您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
NEWS2025-02-07 07:18:25【Thế giới】8人已围观
简介 Chiểu Sương - 03/02/2025 10:35 Máy tính dự đo lich euro 2024lich euro 2024、、
很赞哦!(7997)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
- Tâm sự nhói lòng của người phụ nữ có chồng ngoại tình
- Gần đến ngày cưới, tôi khóc nghẹn khi phát hiện bạn gái là ai
- Viettel ươm mầm công dân số từ trại hè
- Nhận định, soi kèo Llaneros vs Union Magdalena, 8h30 ngày 4/2: Cơ hội phục thù
- Chọn nước tương chuẩn Việt như 'đầu bếp nguyên thủ' Ánh Tuyết
- Em dâu tâm sự hành động khó đỡ của anh chồng trong phòng ngủ
- Hàng quán đắt khách nhờ app giao thức ăn
- Nhận định, soi kèo Estrela vs Benfica, 3h30 ngày 3/2: Đẳng cấp lên tiếng
- Quảng Ninh đặt mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
Tối 8/9, hôn lễ hoành tráng của Tâm Nguyễn và Joyce Phạm – con gái của đại gia Minh Nhựa đã được diễn ra tại trung tâm tiệc cưới sang chảnh bậc nhất Sài Gòn. Không gian tiệc cưới được thiết kế như một toà lâu đài tráng lệ, phủ đầy hoa hồng trắng và rất nhiều vật liệu trang trí cao cấp.
Ngay từ phần mở màn đám cưới, hai bố con Minh Nhựa và Minh Anh (tên thật của Joyce Phạm) đã khiến hàng trăm quan khách trầm trồ khi cùng tiến vào lễ đường bằng siêu xe Pagani Huayra.
Chiếc xe này được mệnh danh là “thần gió” độc nhất, đắt nhất Việt Nam khi có giá lên đến 80 tỷ đồng.
Trước đó, đại gia Minh Nhựa đã cất công “thay áo mới” cho siêu phẩm Pagani Huayra từ màu cam nguyên bản sang sang màu trắng, nhằm phục vụ cho hôn lễ con gái đầu lòng của vị đại gia ngành nhựa.
Đại gia ngành nhựa hạnh phúc nắm tay con gái trao cho chú rể, trước khi bắt đầu các nghi thức quen thuộc.
Hôn lễ của Joyce Phạm được truyền thông và cộng đồng mạng chú ý không kém những ngôi sao hàng đầu Việt Nam.
Hôn lễ của Minh Anh còn có sự góp mặt của nhiều ngôi sao nổi tiếng. Trong đó, Trấn Thành đảm nhận vai trò MC dẫn dắt xuyên suốt đám cưới.
Ca sĩ Tuấn Hưng cũng đã đáp chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn để chung vui cùng ái nữ đại gia Minh Nhựa. Anh cũng lên sân khấu hát tặng cô dâu chú rể bản hit “Nắm lấy tay anh”.
Cặp đôi Ưng Hoàng Phúc – Phạm Quỳnh Anh cũng được mời lên sân khấu hát tặng đôi tân lang tân nương trong ngày cưới.
Soobin Hoàng Sơn cũng có mặt tại hôn lễ và chụp ảnh kỷ niệm cùng đại gia ngành nhựa.
Dù không hoạt động trong giới giải trí, nhưng đại gia Minh Nhựa lại có mối quan hệ thân thiết với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Ăn 5 chiếc bánh xèo, người phụ nữ để lại đứa con 3 tuổi cho chủ quán
Thương bé gái 3 tuổi bị mẹ bỏ, chân tay lấm lem, mặt mệt mỏi, vợ chồng ông Chương (TP.HCM) mang về nhà nuôi gần 1 năm qua.
">Đại gia Minh Nhựa lái siêu xe 80 tỷ đưa ‘ái nữ’ vào lễ đường, đám cưới toàn nghệ sĩ nổi tiếng
- Tôi may mắn sinh ra trong gia đình khá giả, bố mẹ làm kinh doanh. Mặc dù bận rộn nhưng bố mẹ tôi thương yêu con cái, luôn dành thời gian chăm sóc, dạy dỗ đàng hoàng.
