您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Bilbao vs Las Palmas, 0h00 ngày 24/4: Nỗ lực vươn lên
NEWS2025-04-27 12:54:34【Thế giới】5人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 23/04/2025 07:24 Tây Ban Nha bayer leverkusenbayer leverkusen、、
很赞哦!(48451)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Samaxi, 22h00 ngày 25/4:
- Một số ý tưởng đèn trần giúp tạo điểm nhấn cho căn bếp
- Thủ tướng Syria bị phe đối lập áp giải khỏi văn phòng
- Tỷ phú Elon Musk bị kiện vì phát 1 triệu USD/ngày cho cử tri Mỹ
- Nhận định, soi kèo Nữ Gyeongju KHNP vs Nữ Mungyeong Sangmu, 17h00 ngày 24/4: Trái đắng xa nhà
- Nga mở cánh cửa đàm phán chấm dứt xung đột với Ukraine
- ĐT Việt Nam họp gấp trước trận gặp Indonesia
- Petrovietnam tập trung triển khai chiến lược phát triển ngành dầu khí
- Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Crystal Palace, 02h00 ngày 24/4: Khách buông xuôi
- Bỏ quy định phải công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo chuyên đề
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Real Betis vs Valladolid, 2h30 ngày 25/4: Cơ hội vào Top 5
Chi tiết các phường, xã phải sáp nhập ở tỉnh Vĩnh Phúc
Thế Kha
(Dân trí) - Sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã vào đầu năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ còn 88 xã, 15 phường và 18 thị trấn. Tỉnh này có 7 huyện và 2 thành phố (Phúc Yên và Vĩnh Yên).
Theo thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Bản đồ địa giới hành chính tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: Cổng TTĐT Vĩnh Phúc).
Cụ thể, thành phố Phúc Yên sẽ thành lập phường Hai Bà Trưng trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của phường Trưng Trắc và phường Trưng Nhị.
Phường Hai Bà Trưng sẽ có diện tích tự nhiên 2,7km2 và quy mô dân số 21.156 người.
Sau khi sắp xếp, thành phố Phúc Yên có 9 đơn vị hành chính cấp xã (7 phường và 2 xã).
Huyện Vĩnh Tường, sẽ thành lập xã Sao Đại Việt trên cơ sở nhập toàn bộ xã Việt Xuân, xã Bồ Sao và xã Cao Đại. Sau khi thành lập, xã Sao Đại Việt có diện tích tự nhiên 11,3km2 và quy mô dân số 15.408 người.
Nhập toàn bộ xã Tân Tiến vào xã Đại Đồng mang tên xã Đại Đồng có diện tích tự nhiên 8,2km2, quy mô dân số 19.826 người.
Thành lập xã An Nhân trên cơ sở nhập toàn bộ xã Lý Nhân và xã An Tường; diện tích tự nhiên là 8,3km2 và quy mô dân số 17.092 người.
Thành lập xã Lương Điền trên cơ sở nhập toàn bộ xã Vân Xuân và xã Bình Dương; diện tích tự nhiên 10,9km2, quy mô dân số 22.435 người.
Thành lập xã Vĩnh Phú trên cơ sở nhập toàn bộ xã Vĩnh Ninh và xã Phú Đa, diện tích tự nhiên 11,10 km2, dân số 11.783 người.
Nhập toàn bộ xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang để nâng diện tích tự nhiên lên 8,6km2 và quy mô dân số 24.989 người.
Nhập xã Tam Phúc vào thị trấn Vĩnh Tường, có diện tích tự nhiên 6,5km2, quy mô dân số 12.289 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Vĩnh Tường có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 3 thị trấn.
Một góc thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (Ảnh: Sông Hồng Thủ Đô).
Huyện Sông Lô sẽ nhập toàn bộ xã Nhạo Sơn, xã Như Thụy vào thị trấn Tam Sơn, có diện tích tự nhiên 12,4km2 và quy mô dân số 13.613 người.
Nhập toàn bộ xã Bạch Lưu vào xã Hải Lựu, diện tích tự nhiên 16,5km2, quy mô dân số 11.303 người.
Khi thực hiện xong, huyện Sông Lô sẽ có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 1 thị trấn.
