您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Lens, 21h00 ngày 12/1: Bóng tối bao trùm
NEWS2025-01-17 00:11:00【Nhận định】6人已围观
简介 Pha lê - 12/01/2025 07:50 Pháp tin bãotin bão、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Sagrada Esperanca vs Pyramids, 23h00 ngày 11/1: Vé sớm cho Pharaon
- Tom Cruise, Elle Fanning là tâm điểm thu hút ở Cannes ngày 2
- Doanh số bán hàng của Amazon tăng vọt nhờ trí tuệ nhân tạo và quảng cáo
- Hải Phòng đẩy mạnh xây dựng hệ thống dữ liệu nông nghiệp
- Nhận định, soi kèo Atletico Madrid vs Osasuna, 22h15 ngày 12/01: Thắng vì ngôi đầu
- Cấu trúc đề thi lớp 10 vào THPT Chuyên ngoại ngữ 2021
- Nam trưởng phòng ngoại tình, lừa gái trẻ vào nhà nghỉ
- Hải Phòng đẩy mạnh xây dựng hệ thống dữ liệu nông nghiệp
- Nhận định, soi kèo Al Kuwait vs Al Fahaheel, 21h40 ngày 13/1: Lệch hướng
- Hiệu trưởng nhận 18 tháng tù vì phạt trẻ ăn mù tạt
热门文章
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1
Để chào mừng lễ khai trương thư viện thứ 8 do tổ chức từ thiện Dashan Xiaoai xây dựng, một buổi hòa nhạc được tổ chức tại thư viện trong hang động núi đá vôi ở làng Banwan, Quý Châu. Ảnh: China Daily. "Việc nuôi dưỡng văn hóa đọc ở cộng đồng nông thôn không phải là điều dễ dàng vì nó không phải là điều cần thiết đối với người dân. Đây là lý do tại sao thư viện phải có thiết kế hấp dẫn và bầu không khí thân thiện, giúp khuyến khích độc giả tiềm năng", bà Chu Bắc Lôi, người đứng đầu tổ chức từ thiện Dashan Xiaoai (hàm ý “núi lớn tình yêu nhỏ"), nói.
Đây là thư viện thứ 8 mà tổ chức từ thiện xây dựng nhằm khuyến khích văn hóa đọc của người dân nông thôn, đặc biệt là trẻ em.
Tham gia giáo dục nông thôn hơn 10 năm, bà Chu phát hiện ra rằng nhiều trẻ em nông thôn sống với người thân vì cha mẹ di cư lên thành phố tìm việc làm. Các em không có nơi nào chất lượng để dành thời gian sau giờ học.
Bà nói rằng, nếu tính cả cuối tuần, kỳ nghỉ học và ngày lễ hội, học sinh ở Kiềm Tây Nam dành hơn 180 ngày ở nhà mà hầu hết không có sự giám sát của phụ huynh hoặc tiếp cận các tài nguyên giáo dục như hiệu sách.
"Đây là lý do tại sao chúng tôi quyết định xây dựng thư viện cho trẻ em, mang đến cho các em những hoạt động chất lượng cao và bền vững, đồng thời nuôi dưỡng niềm yêu thích đọc sách của các em", bà Chu Bắc Lôi nói.
Theo bà Chu, ngoài sách, thư viện còn là không gian công cộng và phục vụ nhiều nhu cầu, mục đích khác nhau. Nói cách khác, thư viện không chỉ là một kho sách.
Thư viện đầu tiên của tổ chức từ thiện được khai trương tại thị trấn Qiaoma của tỉnh Quý Châu vào tháng 3/2019. Thư viện được chia thành khu vực dành cho người lớn và không gian dành riêng cho trẻ em, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động sau giờ học, bao gồm dạy kèm bài tập về nhà, không gian dành cho phụ huynh và chiếu phim.
Để khuyến khích đọc sách, trẻ em có thể tham gia chương trình giành phần thưởng và kiếm điểm bằng cách đọc sách. Khi đạt số điểm nhất định sẽ nhận được quà.
Tình nguyện viên Li Feng cho biết, bản thân rất vui khi thấy thư viện này trở nên phổ biến với trẻ em địa phương. “Không phải tất cả trẻ em đều đến đọc sách nhưng luôn có một số ít khám phá niềm đam mê với sách. Chỉ cần các em đến, chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa”, Li nói.