Tốt nghiệp cấp 3, tôi lên đường sang Mỹ học quản trị kinh doanh. 8 năm bên nước ngoài học tập và làm việc, tôi tích lũy cho bản thân một số kinh nghiệm thương trường.
Về nước, thay vì tiếp quản cơ ngơi của bố mẹ, tôi vay vốn ngân hàng, mở công ty, kinh doanh một loạt quán đồ uống mang thương hiệu riêng. Sau thời gian ngắn, tôi nhanh chóng thu nhiều thành công, đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, thu nhập trung bình gần 300 triệu/ 1 tháng. Vài năm sau, ở ngoài tuổi 30, bố mẹ bắt đầu giục tôi lập gia đình.
Ông bà hiếm muộn, chạy chữa mãi mới sinh được mình tôi nên giờ hai người muốn con trai sinh nhiều cháu.
Biết bố mẹ mong mỏi, tôi cũng tìm hiểu vài người theo mai mối nhưng không đi đến đâu. Không phải tôi quá khắt khe nhưng các cô gái đó sau thời gian yêu đương, đều bộc lô những toan tính riêng của bản thân. Họ thích hưởng thụ là chính, ít nghĩ đến việc báo đáp bố mẹ chồng. Khi tôi đề cập việc kết hôn, bao giờ họ cũng đưa ra yêu cầu ở nhà riêng, thuê giúp việc…
Thu nhập 300 triệu, chủ quán cà phê cay đắng vì vợ ngoại tình với tài xế Tôi thì khác, tôi luôn quan điểm, sau khi lấy vợ, vẫn ở với bố mẹ. Thực ra, bố mẹ tôi còn khỏe mạnh, có tài chính. Ông bà vẫn có thể tự chăm sóc bản thân nhưng điều tôi quan trọng là sự quan tâm về mặt tinh thần.
Chần chừ mãi, đến năm 35 tuổi tôi mới gặp được người mình yêu. Lan xuất thân trong gia đình công nhân. Em kém tôi 10 tuổi.
Một lần Lan đi học thêm ngoại ngữ buổi tối, bị va quệt xe, tôi đưa em vào viện cấp cứu, đóng viện phí và mua đồ ăn giúp. Em ngỏ ý xin số điện thoại.
Khoảng một tháng sau, tôi mải mê với các dự án mới, chuẩn bị lên đường sang Nhật thì nhận được cuộc gọi của Lan. Em đến quán cà phê của tôi, mang theo giỏ hoa quả cảm ơn đồng thời gửi lại tiền viện phí.
Từ đó cả hai thân thiết, hay trò chuyện hơn. Lan cư xử có chừng mực, không vồ vập nhưng mang đến cho tôi cảm xúc đặc biệt. Chúng tôi đến với nhau sau nửa năm quen biết. Nhà em khó khăn, tôi đứng ra lo liệu, sắm sửa toàn bộ, miễn sao em vui.
Về chung sống 2 tháng, Lan vui mừng báo tin có thai. Bố mẹ tôi hân hoan chờ đón đứa cháu nội đầu lòng. 9 tháng 10 ngày mong chờ, cuối cùng Lan hạ sinh cậu con trai kháu khỉnh. Ngày đầy tháng, gia đình tôi làm tiệc lớn ở khách sạn, mời họ hàng và cả các đối tác làm ăn lâu năm.
Trong số khách bên vợ, tôi giật mình khi gặp một người đàn ông. Thấy anh ta bế ẵm con trai tôi, đôi khi nhìn đầy tình cảm, trong lòng tôi tự nhiên dấy lên sự bất an. Đặc biệt, có người còn trêu, anh ta và con trai tôi giống nhau như tạc, từ đôi mắt một mí, chiếc mũi đến hai khoáy sau đầu.
