- Sau khi Sở GD-ĐT Thanh Hóa kết luận về vụ việc nộp tiền hơn 1 tỷ đồng “chống trượt” cao học, Công an đã triệu tập 3 cán bộ của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên để điều tra.

Thời gian qua, dư luận Thanh Hóa xôn xao về việc gần 30 cán bộ công chức, viên chức đang làm tại cơ quan nhà nước dự thi vào lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế đã đóng số tiền hơn 1 tỷ đồng để "chống trượt" đầu vào.

{keywords}
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Hóa

 Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo xử lý nghiêm các cán bộ công chức nộp tiền chống trượt, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tỉnh và ngành giáo dục.

Theo kết luận của Thanh tra Sở GD&ĐT Than Hóa, năm 2013, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Hóa tổ chức liên kết đào tạo lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế với ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). Hơn 50 học viện là các cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các sở, ban ngành, huyện thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nộp hồ sơ tham dự.

Sau khi nhận hồ sơ, TT GDTX Thanh Hóa đã phối hợp với ĐH Kinh tế tổ chức cho các học viên học một số chuyên đề chuyển đổi kiến thức để có đủ điều kiện khi đăng ký dự thi cao học.

Khi học xong lớp chuyên đề này, các cán bộ của Phòng Quản lý đào tạo TT GDTT tỉnh Thanh Hóa là ông Bùi Sỹ Hồng (trưởng phòng), Lê Trọng Sơn (Phó trưởng phòng) và bà Lê Thị Liên (giáo viên) đã thông báo đến các học viện trên: Ai có nhu cầu thi đỗ lớp Thạc sĩ Kinh tế sắp tới thì phải nộp số tiền là 27 triệu đồng mới được giúp "chống trượt" đầu vào.

Nhận được thông báo, 40/49 học viên tham gia lớp học đã nộp cho 3 cán bộ trên tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng để nhờ người lo lót “chống trượt”. Tuy nhiên, khi tổ chức thi và có kết quả thì chỉ có 7/49 học viên trúng tuyển nên các học viên đã nộp tiền kéo đến trung tâm yêu cầu trả lại tiền và tố cáo sự việc với cơ quan chức năng.

Vụ thu tiền chống trượt kéo dài gần 1 năm qua, dự luận hoài nghi về tiến độ xử lý chậm và có dấu hiệu bao che cho cán bộ Trung tâm.

Tuy nhiên, trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Vương Văn Việt khẳngđịnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu lãnh đạo TT GDTT phải tổ chức xét kỷ luật lại đối với 3 cán bộ trên thật nghiêm minh theo đúng quy định. Và đề nghị Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc.

Ngay sau khi có kết luận, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệu tập các ông Bùi Sỹ Hồng, Lê Trọng Sơn và bà Lê Thị Liên để làm rõ sự việc, xử lý nghiêm trước pháp luật.

" />

Thu hơn 1 tỷ đồng chống trượt cao học

- Sau khi Sở GD-ĐT Thanh Hóa kết luận về vụ việc nộp tiền hơn 1 tỷ đồng “chống trượt” cao học,ơntỷđồngchốngtrượtcaohọgiá vàng Công an đã triệu tập 3 cán bộ của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên để điều tra.

Thời gian qua, dư luận Thanh Hóa xôn xao về việc gần 30 cán bộ công chức, viên chức đang làm tại cơ quan nhà nước dự thi vào lớp thạc sĩ Quản lý kinh tế đã đóng số tiền hơn 1 tỷ đồng để "chống trượt" đầu vào.

{ keywords}
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Hóa

 Ông Vương Văn Việt, Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo xử lý nghiêm các cán bộ công chức nộp tiền chống trượt, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới tỉnh và ngành giáo dục.

Theo kết luận của Thanh tra Sở GD&ĐT Than Hóa, năm 2013, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Thanh Hóa tổ chức liên kết đào tạo lớp Thạc sỹ Quản lý kinh tế với ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội). Hơn 50 học viện là các cán bộ công chức, viên chức đang công tác tại các sở, ban ngành, huyện thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nộp hồ sơ tham dự.

Sau khi nhận hồ sơ, TT GDTX Thanh Hóa đã phối hợp với ĐH Kinh tế tổ chức cho các học viên học một số chuyên đề chuyển đổi kiến thức để có đủ điều kiện khi đăng ký dự thi cao học.

Khi học xong lớp chuyên đề này, các cán bộ của Phòng Quản lý đào tạo TT GDTT tỉnh Thanh Hóa là ông Bùi Sỹ Hồng (trưởng phòng), Lê Trọng Sơn (Phó trưởng phòng) và bà Lê Thị Liên (giáo viên) đã thông báo đến các học viện trên: Ai có nhu cầu thi đỗ lớp Thạc sĩ Kinh tế sắp tới thì phải nộp số tiền là 27 triệu đồng mới được giúp "chống trượt" đầu vào.

Nhận được thông báo, 40/49 học viên tham gia lớp học đã nộp cho 3 cán bộ trên tổng số tiền hơn 1 tỷ đồng để nhờ người lo lót “chống trượt”. Tuy nhiên, khi tổ chức thi và có kết quả thì chỉ có 7/49 học viên trúng tuyển nên các học viên đã nộp tiền kéo đến trung tâm yêu cầu trả lại tiền và tố cáo sự việc với cơ quan chức năng.

Vụ thu tiền chống trượt kéo dài gần 1 năm qua, dự luận hoài nghi về tiến độ xử lý chậm và có dấu hiệu bao che cho cán bộ Trung tâm.

Tuy nhiên, trao đổi với các cơ quan báo chí, ông Vương Văn Việt khẳngđịnh, UBND tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu lãnh đạo TT GDTT phải tổ chức xét kỷ luật lại đối với 3 cán bộ trên thật nghiêm minh theo đúng quy định. Và đề nghị Cơ quan CSĐT, Công an tỉnh Thanh Hóa vào cuộc.

Ngay sau khi có kết luận, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triệu tập các ông Bùi Sỹ Hồng, Lê Trọng Sơn và bà Lê Thị Liên để làm rõ sự việc, xử lý nghiêm trước pháp luật.

  • Lê Anh