您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Chiếu 5 tập 1 tuần, khán giả vẫn không hài lòng với 'Về nhà đi con'
NEWS2025-04-03 12:26:03【Thời sự】4人已围观
简介'Về nhà đi con' vẫn đang trong quá trình quay. "Về nhà đi con" được phát sóng trong khung giờ phim mmanumanu、、
![]() |
'Về nhà đi con' vẫn đang trong quá trình quay. |
"Về nhà đi con" được phát sóng trong khung giờ phim mới trên VTV1. Thay vì các tập phim thông thường kéo dài khoảng 45 phút thì thời lượng của "Về nhà đi con" chỉ chưa đầy 30 phút nhưng phát sóng liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Dù mới chỉ chiếu được 21 tập nhưng "Về nhà đi con" đã nhận được sự quan tâm lớn của đông đảo khán giả mọi lứa tuổi. Đề tài gia đình không mới nhưng phim lại thu hút bởi những tình huống đời thường quen thuộc với mọi gia đình,ếutậptuầnkhángiảvẫnkhônghàilòngvớiVềnhàđmanu đặc biệt là diễn xuất chân thực của dàn diễn viên, cả vai chính lẫn vai phụ, vai tốt lẫn vai xấu.
"Có những phim xem chỉ để theo dõi nội dung, xem xong là thôi, không xem lại. Nhưng có những phim, diễn viên diễn hay đến mức xem đi xem lại chỉ đơn giản là để nhìn cái biểu cảm trên cơ mặt của nhân vật mà diễn viên hóa thân. 'Về nhà đi con' cũng vậy. Cái cô Ánh Dương kia sao biểu cảm nào cũng đáng yêu mà diễn duyên và thật thế chứ. Yêu chết đi được", một fan bình luận trên fanpage phim.
![]() |
Dàn diễn viên hợp vai và diễn xuất chân thực chiếm cảm tình của khán giả. |
Tuy nhiên trong tuần này, do phải nhường sóng cho các chương trình khác nên "Về nhà đi con" chỉ phát sóng duy nhất 1 tập thay vì 5 tập như các tuần trước. Khán giả lại phải đợi tới tuần sau mới được xem tiếp tập 22 của phim. Điều này với nhiều khán giả là "cực hình", bởi gần 4 ngày không được xem các tập phim mới thực sự khiến họ "tụt hứng".
Câu hỏi người hâm mộ hỏi nhau nhiều nhất hiện tại là: "Tối nay có chiếu phim không?" Bạn Anna Hảo cho rằng: "Nghỉ học còn có lịch học bù. Đây nghỉ chiếu chẳng có lịch chiếu bù gì cả". "Có ai thông não cho mình hiểu chuyện gì đang xảy ra không vậy? Mấy ngày nay không có phim luôn. Chán kinh khủng", bạn Phạm Hồng Hạnh tỏ ra thất vọng. Khán giả Trần Thị Thu tâm sự: "Ngày nào cũng rình xem trailer mà như mong mẹ về chợ, đã thế còn rời lịch tận ngày 13 mới chiếu tập 22. Sợ thật sự".
Rất nhiều khán giả cùng có chung nhận xét "Về nhà đi con" càng xem càng hay nhưng mỗi tập ngắn quá nên đề nghị tăng thời lượng mỗi ngày chiếu 2 tập hoặc chiếu cả tuần. Thậm chí có fan còn tuyên bố quyết định dừng xem để đợi phim có đủ các tập thì xem một mạch từ đầu đến cuối cho đã.
![]() |
Hình ảnh hé lộ tương lai của Anh Thư trong các tập sau của 'Về nhà đi con'. |
Theo thông tin của VietNamNet "Về nhà đi con" hiện vẫn đang tiến hành quay và mới hoàn thành được hơn 40 tập phim trong tổng số khoảng 70 tập.
Mỹ Anh

Những hình ảnh không được phát sóng của 'Về nhà đi con'
Bộ phim đang gây sốt trên VTV vẫn đang trong quá trình quay song song phát sóng với những hình ảnh hậu trường thú vị không thể thấy trên tivi.