Đến tối, nhìn món quà của người đó tặng con trai, lòng tôi bắt đầu nóng như lửa đốt. Món quà đó là sợi dây chuyền vàng, trên mặt dây truyền khắc chữ K - chữ cái đầu trong tên của anh.
Tôi sinh nghi, hỏi vợ tại sao Khang lại tặng món quà như vậy cho con, vợ tôi giằng sợi dây chuyền, cất đi rồi lấp liếm: ‘Chắc anh Khang quý thằng bé, muốn nhận làm con nuôi nên mới lựa chọn quà cầu kỳ, chồng đừng bận tâm’.
Cũng theo lời vợ, Khang làm tài xế xe tải, đã có vợ con, chơi chung nhóm bạn với em nên em mời đến tiệc đầy tháng con. Cho rằng lời giải thích của vợ không thỏa đáng, tôi để ý tìm hiểu. Hóa ra, vợ tôi và Khang không phải quan hệ bạn bè bình thường mà là tình cũ.
Trước đây, trong thời gian trục trặc với vợ, anh ta qua lại với Lan. Hai ngường từng có ý định đợi Khang ly hôn vợ, sẽ kết hôn nhưng sau đó Khang quay về với vợ, Lan giận dỗi, bỏ đi lấy chồng.
Chẳng ngờ, em lấy tôi xong vẫn không quên tình cũ. Trong một lần tôi đi vắng, họ đã có giây phút mặn nồng. Chết lặng vì bí mật mình phát giác được, tôi lén mang mẫu tóc của con trai đi giám định. Kết quả như sét đánh ngang tai: Đứa bé không cùng huyết thống với tôi.
Tuyệt vọng, giằng xé vì bị vợ lừa dối trắng trợn, tôi quyết định phơi bày tất cả, yêu cầu Lan giải thích.
‘Giờ anh biết hết rồi, em không còn gì để thanh minh. Lỗi là do em, em sẽ đưa thằng bé rời khỏi đây nhưng em với anh ấy cũng cắt đứt từ lúc em mang thai. Em xin lỗi đã lừa dối anh. Ở với anh, em ngày càng yêu và trân trọng hạnh phúc. Em không hiểu sao mình lại làm điều dại dột đó’, Lan nói trong nước mắt.
Bố mẹ tôi không biết sự thật, trách móc con trai gây chuyện, để con dâu bỏ đi. Ngày nào ông bà cũng bắt tôi sang nhà ngoại đón mẹ con Lan về. Lâu nay, ông bà vẫn tưởng đó là cháu nội mình, dành cho đứa trẻ tình yêu thương vô bờ bến. Nếu biết mọi chuyện, bố mẹ tôi chắc hẳn sẽ sốc lắm.
Từ sâu trong lòng, tôi vẫn còn yêu vợ. Biết em dối trá nhưng tôi không thể buông lời trách mắng nặng nề. Giờ tôi nên xử lý cuộc hôn nhân của mình ra sao đây?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Từ nước ngoài trở về dự đám cưới mẹ, con gái giật mình khi thấy mặt bố dượng
Về nước dự đám cưới mẹ, tôi bất ngờ khi dượng. Hóa ra, đó người đàn ông đã lừa dối, lấy đi đời con gái của tôi năm 18 tuổi.
">Thu nhập trăm triệu, chủ quán cà phê cay đắng vì vợ ngoại tình với tài xế
Ảnh: N.H. Bố sau đó xin lỗi, yêu thương mẹ nhiều hơn. Nhưng mẹ không thể tha thứ cho bố. Mẹ trừng phạt bố bằng cách ngủ riêng, không đoái hoài, trò chuyện với bố. Bố muốn ly hôn, nhưng mẹ tìm mọi cách không để tòa không xử được. Mẹ nói, mẹ phải làm vậy để trừng phạt bố.
Khi nhà có khách, trong đám cưới anh em tôi, hay tiếp xúc với thông gia, mẹ đóng kịch vui vẻ, hạnh phúc, quan tâm bố. Mẹ đóng đạt đến mức, ngay cả dâu rể cũng không biết được nội tình bên trong như thế nào.