Lu Xiaoman, một học sinh lớp 5 và là một độc giả thường xuyên, đã viết trong sổ lưu niệm của thư viện rằng: “Đó là ngôi nhà thứ hai của em, giúp em luôn vui vẻ hơn và tốt hơn”.
Được xây dựng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm, 8 thư viện của tổ chức từ thiện chứa khoảng 120.000 cuốn sách và nhận được trung bình khoảng 18.000 lượt ghé thăm mỗi tháng.
“Chúng tôi đã mất 5 năm để xây dựng và cải thiện. Các thư viện đang thu hút số lượng độc giả ngày càng tăng, từ học sinh mẫu giáo và THCS cho đến người lớn”. Bà Chu nói thêm rằng thư viện có thể sẽ thay đổi cuộc sống của một số độc giả, ít nhất là tạo nên những kỷ niệm vui vẻ cho các em trong các kỳ nghỉ.
Theo thống kê của Bộ Nội vụ Trung Quốc, vào cuối năm 2021, có 4,77 triệu trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi sống ở các vùng nông thôn ở Trung Quốc, giảm 47,4% so với con số 9,02 triệu được ghi nhận vào năm 2016.
Hiện tượng này phổ biến hơn ở miền trung và miền tây Trung Quốc, nơi nền kinh tế kém phát triển, buộc nhiều người trưởng thành phải tìm việc làm ở các thành phố. Nhiều đứa trẻ phải xa vòng tay cha mẹ khi còn rất nhỏ.
Theo nhà nghiên cứu Jiang Yongping tại Viện Nghiên cứu Phụ nữ Trung Quốc, việc chăm sóc những đứa trẻ này cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ của tất cả các bên, bao gồm cả chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.
Việc có một hoạt động giải trí lành mạnh như đọc sách trong một kỳ nghỉ dài là vô cùng quan trọng đối với những học sinh làng quê nghèo.
Tử Huy
Bí ẩn cuốn sách bìa da người trong thư viện ĐH HarvardĐối với hầu hết mọi người, ý tưởng sử dụng da người để đóng bìa sách có phần ghê sợ. Tuy nhiên, việc này không phải là hiếm trong quá khứ, đặc biệt là ở thế kỷ 18 và 19.">Độc đáo thư viện được xây trong hang, thu hút hàng nghìn trẻ ghé thăm
Cô Linda Bieber (phải) và đồng nghiệp Jessica Rhee giơ cao những tấm biển tự làm trong cuộc biểu tình ở Van Nuys, California Tờ The New York Times đã hỏi chuyện một số giáo viên trong số hơn 30.000 người đình công mới đây để lắng nghe những chia sẻ của họ về cách xoay sở trong những lớp học quá tải.
Hoà vào đám đông giáo viên Los Angeles biểu tình hôm 23/1, cô Linda Bieber và bạn cô là Jessica Rhee giơ cao những tấm biển thể hiện sự bất bình của họ với Hiệp hội Giáo viên Los Angeles vì lý do: lớp học quá đông.
“Tôi có thể dạy một lớp 43 đứa trẻ, nhưng không thể tiếp cận được chúng” – tấm biển viết.
Cô Bieber và cô Rhee cùng với hơn 30.000 giáo viên khu vực Los Angeles đã đổ ra đường để biểu tình, yêu cầu giảm quy mô lớp học. Cuộc biểu tình mang lại kết quả là sự cam kết của các nhà chức trách sẽ giảm số lượng học sinh/ lớp học cùng với một số điều khoản khác.
Các lớp học Toán và tiếng Anh ở cấp THPT và THCS sẽ được giới hạn ở mức 39 học sinh – giống như cấp tiểu học và quy định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Đến năm 2022, các lớp học ở tất cả các lớp sẽ được giảm thêm 4 học sinh nữa.
Những giáo viên được phỏng vấn dưới đây có người phải dạy lớp đông nhất lên tới hơn 60 học sinh.
Dưới đây là một số câu chuyện của họ.
Dùng bìa sách làm bàn
Cô Maria Arienza đang dạy lớp học đông nhất là 49 học sinh. Cô dạy môn tiếng Tây Ban Nha ở Trường Trung học North Hollywood (California).