很赞哦!(3878)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Midtjylland vs Brondby, 23h00 ngày 30/3: Tiếng vọng từ quá khứ
- Bộ trưởng Y tế nói về đề xuất cho học sinh mua BHYT hộ gia đình để giảm chi phí
- Q&A: Uống nhiều nước trước bữa ăn có giúp giảm cân không?
- May mắn thoát tai nạn máy bay ở Trung Quốc nhờ đổi vé phút chót
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Tiếp tục chìm sâu
- Bấm khuyên ở vành tai, cô gái 18 tuổi gặp di chứng nặng
- Góc nhìn khác về đại học phi lợi nhuận ở Mỹ
- Bộ TT&TT vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư ra nước ngoài
- Nhận định, soi kèo Preston North End vs Aston Villa, 19h30 ngày 30/3: Đẳng cấp lên tiếng
- Hoa hậu Thiên Ân ngã dúi dụi khi diễn áo dài trên sóng trực tiếp
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Lợi thế sân bãi
Một buổi học trực tuyến của cô trò Hà Nội.
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có chỉ đạo các phòng GD-ĐT, hiệu trưởng các trường THPT về việc quản lý dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch Covid-19.
Trong đó, yêu cầu các nhà trường, giáo viên duy trì liên lạc với gia đình học sinh, học sinh để hướng dẫn ôn tập, tự học qua các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với thực tế địa phương. Hướng dẫn học sinh học tập hiệu quả trên hệ thống học tập trực tuyến Hanoi Study cho học sinh lớp 8,9 và lớp 11,12.
Đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn cho học sinh lớp 9 và lớp 12 học tập trên truyền hình đảm bảo nề nếp, chất lượng. Các phòng GD-ĐT, nhà trường triển khai tới tất cả giáo viên, học sinh phụ huynh lịch phát sóng hàng tuần và nội dung dạy trên truyền hình.
Các nhà trường xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chỉ đạo để 100% giáo viên các bộ môn nghiên cứu SGK, cùng theo dõi bài dạy trên truyền hình để xây dựng bài tập, câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy; gửi cho học sinh làm và chữa bài. Giáo viên chủ nhiệm, bộ môn cập nhật việc học tập học sinh lớp mình, động viên những học sinh học tập chủ động, tích cực.
Hướng dẫn học sinh lớp 9, 12 tham gia 100% các buổi dạy học trên truyền hình, ghi chép nội dung bài học và hoàn thành, gửi sản phẩm học tập cho giáo viên.
Các khối còn lại, các trường chỉ đạo giáo viên có kế hoạch cụ thể hướng dẫn học sinh tự học, giao bài, chữa bài cho học sinh,...
Căn cứ điều kiện cụ thể, các trường có thể tiến hành dạy học online cho học sinh. Tuy nhiên, việc này phải được nhà trường xây dựng kế hoạch, thẩm định nội dung các bài giảng theo đúng quy định.
Quá trình tổ chức dạy online của nhà trường, của giáo viên phải đảm bảo tính khoa học, sư phạm, chất lượng và không được thu bất kỳ khoản tiền nào đối với phụ huynh, học sinh (kể cả việc Ban đại diện cha mẹ học sinh huy động sự đóng góp của phụ huynh để hỗ trợ nhà trường, giáo viên).
Nhà trường phải chịu trách nhiệm quản lý chặt việc giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh tự học và tổ chức dạy học online.
Thanh Hùng
Lịch phát sóng chương trình học trên truyền hình cho học sinh Hà Nội từ 16 đến 21/3
- Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố lịch phát sóng Chương trình học trên truyền hình cho học sinh ôn tập trong thời gian nghỉ vì Covid-19 từ ngày 16/3 đến 21/3.
