NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát công bố giải Cánh diều. Hiện bà là Phó chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam. |
- Do dịch bệnh,ệtduynhấtliềumìnhrarạlịch sử bóng đá hôm nay ngay cả những phim bom tấn của Mỹ và Việt cũng phải hoãn ra rạp thậm chí tới sang năm để tránh thiệt hại, là biên tập kiêm nhà sản xuất 'Truyền thuyết về Quán Tiên', bà có thể lý giải vì sao đưa tác phẩm công chiếu vào thời điểm này?
Ban đầu kế hoạch 'Truyền thuyết về Quán Tiên' công chiếu vào dịp 30/4. Các nghệ sĩ làm phim tâm huyết, cẩn thận, phim lại được đánh giá cao về chất lượng, bằng chứng là giải Bông Sen Bạc và Cánh Diều Bạc cho phim xuất sắc nhất. Điều quan trọng nhất là chúng tôi mong muốn phim sớm được phục vụ khán giả. Trong lúc này lại không có phim Việt ra rạp mà đằng nào cũng phải ra mắt nên chúng tôi quyết định chiếu luôn.
- Bà có nghĩ đây là quyết định quá liều?
Cũng không phải là liều. Ai làm xong một tác phẩm cũng muốn khoe. Nếu chờ vài tháng nữa, hòa cùng cả một dàn phim mới chưa chắc đã tốt. Có khi các phim khác lại đè 'Truyền thuyết về Quán Tiên' xuống (cười). Công chiếu lúc chưa có nhiều tác phẩm khác ra cũng là một lợi thế. Thứ nhất là 'Truyền thuyết về Quán Tiên' có nhiều giải thưởng, được những người trong nghề đánh giá cao cũng khiến mình tự tin. Thứ hai lúc này lại chỉ có mình là phim Việt ra rạp. Quyết định đưa phim ra rạp không chỉ có mình tôi quyết định mà đến từ rất nhiều thành phần nên đây không phải là sự liều của cá nhân tôi. Mà đôi khi trong cuộc sống cũng phải liều, biết đâu? Nếu tính toán kỹ quá chưa chắc đã hay.
'Truyền thuyết về Quán Tiên' đề cập đến sự cô đơn của 3 cô gái trong chiến tranh. |
- Dù rạp đã mở cửa lại nhưng khán giả còn e ngại đi xem phim, bà có sợ lúc đó khán giả vẫn ít và ảnh hưởng đến doanh thu? Bà có nghĩ chuyện đưa phim công chiếu lúc này giống như chơi một ''canh bạc''?
Thực ra cũng may hơn khôn nhỡ đâu sau một thời gian ở nhà vì giãn cách xã hội khán giả lại muốn đến rạp thì sao?... Chính vì vậy chúng tôi cũng né tuần đầu sau khi rạp mở cửa là đã tính đến chuyện này. Thêm nữa tôi nghĩ một bộ phim chiến tranh được làm với góc nhìn của người trẻ, về số phận của ba cô thanh niên xung phong ở hang Quán Tiên sẽ ít nhiều khiến khán giả tò mò ra rạp. Và điều chính nhất là tôi vẫn mong khán giả ủng hộ phim Việt.
Chúng tôi chỉ được xin ngân sách 70% trong số kinh phí được duyệt là 18 tỷ (khoảng 12 tỷ đồng), còn lại phải tìm đến các nguồn xã hội hóa để hoàn thiện bộ phim. Ví dụ như chi phí cho dàn nhạc đã là 1 tỷ đồng nhưng may mắn được ủng hộ. Chúng tôi chủ đích làm 1 bộ phim nghiêm túc nhưng vẫn hướng đến thị trường, hướng đến người xem. 'Truyền thuyết về Quán Tiên' là phim chiến tranh nhưng thực chất đề cập đến thân phận những người phụ nữ ở chiến trường mà thế hệ trẻ bây giờ chưa chắc đã hình dung được. Phim chiến tranh đa phần mọi người nghĩ chắc lại ùng oàng, hy sinh, mất mát nhưng cái mất mát ở đây không phải là chết trận mà mỗi ngày tuổi xuân qua đi mà họ phải chống trọi với sự cô đơn trong chiến tranh.
- Lâu nay khán giả ra rạp chủ yếu là người trẻ, và họ thường chọn những bộ phim trẻ trung có tác dụng giải trí, các phim chiến tranh họ mặc định là phim tuyên truyền, khó xem và thường chiếu miễn phí. Khi khán giả đã quen với chuyện đó rồi mà giờ thuyết phục họ ra rạp bỏ tiền mua vé của mình là bài toán bà đã tính đến? Bà có sợ 'Truyền thuyết về Quán Tiên' cũng bị rơi vào cảnh như phim 'Sống cùng lịch sử' đã gặp?
Hai bộ phim có thân phận khác nhau. Với 'Truyền thuyết về Quán Tiên', khi làm chúng tôi đã có ý thức được điều đó, khai thác một câu chuyện hấp dẫn và hướng tới khán giả chứ không chỉ phục vụ chính trị. Xưa nay đề tài không có lỗi mà vấn đề là cách làm thế nào để tiếp cận số đông. Chúng tôi cũng đã đưa 1 số yếu tố giải trí vào trong phim và muốn hướng thị hiếu của giới trẻ vào những tác phẩm giá trị thay vì chỉ ra rạp xem những bộ phim cười hihi haha vô thưởng vô phạt. Cần phải có những tác phẩm nghiêm túc để hướng khán giả tới những điều tốt đẹp, giá trị chân - thiện - mỹ và tính nhân văn. Do vậy các liên hoan lớn trên thế giới họ có bao giờ chọn phim giải trí đâu. Và ngay cả mình dù 1 năm sản xuất rất nhiều phim nhưng chỉ chọn những phim nghiêm túc đi các liên hoan.
NBK Hồng Ngát lăn lộn làm phim chiến tranh trong điều kiện khắc nghiệt. |
- Liệu bà có đặt mục tiêu doanh thu khi phim công chiếu thương mại ngoài rạp?
Tôi mong doanh thu tốt để bù đắp lại công sức mọi người bỏ ra vì xưa nay cứ mang tiếng là tiền ngân sách cấp cho làm phim không thu hồi được. Đành rằng tiền bán vé nhà nước cũng không thu lại nhưng điều đó chứng tỏ những đồng tiền ấy cũng không bị đầu tư uổng phí. Nhưng sau phim này thực sự là tôi cũng sợ không dám làm phim chiến tranh nữa, vì quá vất vả.
Trailer phim 'Truyền thuyết về Quán Tiên'
Quỳnh An
NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát xin thôi tham gia Hội đồng duyệt phim quốc gia
NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do quyết định xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia cũng như việc đóng cửa facebook cá nhân.