您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Lecce vs Roma, 2h45 ngày 30/3: Đường xa đôi ngả
NEWS2025-04-04 22:50:41【Thể thao】8人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 29/03/2025 05:25 Ý kết quả liverpoolkết quả liverpool、、
很赞哦!(2)
相关文章
- Soi kèo góc Ulsan HD FC vs Daejeon Hana Citizen, 17h30 ngày 1/4: Lợi thế sân bãi
- Xuân này nhiều hộ nghèo đã có “Ngôi nhà mơ ước”
- Báo động tình trạng trẻ đuối nước mùa hè
- Rangnick khuyên Erik ten Hag bầu lại đội trưởng MU
- Nhận định, soi kèo Bistrica vs Koper, 21h00 ngày 1/4: Khó có bất ngờ
- Học sinh đá bóng làm hỏng máy biến thế có bị xử phạt?
- Nhựa Long Thành trao quà Tết cho các hộ nghèo
- Vợ ham làm đẹp, muốn học xa nhà...
- Siêu máy tính dự đoán Wolves vs West Ham, 1h45 ngày 2/4
- Chỉ kịp đặt vội tên, mẹ rơi nước mắt bế con sơ sinh đi chữa ung thư
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo U21 Bristol City vs U21 Hull City, 20h00 ngày 1/4: Điểm tựa sân nhà
Nhưng mục tiêu của Hà Giang sẽ không dừng lại ở con số vài trăm ấy. Trước Tết Nguyên đán 2020, sẽ có ít nhất 1.000 ngôi nhà được bàn giao. Mục tiêu xa hơn nữa, đến năm 2021, khoảng 2.000 ngôi nhà được xây dựng xong, tất cả đều sử dụng nguồn vốn xã hội hóa.
Chưa khi nào việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo tại Hà Giang lại được quan tâm mạnh mẽ tới vậy. Có đi đến tận nơi mới cảm nhận được hết không khí hào hứng, phấn khởi ở nhiều bản làng xa xôi.
Nói về chương trình xóa nhà ở dột nát cho cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo xã biên giới ở Hà Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Minh Tiến, đồng thời cũng là thành viên Ban chỉ đạo cho biết, chương trình được khởi nguồn từ ý tưởng của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thực hiện trước đó tại địa phương để xây dựng nhà cho gia đình chính sách, cựu chiến binh nghèo.
Những ngôi nhà đơn sơ chênh vênh sườn đồi, sườn núi. Tháng 7/2019, nhân kỷ niệm ngày 72 năm Ngày Thương binh liệt sỹ, đích thân nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao tặng nhiều căn nhà cho cựu chiến binh, gia đình người có công ở Hà Giang.
Trước đó, nguyên Chủ tịch nước và phu nhân đích thân kêu gọi sự trợ giúp của nhiều doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Mỗi căn nhà xây dựng tại Hà Giang đều nhận được hỗ trợ 50 triệu đồng và tỉnh đối ứng 10 triệu đồng.
Trong ngày giao nhà, nhiều cựu chiến binh đã ôm lấy nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mà khóc. Với họ niềm vui được sống trong những ngôi nhà luôn là niềm mơ ước cả đời, không bao giờ họ nghĩ có thể làm được.
“Người ta khóc thật sự, bởi không biết khi nào mới xây nổi cái nhà để ở”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nói.
“Khi triển hai chương trình, một tháng bác Sang lên Hà Giang tới 2 lần. Từ trong Sài Gòn bay ra, xuống sân bay là lên Hà Giang làm việc xong chiều quay về lại bay vào Sài Gòn. Sức khỏe không cho phép, nhưng bác Sang cũng dành thời gian nhất định để đi thăm một số cựu chiến binh nghèo”, vị Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang xúc động nói.
Tiếp nối việc làm hết sức nhân văn của nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Hà Giang mở rộng mô hình vươn tới cả những hộ nghèo, chủ yếu là tại những xã miền biên giới.
Cuối tháng 9, Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh đưa ra ý tưởng trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Điều này ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng đồng tình của tất cả các Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy. Đây cũng được chọn là chủ trương xuyên suốt từ tỉnh đến xã, và là một trong những chương trình chào mừng đại hội Đảng.
