您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Colo
NEWS2025-04-23 12:03:19【Thể thao】1人已围观
简介 Linh Lê - 22/04/2025 09:14 Nhận định bóng đá lịch hôm nay 2023lịch hôm nay 2023、、
很赞哦!(52)
相关文章
- Soi kèo góc Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4
- Kỳ lạ những phụ nữ hãnh diện vì được trai bao
- Triệu chứng nhiễm Covid
- Thứ trưởng Giáo dục: “Câu chuyện Phạm Song Toàn hàm chứa nhiều điều phải suy ngẫm”
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Espanyol, 0h00 ngày 23/4: Bầy dơi bứt phá
- Ngoại tình: Chồng đón ngay tình trẻ thế chân khi vợ về quê sinh con
- Nụ cười thiên thần của bé gái Syria khi đối mặt chiến tranh
- Bình Thuận: 80% các trường có chương trình tuyên truyền an toàn không gian mạng
- Nhận định, soi kèo Slaven Belupo vs Varazdin, 22h00 ngày 22/4: Nối dài ngày vui
- Dân Mỹ phẫn nộ vì trò đùa nhảm với Covid
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Mallorca, 2h30 ngày 23/4: Tiến gần hơn đến ngôi vương
Theo truyền thống ở Trung Quốc, chú rể sẽ đến tận nhà gái rước cô dâu, rồi đưa về nhà trai làm hôn lễ. Các phù dâu bên nhà gái có quyền đặt ra thử thách nho nhỏ đối với chú rể vào thời điểm đó.
Tuấn Anh
">Chú rể choáng vì bị kiểm tra tiếng Anh trước khi đón dâu
Sẵn sàng “đầu tư”
Đây là ý kiến của độc giả Nguyễn Ngọc Luyến gửi về Vietnamnet. “Con tôi mà có năng lực đậu mấy trường top đó tôi cũng ráng bán đất, cày cuốc đầu tư cho con tới cùng”.
Anh Huỳnh Sơn cũng cho rằng học phí 100tr/năm là hợp lý đối với ngành đào tạo này.
Không phản đối, nhưng độc giả Nguyễn Văn Thái tính rằng đến năm cuối ngành Y (năm 6) học phí khoảng 100 triệu đồng/năm. “Với mức này, các gia đình cần phải vay ngân hàng để đóng học phí. Vì vậy, cần chính sách hỗ trợ sinh viên hơn nữa” – anh Thái đề xuất.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 (Ảnh: Lê Anh Dũng) “Nếu không có Nhà nước hỗ trợ thì không rẻ như bây giờ đâu ạ. E học Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch thấy một năm gần 30 triệu đồng là khá rẻ so với những gì mà trường mang lại...” – bạn Trung Anh cho biết.
Độc giả Phan Huê nhìn nhận Trường ĐH Y Dược TP.HCM làm vậy là đúng, vì cần tách bạch 2 thứ: Thứ nhất là thu học phí đầy đủ của sinh viên thì mới đào tạo. Và thứ hai là em nào không có khả năng thì tìm học ngành khác, hoặc học thật giỏi để lấy học bổng. Không thể bắt trường vừa đào tạo, lại vừa kiếm tiền học phí cho sinh viên được.
Độc giả Thuận Phát nhìn nhận vào đại học như đầu tư một nghề nghiệp cho mình, muốn học ngành nghề gì là do mình quyết định, không ai ép buộc.
"Ngân sách Nhà nước không thể nào bảo trợ mãi được, chúng ta có thể nhìn trường dân lập và so sánh. Theo nhìn nhận cá nhân, hiện bác sĩ giỏi làm việc tại TP.HCM đều có thu nhập tốt, thì so ra chi phí để đầu tư cho nghề vẫn còn quá thấp…" - độc giả này nhận định. Con nhà bình thường cũng khó mà theo học.
Không dám mơ mặc áo blouse?
Tuy nhiên, ý kiến đồng tình với mức học phí Trường ĐH Y Dược TP.HCM đưa ra chỉ là thiểu số so với những người “nhìn vào mà choáng”.