Bố tôi tiếp tục ngoại tình. Từ lén lút, bố ngoại tình công khai, rồi đưa người tình về nhà. Mâu thuẫn của bố mẹ cứ âm ỉ. Mấy anh em tôi khuyên bố mẹ nên giải thoát cho nhau, để cả hai được sống theo ý mình. Nhưng cả bố và mẹ đều không ai muốn điều đó xảy ra.
Ba anh em tôi đã họp bàn, làm mọi cách để kết nối bố mẹ, nhưng không ăn thua. Tôi tâm sự chuyện gia đình mình để mong mọi người cho lời khuyên và tìm được cách giải tỏa căng thẳng cho bố mẹ. Tôi xin cảm ơn.
Tôi sinh ra từ cuộc tình vụng trộm của mẹ và thầy giáo dạy thể dục
Mẹ sinh ra đã bị tật một chân. 30 tuổi, mẹ sinh tôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi chỉ nghe mẹ nói, bố tôi là người đàn ông trí thức.
">Hơn 10 năm mẹ tôi chấp nhận nhìn bố ngoại tình
Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al
- Tôi được nước lấn tới, xổ ra một tràng dài những từ ngữ khó nghe: “Đúng là gặp cô hồn. Ai động gì đến mồ mả nhà bà mà bà tông tôi…”. Lúc đó, người phụ nữ có vẻ đã lấy lại được bình tĩnh, nhẹ nhàng bảo: “Cô xin lỗi nhưng rõ ràng do cháu đang đi tự dưng phanh gấp thì cô tránh sao kịp, cũng do mắt cô kém quá. Không sao là may rồi”.
Tôi vẫn lồng lộn lên: “Bà còn đổ lỗi cho tôi à”. Sau đó, một số người dừng lại can ngăn, bảo tôi bớt nóng thì tôi mới chịu lên xe đi còn thòng thêm một câu: “Mắt kém thì đừng có ra đường bà ạ”.
Tôi nhìn đồng hồ thấy đã muộn nên để luôn bộ dạng đó đến nhà người yêu chứ không ghé phòng trọ thay áo quần nữa. Tôi còn nghĩ, nhìn mình tơi tả như thế chắc gia đình bạn trai sẽ không nỡ trách móc chuyện đến muộn.
Quả thật, người yêu tôi hoảng hốt khi thấy tôi ướt sũng, chân tay trầy xước, anh vội bảo tôi vào phòng khách để lau vết thương trước rồi rửa chân tay mặt mũi chào hỏi ba mẹ anh sau.
Lúc đó, ba mẹ anh đang chuẩn bị cơm nước ở dưới bếp. Băng vết thương xong, tôi đi vào nhà vệ sinh để rửa tay trước. Khi đó, tôi nghe giọng phụ nữ quen quen từ trong bếp: “Bọn trẻ bây giờ hỗn thật, rõ ràng nó phanh gấp mới bị ngã mà quay sang chửi người lớn xơi xơi. Nhìn thì cao ráo sáng sủa mà ăn nói không khác gì dân chợ búa”.
Tôi giật bắn mình thì nghe bố anh bảo: “Thôi em à, chuyện ngoài đường mang về nhà gì cho nặng đầu. Làm nhanh nhanh lên chứ bạn thằng Hưng đến rồi đó”. Mẹ anh càu nhàu: “Em cũng muốn về sớm chứ, tự dưng mưa to kẹt xe lại gặp phải đứa dở hơi”.
Đến lúc đó, tôi chắc chắn người phụ nữ vừa bị mình to tiếng ngoài đường chính là mẹ chồng tương lai. Tôi cứ đứng lì trong nhà vệ sinh không dám ra đến khi người yêu gọi. Tôi ước gì lúc ấy có chỗ nào để mình trốn đi, khỏi phải gặp ba mẹ anh thì tốt biết mấy.
Nhưng tất cả đã muộn, tôi đành bước ra chào hỏi ba mẹ bạn trai. Tôi nhìn thấy ánh mắt ngỡ ngàng của mẹ anh. Chắc không khó khăn gì để bà nhận ra đứa vừa chửi bà ngoài đường đang đứng trước mặt.