Ngày 28/9, Hà Giang tổ chức lễ phát động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho cựu chiến binh nghèo, gia đình người có công, hộ nghèo xã biên giới của tỉnh. Trong buổi phát động ấy, có cả nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tham dự.
Sau lễ phát động đại diện các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh đã tham gia quyên góp, ủng hộ chương trình.
Tổng kinh phí huy động đóng góp, ủng hộ tính tới thời điểm hiện tại khoảng 52 tỷ đồng. Lũy kế toàn tỉnh đã huy động được gần 120 tỷ đồng thực hiện chương trình.
“Tất cả đều là nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách, cũng không có chi phí quản lý, không có bất kể một chi phí hỗ trợ cán bộ nào trong việc triển khai. Tất cả gói gọn trong việc đưa 60 triệu đồng cho bà con để hỗ trợ làm nhà”, ông Nguyễn Minh Tiến cho biết.
Trước khi cấp tiền cho người dân sử dụng, thôn sẽ rà soát và báo lên xã để xuống thẩm định. Sau đó, xã báo lên huyện để huyện xuống thẩm định, và cấp quyết định cuối cùng thuộc về Sở LĐ-TBXH tỉnh.
“Căn cứ vào thẩm định đó, Sở LĐ-TBXH Hà Giang sẽ cấp tiền về cho huyện, huyện cầm trịch với xã để cho triển khai”, ông Tiến nói.
Vị lãnh đạo tỉnh Hà Giang cũng vui mừng chia sẻ: “Trong suốt quá trình triển khai không một ai kêu ca hay phàn nàn gì, tất cả đều biết đây là chương trình hỗ trợ cho người dân.
Để sâu sát hơn, Tỉnh ủy Hà Giang yêu cầu các huyện mỗi tuần báo cáo một lần về tiến độ, mọi khen chê đều được đưa ra trong cuộc họp báo cáo này. Riêng với những huyện có ít nhà xây như Bắc Mê hay TP. Hà Giang thì yêu cầu 30/11 phải hoàn thành. Những huyện có dưới 100 nhà là 31/12, còn lại là trước Tết Nguyên đán sẽ có ít nhất 1.000 căn nhà được bàn giao”.
Ngày thứ 7 giúp dân
Số tiền 60 triệu đồng hỗ trợ là con số không phải quá lớn đối với mỗi gia đình nhưng may mắn chương trình nhận được sự ủng hộ của toàn hệ thống chính trị. Các lực lượng vũ trang, đồng bào từ miền xa xôi đến những nơi thuận lợi đều đồng lòng.
Nằm giữa lưng chừng núi, nhà của ông Lý Văn Chương (thôn Nàng Ha, xã Pố Lồ, huyện Hoàng Su Phì) rộn rã tiếng cười nói. Căn nhà ông Chương sắp cất nóc nhanh hơn dự kiến nhờ sự giúp đỡ của vài chục người trong xã và thôn. Thanh niên khỏe thì lấy xe chở gạch, phụ nữ thì tập trung vác những tấm fibro xi măng từ dưới chân núi lên để lợp mái.
“Tôi đã tính phải lên rừng chặt gỗ về để cất nhà thì nhận được thông báo hỗ trợ xây nhà từ chính quyền. Mừng quá…”, ông Chương xúc động.
Tại huyện Hoàng Su Phì, để người dân sớm có nhà ở, huyện ủy phát động phong trào ngày thứ 7 giúp dân. Đây có lẽ là phong trào ấn tượng nhất trong hành trình xây 1.000 nhà trước Tết Nguyên đán của Hà Giang.
Vào thứ 7 hàng tuần, những xã trong huyện Hoàng Su Phì có hộ được hỗ trợ xây nhà sẽ huy động mọi lực lượng từ đoàn viên thanh niên, hội phụ nữ tới để giúp đỡ. Tại huyện Xín Mần, là phong trào đổi ngày công. Nhà này xây xong, mọi người sẽ di chuyển sang nhà khác để xây dựng tiếp, cứ qua lại như vậy mà không ít ngôi nhà sắp đến ngày bàn giao.
