Công ty đã sản xuất 6.000 lít dầu café cho dự án thí điểm, đủ để một xe buýt thành phố chạy trong một năm. Arthur Kay, nhà sáng lập startup bio-bean, cho biết đây là ví dụ tuyệt vời về những gì có thể làm khi hình dung lại rác thải như một nguồn tài nguyên chưa được khai phá.
Startup thu thập bã café từ các cửa hàng café, nhà hàng, nhà máy rồi chuyển đến cơ sở tái chế. Tại đây, bã được phơi/sấy khô trước khi chiết xuất dầu café. Sau đó, dầu café được trộn với các nhiên liệu khác để tạo ra nhiên liệu sinh học B20, có thể dùng trong các xe buýt diesel mà không cần cải biến.
" alt=""/>Xe buýt chạy bằng nhiên liệu cafeHội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT 2006 vừa được Bộ TT&TT tổ chức hôm nay, ngày 23/11/2017. Hội nghị đã nghe các tham luận, ý kiến đánh giá kết quả 10 năm thi hành Luật CNTT và tác động của Luật CNTT với sự phát triển của ngành CNTT-TT nói riêng cũng như với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Tác động của Luật CNTT đã được nhìn nhận toàn diện dưới nhiều góc độ của các tổ chức xã hội khác nhau từ cơ quan trung ương, địa phương và doanh nghiệp, tập trung trong 2 lĩnh vực quan trọng là ứng dụng CNTT và phát triển công nghiệp CNTT.
Cùng với đó, trong khuôn khổ hội nghị, đã diễn ra phiên tọa đàm ngắn, thẳng thắn về các vấn đề hiện đang được xã hội quan tâm trong ứng dụng và phát triển CNTT. Tại tọa đàm, các diễn giả là những nhà quản lý, chuyên gia trong ngành đã phân tích, gợi mở các biện pháp để tháo gỡ những khó khăn bất cập nảy sinh cũng như hướng đến các phương án giải quyết những thách thức đặc thù liên quan đến quá trình chuyển đổi số trong xu hướng công nghiệp 4.0 mà ngành CNTT-TT đang phải đối mặt.
Trong kết luận hội nghị, thay mặt Bộ TT&TT và cộng đồng CNTT-TT, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cảm ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và cho biết tới đây Bộ TT&TT sẽ tập trung triển khai các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng.
Theo nhận xét của Bộ trưởng, nội dung các bài tham luận, các ý kiến trao đổi, tọa đàm tại hội nghị đã giúp làm rõ thêm các kết quả, thành tựu cũng như hạn chế trong quá trình triển khai Luật CNTT thời gian qua. “Các vấn đề được đề cập trong phiên tọa đàm như kết nối liên thông để đảm bảo hiệu quả đầu tư của các hệ thống CNTT, xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia như một thành phần nền tảng của hạ tầng thông tin, dữ liệu mở và quản lý dòng dữ liệu xuyên biên giới để sáng tạo đổi mới, phát triển nguồn nhân lực CNTT với kỹ năng phù hợp cũng là những vấn đề Bộ TT&TT đang rất quan tâm”, Bộ trưởng cho hay.
Bộ trưởng cũng cho biết, Bộ TT&TT nhận thức sâu sắc được các yêu cầu cấp bách của việc đổi mới hoạt động quản lý nhà nước trong giai đoạn tới phải gắn kết chặt chẽ với hoạt động ứng dụng CNTT. Bộ TT&TT cũng nhận thức được cơ hội to lớn của các xu thế công nghệ mới như Internet vạn vật, thành phố thông minh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cho Việt Nam.
“Mặc dù còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục đánh giá, đặc biệt là tác động của quá trình chuyển đổi số với đời sống kinh tế xã hội nhưng chắc chắn các xu thế này sẽ mang đến những tiềm năng phát triển đột phá, cho chúng ta một cơ hội đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến trên thế giới đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Để nắm được cơ hội này, Bộ trưởng khẳng định, việc xây dựng, hoàn thiện một khung pháp lý về CNTT-TT hiện đại, thông thoáng, thuận lợi cho triển khai hiệu quả các hoạt động ứng dụng CNTT, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp CNTT, khuyến khích các mô hình đầu tư phù hợp để thu hút nguồn lực đa dạng của xã hội để phát triển các giải pháp sản phẩm số, các mô hình kinh doanh có tính đột phá.
Từ những vấn đề đặt ra tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật CNTT 2006, Bộ trưởng đề nghị thời gian tới các đơn vị của Bộ TT&TT cần tiếp tục tập trung triển khai một số nội dung. Cụ thể, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, cần chủ động nghiên cứu về định hướng phát triển công nghệ để đưa ra các chính sách quản lý nhà nước phù hợp xu thế phát triển chung trên toàn thế giới.