Suốt bữa ăn hôm đó, mẹ anh lầm lì không nói một câu nào cả, mặt mũi như đưa đám. Bố con anh không biết chuyện gì xảy ra nên ra sức nói đùa tạo không khí vui vẻ nhưng vẫn không cải thiện được bao nhiêu.
Ăn uống xong, tôi xuống bếp phụ rửa bát thì mẹ anh không cho còn mát mẻ: “Coi mà về sớm không lại phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn rồi chửi mắng người ta”. Tôi biết mình đã để lại ấn tượng không tốt đẹp trong buổi ra mắt gia đình bạn trai.
Chỉ vì một phút thiếu chín chắn mà tôi đã gây ra sai lầm. Tôi không biết sẽ phải cư xử như thế nào để lấy lại thiện cảm với mẹ người yêu. Có lẽ, trong mắt bà tôi là một đứa hỗn xược, mất dạy, hàm hồ chứ chẳng có gì hơn. Có khi nào vì chuyện này mà gia đình anh ngăn cản chuyện tình cảm của chúng tôi không? Xin hãy cho tôi một lời khuyên.
Chúng tôi sắp cưới nhưng bạn trai lại không muốn 'chuyện ấy'
Tôi sợ mình đang tiến đến một cuộc hôn nhân không tình dục và đôi khi sợ sẽ ngả nghiêng với người đàn ông khác vì thiếu thốn.
">Tâm sự của cô gái gặp nạn lần đầu tiên ra mắt gia đình nhà bạn trai
- 'Các bé nói cho chú Cuội nghe, công việc đầu tiên mỗi buổi sáng thức dậy là phải làm gì? Bé nào nói đúng sẽ được một phần quà'. Hàng chục cánh tay giơ lên kèm theo nhiều câu trả lời khiến chị Hằng và chú Cuội phát quà không kịp.
Hình ảnh đáng yêu này chúng tôi ghi nhận được tại sân trường Tiểu học Nguyễn Văn Bửu (ấp 2, xã Mỹ Quí Tây, H. Đức Huệ, Long An) vào buổi sáng Chủ nhật 8/9 khi chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Trung thu.
Một nhóm thiện nguyện với hơn 30 người từ TP.HCM mang theo rất nhiều quà đến chơi và vui với các bé thiếu nhi ở vùng biên giới giáp với Campuchia.
Phát quà. Có khoảng hơn 200 bé là học sinh các lớp của trường tập trung từ rất sớm. Bé nào cũng trong tâm trạng rất vui, náo nức chờ đợi. 9h30, đoàn đến. Quà được chuyển vào bên trong sân trường và các bé xếp hàng ổn định chỗ ngồi.
Mỹ Quí Tây là một xã có đường biên giới giáp với nước bạn Campuchia. Điều kiện kinh tế xã hội của xã còn nhiều khó khăn. Toàn xã có 2885 hộ trong đó có 410 hộ nghèo và 119 hộ cận nghèo. Đa số người dân Mỹ Quí Tây sống nhờ vào nông nghiệp nên cuộc sống còn nhiều bấp bênh. Điều đáng ghi nhận, học sinh các hộ thuộc diện nghèo và cận nghèo đa số hiếu học, mong muốn có được điều kiện học tập tốt hơn.
Ông Nguyễn Văn Lập hiệu trưởng nhà trường cho biết: 'Toàn trường có khoảng 400 học sinh nhưng do chiều hôm trước xảy ra mưa to, một số vùng ngập nặng khiến cho việc đi lại gặp khó khăn nên nhiều em vắng mặt. Tuy nhiên, việc tổ chức Trung thu cho các em là một việc làm rất cần thiết bởi lứa tuổi của các em cần vui chơi thỏa thích.
Thành viên trong đoàn tham gia góp vui với các bạn nhỏ.