">Hà Nội yêu cầu các trường không được thu phí dạy học trực tuyến
Giám đốc FT Strategies Tara Lajumoke Hiểu được vấn đề cốt lõi sẽ giúp vạch ra kế hoạch và cách tiếp cận với độc giả, như làm thế nào để tạo động lực cho mọi người dùng thử trả phí hay không hủy gói trả phí. Những câu hỏi đó sẽ dẫn dắt văn hóa làm việc, phong cách lãnh đạo, mục tiêu tuyển dụng hay đánh giá hiệu quả.
Tiếp đến, cần phải thu thập dữ liệu và các phân tích hiện tại, dữ liệu thị trường khách hàng chung và đối thủ. Tự hỏi bản thân: với hoàn cảnh hiện nay (nhân lực, ngân sách, công nghệ) và bức tranh chung (xu hướng độc giả, khuôn khổ pháp lý), bạn sẽ đi được đến đâu trong thời gian 3 năm tới. Không nên nhầm lẫn với câu hỏi bạn muốn đi đến đâu.
Cuối cùng, bạn cần kết hợp sản phẩm và dịch vụ gì để cải thiện hay hiện thực hóa mục tiêu? Lấy ví dụ FT Edit, ứng dụng tổng hợp những câu chuyện phải đọc trong ngày của FT. Nó rẻ hơn mức phí trên FT và mục đích của nó là lôi kéo người dùng mạng xã hội.
Có được đề xuất đối tượng rõ ràng là điều cần thiết. FT nhận ra nếu muốn tiếp cận đối tượng độc giả mới, họ cần cung cấp một sản phẩm tin tức giá phải chăng hơn và dễ thực hiện hơn.
Đặt ra mục tiêu Bắc Đẩu
Khi đã nắm được nhu cầu độc giả, nguồn lực hiện có, tòa soạn cần làm gì tiếp theo? Các mục tiêu Bắc Đẩu có thể được xem là mục tiêu chung, dài hạn, ưu tiên hàng đầu mà mỗi bộ phận đều phải hướng tới. Nó giúp mọi người không bị phân tâm, bối rối hay “vỡ mộng”.
Thay vì sợ ChatGPT, nhà báo nên tìm cách thích ứng
Theo bà Lajumoke, chúng nên tuân theo nguyên tắc SMART: cụ thể (specific), đo lường được (measurable), tham vọng (ambitious) hoặc truyền cảm hứng (aspirational), thực tế (relevant), khung thời gian (time rebound). Hãy bảo đảm nó là mục tiêu mà mỗi bộ phận đều có thể hỗ trợ và đủ khó để kéo dài từ 3 đến 5 năm.
Nó được củng cố bởi 2 hay 3 mục tiêu phụ mà bạn bắt tay làm ngay từ hôm sau. Nếu mục tiêu Bắc Đẩu là cột mốc trả phí, các mục tiêu phụ có thể là: giảm tỷ lệ thoát trang, tạo ra các vị trí cho chuyên gia, gia tăng người dùng mới hàng tháng.
Thông thường, CEO hay tổng biên tập một tờ báo sẽ là người đặt ra mục tiêu Bắc Đẩu. Song, họ nên lắng nghe ý kiến của tất cả các tầng lớp trong tòa soạn. Bà Lajumoke khuyên nên lập ra một hội đồng, bao gồm các trưởng bộ phận quảng cáo, nhân sự, thu phí, truyền thông… cũng như những nhà báo có mạng lưới quan hệ rộng, có tên tuổi. Nó sẽ giúp các lãnh đạo biết được cái gì là rủi ro, thực tế hay có đáng cân nhắc hay không.
Hàng năm, nên đánh giá các mục tiêu Bắc Đẩu để bảo đảm chúng vẫn thực tế và đang đi đúng hướng. Chúng có thể thay đổi vì hoàn cảnh. Chẳng hạn, khi dịch Covid-19 bùng phát, FT chuyển hướng từ tăng trưởng thuê bao sang tạo ra giá trị cho độc giả. Nếu một mục tiêu Bắc Đẩu không thành công, có thể là vì nó chưa đủ SMART. Hãy ngồi xuống và xem lại những bước đã đưa ra. Nếu thành công, hãy đặt ra mục tiêu mới.