“Nhìn vào bảng học phí thôi cũng đủ choáng rồi chứ nói gì đến vào học. Chắc chỉ có các phụ huynh đang cho con học trường quốc tế mới có thể nuôi con học tiếp trường y” – bạn Đặng Nguyễn than thở.
Độc giả Nguyễn Tình cũng nhẩm tính: “Làm cả năm không đủ tiền cho con đi học”. Bạn Bàn Khánh cũng “Nhìn vào bảng học phí này thì đành ngậm ngùi động viên con ở nhà làm nông vậy thôi. Học phí này thì phụ huynh vẽ đâu ra để cho con theo học nổi đây”.
Độc giả Lê Văn Binh cho rằng: “Tương lai những trường này chỉ thuộc về sinh viên con nhà giàu, con giáo viên như tôi có mơ cũng không dám”.
Độc giả Trần Hùng cảnh báo: “Các trường y đều có kế hoạch tăng học phí tương tự, con các gia đình nghèo làm sao có thể theo học. Cứ đà này sau 6-10 năm nữa, Việt Nam lại thiếu trầm trọng nhân viên y tế, chắc những ai đang công tác phải kéo dài tuổi nghỉ hưu đến 80 tuổi".
“Còn cơ hội nào cho sinh viên nghèo?” – bạn Hồng Vân đặt câu hỏi. “Mỗi năm tăng 10% học phí. Tổng cộng 6 năm, một sinh viên mất 500 triệu tiền học phí chưa kể những khoản phụ thu khác. Tự chủ tài chính nhưng trường, cơ sở vật chất là của Nhà nước cơ mà?”.
Trong khi đó, chị Cao Thị Lệ Diễm bày tỏ “Với mức học phí như thế thì con chúng tôi là những người công nhân, nông dân, tiểu thương, công chức, viên chức, giáo viên... thì không có điều kiện vào học trường y, mặc dù con chúng tôi có năng lực và ước mong được vào trường”.
Còn độc giả Nguyễn Song Giang cho rằng “Với mức học phí này con em công nhân, nông dân không dám mơ mặc áo trắng blouse. Lương cha mẹ ba cọc, ba đồng, nào dám nộp đơn vào trường Y dù điểm có cao”.
“Y, Dược là ngành cứu người, học phí cao vậy ai dám học, ai sẽ là bác sĩ?” – bạn Nguyễn Phong lo ngại.
Cần có chính sách đặc thù
Trước mức học phí cao bất ngờ này, độc giả A Châu băn khoăn “Học phí đóng kiểu này không biết có bác sĩ nào ra trường mà còn giữ được "y đức " để hành nghề "cứu nhân độ thế" không nữa?”.
Độc giả Văn Minh nhìn nhận với mức lương bác sĩ như thế này, xác định học 7 năm, đi làm 15 năm mới trả hết nợ, chưa kể phải học lên rồi ăn gì, ở đâu... “Nếu dốc hết sức để tăng thu nhập liệu có còn thời gian trau dồi chuyên môn, có chăm sóc người bệnh chu đáo không...”?.
Độc giả tên Chiến chia sẻ “Là một bác sỹ công tác tại cơ quan đầu ngành của tỉnh, tôi không nói việc đầu tư để theo học ngành y nhưng đến thời điểm hiện tại, tôi 37 tuổi mà lương được thực lĩnh là 5,1 triệu nên thiết nghĩ người dân nghèo tốt nhất không nên cho con theo ngành y”.
Còn anh Phạm Văn Thiên bi quan “Nhà nghèo, học giỏi, mơ ước làm bác sĩ, học phí cao, vay tiền theo đuổi ước mơ, ra trường, xin việc, thêm một, hai khoản nợ treo trên đầu… khó mà giữ được y đức”.
“Bởi vậy, nên có chính sách đặc thù cho ngành này, chứ không sẽ mất hết nhân tài” – bạn Tuấn Mai đề xuất. Một độc giả tên Tùng cũng cho rằng “Nhà trường phải công khai phương án hỗ trợ sinh viên nghèo, không để lãng phí thất thoát tài năng chỉ vì đồng tiền”.