Huyện Yên Lạc sẽ nhập xã Hồng Phương vào xã Hồng Châu, có tổng diện tích tự nhiên 8,4km2 và quy mô dân số 13.630 người.
Như vậy, huyện Yên Lạc sẽ có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 xã và 2 thị trấn.
Huyện Lập Thạchthành lập xã Tây Sơn trên cơ sở nhập toàn bộ xã Đình Chu và xã Triệu Đề, diện tích tự nhiên 10,10km2 và quy mô dân số 14.757 người.
Sau khi sắp xếp, huyện Lập Thạch có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 2 thị trấn.
Huyện Tam Dương thành lập xã Hội Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ xã Vân Hội và xã Hợp Thịnh, có diện tích tự nhiên 8,4km2, quy mô dân số 15.480 người.
Khi đó, huyện Tam Dương sẽ có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 2 thị trấn.
Sau khi hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã như trên, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện gồm Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Vĩnh Tường và 2 thành phố là Phúc Yên, Vĩnh Yên); 121 đơn vị hành chính cấp xã (88 xã, 15 phường và 18 thị trấn).
">Chi tiết các phường, xã phải sáp nhập ở tỉnh Vĩnh Phúc
Getfly Việt Nam đưa hệ thống quản trị khách hàng vào ứng dụng điện thoại
Tiến Thịnh
(Dân trí) - Getfly Việt Nam ra mắt ứng dụng Getfly Mobile CRM, cung cấp các giải pháp quản trị doanh nghiệp, lưu trữ dữ liệu khách hàng trên điện thoại thông minh.
Theo nghiên cứu của Bain & Company, trong khi 80% doanh nghiệp tin rằng họ cung cấp dịch vụ khách hàng vượt trội, chỉ 8% người dùng thực sự đồng ý với nhận định này. Con số này cho thấy một khoảng cách lớn giữa nhận thức của doanh nghiệp và trải nghiệm thực tế của người tiêu dùng.
Quản trị và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng vẫn là bài toán chung của các doanh nghiệp, bất kể quy mô hay lĩnh vực hoạt động. Nhà quản trị thường gặp khó khăn trong việc nắm bắt tình trạng sức khỏe doanh nghiệp và trải nghiệm khách hàng, tiếp cận thông tin chậm trễ, khó đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.
Phần mềm CRM có thể hỗ trợ lưu trữ và quản lý danh sách khách hàng giúp doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng data (dữ liệu), duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài và nắm bắt chân dung của từng khách hàng.
Ứng dụng Getfly Mobile CRM, cung cấp các giải pháp quản trị doanh nghiệp, lưu trữ dữ liệu khách hàng trên điện thoại thông minh.
Trải qua 12 năm đồng hành cùng 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số, Getfly ra mắt ứng dụng Getfly Mobile CRM, tiên phong cung cấp giải pháp dành riêng cho di động (Mobile first) cho nhà quản trị. Khác với sản phẩm CRM thông thường, Getfly Mobile CRM tích hợp trọn bộ tính năng lưu trữ tập trung toàn bộ dữ liệu khách hàng, quản lý khép kín quy trình trước, trong và sau bán hàng, đo lường tỷ lệ chuyển đổi và chu kỳ khách hàng tổng thể, giao tiếp nội bộ, quản lý công việc… trong một giao diện điện thoại.
"Ứng dụng này là thành quả đúc kết 12 năm hoạt động của Getfly. Khi các ông lớn ngành công nghệ đang phát triển phần mềm máy tính, chúng tôi tiên phong tập trung vào app điện thoại với mong muốn tinh gọn bộ máy và thay đổi tư duy quản trị trong kỷ nguyên số", ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch HĐQT và CEO Getfly Việt Nam, chia sẻ.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Chủ tịch HĐQT và CEO Getfly Việt Nam.
Theo Harvard Business Review, 62% doanh nghiệp thừa nhận không thể cung cấp trải nghiệm khách hàng nhất quán vì sự thiếu liên kết giữa các bộ phận, nhiều doanh nghiệp cũng gặp vấn đề trong việc đo lường và đánh giá hiệu quả chăm sóc khách hàng.