(Tổng hợp)
">Con đường đến 1 triệu tài khoản trả phí của Financial Times
Kayla Lemieux, một giáo viên trung học người Canada trở nên nổi tiếng sau khi một bức ảnh cho thấy "vòng 1 khủng" của cô lan truyền trên trên các phương tiện truyền thông.
“Tôi không đeo ngực giả. Đây là sự thật”, cô Kayla Lemieux nói với The Posttrước những bình luận ác ý của cộng đồng mạng.
Lemieux cho biết cô “không phải là người chuyển giới” mà được sinh ra là “người liên giới tính” (thuật ngữ chỉ những người có đặc điểm giới tính 'không phù hợp với định nghĩa điển hình của cả nam giới hay nữ giới'). Tình trạng của tôi được các bác sĩ chuẩn đoán phì đại vú trong y học (gigantomastia)”.
Lemieux chia sẻ thêm rằng cô ấy bắt đầu điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone vào năm 2021 và đang “trong quá trình chuyển đổi”. Liệu pháp hormone là một nguyên nhân khiến gia tăng kích thước vòng 1.
Các cuộc tranh cãi đã nổ ra trên diễn đàn mạng xã hội kể từ khi những bức ảnh và video về cô lan truyền vào năm ngoái- thời điểm ngay sau khi cô bắt đầu làm giáo viên tại trường trung học Oakville Trafalgar của bang Ontario (Canada) vào tháng 9/2022.
Trường Oakville Trafalgar cũng đã nhiều lần bị đe dọa đánh bom, những lời đe dọa có mục đích nhằm vào cô Lemieux.
Các học sinh trong trường cũng được yêu cầu không chụp ảnh hoặc quay video cô Lemieux trong khuôn viên trường. Nếu không, các em sẽ bị đuổi học.
Phụ huynh phản ứng trái chiều
Trước sự việc trên, một số bậc cha mẹ đã phẫn nộ và nhiều lần yêu cầu Hội đồng nhà trường áp đặt quy định về trang phục và chuẩn mực cho giáo viên.
Năm 2022, yêu cầu này bị từ chối do lo ngại về việc vi phạm Bộ luật Nhân quyền của bang Ontario.
Tháng 1/2023, hội đồng nhà trường đã đồng ý xây dựng một chính sách yêu cầu giáo viên phải duy trì vẻ ngoài "phù hợp và chuyên nghiệp". Tuy nhiên, theo National Post, cuộc họp hôm 15/2/2023 đã bùng nổ cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ.
Một số thành viên hội đồng quản trị bất đồng ý kiến đã rời khỏi phòng và một phụ nữ được cho là đã bị đẩy ra ngoài.
Được biết, một số phụ huynh tham dự cuộc họp phát biểu ủng hộ quy định về trang phục cho phép giáo viên tự tin thể hiện giới tính của họ. Một số khác thì phản đối kịch liệt.
“Những gì cô ấy đang mặc hoàn toàn không phù hợp với môi trường học đường. Đó là trang phục được sử dụng trong hoạt động mại dâm và ngành công nghiệp giả gái (drag industry) hoặc những người có sở thích quái dị và thích mặc nó ở nhà. Đó chắc chắn không phải là thứ mà tôi muốn con gái mình nhìn thấy”, phụ huynh Malott nói với The Post.
“Khi bạn đến một môi trường mới, bạn cần phải hòa nhập hết mức có thể”.
Cô Lemieux nói rằng "sẽ tuân theo chỉ đạo của hội đồng trường" nhưng phủ nhận việc cô ấy ăn mặc mang tính "khiêu khích".
“Tôi không nghĩ có vấn đề gì với cách ăn mặc của mình. Đó là ý kiến cá nhân của người khác. Tôi không nghĩ mình đã ăn mặc thiếu chuyên nghiệp”, cô nói.
“Tôi có cảm xúc và tôi cũng là con người. Tôi không cố gắng làm vừa lòng bất kỳ ai hay lôi kéo bất kỳ ai đứng về phía mình. Mọi người sẽ vẫn cứ tin bất cứ điều gì họ muốn tin".