Bộ trưởng cho rằng: “Trong bối cảnh xu thế CNTT phát triển nhanh, đa dạng và phong phú, việc khai thác các xu thế công nghệ mới sẽ giúp chúng ta sẵn sàng đón đầu công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi hội nhập quốc tế. Quản lý phải bắt kịp sự phát triển của CNTT, quản lý phải tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho cộng đồng CNTT trong ứng dụng CNTT và phát triển công nghiệp CNTT’.
Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu, các đơn vị chuyên môn của Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan chủ động nghiên cứu tác động của các xu hướng công nghệ mới, xác định rõ tất cả các thách thức và tác động vào sự phát triển của ngành, đặc biệt là thách thức liên quan đến hạ tầng số, bảo đảm tính cạnh tranh cho các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ đột phá, thúc đẩy tính sáng tạo và nâng cao kỹ năng của nhân lực trong thời kỳ chuyển đổi số...
" alt=""/>“Xây dựng khung pháp lý về CNTTVà giống như vùng đồng bằng châu Phi, ngành công nghiệp bán dẫn giống như một chuỗi cung ứng thực phẩm phức tạp với các nhà sản xuất chip luôn sẵn sàng "săn bắt và thôn tính nhau". Qualcomm đang cố "nuốt" một công ty chip khác, NXP, từ Hà Lan, trong một hợp đồng trị giá 47 tỷ USD. Năm 2015, NXP, hãng sản xuất chip cho ô tô và các thị trường khác, đã hoàn tất việc sáp nhập với Freescale, một công ty chip lớn khác.
Trong khi đó, Broadcom đã trở thành công ty bán dẫn lớn thứ 5 trên thế giới bằng cách mua lại các đối thủ của mình. Họ đã thực hiện 5 vụ mua lại lớn kể từ năm 2013 và đang tìm kiếm sự chấp thuận cho gói thầu trị giá 5,9 tỷ USD để mua lại Brocade, một công ty bán dẫn khác. Nếu thành công trong việc tiếp nhận Qualcomm thì liên doanh này sẽ trở thành nhà sản xuất chip đứng thứ 3 thế giới, chỉ sau Intel và Samsung Electronics và Broadcom sẽ trở thành nhà cung cấp nhiều thành phần trong điện thoại thông minh.
Việc sáp nhập trong ngành công nghiệp bán dẫn đang có dấu hiệu tăng tốc, kể cả trong lĩnh vực chip nhớ và vi xử lí (như mục tiêu của thương vụ Broadcom và Qualcomm). Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2016, giá trị ngành công nghiệp bán dẫn đã vượt quá 566 tỷ USD khi các nhà sản xuất chip muốn mở rộng quy mô để đáp ứng một thị trường đang phát triển nhanh chóng. Các nguồn tăng trưởng nhanh như trước đây, như sự lây lan của máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh, đã khô cạn. Doanh thu toàn cầu của các loại chip đạt tới 344 tỷ USD vào năm 2016.
Trong bối cảnh này, Hock Tan, giám đốc điều hành của Broadcom, tiếp tục việc "săn bắn" các mục tiêu mới. Công ty của ông đổi tên thành Broadcom sau khi công ty mà ông từng điều hành, Avago, đã mua lại nó (Broadcom) vào năm 2015 với giá 37 tỷ USD. Ông cũng cho thấy sự ủng hộ với chính sách của tổng thống Donald Trump khi tuyên bố sẽ đưa trụ sở pháp lý của Broadcom từ Singapore về Mỹ. Đây là một động thái nhằm tìm kiếm sự chấp thuận của các nhà quản lý Mỹ đối với việc ông mua lại Brocade và đề nghị tiếp theo cho Qualcomm.
Ông Tan và công ty của ông hiếm khi được biết đến bên ngoài ngành công nghiệp bán dẫn nhưng những người trong ngành đều biết đến người đàn ông này và những thương vụ của ông. Ông có những mối quan hệ đặc biệt tốt trong giới tài chính. Silver Lake, một công ty mua lại có tiếng hiện sở hữu cổ phần của Broadcom, đang cung cấp 5 tỷ USD cho kế hoạch mua lại, cùng với đó là sự hỗ trợ của nhiều ngân hàng danh tiếng.
Hầu hết các công ty bán dẫn được điều hành bởi các kỹ sư điện tử, những người coi kỹ thuật là giải pháp cho các vấn đề của họ. Ông Tan, người sinh ra ở Malaysia, đã học ngành kỹ thuật tại Học viện Công nghệ Massachusetts và sau đó là Trường Kinh doanh của Harvard. Ông có cách giải quyết vấn đề giống theo hướng tài chính, tìm kiếm các doanh nghiệp đang kinh doanh không hiệu quả và phải cắt giảm chi phí. Theo Linley Gwennap thuộc Tập đoàn Linley, một công ty tư vấn chuyên về chất bán dẫn, ông Tan đã loại bỏ toàn bộ một tầng quản lý tại Broadcom và hiện có khoảng 20 đơn vị kinh doanh trực tiếp báo cáo với ông.