Trong khi đó, Getfly Mobile CRM cho phép người dùng tiếp nhận và chăm sóc khách hàng ngay trên ứng dụng, lưu trữ toàn bộ thông tin, dữ liệu cuộc gọi, lịch sử giao dịch giúp nhân sự nhanh chóng nắm bắt chân dung khách hàng. Tính năng trao đổi thông tin nội bộ của Getfly Mobile CRM là công cụ đắc lực để xây dựng hệ thống làm việc và giao tiếp liên phòng ban hiệu quả, kỳ vọng mang đến tác động tích cực và xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp khi triển khai CRM nằm ở việc giáo dục người dùng đầu cuối. Các phần mềm khó sử dụng, thiếu tính năng thường gặp phải tâm lý "ngại thay đổi" của nhân viên. Với Getfly Mobile CRM, chủ doanh nghiệp chỉ cần khởi tạo hệ thống để sở hữu công cụ quản trị và chăm sóc khách hàng miễn phí với 6 tính năng quản trị cốt lõi, tiếp cận 12 module (thành phần) mở rộng trên một giao diện đồng nhất và không giới hạn người dùng.
"Getfly Mobile CRM là hiện thực hóa ước mơ công nghệ Việt thay đổi cách thức quản lý doanh nghiệp trên toàn thế giới. Chúng tôi mong muốn tạo ra giải pháp cho phép doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh với mức giá tốt nhất - đó chính là miễn phí", ông Hoàng chia sẻ.
Theo đại diện Getfly Việt Nam, việc ra mắt Getfly CRM Mobile App đánh dấu một bước đột phá trong chiến lược phát triển của công ty, là minh chứng cho tầm nhìn và cam kết của Getfly Việt Nam trong hành trình đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường chuyển đổi số.
Ứng dụng Getfly Mobile CRM hiện đã có mặt trên Appstore và Google Play.
">Getfly Việt Nam đưa hệ thống quản trị khách hàng vào ứng dụng điện thoại
Trứng loài chim hoang dã giống như vịt, 50 ngàn đồng/quả vẫn không có bán
Trứng chim le le dù kích cỡ nhỏ xíu mà giá đắt đỏ nhưng do số lượng ít ỏi và quý hiếm nên hầu như rất ít người được sở hữu.
Trước đây, anh Phạm Chiến ở Xuân Mai (Hà Nội) tận dụng diện tích bán trang trại vườn ao chuồng nhà mình thường xuyên chăn nuôi gà vịt. Nhưng mấy năm nay, được một người bà con ở Châu Thành (Tây Ninh) mách nước, gia đình anh Chiến chuyển sang nuôi loài chim độc đáo: chim le le (hay còn gọi là vịt trời).
Anh Chiến cho biết, so với chăn nuôi gà và vịt thì nuôi chim le le mau lớn, ít tốn công chăm sóc, chi phí thấp, giá bán cao hơn hẳn gấp 4-5 lần gà vịt. Nguyên nhân là vì chim le le luôn được coi là món ăn bổ dưỡng, được rất nhiều nhà giàu Việt ưa chuộng.
“Mấy năm trước, tôi chưa biết tới loại chim lạ tai này. Ông anh họ từ Tây Ninh về chơi, thấy trang trại nhà tôi rộng như vậy mà cho giá trị kinh tế thấp quá nên gợi ý tôi nuôi. Sau đó, anh mua giúp tôi 10 con để nuôi thử. Mỗi chú chim le le giá cũng lên tới 400.000 đồng”, anh Chiến nói.
Thời gian đầu, anh Chiến phải hỏi han rất kỹ về môi trường, thức ăn cho chim le le. Thường thì le le sống thành bầy trong các hồ nước ngọt, nhiều thực vật nên anh Chiến quây cả một góc đầm rộng để đảm bảo cho chim có không gian bơi lội và sải cánh. Ngoài ra, anh làm chuồng thông thoáng, rộng, có tường bao quanh thật cao để nhốt.
“Do đầm nhà tôi có nhiều cây cỏ dại và lục bình nên chim le le rất thích trú ẩn và đẻ trứng. Vì sống trong môi trường tự nhiên nên 10 chú le le sống rất khỏe mạnh, không bị dịch bệnh. Sau khi chim đẻ lứa trứng đầu tiên, tôi lại tiếp tục cho ấp và cứ thế nhân đàn lên. Hiện trong vườn nhà tôi lúc nào cũng có khoảng 100 con le le”, anh Chiến chia sẻ.