Đại diện nhà trường và Cơ quan Giáo dục bang Ontario chưa bình luận gì thêm về tương lai của cô Lemieux.
Quan Phúc
">Cô giáo 'chật vật' vì vòng 1 quá cỡ, nhiều lần bị đe dọa đánh bom
Soi kèo góc Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4
-Tuyến đường bộ trên cao sẽ đi qua 3 quận: Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án này là 17.500 tỷ đồng.
UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng cho triển khai dự án xây dựng đường trên cao số 1 theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để thực hiện đầu tư.
Theo đó, việc xây dựng đường trên cao số 1 được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), do đây là dự án do nhà đầu tư đề xuất, có tính khả thi cao, mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho nhà nước.
TP.HCM chi gần tỷ USD xây dựng đường trên cao số 1
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải, TP.HCM có tổng cộng 5 tuyến đường bộ trên cao với tổng chiều dài là 70,7km. Mặc dù vậy, đến nay, TP chưa có tuyến nào được đầu tư.
Trong khi đó, các phương tiện lưu thông qua khu vực trung tâm thành phố, các tuyến trục, vành đai phải giao cắt với các tuyến đường giao thông đô thị nên dẫn đến thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông tại các vị trí này.
Tuyến đường bộ trên cao sẽ đi qua 3 quận bao gồm quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Tuyến đi bộ trên cao số 1 có lộ trình bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa - Trần Quốc Hoàn - Phan Thúc Duyện - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Phan Xích Long - Phan Xích Long (nối dài). Sau đó, tuyến này sẽ giao với đường Điện Biên Phủ và tuyến tách một nhánh lên xuống tại khu vực nút giao đường Điện Biên Phủ, nhánh còn lại sẽ kéo dài theo đường Ngô Tất Tố - kết thúc trước cầu Phú An (tổng chiều dài khoảng 9,5 km, rộng 17,5 m).
Dự án này có chiều dài 9,5km; bề rộng 4 làn xe (17,5m) với tổng mức đầu tư dự kiến là 17.500 tỷ đồng.
Theo UBND TP.HCM, việc đầu tư xây dựng các tuyến đường trên cao sẽ tăng diện tích mặt đường giao thông, giúp các phương tiện lưu thông từ các khu vực trong phạm vi trung tâm thành phố đến các khu vực cửa ngõ, kết nối liên vùng được xuyên suốt, giảm áp lực giao thông, ùn tắc giao thông trên các tuyến giao thông hiện hữu.
Trước đây, dự án đầu tư tuyến đường bộ trên cao số 1 đã được giao cho nhà đầu tư là Công ty GS E&C (Hàn Quốc) nghiên cứu, đầu tư theo hình thức BOT. Tuy nhiên, công ty này đã xin rút khỏi dự án do không thể triển khai.
Sau đó, Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới cũng đã đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án với thời gian thực hiện là 4 năm với 30% vốn Nhà nước và 70% vốn từ nhà đầu tư. Thế nhưng, hiện tại chủ đầu tư này đã đề nghị chấm dứt tham gia dự án.
Đáng chú ý, bên cạnh dự án xây dựng cầu đi bộ số 1, UBND TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng được triển khai xây dựng một số dự án trọng điểm của TP theo hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt để thực hiện đầu tư.
Đơn cử như dự án xây dựng đoạn tuyến vành đai 2, đoạn từ nút giao thông An Lạc đến đường Nguyễn Văn Linh; dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22; dự án đường trục Bắc – Nam; dự án bãi đậu xe ngầm tại khu vực sân bóng đá thuộc Công viên văn hóa Tao Đàn; dự án xây dựng Trung tâm điều khiển và hệ thống giao thông đô thị thông minh tại TP.HCM...
Diệu Thủy
">Xây dựng đường trên cao số 1: TP.HCM chi gần tỷ USD
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THPT Marie Curie (Quận 3, TP.HCM), cho hay trong sân trường có khoảng 30 cây cổ thụ với tuổi đời hàng chục năm đến cả trăm năm. Do vậy, mỗi năm trước mùa mưa và năm học mới, trường vẫn thuê các đơn vị vào mé nhánh, tỉa cành cây.
