Mặc dù cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games với Apple (phiên xét xử sơ thẩm tại Mỹ) sẽ diễn ra vào tháng 5 tới song ngay bây giờ những diễn biến liên quan của vụ việc đang tiếp tục thu hút sự chú ý từ dư luận.
Ít ngày trước,ếnlượckinhdoanhlấylỗlàmlãicủty gia dola phiên xét xử ở Australia bị hoãn lần thứ 3 nhưng hồ sơ pháp lý cho thấy thông tin khá thú vị. Cửa hàng Epic Games Store lỗ xấp xỉ 181 triệu USD trong năm 2019 và gần 273 triệu USD trong năm 2020, điều này cho thấy kể từ khi ra mắt vào năm 2018, công ty này chưa bao giờ có lãi. Ngoài ra, trong năm 2021, khoản lỗ dự kiến của Epic Games vào khoảng 139 triệu USD.
Theo dự đoán của Apple, hoạt động kinh doanh của Epic Games tính đến cuối 2021 lỗ tới 600 triệu USD sau 3 năm. Muốn đạt được lợi nhuận, Epic Games có thể phải đợi đến năm 2027.
Điều đã được dự báo từ trước
Trên thực tế, trước đó Epic Games từng lên tiếng xác nhận rằng Epic Games Store sẽ không có lãi cho đến năm 2023. Về thông tin thua lỗ, Tim Sweeney, Giám đốc điều hành của Epic Games, rất lạc quan cho biết: “Mặc dù Apple gọi đó là một khoản lỗ nhưng dưới góc nhìn của tôi đó là một khoản đầu tư, đây cũng là cơ sở để đem lại lợi nhuận khổng lồ trong tương lai”.
Mặc dù CEO Epic Games tự tin về khả năng sinh lời, nhưng vẫn không thể thay đổi sự thật rằng họ đã “thua lỗ”. Với tư cách là một công ty sở hữu công cụ Unreal Engine, việc lỗ lên tới 450 triệu USD trong 2 năm qua là điều vượt ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Trong trường hợp này, dưới sự hậu thuẫn của Unreal Engine đang được hầu hết các nhà phát triển sử dụng, Epic Games Store phải mất tới 4 năm để có lãi khiến người ta đặt dấu hỏi về việc liệu có hay không chiến lược kinh doanh “lấy lỗ làm lãi” của ban lãnh đạo công ty?
Chiến lược kinh doanh miễn phí
Theo số liệu chính thức Epic Games từng công khai trước đó, tiến độ phát triển của cửa hàng game trong 2 năm qua rất rõ ràng. Vào năm 2020, tổng số người dùng trên Epic Games Store đạt 160 triệu, tăng 56% so với con số 108 triệu vào năm 2019. Bên cạnh đó, lượng người dùng hoạt động hàng ngày đạt 31,3 triệu trong năm 2020, tăng tới 192% và tổng thời gian sử dụng của người dùng đạt 5,7 tỷ giờ, tăng 70%.
Nhưng vấn đề cũng nằm ở đây, trong thời đại này, một nền tảng game mới nổi có thể đạt được mức tăng trưởng rõ rệt như vậy thì việc chi tiền là lựa chọn tất yếu.
Theo New York Times, chỉ tính riêng trong năm 2020, Epic Games đã đầu tư khoảng 444 triệu USD cho thương vụ độc quyền trò chơi, chỉ riêng với Control của 505 Games, số tiền lên tới 10,45 triệu USD. Khoản đầu tư khổng lồ như vậy, để đổi lấy độc quyền một năm của một số trò chơi, cũng là vũ khí lợi hại nhất của Epic để giành lấy thị trường từ tay Steam.
Song doanh thu từ các trò chơi độc quyền và bên thứ ba này của Epic tương đối hạn chế. Vào năm 2020, người chơi đã chi 700 triệu USD cho Epic Games Store, con số này chỉ cao hơn 20 triệu USD so với năm 2019. Trong đó, doanh thu từ các tựa game của bên thứ 3 là 265 triệu USD, chỉ tăng 14 triệu USD so với năm 2019. Ước tính của Apple cho thấy, nếu tính các giao dịch trong năm 2019, Epic sẽ mất ít nhất 330 triệu USD chi phí độc quyền.
Tất nhiên, ngoài việc đầu tư tiền cho nội dung độc quyền, Epic Games còn đẩy mạnh chiến lược kinh doanh miễn phí nhằm thu hút người dùng mới. Con số 450 triệu USD thua lỗ chủ yếu đến từ phương thức kinh doanh này. Theo dữ liệu chính thức của Epic, từ năm 2019 đến năm 2020, nền tảng đã phân phối miễn phí 180 trò chơi, với tổng giá trị lên đến 3.862 USD (giá Mỹ) với 950 triệu lần mua. Thực tế đây là hình thức mua 1 tặng 1, nhưng với bản tặng miễn phí cho người mua, Epic Games phải bỏ tiền túi cho nhà phát triển.
Một mặt, họ đang chi tiền cho các công ty và nhà phát triển trò chơi để có được nội dung độc quyền, mặt khác, họ phải chi tiền túi thu hút những người chơi không sẵn sàng trả tiền. Xét cho cùng, về mặt kinh doanh, Epic Games là người chịu thiệt.
Một cuộc cạnh tranh lành mạnh
Thật vậy, đối với các nhà phát triển, cho dù trò chơi của họ có cơ hội được Epic đưa vào Epic Games Store (471 game trong năm 2020) hay trực tiếp trên Steam, thì sự xuất hiện của Epic đã mang đến sự khác biệt. Đối với ngành công nghiệp game, thị trường trò chơi PC không còn đủ sức thống trị và chỉ còn đóng vai trò là người khuyến khích sự cạnh tranh. Nếu Epic có thể có được chỗ đứng vững chắc, chiến lược kinh doanh sắp tới của Steam cũng phải thay đổi.
Với thế mạnh của Unreal Engine, Epic Games Store hoàn toàn có thể sử dụng chiến thuật cạnh tranh gây bất lợi cho Steam. Dù vậy, để thách thức vị trí của Steam lại không đơn giản, nhất là việc giữ chân những người chơi không trả phí, Epic Games còn quá nhiều chướng ngại phải vượt qua trước khi có lợi nhuận.
Tất nhiên, sự cạnh tranh là không thể nào tránh khỏi và cũng là yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của thị trường. Có duy trì cạnh tranh lành mạnh được hay không, điều đó phụ thuộc khá nhiều vào phán quyết cuối cùng của tòa án sau khi cuộc chiến pháp lý giữa Epic Games và Apple đi đến hồi kết.
Phong Vũ
Khi vụ kiện kéo dài nửa năm giữa Epic Games và Apple còn chưa ngã ngũ, Valve mặc dù không liên quan đến sự việc này cũng vừa bất ngờ bị vướng vào rắc rối.