Đối với các công ty bán dẫn, quy mô càng lớn thì càng có lợi vì hoạt động kinh doanh cần nhiều vốn. Broadcom cũng nhận thấy lợi ích của các lĩnh vực mà Qualcomm đang có lợi thế như công nghệ 5G. Nếu việc mua lại NXP được chấp thuận, ông Tan sẽ được tiếp xúc với thị trường ô tô và tự lái xe, một lĩnh vực hứa hẹn cho các nhà sản xuất chip.
Qualcomm gần đây phải chịu nhiều tổn thất do các cuộc chiến pháp lý và điều này tạo cơ hội cho Broadcom thâu tóm. Phần lớn doanh thu của Qualcomm có được từ việc cấp phép bằng sáng chế nhưng vào tháng 1 vừa qua, Cơ quan giám sát tiêu dùng của Mỹ, Ủy ban Thương mại Liên bang đã cáo buộc công ty lợi dụng vị thế của mình để nâng giá cấp phép cho các chip baseband, được sử dụng trong điện thoại thông minh.
Cơ quan quản lý ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã áp dụng các khoản phạt nặng đối với Qualcomm vì hành vi chống cạnh tranh. Một trong những khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp bán dẫn là Apple cũng đã kiện Qualcomm về các điều khoản cấp phép, và nhà sản xuất iPhone đã bắt đầu khấu trừ tiền thanh toán bản quyền, làm cho Qualcomm mất hàng tỉ doanh thu khi vụ tranh chấp diễn ra. Vụ kiện này vẫn chưa kết thúc.
Ông Tan cho rằng những nhà lãnh đạo mới có thể dẫn đến một mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Qualcomm và khách hàng như Apple (dù có rất ít bằng chứng cho quan điểm này). Trong một số lĩnh vực, bao gồm các chip kết nối cho phép Wi-Fi và chip tần số vô tuyến, Broadcom và Qualcomm đang cạnh tranh với nhau; việc có một công ty khổng lồ không hẳn là điều khách hàng mong muốn. Nếu họ kết hợp, Qualcomm và Broadcom sẽ kiểm soát từ 50% -60% thị trường cho các chip Wi-Fi và 27% số chip tần số vô tuyến cho các thiết bị di động. Theo ông Gwennap, Broadcom đã tăng giá ở một số lĩnh vực mà họ chiếm ưu thế, chẳng hạn như thiết bị chuyển mạch Ethernet cho các trung tâm dữ liệu và điều này làm cho khách hàng không hài lòng.
Hội đồng quản trị của Qualcomm đang chuẩn bị từ chối lời đề nghị mà họ cho là quá thấp. Broadcom có thể tăng giá để đạt được mục tiêu mua lại Qualcomm. Nhưng ngay cả khi Broadcom giành được sự ủng hộ của các ông chủ và cổ đông của Qualcomm thì vẫn sẽ có nhiều rủi ro cho thương vụ. Với quyết định mua NXP của Qualcomm và Brocade của Broadcom thì xét cho cùng đây không phải là sự sáp nhập giữa 2 gã khổng lồ bán dẫn mà có đến 4 công ty được quy về một mối. Sẽ rất khó kết hợp rất nhiều đơn vị kinh doanh khác nhau cùng một lúc.
Nguy cơ thứ hai là sự kiểm soát của luật pháp. Cuộc điều tra liên tục của Ủy ban châu Âu về đề xuất mua lại NXP của Qualcomm có thể dẫn đến một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thỏa thuận này. Các nhà quản lý chống độc quyền của Trung Quốc cũng có thể không ủng hộ thương vụ này vì họ muốn bảo vệ các nhà sản xuất chip trong nước.
Một số người cho rằng lời đề nghị như là một nỗ lực của Broadcom để xâm nhập vào các lĩnh vực phát triển nhanh trong tương lai, chẳng hạn như chip cho các thiết bị được kết nối, gọi chung là "Internet of Things" và trí tuệ nhân tạo, lĩnh vực mà Nvidia, một nhà sản xuất chip khác đang thống trị. Nhưng thực tế, bằng cách "nuốt chửng" Qualcomm, Broadcom sẽ cho thấy sự đầu tư lớn hơn vào mảng điện thoại thông minh chứ không phải đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, ông Tan cho rằng đây là một điều tốt. "Tập trung là chìa khoá thành công khi ngành này hợp nhất. Chúng tôi cố gắng để tiến bộ trong những lĩnh vực mà chúng tôi đã làm tốt".
" alt=""/>Broadcom muốn thâu tóm Qualcomm: Sự tàn nhẫn của ngành công nghiệp bán dẫn