Trong lúc chờ đợi sắp xếp quà, các em học sinh vùng sâu này lần đầu tiên được các anh chị hướng dẫn làm tranh cát. Lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng khi đã quen, các em rất thích thú.
Các em đã vào hàng thẳng tắp. Những đứa trẻ thơ ngây với đôi mắt háo hức đã khiến cho đoàn thiện nguyện hết sức thương yêu. Sau phần thủ tục giới thiệu ngắn gọn, chú Cuội và chị Hằng xuất hiện đưa các em vào đúng với tuổi thơ của mình.
Âm nhạc nổi lên những bài hát của trẻ thơ. Các bé con của những thành viên trong đoàn tham gia múa biểu diễn cho các em thưởng thức. Những ánh mắt thèm thuồng, những huơ tay huơ chân theo nhịp của bài hát, các em đã làm cho người lớn xúc động.
Chú Cuội, chị Hằng đã đưa ra nhiều câu hỏi cho các em. Nhiều em đưa tay xin trả lời. Em nào cũng được mời và em nào cũng có quà dù đúng hay sai. Những chiếc lồng đèn, những con cá, những chiếc xe đồ chơi, những tập vở bút mực được trao tận tay các em.
Nào, các em làm theo chị nhé. Các em nâng niu từng món quà. Rồi những câu hỏi được đặt ra. Chú Cuội hỏi công việc đầu tiên trong ngày khi thức dậy các em làm gì. Hàng chục cánh tay giơ lên. Chị Hằng chỉ vào một em trai. Em trả lời, công việc đầu tiên là... mở mắt. Cả sân rộ lên tiếng cười. Chị Hằng nói, 'đúng rồi'. Em được một phần quà. Một gói quà nhỏ đến tay em. Rồi lần lượt những câu trả lời khác. Em súc miệng, em rửa mặt, em ăn sáng v.v... câu nào cũng đúng và đều có quà.
Cuộc vui chơi của các em chưa dừng lại. Nhiều trò chơi khác được tiếp tục. 57 phần quà dành cho các trường hợp đặc biệt đã được trao tận tay các em cơ nhỡ. Một phụ huynh bày tỏ nuối tiếc, 'giá như được có múa lân, nghe tiếng trống thì hay quá. Lâu lắm rồi các em ở đây chưa chơi múa lân'. Nhưng rồi cũng chính vị này 'bào chữa': 'Thì thôi, như vậy cũng vui rồi. Trên đời có gì mà hoàn hảo đâu, phải có một chút thiếu sót mới là cuộc đời chứ?'.
11h30, chị Hằng chú Cuội yêu cầu các em đứng lên. Các em cùng nhau đưa tay lên đầu làm theo hình trái tim như muốn bày tỏ lòng thương yêu và sự biết ơn đến những tấm lòng thiện nguyện. Các em ra về. Trên tay, em nào cũng có quà. Gương mặt nào cũng tươi vui và mãn nguyện.
Trái tim thương yêu chia tay các cô bác hảo tâm. Chị Trần Lâm Ngọc Việt, người tổ chức chương trình cho biết, ban đầu chị không nghĩ sẽ có được thành công vượt mức. Được như vậy là nhờ vào những tấm lòng thương yêu trẻ của các anh chị, cô bác hảo tâm. Chi phí cho buổi Trung thu vùng biên giới này lên đến 30 triệu đồng đều do sự đóng góp của những người thiện nguyện.
Trong bức thư gửi cho nhóm thiện nguyện, bà Phan Thị Như Băng, chủ tịch UBND xã Mỹ Quí Tây đã biểu dương và cám ơn tấm lòng yêu trẻ của các nhà hảo tâm tạo cho các em có buổi vui Trung thu thú vị này.
Ăn 5 chiếc bánh xèo, người phụ nữ để lại đứa con 3 tuổi cho chủ quán
Thương bé gái 3 tuổi bị mẹ bỏ, chân tay lấm lem, mặt mệt mỏi, vợ chồng ông Chương (TP.HCM) mang về nhà nuôi gần 1 năm qua.
