Mới đây,ôdâubậtkhóctrongđámcướidosinhviêntrườngNhânvănlàmchủhôbảng xếp hạng epl hôn lễ Vườn trăm năm dành cho 5 cặp đôi khuyết tật đã được tổ chức trong không khí ấm áp và hạnh phúc. Ban Tổ chức hôn lễ này là nhóm 30 sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM.
Khi ước mơ trở thành sự thật
Mang khát khao chung nhằm lan tỏa tình yêu thương, khuyến khích sự đồng cảm và chia sẻ của cộng đồng với những người khuyết tật, nhóm sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông đã tổ chức hôn lễ tập thể dành cho 5 cặp đôi khuyết tật đã đăng ký kết hôn lâu năm nhưng chưa có điều kiện tổ chức tiệc cưới.
Trong vòng 2 tháng, nhóm sinh viên đã vận động nhau chuẩn bị kế hoạch tổ chức hôn lễ, liên hệ với những cặp đôi, kêu gọi các nhà tài trợ. Các sinh viên đã hỗ trợ các cặp đôi khuyết tật được thử váy cưới, nhẫn cưới và hơn hết họ đã hiện thực hóa ước mơ của của các cặp đôi chính là được nắm tay nhau bước vào lễ đường.
Chia sẻ về hành trình chuẩn bị cho lễ cưới, chị Hồ Lê Ánh Nguyệt - Trưởng Ban Tổ chức Vườn trăm năm, thổ lộ: “Tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hạnh phúc khi có thể giúp các cô chú được mặc áo vest váy cưới, được thực hiện đầy đủ các nghi thức của một đám cưới đúng nghĩa. Nhìn thấy nụ cười, giọt nước mắt hạnh phúc của các cô chú, chúng tôi hy vọng có thể có thêm nhiều cá nhân tổ chức khác quan tâm và tổ chức thêm nhiều hoạt động, sự kiện ý nghĩa cho cộng đồng người khuyết tật”.
Sau 15 năm bên nhau, anh Nguyễn Nam Hải (sinh năm 1975) khuyết tật ở hai chân và chị Lê Thị Ái Vân (sinh năm 1983) mới có dịp cùng nhìn thấy nhau trong bộ lễ phục cưới.
Chị Phạm Thị Mỹ Tiên (sinh năm 1970) và anh Hồ Tấn Vinh (sinh năm 1967) cũng là một cặp đôi đặc biệt như thế. Anh Vinh bị liệt cả hai chân phải ngồi xe lăn hoàn toàn, chị Mỹ Tiên có một chân không thể vận động, bệnh rối loạn tiền đình và đau lưng khiến chị không thể làm việc nhiều. Hai anh chị đã cưới nhau 6 năm nhưng chưa có điều kiện tổ chức lễ vì thu nhập còn bấp bênh.
“Hôm nay, tôi được khoác lên mình chiếc váy cô dâu vô cùng xúc động. Đây cũng chính là giây phút tôi và chồng đã mơ ước từ lâu. Lúc thử váy cưới, các bạn sinh viên cõng tôi xuống lầu mồ hôi nhễ nhại, tôi rất trân trọng. Tôi muốn cảm ơn các bạn đã hiện thực hóa cho chúng tôi một ước mơ thật đẹp. Chia tay các bạn, tôi không nỡ” - chị Mỹ Tiên nghẹn ngào chia sẻ trong hôn lễ.
Anh Huỳnh Minh Phụng (sinh năm 1983) và chị Nguyễn Thị Linh Phượng (sinh năm 1982) cũng đã rơi những giọt nước mắt hạnh phúc trong hôn lễ của mình. Cả hai đều bị khuyết tật vận động, thu nhập bấp bênh từ nghề bán vé số dạo đã khiến việc mong muốn có một lễ cưới trở thành một ước ao xa vời.
Anh Minh Phụng xúc động chia sẻ: “Ở với nhau 10 năm mà chưa tổ chức được đám cưới, tôi và vợ chỉ ra mắt hai bên gia đình, đăng ký kết hôn rồi về sống chung, cứ nghĩ cho có bạn vậy thôi… Được tổ chức đám cưới, tôi vô cùng hồi hộp, hạnh phúc. Bây giờ, tôi cảm thấy rất mãn nguyện vì ước mơ đã thành hiện thực”.
Gom mầm, gửi yêu thương
Đến tham dự hôn lễ Vườn Trăm Năm, bạn Nguyễn Đỗ Khải (sinh viên năm 2, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM.) cho biết: “Mình ấn tượng nhất là khoảnh khắc được xem những video phóng sự về hoàn cảnh của 5 cặp đôi. Sau khi video kết thúc, 5 cặp đôi lần lượt được các bạn sinh viên đẩy vào trong lễ đường. Lúc đó mình rất xúc động, không chỉ mình mà những người bạn xung quanh cũng đã rơi nước mắt”.
Đúng như thông điệp “gom mầm, gửi yêu thương”, hôn lễ trở nên đặc biệt hơn với nghi thức tưới cây. Chậu cây được Ban Tổ chức chuẩn bị chứa đựng những hạt giống hoa lưu ly, được thu gom từ những người tham dự đầu chương trình. Mỗi hạt mầm yêu thương được gom góp ở đây với hy vọng mọi người sẽ cùng chung tay vun đắp hạnh phúc cho các cặp đôi cô dâu chú rể, để tình yêu của họ ngày càng tỏa ngát hương thơm.
“Các em là những tài năng trẻ, các em có ý nghĩ tổ chức hôn lễ cho người khuyết tật, tôi rất mừng. Đối với tôi, hôn nhân là một vấn đề rõ ràng đã rất khó khăn, với người bình thường cũng vậy chứ nói gì người khuyết tật. Như các bạn đã thấy, có những cặp đôi đến với nhau không đơn giản, họ chịu rất nhiều sự cản trở không chỉ một bên gia đình mà cả hai bên gia đình. Hy vọng rằng, cứ mỗi một năm sẽ phối hợp tổ chức được một sự kiện như thế này” - Ông Võ Văn Anh, Chủ tịch Hội Thanh niên khuyết tật TP.HCM, chia sẻ.
Tuổi thơ từng bị trêu chọc vì cái tên của thủ khoa trường Nhân văn Hà NộiGen Z này không chỉ nổi bật với khả năng nói thành thạo tiếng Hàn như người bản địa, đạt GPA 3.80, giành nhiều loại học bổng hay trở thành thủ khoa đầu ra 2023, em còn gây ấn tượng với cái tên của mình.