Thông tin này được Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề cập khi trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngoại giao tại phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ộtrưởngNgoạigiaonêunhữngđộtphátronghợptácvớiTrungQuốcMỹNhậbảng xếp hạng vô địch quốc gia chiều 18/3.
Tạo đột phá trong quan hệ với các nước
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) chất vấn Bộ trưởng Ngoại giao về kết quả của việc triển khai Chiến lược Ngoại giao văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng nêu rõ những giải pháp sẽ tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước để tiếp tục nâng cao hiệu quả của Chiến lược Ngoại giao văn hóa trong thời gian tới.
Trả lời câu hỏi chất vấn, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 193 nước thành viên của Liên hợp quốc, có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 7 nước.
Trong việc thiết lập, nâng cấp quan hệ với các đối tác, Việt Nam quan tâm đến các nội hàm quan trọng như: tạo dựng tin cậy chính trị cao hơn với các đối tác, từ những thế mạnh của từng đối tác để thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn.
"Chúng ta cũng tìm ra những đột phá trong quan hệ của nước ta với đối tác. Ví dụ tiêu biểu nhất là ta đã đưa ra đột phá tăng cường kết nối hạ tầng với nước bạn Trung Quốc. Trong đó, các tỉnh miền Bắc của ta sẽ có kết nối đường sắt liên thông với các tỉnh sâu trong nội địa Trung Quốc, kết nối với các nước Trung Á và Đông Âu", ông Bùi Thanh Sơn nói.
Về quan hệ với Mỹ, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay đột phá của nước ta là hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn, tiếp tục củng cố hợp tác thương mại, đầu tư. Với Australia, chúng ta chọn trọng tâm là hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao và giáo dục đào tạo.
Còn trong quan hệ với Nhật Bản, ngoài lĩnh vực hợp tác truyền thống, nước ta đã thỏa thuận để khoản ODA thế hệ mới phải ưu đãi hơn, thuận tiện hơn cho việc giải ngân, hỗ trợ Việt Nam trong phát triển hạ tầng, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng.
Chặt đứt đường dây dụ dỗ thanh thiếu niên ra nước ngoài
Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho biết, hiện nay có tình trạng người Việt Nam, chủ yếu là bạn trẻ đi lao động ở nước ngoài nhưng làm việc trong các sòng bạc, các cơ sở mại dâm.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Ngoại giao cho biết giải pháp để phát hiện, hỗ trợ người dân.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Ngoại giao cho biết, tình trạng thanh thiếu niên bị lừa đảo, dụ dỗ đi làm việc ở nước ngoài, trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động, bắt cóc, mua bán người tại các cơ sở cờ bạc, trò chơi trực tuyến diễn ra chủ yếu từ năm 2020 đến nay.
Nhận định đây là vấn đề rất phức tạp, ông Bùi Thanh Sơn thông tin, thời gian qua Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành địa phương và các tổ chức liên quan đã tổ chức giải cứu đưa nhiều người về nước.
"Tới đây, Bộ Ngoại giao tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân, hỗ trợ cung cấp thông tin để các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các đường dây đưa người ra nước ngoài làm việc trái pháp luật. Phải chặt đứt đường dây, chứ không chúng sẽ tiếp tục dụ dỗ, lôi kéo, đưa thanh thiếu niên ra nước ngoài", Bộ trưởng nói.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ động hợp tác với các nước trong khu vực để tìm giải pháp chung trong đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này, thúc đẩy quá trình hợp tác lao động, di cư hợp pháp có tổ chức, ngăn chặn di cư bất hợp pháp.
Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao cũng nêu giải pháp tiếp tục triển khai các công tác bảo hộ công dân, hỗ trợ triển khai đưa về nước, hợp tác chặt chẽ với các nước sở tại để giải cứu công dân là nạn nhân của nạn buôn người, cưỡng bức lao động.
Hơn 10 triệu lượt người Việt ra nước ngoài năm 2023
Cũng quan tâm đến lao động Việt Nam tại nước ngoài, đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) nêu vấn đề, việc bảo hộ công dân trên các lĩnh vực ở nước ngoài sau đại dịch COVID-19 được sự đồng tình của Nhân dân. Tuy nhiên, không ít trường hợp du học sinh, giảng viên các trường đại học trong nước cử đi tu nghiệp ở nước ngoài không về nước làm ảnh hưởng đến các đối tượng khác.
Đại biểu hỏi: "Đại sứ quán, Tổng lãnh sự có biện pháp gì can thiệp trục xuất các đối tượng này về nước để lập lại kỷ cương?"
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn thông tin, sau đại dịch COVID-19, việc giao lưu giữa Việt Nam và quốc tế được triển khai mạnh mẽ. Năm 2022 có khoảng 3,8 triệu lượt công dân của Việt Nam ra nước ngoài. Năm 2023 lên đến hơn 10 triệu lượt người ra nước ngoài lao động và học tập.
"Số lượng lao động, du học sinh của ta quay trở lại học ở các nước tăng lên nhanh. Trong bối cảnh đó, xảy ra một số vi phạm pháp luật các nước ảnh hưởng đến hợp tác của nước ta với các đối tác", ông Bùi Thanh Sơn nói.
Theo Bộ trưởng, vừa qua Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan phải xây dựng quy trình, quy chế đào tạo đội ngũ lao động nước ta sang nước ngoài lao động. Việc này để đảm bảo vừa chấp hành tốt quy định của nước sở tại, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước sở tại và quan hệ giữa hai nước.
Anh Văn