Ngân Anh tổng hợp
Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng
ĐH Y Dược TP.HCM lý giải với ngành Răng - Hàm - Mặt, chi phí đào tạo là hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, với mức thu 70 triệu đồng/năm, nhà trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.
">Học phí nửa tỷ, con nhà nghèo lo không vào được trường Y
VAR tại Euro 2024 được tích hợp AI rút ngắn gấp đôi thời gian xử lý tình huống. Ảnh: ESPN Như vậy, với 22 cầu thủ trên sân, có hơn 600 điểm chuyển động. Cứ 50 lần mỗi giây, những dữ liệu này sẽ được đưa vào máy tính. "Về cơ bản, tất cả camera này có thể cho bạn biết trong thời gian thực vị trí của cầu thủ trên sân, vị trí của quả bóng và tốc độ của bóng, cầu thủ và các bộ phận cơ thể của họ đang chuyển động", Goff giải thích.
Một trong những ứng dụng chính của VAR là công nghệ xác định việt vị bán tự động. AI hiển thị 29 điểm dữ liệu thu thập trên mỗi cầu thủ theo không gian ba chiều, kết hợp thuật toán cho cấu trúc xương, xem xét vị trí của một bộ phận cơ thể nhất định trên mặt phẳng thể hiện lỗi việt vị. Nếu một trong 29 điểm vượt giới hạn, người đó được xác định vi phạm.
Với công nghệ goalline (vạch vôi), trên đường biên ngang, việc xác định bóng đã vượt vạch vôi để vào lưới hay chưa cũng được áp dụng AI với hình ảnh 3D của bóng sẽ hiển thị trên máy tính.
Trái bóng “high-tech” nhất lịch sử
Quả bóng sử dụng tại Euro 2024 cũng được thiết kế đặc biệt, sử dụng công nghệ FussBallLiebe của Adidas. AI gửi dữ liệu từ quả bóng đến các trọng tài theo thời gian thực để hỗ trợ quá trình ra quyết định nhanh hơn, cũng như giúp trọng tài VAR xác định từng cú chạm bóng.
"Đây là một trong những trái bóng có thiết kế tiên tiến và công nghệ cao cấp nhất lịch sử bóng đá", Give Me Sport nhận xét.
Goff cho biết, nếu cắt quả bóng và nhìn bên trong sẽ thấy một cảm biến nhỏ nằm ở trung tâm, kết nối bằng dây với lớp vỏ. Cảm biến này ghi lại vị trí của quả bóng và chuyển động của nó, sau đó truyền dữ liệu nhanh gấp 10 lần so với camera được sử dụng trong sân vận động.
Dữ liệu kết hợp với kết xuất từ camera để xác định vị trí quả bóng so với cơ thể người chơi. Chip bên trong có thể nhận biết thời gian và điểm tiếp xúc chính xác, bất cứ khi nào bóng nhận được xung lực từ một cú đá hoặc từ tay của cầu thủ, dù là cú chạm rất nhẹ. Điều này rất quan trọng để trọng tài xác định bàn thắng thuộc về ai, hay bóng có chạm tay không.
Một số hạn chế
Tuy vậy, theo Goff, công nghệ mới vẫn tồn tại một số lỗi. Thực tế, camera có thể chưa đủ bao quát để theo dõi toàn bộ hành động của cầu thủ. Thuật toán được sử dụng để dựng hình ảnh 3D của cầu thủ cũng chưa chính xác, bởi 29 điểm không đại diện cho tất cả điểm trên cơ thể cầu thủ. Dù vậy, sai sót được cho là rất nhỏ, dưới 0,5 cm.
Ngoài ra, một hạn chế khác là vị trí chạm bóng. Chip trong bóng có thể xác định việc đã bị chạm, nhưng không thể biết là bằng tay, đầu hay bộ phận khác, buộc trọng tài phải xem lại tình huống.
"Dù AI đang giúp VAR hoàn thiện hơn, tôi không nghĩ chúng ta sẽ có robot trọng tài trong tương lai gần", Goff nhận xét. "Những việc như xác định lỗi, phạt thẻ và các quyết định khác vẫn cần đến con người".