49 đứa trẻ nhưng chỉ có 45 cái bàn. Một số em phải ngồi trên sàn nhà cho đến khi có thêm ghế. Chúng không có gì để kê khi viết. Các em đã phải dùng bìa sách làm bàn.
Không thể làm bài thuyết trình. Chúng tôi cũng chẳng bao giờ kết nối được với tất cả các em, thậm chí là các nhóm, và không thể phản hồi một cách hiệu quả. Tôi chạy quanh như điên, cố gắng để kết nối từng em trong lớp học.
“Đánh giá từng cá nhân là chuyện không thể”
Thầy Paul Bailey đang dạy ở Trường Trung học Garfield (Đông Los Angeles)
Tôi dạy lớp nhạc diễu hành, và lớp học đông nhất của tôi là 68 học sinh. Làm thế nào để tôi vừa dạy 20 tay trống vừa dạy những em chơi kèn?
3 buổi sáng/ tuần, đội cầm cờ thường phải tự học ở ngoài trời, không có sự giám sát. Nếu trời mưa, sẽ khó khăn hơn vì học sinh của tôi không được ở trong phòng mà không có sự giám sát, nhưng tôi không thể để cả lớp ở chung một phòng tập một lúc.
Lẽ ra, cứ 10 học sinh tôi sẽ có thêm một trợ lý, nhưng khi chúng tôi chơi cho sự kiện ở bên ngoài trường học thì hầu hết phụ huynh đều đang đi làm.
Quan trọng nhất là tôi không thể đưa phản hồi riêng cho từng học sinh. Tôi phải dựa vào lớp trưởng để đánh giá hầu hết học sinh và cho điểm từng em.
“Thật nguy hiểm khi có tới 42 học sinh trong phòng thí nghiệm”
Cô Timothy Chang đang dạy môn Hoá học với lớp học đông nhất là 42 học sinh ở Trường Trung học Linda Esperanza Marquez thuộc Học viện Libra (Huntington Park, California)
Thật nguy hiểm khi có tới 42 học sinh làm thí nghiệm trong một lớp học đông đúc.
Lớp học đông đồng nghĩa với việc tôi sẽ không có thời gian để đi tới từng học sinh, đảm bảo rằng các em “đang hiểu bài”. Dạy một lớp học đông cũng đồng nghĩa rằng tôi không thể kèm cặp riêng cho học sinh nào cần giúp đỡ thêm.
“Tôi không có chút thời gian nào để khuyến khích hay tạo động lực cho bọn trẻ”
Cô Jenna Mars hiện đang dạy lớp đông nhất là 44 học sinh, môn Sinh học lớp 9 ở Trường Trung học Chatsworth (California)
Với 44 học sinh, bạn không thể hướng dẫn riêng cho từng đứa. Bọn trẻ biết chúng tôi đang bị quá tải và chúng lợi dụng điều đó để dùng điện thoại, không chú ý. Tôi quá bận rộn giúp đỡ những đứa ham học đến nỗi không còn thời gian để khuyến khích những đứa khác.
Phòng học cũng chỉ có 36 chiếc bàn. 8 đứa phải ngồi trên những chiếc ghế không bàn.
Thật khó để đáp ứng từng phụ huynh và học sinh
Lớp học 37 học sinh của cô Noemi Morales Cô Noemi Morales đang dạy môn Lịch sử trung cổ và Lịch sử thế giới ở Trường Trung học Van Nuys (Sherman Oaks, California)
Tôi dạy 2 lớp với 37 học sinh/ lớp (ban đầu là 39), và đây là những lớp đông nhất của tôi. Khi chuông reo, tôi đứng trước cửa lớp để chào đón học sinh của mình, nhưng rất chật vật với đám đông. Bởi vì lớp bên cạnh cũng đang đổ xô vào phòng của họ.
Tôi muốn gặp gỡ từng phụ huynh và học sinh, nhưng thật khó khi tôi có tới hơn 175 học sinh và những công việc khác nữa trong trường. Tôi không bao giờ có đủ thời gian. Tôi chỉ có thể gặp những trường hợp khẩn cấp nhất, và hi vọng rằng điều này có thể mang lại kết quả tích cực.