Năm nay, trường mời Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM tới thực hiện công việc này. Tuy nhiên, phía công ty sau khi khảo sát cho rằng cần phải hạ độ cao của một số cây cho an toàn.
Chi phí để hạ độ cao, tỉa cành, mé nhánh... các cây trong khuôn viên trường theo báo giá là khoảng 238 triệu đồng.
Trường THPT Marie Curie phải chi 238 triệu đồng để mé nhánh, tỉa cành hạ độ cao cây xanh “Hiện nay, nhà trường đã ký hợp đồng với công ty. Dù chi phí lớn nhưng chúng tôi phải làm vì sự an toàn cho học sinh là trên hết. Phía công ty sẽ làm vào các ngày thứ 7 và Chủ nhật” - ông Khoa cho hay.
Ông Khoa cũng thông tin trước đây, mỗi năm trường phải chi 60-70 triệu đồng để mé nhánh, tỉa cành cây. Do cổng Trường THPT Marie Curie là dạng vòm, xe cẩu không vào được nên khi thực hiện, các đơn vị tốn khá nhiều thời gian, công sức.
Năm nay, khi Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM báo giá số tiền khoảng 238 triệu đồng, trường khá bất ngờ. Tuy nhiên, phía Công ty nói rằng sẽ cắt tỉa tổng thể và 4 năm sau mới cần làm lại, nên khi tính toán lại thì nhà trường thấy cũng hợp lý.
Nguồn kinh phí cho việc này, ông Khoa cho biết sẽ đề nghị phụ huynh hỗ trợ theo phương án xã hội hóa.
"Trước hết, trường sẽ ứng kinh phí để chi trả. Phụ huynh cũng cho biết sẽ hỗ trợ trong vòng 4 năm nên nhà trường không quá lo lắng".
Nhiều trường gặp khó vì chi phí chăm sóc cây xanh
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM) chia sẻ, nếu mời Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM thực hiện mé nhánh, tỉa cành, hạ độ cao sẽ tốn nhiều tiền hơn so với các công ty khác.
"Tháng trước, trường đã liên hệ và được báo giá trên 20 triệu đồng/đợt. Mỗi năm, trường phải làm 2 đợt sẽ tốn hơn 40 triệu đồng. Phía công ty cho biết phải đưa phương tiện chuyên dụng tới làm việc, nhưng chi phí cao là sự cản trở cho nhà trường” - ông Phú nói.
Vì vậy, để tiết kiệm, trường hợp đồng với các công ty khác với kinh phí mỗi đợt khoảng 9-12 triệu đồng.
Không thể đề nghị phụ huynh hỗ trợ, Trường THPT Nguyễn Du sẽ lấy kinh phí từ ngân sách nhà trường để chi trả. Bên cạnh đó là các khoản như mua phân bón, chăm cây.
“Chúng tôi chỉ biết tiết kiệm nhất có thể” - ông Phú than thở.
Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT ở Quận 1 thông tin, nếu thực hiện đúng quy định của Nhà nước, trường hợp đồng với những đơn vị có đầy đủ chức năng để thực hiện khảo sát, đưa ra kết luận, cắt tỉa cành, mé nhánh... sẽ hết 45 triệu đồng/đợt. Mỗi năm thực hiện 2 đợt, trường hết gần 100 triệu đồng, chưa kể công chăm sóc hàng ngày.
“Trường chúng tôi nhỏ nhưng cũng đã hết 100 triệu đồng, thì những trường lớn hết vài trăm triệu là đúng. Khi nhận báo giá của các công ty, chúng tôi rất đau đầu bởi thực sự tốn kém” - vị này nói.
Theo phản ánh của các trường, chi phí chăm sóc cây xanh hiện khá lớn. Nhưng chi phí ấy lấy từ đâu ra? Nếu lấy từ quỹ chi thường xuyên thì sẽ phải giảm các hoạt động khác.