Theo anh Chiến, nếu các loại gia cầm khác chủ yếu ăn thóc lúa, ngô thì thức ăn của chim le le là lúa, rong rêu, lục bình, hạt và các loại thực vật trong nước. Chính bởi thế, dù thả nuôi nhưng thịt le le vẫn rất ngọt, thơm, không kém gì thịt chim le le sống tự nhiên
Chim le le nuôi đẻ trứng
Thịt chim le le khá cao, lên tới 400.000-500.000 đồng/kg
Thịt le le được cho là món ngon đại bổ, có khả năng phục hồi sức khỏe và tăng cường sinh lực nên giá bán khá cao. Khi nuôi từ 4 tháng trở lên có thể bắt đầu bán le le lấy thịt. Lúc rẻ nhất, thịt le le cũng có giá 350.000 đồng/kg. Thời điểm khan hiếm, thịt le le lên tới 500.000 đồng/kg.
“Dù thịt le le đắt đỏ như vậy nhưng nhà tôi và nhiều gia đình nuôi le le khác vẫn không đủ lượng cung cấp ra thị trường. Nuôi loại chim này không bao giờ sợ ế vì bán chạy lắm. Chẳng cần phải quảng cáo hay mang đi đâu bán, thương lái tự tìm đến từng nhà người nuôi để hỏi mua và đặt cọc trước”, anh Chiến cho hay.
Khi mua về ăn, làm thịt le le hệt như làm thịt vịt. Loại chim có mỏ dài, màu xám, đầu và chân cũng dài này có thể nấu cháo nguyên con hoặc luộc chấm với nước mắm, chanh, gừng, ớt. “Ăn le le theo cách nào cũng đều cảm nhận được ngay vị béo ngọt và thơm gần giống như vịt nhà nhưng không mềm bằng. Ngoài nấu cháo, luộc, le le còn được quay với nước cốt dừa hoặc có thể xáo măng, nấu canh chua,... cũng rất ngon ngọt, đậm đà”.
Ngoài nuôi le le thịt, anh Chiến còn nuôi nhiều cặp le le bố mẹ để lấy trứng bán. Một năm, le le đẻ khoảng 2-3 lần, mỗi lần chỉ được từ 8-10 trứng. Do đặc thù là loài chim sống dưới nước nhưng le le lại đẻ nơi khô ráo. Vì thế, chỗ nuôi phải bảo đảm vệ sinh và hạn chế được đặc tính hoang dã của loài chim này để chúng đẻ trứng thường xuyên.
Mỗi năm chim le le chỉ đẻ 2-3 lần, mỗi lần 8-10 quả trứng
Trứng chim le le có giá trị dinh dưỡng cao
“Chim le le nếu nuôi trong môi trường không phù hợp thì chúng rất ít khi đẻ trứng, thậm chí không đẻ. Học kinh nghiệm của nhiều người đi trước, để giảm bớt tính hoang dã của chúng, tôi dùng gà mái để ấp trứng le le. Nhờ đó trong quá trình ấp, tôi tiện tiếp cận và chăm sóc hơn. Loại trứng le le được gà mái ấp khoảng 26 ngày thì nở. Sau khoảng chục ngày nở thì le le con được nuôi riêng đàn”, anh Chiến kể.
Do số lượng trứng chim le le ít và tần suất đẻ lác đác nên loại trứng này rất quý hiếm và được bán với giá cao ngất 50.000 đồng/quả. Vì quý như vậy nên chẳng ai nỡ ăn trứng này. Cứ được vài quả là người nuôi lại tính cách cho ấp để nhân đàn lên, theo anh Chiến.
Anh Chiến đúc rút, chim le le thường ưa chuộng ăn những khoáng chất và chất cần thiết để sinh sản có trong đất nền, đáy ao. Vì thế, phải chú ý nếu nền đất, lòng ao hồ đã cạn dinh dưỡng, phải bổ sung thêm rong bèo, bùn đất, cá, tôm, cua, ốc, tép, khoáng, đạm, chất vôi... Đây là những chất cần thiết để le le sinh sản và đẻ trứng tốt.