NATO rót 1 tỷ euro cho công nghệ AI, không gian và robot quân sựQuỹ Đổi mới của NATO thông báo cung cấp gói hỗ trợ tài chính đầu tiên, trị giá 1 tỷ euro cho các công nghệ sâu phục vụ mục đích quốc phòng của khối.">Công nghệ VAR tại Euro 2024 nhanh gấp đôi so với World Cup nhờ AI
Soi kèo phạt góc Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4
- Tại cuộc họp sáng ngày 21/2, hội đồng kỷ luật UBND Quận Cầu Giấy đã công bố quyết định kỷ luật và bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên sau vụ tai nạn xảy ra với cháu Trần Chí Kiên ở trường này.
Bà Nguyễn Thanh Tịnh - Phó trưởng phòng GD-ĐT Quận Cầu Giấy sẽ kiêm nhiệm điều hành chung các hoạt động của Trường Tiểu học Nam Trung Yên từ ngày 21/2 đến khi có quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng. Ảnh: Thanh Hùng
Bên cạnh quyết định cách chức bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên và bà Nguyễn Thị Hương – Hiệu phó nhà trường, UBND Quận Cầu Giấy cũng bổ nhiệm bà Nguyễn Thanh Tịnh, hiện đang là Phó trưởng phòng GD-ĐT Cầu Giấy (sinh năm 1968) kiêm nhiệm quản lý điều hành chung và là chủ tài khoản Trường Tiểu học Nam Trung Yên từ ngày 21/2 đến khi Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy có quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Hàng triệu cử nhân Trung Quốc về quê làm nông nghiệp trong 10 năm qua. Ảnh: Baidu Sau khi phân loại dữ liệu nghiên cứu, người nay cho biết, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học quyết định về quê làm nông nghiệp ngày càng tăng. Căn cứ vào Báo cáo Việc làm của các trường đại học Trung Quốc, tỷ lệ sinh viên học nhóm ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản tăng dần theo từng năm. Thống kê số lượng sinh viên làm đúng ngành này năm 2021 tăng lên 43% so với năm 2017.
Ngoài sinh viên đại học, nhiều doanh nhân cũng chọn về quê để khởi nghiệp. Lực lượng trí thức ở Trung Quốc tham gia vào đội ngũ nông dân mới, giúp cho cuộc sống của bà con nhiều vùng cải thiện đáng kể.
Trong Báo cáo phát triển nông dân chất lượng cao của quốc gia năm 2023, do Sở Giáo dục Khoa học và Công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn và Trường Phát thanh và Truyền hình Nông nghiệp Trung ương tổ chức và biên soạn, đã được công bố cho thấy.
Độ tuổi trung bình của nông dân Trung Quốc là 45, trong đó, 60,68% có trình độ trung học trở lên, 21,95% có trình độ đại học trở lên, cơ cấu đội ngũ tiếp tục được cải thiện thời gian tới. Năm 2022, tỷ lệ nông dân mới đạt thành tích kỹ thuật viên và chứng chỉ trình độ nghề nghiệp quốc gia cao hơn so với năm 2021, mức điểm tăng lần lượt là 6,64% và 3,46%.
Sự xuất hiện của hàng triệu cử nhân trình độ cao về quê lập nghiệp góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, phương thức sản xuất nông nghiệp liên tục được thế hệ nông dân mới chuyển đổi. Một số định hướng như nông nghiệp sinh thái, hợp tác và thương mại điện tử đã xuất hiện tại nhiều vùng quê ở Trung Quốc.
Nhìn thấy khoảng cách về tài năng nông nghiệp, ngày càng có nhiều cử nhân đại học tham gia tích cực vào ngành này. Họ coi đây là nơi hiện thực hóa lý tưởng. Ngoài tuổi tác và kinh nghiệm thâm canh, điểm mới của thế hệ nông dân trình độ cao thể hiện ở tầm nhìn, khuôn mẫu và diện mạo.
Ông Tiêu Đức Vinh, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phát triển Xanh của Đại học Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp Trung Nam (Trung Quốc), chỉ ra điểm khác biệt của lực lượng nông dân mới phản ánh qua 4 khía cạnh: Phương pháp tổ chức, triết lý kinh doanh, phương tiện canh tác và là 'tế bào mới' của nông thôn.