“Kinh phí cắt tỉa chăm sóc cây xanh sẽ phải nằm trong tài chính của từng trường học. Thành phố nên có cơ chế giá cho trường học, bởi các công ty đầy đủ chức năng để thực hiện chăm cây đều do thành phố điều hành. Nếu cứ so sánh trường công lập với các đơn vị kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp thì rất “tội” cho chúng tôi”- hiệu trưởng này đề xuất.
Sau sự việc cây đổ ở Trường THCS Bạch Đằng khiến 1 học sinh tử vong hồi tháng 5 vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục kiểm tra, cắt tỉa cành, chăm sóc cây xanh, xử lý thông thoáng hệ thống thoát nước, chống dột trong khuôn viên nhà trường. Còn theo khảo sát của Sở Xây dựng TP.HCM tại 21 trường học với 432 cây xanh, Sở này đề xuất 14 trường cần thực hiện đốn hạ ngay những cây có thể gây nguy hiểm.
TP.HCM hiện có khoảng 2.000 trường học các cấp từ mầm non tới THPT, trong đó một số trường đang sở hữu nhiều cây xanh đã trở thành cổ thụ như Trường THPT Trưng Vương, Trường THPT Marrie Curie, Trường THPT Lê Quý Đôn, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai...
Lê Huyền
Đề xuất chặt cây tại 14 trường học ở Sài Gòn
Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất 14 trường học cho đốn hạ ngay những cây trong khuôn viên gây nguy hiểm, trong đó có nhiều cây phượng vỹ.
">Trường sốc vì phải chi hơn 200 triệu để mé nhánh, tỉa cành cây xanh
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, có nhiều biện pháp xác thực áp dụng với tổ chức, cá nhân dùng dịch vụ ngân hàng, trong đó có chữ ký số, nhận dạng sinh trắc học... Ảnh minh họa: Hùng Nguyễn Giải đáp mối băn khoăn của Hiệp hội Ngân hàng về việc các tổ chức tín dụng sẽ chỉ còn duy nhất một sự lựa chọn là áp dụng chữ ký số, Bộ TT&TT nêu rõ: Các tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử thể hiện sự chấp thuận để giao dịch theo quy định khác của pháp luật có liên quan.
Với lĩnh vực ngân hàng, Bộ TT&TT cho hay: Pháp luật về ngân hàng đã quy định các biện pháp xác thực mà khách hàng là tổ chức, cá nhân cần thực hiện gồm OTP, SMS, thẻ ma trận OTP, dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học, chữ ký số… tương ứng với từng loại giao dịch. Quy định này phù hợp với pháp luật về dân sự, giao dịch điện tử hiện hành.
Cũng trong nội dung phúc đáp góp ý của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Bộ TT&TT đã phân tích rõ các lý do chính để cơ quan soạn thảo Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy không thống nhất với đề xuất của Hiệp hội việc 'Tổ chức tạo lập chữ ký điện tử bảo đảm an toàn được cung cấp chữ ký điện tử cho tổ chức, cá nhân khác để sử dụng trong giao dịch với chính cơ quan, tổ chức đó’.
Cụ thể, theo Bộ TT&TT, việc cho phép cơ quan, tổ chức tạo lập cung cấp chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện giao dịch với chính tổ chức đó sẽ dẫn đến tình trạng: Mỗi ngành, lĩnh vực, tổ chức, cơ quan xây dựng hệ thống tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn riêng chỉ để phục vụ hoạt động giao dịch với chính cơ quan, tổ chức của mình; mỗi người dân sẽ có nhiều chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn để giao dịch trong từng ngành, từng lĩnh vực… trong khi chỉ với 1 chữ ký số công cộng là người dân đã có thể giao dịch trong tất cả các ngành, lĩnh vực.
“Việc đầu tư hệ thống, công nghệ phục vụ tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn với độ an toàn, bảo mật cao đòi hỏi chi phí lớn. Do đó, việc mở rộng về tổng thể sẽ gây lãng phí nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực, tài nguyên quốc gia”, đại diện Bộ TT&TT đánh giá.