Ngược lại, nếu thiếu những chất cần thiết này thì chim có thể khỏe mạnh, chịu trống tốt, con trống đạp con mái rất nhiều mà không đẻ được và không có trứng ấp để nhân đàn cho giá trị kinh tế cao.
">Trứng loài chim hoang dã giống như vịt, 50 ngàn đồng/quả vẫn không có bán
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Crystal Palace, 2h00 ngày 24/4
Hàng trăm người xếp hàng đấu giá đất quận Hà Đông, lo sẽ diễn ra hết đêm
Dương Tâm
(Dân trí) - Phiên đấu giá 27 thửa đất ở tại quận Hà Đông, TP Hà Nội đang diễn ra, thu hút nhiều nhà đầu tư, môi giới tới nghe ngóng tình hình thị trường.
Sáng nay (19/10), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức đấu giá 27 thửa đất ở tại các vị trí Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đống Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B, phường Phú Lương); khu Sau Chùa (ký hiệu X8, phường Yên Nghĩa); khu Dược (ký hiệu X7, phường Dương Nội).
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, dù 8h30 phiên đấu giá đất mới bắt đầu nhưng từ khoảng 7h, hàng trăm người dân đã đến để theo dõi, nắm bắt tình hình. Ngoài những người trực tiếp tham gia bỏ phiếu trong hội trường kín còn có đông đảo nhà đầu tư, môi giới bất động sản ngồi chờ đợi ở bên ngoài.
Người dân xếp hàng làm thủ tục đấu giá đất (Ảnh: Dương Tâm).
Các thửa đất được đem ra đấu giá có diện tích từ 48,7m2 đến 72,1m2, giá khởi điểm dao động 22,8-32,2 triệu đồng/m2, khoản tiền đặt trước từ 221,9 triệu đến 436,3 triệu đồng/thửa. Mục đích sử dụng đất là đất ở tại đô thị, hình thức sử dụng là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất lâu dài.
Trong số này có 17 thửa ở khu Hạ Khâu, 1 thửa ở khu Đống Đanh - Đồng Cộc, 1 thửa ở khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B), phường Phú Lương; 2 thửa ở khu Sau Chùa (X8), phường Yên Nghĩa và 6 thửa ở khu Dược (X7), phường Dương Nội.
Các nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá sẽ thực hiện bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên. Các thửa đất ở khu Hạ Khâu sẽ được đấu giá tối thiểu qua 5 vòng đấu bắt buộc, ở khu Đống Đanh - Đồng Cộc qua 11 vòng, ở khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B) qua 6 vòng, ở khu Sau Chùa (X8) qua 6 vòng và ở khu Dược (X7) qua 7 vòng.
Bước giá áp dụng chung đối với các thửa đất và trong các vòng đấu giá là 10 triệu đồng/m2.
Giá khởi điểm của vòng đấu giá số 1 là giá khởi điểm đã được UBND quận Hà Đông phê duyệt. Từ vòng đấu giá số 2 trở đi, giá khởi điểm của vòng đấu giá tiếp theo là giá trả hợp lệ cao nhất ở vòng đấu giá trước liền kề.
Trường hợp tại vòng đấu trước liền kề mà giá trả hợp lệ cao nhất bằng giá khởi điểm của vòng đấu giá, thì giá khởi điểm của vòng đấu tiếp theo bằng giá khởi điểm của vòng đấu trước liền kề cộng thêm một bước giá.
Theo thông báo từ đơn vị tổ chức, phiên đấu giá của quận Hà Đông ngày hôm nay có 15 người không đủ điều kiện tham gia đấu giá, chủ yếu bởi không nộp, nộp thiếu hoặc nộp muộn khoản tiền đặt trước.
Người tham gia lo ngại phiên đấu giá sẽ diễn ra hết đêm nay (Ảnh: Dương Tâm).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Nguyễn Văn Chiến, nhà đầu tư ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cho rằng hiện nay, thị trường đất đấu giá Thủ đô đã tương đối ổn định. Điều này khác hoàn toàn so với sự sốt nóng diễn ra vào khoảng 2 tháng trước, khi đó kỳ vọng của các nhà đầu tư ở mức cao.
Anh dự đoán giá trúng các thửa đất trong phiên đấu giá hôm nay sẽ không có sự đột biến quá nhiều, chỉ ngang với giá rao bán trên thị trường.
