, ngoài công lập 293 người).
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2019/09/18/15/nhung-tinh-thieu-hang-nghin-giao-vien-mam-non-1.jpg) |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Theo số liệu thống kê, có 40.259 giáo viên, cán bộ quản lý (trong đó, mầm non: 7.207 người, tiểu học: 25.171 người, THCS: 7.881người) không phải tham gia đào tạo nâng chuẩn trình độ đào tạo sẽ thuộc đối tượng quy định tại Thông tư quy định sử dụng giáo viên chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo.
- Nếu theo điều 3 và điều 4 dự thảo thông tư (quy định về việc sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo), như vậy được hiểu rằng chúng ta vẫn chấp nhận sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo, thưa ông?
Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo chiều hướng tăng lên là hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục phổ thông và phù hợp với xu thế về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo đó, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý trước đây đã đạt chuẩn, nay theo quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì chưa đáp ứng trình độ chuẩn. Nhưng trên thực tế, đa số giáo viên, cán bộ quản lý thuộc diện này đều là những giáo viên có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm, nhiều người là giáo viên giỏi, cán bộ quản lý giỏi và đang thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, quản lý trong các cơ sở giáo dục.
Những giáo viên, cán bộ quản lý này tiếp tục được tham gia các khóa bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, phương pháp dạy học mới để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Thưa ông, tại sao đối tượng của thông tư chỉ là giáo viên mầm non, tiểu học và THCS mà không có giáo viên THPT?
Theo quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, giáo viên THPT vẫn giữ nguyên trình độ chuẩn được đào tạo như quy định của Luật Giáo dục 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi 2009. Vì vậy, Thông tư này nếu được thông qua và ban hành chỉ áp dụng đối với giáo viên của các cấp học có thay đổi về quy định trình độ chuẩn được đào tạo tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/12/22/nghe-an-chon-xong-sach-giao-khoa-lop-1-moi.jpg) |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
- Theo dự thảo thông tư, giáo viên trong 2 năm liên tiếp liền kề với năm thông tư có hiệu lực thi hành nếu có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức xếp vào mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác cho đến khi nghỉ hưu. Ông có thể cho biết những việc làm khác mà giáo viên có thể phải điều chuyển sang gồm những gì?
Những giáo viên này tùy vào điều kiện thực tế của từng trường mà có phương án bố trí, sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác như: phụ trách thiết bị, thí nghiệm, thư viện, giáo vụ, văn thư, thủ quỹ.
- Nếu dự thảo này được thông qua và thông tư được ban hành, những giáo viên trong diện đối tượng áp dụng liệu có gặp khó khăn trong việc đáp ứng hay không, thưa ông?
Dự thảo Thông tư không đưa ra quy định đạt chuẩn mới mà đưa ra những quy định đối với giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo (theo Điều 72 Luật Giáo dục 2019) nhằm duy trì sự ổn định (cả về chính sách) đối với đội ngũ nhà giáo đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành giáo dục. Bởi hầu hết những giáo viên này đều có thành tích và kinh nghiệm công tác (chỉ có trình độ chuẩn được đào tạo là chưa đáp ứng theo quy định của Luật Giáo dục 2019) nên những giáo viên, cán bộ quản lý thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này theo tôi sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai, thực hiện.
- Xin trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
![Dự kiến bố trí giáo viên 2 năm liên tiếp không đạt chuẩn sang làm việc khác](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/05/22/19/img-3689.JPG?w=145&h=101)
Dự kiến bố trí giáo viên 2 năm liên tiếp không đạt chuẩn sang làm việc khác
- Những giáo viên, cán bộ quản lý chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo (không thuộc đối tượng thực hiện lộ trình nâng chuẩn) có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt, không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị bố trí việc làm khác.
" alt=""/>Hơn 40.000 giáo viên vào diện “nếu 2 năm liền không đạt chuẩn sẽ phải sang làm việc khác”