CA công cộng đã cấp miễn phí hàng triệu chữ ký số cá nhân
Nhấn mạnh sự cần thiết sử dụng chữ ký số để đảm bảo an toàn cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch trên không gian mạng, song ông Phùng Huy Tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam thuộc Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam – VNISA, cũng cho rằng: Việc triển khai chữ ký số công cộng là người dùng dịch vụ ngân hàng, tài chính sẽ có thêm lựa chọn phương thức xác thực an toàn.
“Hơn thế, chỉ cần có 1 chữ ký số công cộng duy nhất, người dùng có thể dùng chung cho tất cả các ứng dụng trên môi trường mạng, từ xác thực đăng nhập đến xác thực giao dịch đảm bảo ràng buộc trách nhiệm pháp lý được kiểm chứng chống chối bỏ. Việc này giúp cho tất cả các bên cùng có lợi, tăng tính trải nghiệm và tuân thủ các quy định mới nhất của pháp luật về bảo vệ dữ liệu, giao dịch tài chính, ngân hàng và Luật Giao dịch điện tử 2023”, ông Phùng Huy Tâm chia sẻ.
Hiện nay, 100% doanh nghiệp Việt Nam đã có ít nhất 1 chữ ký số công cộng để thực hiện các giao dịch trực tuyến. Ảnh minh họa: L.Anh Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề sự lo ngại của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam rằng, áp dụng chữ ký số công cộng sẽ làm tăng chi phí cho người dùng, ông Phùng Huy Tâm thông tin: Hiện tại, 100% tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động đều đã sử dụng ít nhất 1 chữ ký số công cộng đại diện cho đơn vị để thực hiện các giao dịch điện tử như kê khai thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, phát hành hóa đơn điện tử, ký kết hợp đồng điện tử, giao dịch ngân hàng… Thời gian qua, việc chỉ dùng 1 chữ ký số cho tất cả giao dịch điện tử đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian, nhân sự.
Với các cá nhân, theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, thời gian qua, các nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) công cộng đã cấp miễn phí hàng triệu chữ ký số cá nhân để người dân ký khi dùng dịch vụ công. Hiện tại, người dân có thể dễ dàng đăng ký và sở hữu 1 chữ ký số cá nhân mà hoàn toàn không mất chi phí đăng ký, duy trì hiệu lực của chữ ký số.
Chi phí sử dụng dịch vụ với người dùng cá nhân cũng đã được các CA công cộng đưa ra theo nhu cầu sử dụng đặc thù của mỗi đối tượng khách hàng với đa dạng các hình thức cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như, hình thức sử dụng thuê bao trọn gói không giới hạn lượt ký và ứng dụng ký có giá từ 5.000 đồng/tháng; hình thức tính phí theo lượt ký khi có phát sinh nhu cầu ký số với giá từ 1.000 đồng/lượt.
Tính đến tháng 7/2024, các CA công cộng đã cấp miễn phí hàng triệu chữ ký số cá nhân để người dân ký khi dùng dịch vụ công, và tiến tới bao phủ khoảng 50% dân số trưởng thành tại Việt Nam trong thời gian tới.
“Chúng tôi cho rằng việc sử dụng 1 chữ ký số cho mọi giao dịch của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân là hoàn toàn phù hợp và tối ưu về chi phí, trải nghiệm khách hàng; không làm phát sinh thêm các chi phí không cần thiết khi phải sử dụng, quản lý thêm nhiều chữ ký số với các mục đích sử dụng khác nhau”, ông Phùng Huy Tâm khẳng định.
Phổ cập chữ ký số cá nhân để thúc đẩy phát triển kinh tế sốTheo các chuyên gia, chữ ký số cá nhân giúp giải quyết tất cả các giao dịch điện tử cần xác thực danh tính của người dùng. Vì vậy nó sẽ là thành phần không thể thiếu trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số.">Người dùng dịch vụ ngân hàng có thêm phương thức đảm bảo an toàn khi giao dịch