Người dân đang làm thủ tục để vào phòng đấu giá (Ảnh: Nguyễn Trường).
Anh Đ, một người dân tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, anh nộp hồ sơ tham gia đấu giá 3 lô đất với mong muốn sẽ trúng một lô để xây nhà. Do đó, anh mong muốn sẽ mua được mức giá vừa phải chỉ ngang hoặc cao hơn thị trường không đáng kể. Nếu giá trúng bị đẩy lên quá cao, anh sẽ chấp nhận từ bỏ.
"Với phương thức đấu giá nhiều vòng tôi cho rằng phiên ngày hôm nay có thể sẽ diễn ra đến hết đêm", anh Đ nói.
Trước đó, sáng ngày 19/8, huyện Hoài Đức tổ chức đấu giá 19 lô đất cũng theo phương thức đấu tối thiểu 6 vòng bắt buộc. Phiên đấu giá này đã kéo dài trong gần 20 tiếng đồng hồ với 9 vòng đấu mới kết thúc.
">Hàng trăm người xếp hàng đấu giá đất quận Hà Đông, lo sẽ diễn ra hết đêm
Công ty của "đại gia muốn đi tu" báo lãi tăng hơn 1.800%
Mai Chi
(Dân trí) - Với mức lãi sau thuế quý III đạt 273,4 tỷ đồng, gấp 19,3 lần cùng kỳ, Hoa Sen có lãi 9 tháng, đảo ngược tình hình thua lỗ của cùng kỳ niên độ 2023-2024.
Tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG) vừa công bố báo cáo tài chính quý III niên độ 2023-2024 với doanh thu thuần đạt 10.840,4 tỷ đồng, tăng 25%.
Mặc dù giá vốn cũng tăng mạnh hơn 22% nhưng tốc độ tăng vẫn chậm hơn mức tăng của doanh thu thuần. Vì thế, biên lãi gộp trong khi cải thiện so với cùng kỳ năm trước, đạt 12,33% so với cùng kỳ là 10,32%. Lãi gộp trong kỳ tăng xấp xỉ 50% so với cùng kỳ lên 9.503,5 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng trong quý III của Hoa Sen ở mức 900,9 tỷ đồng, tăng 25% còn chi phí quản lý doanh nghiệp là 129,1 tỷ đồng, tăng 11,8%. Sau khi khấu trừ chi phí, tập đoàn đạt 273 tỷ đồng lãi thuần, tăng 58 lần so với cùng kỳ.
Cộng thêm khoản lợi nhuận khác 14,2 tỷ đồng (gấp đôi cùng kỳ), công ty này ghi nhận 287,3 tỷ đồng tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, gấp 23,5 lần cùng kỳ; lãi sau thuế đạt 273,4 tỷ đồng, gấp 19,3 lần cùng kỳ (tương ứng tăng 1.831%).
Ông Lê Phước Vũ (Ảnh: HSG).
Lũy kế 9 tháng (từ 1/10/2023 đến 30/6 năm nay), Hoa Sen đạt 29.163,2 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 24% và 696 tỷ đồng lãi sau thuế, đảo ngược kết quả thua lỗ 410 tỷ đồng của 9 tháng niên độ tài chính trước.
Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên niên độ tài chính 2023-2024 diễn ra hồi tháng 3, tập đoàn Hoa Sen lên kế hoạch với 2 phương án. Phương án 1, doanh thu thuần đạt 34.000 tỷ đồng, lãi sau thuế 400 tỷ đồng; còn phương án 2, doanh thu thuần đạt 36.000 tỷ đồng, lãi sau thuế 500 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng thì tập đoàn này đã vượt các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra cho cả niên độ tài chính.
Tại ngày 30/6, Hoa Sen có 19.772,9 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 2.407,6 tỷ đồng so với đầu niên độ tài chính; trong đó giá trị hàng tồn kho lên tới 10.157,8 tỷ đồng, tăng 2.529 tỷ đồng.
Tuy "lên núi" nhưng ông Lê Phước Vũ vẫn đang đảm nhiệm nhiều vị trí tại tập đoàn, là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch Ủy ban Phát triển chiến lược và Ủy ban Quản trị & Bổ nhiệm, lương thưởng. Ông Vũ sở hữu 17,02% vốn điều lệ doanh nghiệp.