Mất vài tuần để đọc tất cả bài luận
Cô Laura Press đang dạy lớp đông nhất 43 học sinh, môn tiếng Anh ở Trường Trung học Hamilton (Los Angeles)
Tôi có 2 lớp tiếng Anh nâng cao, mỗi lớp 43 học sinh. Với số lượng đó, bạn không thể kết nối với tất cả các em và phải lo lắng về những em mà bạn chưa tiếp cận được. Bạn phải đưa ra những quyết định khó khăn về việc làm thế nào để chia sẻ chút thời gian ít ỏi của mình cho mỗi em.
Gần như bạn không thể phản hồi đầy đủ cho tất cả các em. Mỗi lần chấm bài luận, tôi phải đọc gần 90 bài. Tôi mất nhiều tuần để hoàn thành việc đó.
Không thể tạo ra “những kết nối có ý nghĩa với học sinh”
Cô Linda Bieber dạy ở Học viện Hale Charter (Woodland Hills, California)
Là giáo viên, chúng tôi được khuyến khích tạo ra những kết nối có ý nghĩa với học sinh, nhưng không thể làm được việc đó với một lớp học 43 học sinh.
Đôi khi, tôi tỉnh dậy lúc nửa đêm và suy nghĩ về học sinh thứ 43, về việc tôi đã không có một cuộc trò chuyện ý nghĩa với cậu bé. Điều gì sẽ làm em muốn học lớp của tôi nếu như tôi thậm chí còn không thể kết nối với em?
Một lớp học Kịch với 48 học sinh Nguyễn Thảo (Theo The New York Times)
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Quá tải không nằm ở số lượng môn học
GS Đào Trọng Thi nhìn nhận dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể giúp học sinh chọn được môn học yêu thích, từ đó giảm nhẹ gánh nặng học hành.
">Chuyện ở những lớp học 60 học sinh của Mỹ
- Tôi vốn sinh ra ở nhà quê. Bố mẹ là nông dân. Gia đình thuộc diện hộ nghèo.Tuổi thơ của tôi là những bữa cơm độn khoai và những chiều mò cua bắt ốc.
Lớn lên, xem trên ti vi, tôi thấy nhiều bạn bằng tuổi mình được ăn mặc đẹp, được chiều chuộng và đi chơi khắp nơi. Thâm tâm tôi thấy không cam lòng. Tôi quyết tâm thi đỗ đại học, rồi lại đặt ra mục tiêu bám trụ thủ đô.
Cũng may, khi thuê phòng trọ, tôi đã gặp được một người chủ tốt. Người chủ này có cô con gái tầm tuổi tôi. Duyên số thế nào, cô ấy lại yêu tôi.
Chúng tôi lấy nhau khi cả hai chưa kịp tốt nghiệp đại học. Cưới xong, cô ấy phải bảo lưu kết quả học tập để sinh con. Còn tôi, từ một người thuê trọ đã đường đường chính chính trở thành chủ nhà, được ở trong căn phòng to đẹp.
Tôi ra trường, bố vợ đã lo cho tôi một chỗ làm ổn định, nhiều người mơ ước. Ở đó, ông chính là người nắm quyền. Vì thế, sự nghiệp của tôi cứ đi lên như diều gặp gió.
Năm 2013, tôi bất ngờ phát hiện vợ ngoại tình. Người tình của cô ấy là một kẻ “khố rách áo ôm”, hàng ngày đi bưng bê ở quán cà phê để kiếm tiền ăn học.
Tôi đã định thuê người dạy cho gã đó một bài học. Nhưng vợ tôi xin tôi tha thứ. Cô ấy hứa sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm như thế này. Vì vậy tôi đã bỏ qua. Điều kiện tôi đưa ra chỉ là nhờ cô ấy lên tiếng, xin cho chúng tôi được ở riêng.
Bố mẹ vợ không biết chuyện con gái ngoại tình nhưng cũng gật đầu đồng ý. Họ cho chúng tôi một căn hộ chung cư hiện đại, nằm cách nhà bố mẹ vợ chỉ chừng 1km.
Có nhà riêng, tôi cho 2 cô em gái đến ở cùng để đỡ tốn tiền thuê nhà trọ. Thỉnh thoảng tôi lại đón bố mẹ đến chơi ít ngày, phụng dưỡng bố mẹ cho bõ những ngày khó nhọc.