">Trung Thu rộn tiếng cười của các học sinh vùng biên giới
- Căn nhà đang được xây dựng lại. Gạch, cát, vữa ngổn ngang. Bên trong nhà, đồ đạc không ngăn nắp. Giữa nhà, trên chiếc phản gỗ trải nệm, một phụ nữ đang ngồi. Chị im lặng. Gương mặt tái nhợt. Đầu chị không còn một sợi tóc ...
Tình duyên bất hạnh
Nhà nằm trên một thửa đất trống đầy cỏ dại trong khu dân cư Nam Long (P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM). Chúng tôi đến đây vào một buổi chiều sau cơn mưa lớn. Những người thợ xây đang cố gắng làm cho xong công đoạn cuối cùng để hình thành nên căn nhà.
Chị vẫn ngồi trên tấm phản. Đôi mắt chị đờ đẫn nhìn xung quanh. Tiếng ồn thi công, tiếng cười nói của thợ dường như không tác động đến chị. Chị vẫn ngồi, vẫn im lặng.
Chúng tôi chào chị. Chị nở nụ cười gượng gạo: 'Tôi mới xuất viện mấy ngày nay. Tôi vừa hóa trị đợt 4 và bác sĩ cho về để ổn định sức khỏe tiếp tục điều trị'.
Đôi bạn Hà Hữu Danh - Phương Mai. Chị là Nguyễn Thị Phương Mai, 53 tuổi. Chị vốn là thợ may trước khi trở thành công nhân công ty môi trường. Làm công nhân được 5 năm thì chị ngã bệnh.
Chị được chuyển vào bệnh viện Ung Bướu và được xác nhận ung thư tử cung giai đoạn 2.
Sau một năm điều trị, chị được xuất viện. Lúc này sức khỏe chị khá hơn nhưng không thể tiếp tục công việc ở cơ quan cũ nên chị đi bán vé số để nuôi thân và nuôi con.
Tưởng như vậy là bình phục hẳn, không ngờ đến tháng 3/2019 bệnh tái phát. Chị nhập viện. Lần này, bệnh chị đã di căn sang thận và bàng quang. Chị trải qua 2 lần phẫu thuật và đặt hậu môn nhân tạo. Sau hơn 5 tháng trên giường bệnh, chị vừa được xuất viện về nhà.
Chị lập gia đình vào năm 2004. Chồng chị - theo lời chị kể - là một người đam mê cờ bạc. Mặc dù đã khuyên nhủ nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật nấy. Sống với nhau một năm, chị sinh được một bé trai.
Những tưởng có con, hạnh phúc sẽ tràn về với gia đình chị, trái lại, chị luôn nhận được những món nợ từ trên trời rơi xuống - hậu quả của những lần thua bạc của chồng. Đã vậy chị còn phải chịu những trận đòn thập tử nhất sinh.
Chị Phương Mai và bé Khôi. Chị quyết định chia tay. Một mình dắt con đi, chị thuê nhà trọ bắt đầu cuộc sống của bà mẹ đơn thân khi bé Nguyễn Minh Khôi vừa tròn 7 tuổi.
Một mình chị bơi giữa chợ đời nuôi con cho đến năm 2017 thì ngã bệnh. Suốt một năm trời trị bệnh - trừ 3 tháng hè bé vào bệnh viện cùng mẹ - những ngày còn lại, bé lủi thủi một mình trong phòng trọ. Ăn uống, quần áo tất cả mọi thứ chỉ còn biết trông cậy vào tấm lòng của tha nhân.
Cũng vì mẹ bệnh, kiệt quệ về tài chính, việc học của bé bị ảnh hưởng rất nhiều. Bé phải ở lại lớp đến 2 năm nhưng vẫn quyết bám lớp theo thầy. Nhà trường đã tạo cho bé nhiều điều kiện rất tốt.
'Năm nay bé vừa tròn 14 tuổi là học sinh lớp 7 của trường THCS Lê Tấn Bê. Con đường tương lai của cháu còn dài lắm, không biết tôi còn lo cho cháu được bao nhiêu nữa đây?', chị Phương Mai đỏ hoe đôi mắt nói với chúng tôi.