">Công ty của "đại gia muốn đi tu" báo lãi tăng hơn 1.800%
Gánh nặng "trẻ nuôi con, già trông cháu" với người cao tuổi Trung Quốc
Đức Hoàng
(Dân trí) - Tại Trung Quốc, hàng triệu người cao tuổi chấp nhận rời bỏ quê hương lên các thành phố lớn, ra nước ngoài để hỗ trợ con cái chăm cháu và họ phải đối mặt với nhiều áp lực và khó khăn.
Nhiều người cao tuổi ở Trung Quốc phải chuyển ra thành phố lớn hoặc nước ngoài để hỗ trợ chăm sóc con, cháu (Ảnh minh họa: Reuters).
SCMPđưa tin, tại Trung Quốc, nhiều người cao tuổi đã chấp nhận rời bỏ quê nhà để có thể hỗ trợ cho con cái đang công tác ở các thành phố lớn và cả nước ngoài.
Ở Trung Quốc, tuổi thọ trung bình của nam giới là 78 và nữ giới là 79. Những người trên 60 tuổi chiếm 7,2% dân số di cư trong nước của Trung Quốc, theo một báo cáo mới nhất. Con số này tương đương 18 triệu người.
Họ được gọi bằng cái tên "người cao tuổi di cư", chiếm 6% trong số 297 triệu người trên 60 tuổi ở Trung Quốc. Có khoảng 10 triệu người cao tuổi chuyển ra nước ngoài theo con cái.
Hiện tượng này có liên quan chặt chẽ đến quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc.
Theo báo cáo, mặc dù quy mô tổng thể của dân số di cư ở Trung Quốc đang giảm nhưng số lượng người già di cư vẫn gia tăng.
Các điểm đến hàng đầu của những người di cư lớn tuổi bao gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, tương tự như những người di cư trẻ tuổi. Hầu hết họ chuyển đến ở với con cái và có thể làm nhiệm vụ chăm sóc cháu.
Những người cao tuổi di cư thường xuất hiện nhiều ở những gia đình trẻ có cả hai vợ chồng đều đi làm và không có thời gian chăm sóc con cái. Vì vậy, những người ông bà này đã đối mặt với hiện tượng "trẻ chăm con, già trông cháu".
"Giống như những người di cư trẻ tuổi phải vật lộn để sinh sống ở các thành phố, những người cao tuổi chuyển đến các đô thị còn gặp nhiều rắc rối hơn", Chu Hiểu Chính, giáo sư xã hội học tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nói với China Daily.
Hầu hết những người lớn tuổi di cư đều phải đối mặt với sự cô đơn. Họ thường nói giọng địa phương, thích đồ ăn ở quê và duy trì những thói quen khác với những người hàng xóm mới.
Theo một báo cáo năm 2017, hơn 80% người di cư cao tuổi Trung Quốc chưa bao giờ tham gia các hoạt động cộng đồng ở nơi họ đang sống. Ban ngày, họ thường ở nhà một mình chăm sóc cháu, không có thời gian giao lưu với bên ngoài.
"Tôi giống như một người giúp việc không được trả lương", một người cao tuổi di cư nói với Sixth Tone.
Nhiều người cao tuổi Trung Quốc cũng theo con chuyển ra nước ngoài sinh sống ở Canada, Italy, Australia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Singapore. Hầu hết họ không thể nói được tiếng địa phương và bị cách ly gần như hoàn toàn với cộng đồng nơi họ sinh sống, theoSCMP.
Trong gia đình, họ thường phải đối mặt với những triết lý nuôi dạy con cái hoặc văn hóa khác nhau do ảnh hưởng của môi trường nước ngoài.
Khi cháu họ lớn lên và được nhận sự giáo dục ở trường nước ngoài từ nhỏ, khoảng cách văn hóa giữa những đứa trẻ và ông bà càng gia tăng. Thậm chí, việc giao tiếp giữa ông bà và các cháu cũng có thể trở thành thách thức vì bất đồng ngôn ngữ, khiến người cao tuổi càng trở nên lạc lõng.
Theo SCMP">Gánh nặng "trẻ nuôi con, già trông cháu" với người cao tuổi Trung Quốc