Thời gian đầu, vợ tôi không phản đối. Cuộc sống gia đình tôi tương đối tốt đẹp. Tuy nhiên sau đó, cô ấy lại ngoại tình với một người hàng xóm và bị 2 em gái tôi bắt được.
Chúng điện cho tôi nhưng tôi gạt đi vì muốn giải quyết riêng với vợ. Nào ngờ, các em không hiểu chuyện nên ngấm ngầm đi làm xét nghiệm ADN để kiểm tra đứa con thứ 2 của tôi.
Kết quả xét nghiệm ADN không trùng khớp nên sóng gió gia đình tôi nổi lên cuồn cuộn. Bố mẹ tôi yêu cầu tôi phải ly hôn. Họ nghĩ tôi đang sống nhờ nhà vợ nên phải chịu thiệt thòi.
Tôi đã định viết đơn nhưng sau khi đến gặp bố vợ, ông nói, ông đã cho tôi tất cả thì cũng có thể lấy của tôi tất cả. Tôi bỗng chững lại.
Đúng là, sự nghiệp của tôi đang phụ thuộc vào ông. Nếu tôi mất sự nghiệp, tôi sẽ trở lại thuở hàn vi. Vì thế, tôi đành nuốt hận.
Lần này, chúng tôi thỏa thuận, tuy sống cùng nhà nhưng việc ai nấy làm. Chỉ khi nào có mặt người thân, chúng tôi mới cư xử như vợ chồng.
Thỏa thuận này giúp cô ấy thoải mái ngoại tình. Ai dè vì ngoại tình với đàn ông có vợ nên cô ấy bị đánh ghen. Người ta quay video rồi đăng tải lên mạng xã hội. Bố mẹ và các em tôi đều xem được. Họ gọi cho tôi mắng chửi tôi rất nhiều. Tôi chỉ im lặng.
Thực lòng, tôi muốn nhẫn nhịn thêm vì chỉ 1 năm nữa bố vợ tôi sẽ về hưu. Lúc đó, ông sẽ không can thiệp được công việc của tôi.
Tuy nhiên, sự im lặng lại khiến bố mẹ tôi đau lòng. Họ vẫn nghĩ tôi đang chịu thiệt thòi.
Tôi có nên nói thật để cả nhà tôi không còn phẫn nộ?
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!">3 lần bắt gặp vợ ngoại tình, người đàn ông hành xử gây phẫn nộ
Nhận định, soi kèo Cesena vs Cittadella, 23h15 ngày 12/1: Phong độ trái ngược
- - Tuổi lên 2 là một trong những độ tuổi bướng bỉnh nhất, nhưng lại là mốc có trí tuệ vượt trội nhất, trẻ rất dễ tiếp thu và học hỏi được nhiều kỹ năng sống nếu cha mẹ làm những việc này với trẻ hàng ngày.Học kỹ năng sống: Trăm sự nhờ…trường học?">
Kỹ năng sống: 5 việc cha mẹ nên làm hàng ngày với trẻ 2 tuổi
- 17h00 ngày 5/10, tất cả các trường đại học đã công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Thí sinh trúng tuyển sẽ phải xác nhận nhập học trước 17h00 ngày 10/10 (theo dấu bưu điện).
Sau khi hoàn tất việc xét tuyển đợt 1, kể từ ngày 10/10, nếu các trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu đã công bố ban đầu (có thể do ít hồ sơ nộp vào hoặc có thể do nhiều thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học) có thể xét tuyển bổ sung các đợt tiếp theo.
Việc xét tuyển đợt tiếp theo có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần và triển khai đến hết năm 2020. Sau đó, trường sẽ phải báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 28/2/2021.
Thí sinh trúng tuyển sẽ phải xác nhận nhập học trước 17h00 ngày 10/10
Để xét tuyển bổ sung, Bộ GD-ĐT cho biết, các trường phải công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển,… và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng để thí sinh nắm được.
Bộ GD-ĐT lưu ý, các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điểm chuẩn các đợt sau không được thấp hơn đợt 1 và xét tuyển theo quy trình như đợt 1 nhằm đảm bảo quyền lợi của thí sinh và sự công bằng trong tuyển sinh.
Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, trường phải công bố công khai điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển và cập nhật danh sách xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Thí sinh không trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào trường nào có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào nhiều trường, nhiều ngành và nhiều đợt khác nhau.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện tại có hơn 46% đơn vị chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, còn nhiều trường, ngành xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác cũng chưa tuyển đủ chỉ tiêu.
Tra cứu điểm chuẩn của các trường đại học TẠI ĐÂY.
Thúy Nga
Thông tin tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm 2020
Thông tin tuyển sinh các trường đại học, cao đẳng năm 2020 Báo VietNamNet cập nhật đầy đủ tin tức về các phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, phương án xét tuyển của các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
">Điểm chuẩn đại học đợt 2 không thấp hơn đợt 1
- - Đoàn Thanh tra liên ngành huyện Con Cuông (Nghệ An) kiểm tra toàn diện vụ 'trẻ mầm non ăn bún luộc', đồng thời có quyết định chỉ điều hành Hiệu trưởng mầm non Thạch Ngàn để phục vụ thanh kiểm tra.
UBND huyện Con Cuông (Nghệ An) cho biết đã quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành về làm việc tại Trường Mầm non Thạch Ngàn, xã Thạch Ngàn về những vấn đề tiêu cực mà phụ huynh có con theo học chỉ ra.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Ngàn bị đình chỉ công tác để làm rõ một số vi phạm Ông Lê Thanh An - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Con Cuông cho biết, nhằm phục vụ công tác thanh, kiểm tra nên phòng đã có quyết định tạm đình chỉ mọi công tác điều hành đối với bà Lê Thị Hạnh - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thạch Ngàn.
Toàn bộ công tác điều hành của bà Hạnh được chuyển giao sang cho vị Hiệu phó phụ trách.
Cũng theo ông An, ban đầu phòng lập đoàn thanh tra kiểm tra các vấn đề phụ huynh phản ánh. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong quá trình kiểm tra cho thấy vượt thẩm quyền nên phòng đã tham mưu cho UBND huyện lập đoàn liên ngành kiểm tra, làm rõ.
Một số vấn đề sẽ được làm việc như nghi vấn việc bớt xén tiền ăn, nhiều khoản thu trái quy định ở trường này diễn ra trong một thời gian dài.
Trước đó, trường mầm non bị phụ huynh phát hiện thu trái quy định, Phòng giáo dục huyện Con Cuông vào cuộc kiểm tra, buộc nhà trường phải trả lại 37 triệu đồng cho phụ huynh thu sai từ nhiều năm trước.Trong khi đó, nhà trường đóng tại một xã có đến hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số, hơn 70% dân số thuộc hộ nghèo và cận nghèo.
Ngoài ra, người cung cấp thực phẩm cho trường mầm non này trong suốt 5 năm qua cho hay, lãnh đạo trường mỗi ngày chỉ bỏ rất ít tiền để mua thực phẩm.
Trẻ mầm non ăn bún luộc nghi bị bớt xén khẩu phần ăn Theo sổ sách ban đầu, năm học trước, mặc dù mỗi ngày hơn 200 học sinh ăn bán trú phải đóng hơn 3 triệu tiền ăn, nhưng số tiền đi chợ trung bình của nhà trường chỉ ở mức 1,2 triệu đồng, cộng với khoảng 300.000 tiền gạo. Thậm chí một số ngày, nhà trường chỉ mua hơn 800.000 đồng thực phẩm để chế biến cho hơn 200 em.
Mới đây nhất ngày 19/10, trên mạng xã hội đăng tải bức ảnh các cháu đang ăn bát bún luộc không màu, không thịt, được phụ huynh chụp tại trường mầm non xã Thạch Ngàn.'
Sự việc đã gây bức xúc cho các bậc phụ huỳnh, họ nghi ngờ có hay không chuyện nhà trường bớt xén bữa ăn của trẻ? Trường mầm non Thạch Ngàn đã họp phụ huynh để giải thích và giải trình với UBND xã Thạch Ngàn.
Sai phạm về lạm thu ở trường mầm non "cho trẻ ăn bún luộc"
Bước đầu, đoàn thanh tra Phòng GD-ĐT huyện Con Cuông (Nghệ An) yêu cầu Trường Mầm non Thạch Ngàn trả lại 37 triệu đồng tiền lạm thu.
">Tạm đình chỉ hiệu trưởng có 'trẻ mầm non ăn bún luộc'