Tấm lòng của bằng hữu
. Không những cho mẹ con bạn ở nhờ nhà, anh Danh thường quan tâm chăm sóc chị Phương Mai.
Chúng tôi đang trò chuyện cùng chị và bé Khôi, một người đàn ông với nụ cười thật tươi bước vào. Chị Phương Mai giới thiệu, anh Hà Hữu Danh là bạn học với chị thuở trước.
Chúng tôi chào nhau, chị Mai kể tiếp: 'Tuy ở cùng quận nhưng trước đây chúng tôi không có điều kiện để gặp nhau. Một hôm trong lúc đi bán vé số, tôi gặp lại anh Danh. Cuộc hội ngộ sau 30 năm đã khiến chúng tôi quan tâm nhau hơn. Anh thông cảm với hoàn cảnh neo đơn cùng cực nên đã bàn với gia đình cho mẹ con chúng tôi về đây ở tạm để đỡ đi khoản tiền nhà trọ.
Được một thời gian ngắn tôi nhập viện lần 2. Cũng như lần trước, trong bệnh viện một mình tôi tự bơi và ở nhà bé Khôi tự sống một mình. Hàng ngày ngoài giờ đến trường cháu loanh quanh ở nhà. Ngày 2 bữa cháu nhờ vào người hàng xóm tốt bụng. Vợ anh Danh cũng thường xuyên ghé vào giúp cháu ...
Ngoài đi học, bé Khôi giúp mẹ việc nhà. Trước khi tôi xuất viện vài ngày, tôi nhận được tin nơi ở bị sập và anh Danh đang cho người xây lại thành căn nhà hoàn chỉnh hơn. Tôi về khi nhà đang xây và cũng sắp xong rồi.
Từ khi tôi về, ngày nào anh Danh cũng ghé qua. Trước khi đi làm anh chăm cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Chiều về, anh ghé lại. Vợ anh cũng thường xuyên quan tâm đến hai mẹ con tôi'.
Nói đến đây, mắt chị rưng rưng lệ. Chị buồn bã nói với chúng tôi: 'Chỉ mong sao được sống thêm vài năm nữa để nhìn thấy con trưởng thành hơn là tôi an tâm ra đi...'
Anh Danh cho biết thêm, mấy tháng trước thấy sức khoẻ ngày một yếu, chị có tâm niệm trước lúc ra đi sẽ gửi con vào chùa Từ Hạnh nhờ nuôi dưỡng. Nhưng sau đó có một cô bạn thân lúc trước chịu ơn chị nay muốn nhận nuôi cháu Khôi nếu chị có mệnh hệ gì nhằm báo đáp ơn xưa.
Bà Trần Thị Ngọc Bích, Phó Hiệu trưởng trường THCS Lê Tấn Bê cho biết sau khi biết được hoàn cảnh của bé Khôi nhà trường đã miễn cho cháu toàn bộ học phí và tiền ăn trưa. Trong lúc mẹ nằm viện, bé Khôi đã được một thầy giám thị cho ngủ tại nhà.
Ngoài ra nhà trường cũng đã vận động tập thể giáo viên và học sinh của trường quyên góp giúp đỡ gia đình bé Khôi.
Có lẽ trong những ngày đau bệnh, chị Phương Mai đã thấm thía hơn hai chữ nghĩa tình và bằng hữu. Trong lúc hoạn nạn bên cạnh chị luôn có những người bạn hết lòng vì mình và những tha nhân giàu lòng bác ái. Cầu mong sao chị có thêm thời gian để thấy được con mình lớn khôn.
600 trẻ bụi đời 'qua tay' ông chủ hàng bia, hội quán đặc biệt gần ga Hàng Cỏ
'Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một cái duyên. Dù không có chủ ý làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, nhưng chúng tôi đã không nỡ để chúng rời đi...'.
">Gặp bạn cũ bán vé số ngoài đường, người đàn ông hành xử đáng ngưỡng mộ