Nông dân mới hiện nay có kiến thức, tầm nhìn rộng, khả năng học nhanh nhạy và áp dụng linh hoạt các khái niệm kinh doanh, phương pháp quản lý, phương tiện kỹ thuật và mô hình kinh doanh của ngành công nghiệp khác vào nông nghiệp. Mục đích nhằm thúc đẩy hiệu quả cải cách và đổi mới sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi ngành này.
Ông Vinh phân tích, sự xuất hiện của hàng triệu cử nhân về quê làm nông nghiệp đã phá vỡ phạm vi và hoạt động sản xuất truyền thông. Những hạn chế về địa lý trở thành mối liên kết giữa khu vực thành thị và nông thôn. Đồng thời là động lực hồi sinh sự phát triển của ngành nông nghiệp tại các vùng còn lạc hậu.
Cử nhân về quê góp phần tái sinh kinh tế nông thôn
Theo quan điểm của ông Thẩm Xương Kiện, mặc dù số lượng cử nhân đại học về quê làm nông đã tăng, nhưng vẫn còn thiếu những tài năng chất lượng cao đem lại tính đột phá. Trình độ văn hoá trung bình của những hộ gia đình ở nông thôn chủ yếu là THCS và kỹ thuật canh tác thấp.
Chìa khóa để thúc đẩy sự hồi sinh toàn diện ngành nông nghiệp ở nông thôn phụ thuộc vào con người. Việc nuôi dưỡng nông dân mới chất lượng cao đảm bảo quá trình này diễn nhanh hơn nhằm trẻ hóa ngành nông nghiệp.
Để giải quyết vấn đề nhân tài trong quá trình tái sinh ngành nông nghiệp ở nông thôn, nên có những chính sách chiêu mộ. Năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn ban hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về xây dựng và phát triển tài năng nông nghiệp và nông thôn, trong đó có đề xuất cải thiện hệ thống chính sách giới thiệu nhân tài và khuyến khích họ về quê.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phục hồi nông thôn, sự tăng trưởng và phát triển của lực lượng nông dân mới vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Trước đó, ông Kiện từng đưa ra đề nghị xây dựng chính sách khuyến khích và hỗ trợ người trẻ đam mê nông nghiệp và thích nghiên cứu giúp họ trở thành nông dân mới.
Để hỗ trợ lực lượng nông dân mới theo đuổi ước mơ, ông Kiện cho rằng ngoài việc được xã hội công nhận, cần có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho họ trong việc đăng ký công nghiệp và thương mại, phê duyệt dự án, đào tạo kỹ năng, đất đai, thuế và tài chính... Đồng thời, cung cấp cho họ nền tảng và không gian phát triển rộng.
Một số chuyên gia nhận định, ngoài việc chú trọng đến các nhà quản lý nông nghiệp, cũng nên nuôi dưỡng tài năng trồng trọt, sản xuất, vận hành và dịch vụ kỹ thuật, bao gồm công nhân máy móc nông nghiệp và phòng chống dịch bệnh, người bảo vệ thực vật.
Theo ý tưởng của ông để phát triển và mở rộng đội ngũ nông dân chuyên nghiệp mới, cần những người yêu thích nông nghiệp, hiểu biết về công nghệ và quản lý tốt. Khi đó, kỹ năng sản xuất và khả năng quản lý của lực lượng sẽ được cải thiện, mục tiêu là đưa nông nghiệp nông thôn phát triển.
Theo Sina
Cử nhân sư phạm làm bảo vệ, 5 năm chờ cơ hội đứng trên bục giảngTrong 50 cán bộ quản lý và nhà giáo tiêu biểu của ngành giáo dục TP.HCM đoạt giải thưởng Võ Trường Toản năm 2021, có một thầy giáo từng 5 năm làm giám thị và bảo vệ sau khi tốt nghiệp sư phạm.
">12,2 triệu cử nhân đại học về quê làm nông nghiệp trong 10 năm qua
">
Những kiểu fan kì của giới trẻ Nhật
Play">
Phó Phòng Giáo dục kiêm nhiệm Hiệu trưởng Nam Trung Yên