Ông Phạm Ngọc Dũng – Phó Giám đốc Sở LĐ-TBXH Hà Giang cho biết, cách đây mấy năm, tỉnh có chương trình đào tạo nghề xây dựng cho nhiều người dân địa phương và đến bây giờ đã phát huy tác dụng.
“Những thợ xây dựng đều do tỉnh đào tạo, nên chi phí giảm đi đáng kể vì không phải thuê ngoài”, ông Dũng nói.
Hanh trinh than toc xay hang ngan ngoi nha cho nguoi ngheo, nguoi co cong o Ha Giang hinh anh 5
Người dân phấn khởi khi sắp có nhà mới khang trang hơn.Nằm ngay sát đường biên giới, ông Long Đức Hoa – người dân tộc La Chí ở xã Bản Phùng (Hoàng Su Phì) cũng đang chờ tới ngày vào ở trong ngôi nhà mới.
Ngôi nhà mà ông Long đang xây có kinh phí hơn 100 triệu đồng, tiền hỗ trợ ông Long dùng để mua vật liệu, số còn lại ông vay thêm của họ hàng. Trước khi xây nhà mới, ông Long cùng gia đình sống trong ngôi nhà với cột kèo xiêu vẹo, nhưng giờ thì ngoài niềm vui còn là sự an tâm trong những ngày mưa gió khi ngôi nhà mới với cột bê tông kiên cố đang hình thành.
Ông Long nằm trong số những hộ gia đình được Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh tới thăm. Trong ngày biết mình được hỗ trợ xây nhà mới, ông Long đã ôm Bí thư Khánh khóc.
Sau khi rời quân ngũ năm 1981, cuộc sống của ông Long hết sức khó khăn, chưa khi nào ông nghĩ mình sẽ được ở trong một ngôi nhà kiên cố cho tới khi nhận được thông báo.
Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình triển khai địa phương cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất có lẽ nằm ở việc thay đổi suy nghĩ của người dân vốn đã quen với nếp sinh hoạt cũ.
Hành trình thần tốc xây hàng ngàn ngôi nhà cho người nghèo, người có công ở Hà Giang Ông Hoàng Đình Phới – Bí thư huyện ủy Quản Bạ cho biết, khi thực hiện phải yêu cầu người dân xây dựng đúng cam kết theo mẫu đã được phê duyệt.
Huyện Quản Bạ cũng chờ người dân xây nhà xong mới giải ngân để tránh việc dân nhận tiền nhưng không làm nhà mà tiêu vào những việc khác. Bên cạnh đó, nhiều địa phương, người dân vẫn còn mê tín, xem tuổi và năm làm nhà nên dù nhận được tiền hỗ trợ họ vẫn kiên quyết không xây ngay mà chờ đợi. Việc xây dựng làm sao cho vẫn giữ được một số nét truyền thống của đồng bào cũng phải được tính đến.
Một khó khăn nữa là chi phí vận chuyển vật liệu xây dựng khá đắt đỏ vì địa hình đi lại khá hiểm trở. Một cán bộ xã ở huyện Xín Mần cho biết, như một bao xi măng bình thường chỉ 50 nghìn đồng, nhưng khi mang lên được một hộ ở trên núi đã lên tới 100 nghìn đồng. Bởi vậy, nếu không có sự giúp sức của bà con địa phương, chắc chắn chi phí để xây dựng những ngôi nhà sẽ đội lên rất cao.
Nhưng dù có khó khăn thế nào, thì toàn tỉnh Hà Giang vẫn đang chung tay biến những điều không thể thành có thể. Con số 1.000 ngôi nhà từ nay tới cuối năm là không phải nhỏ, nhưng rõ ràng khi tất cả cùng chung một hướng thì không gì là không thể.
Khi chủ trương hướng tới người dân là các gia đình chính sách, người nghèo có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với cách làm bài bản, trách nhiệm và chỉ đạo cả hệ thống vào cuộc thì doanh nghiệp cũng sẽ đồng hành, chung tay tin tưởng. Trong cái giá lạnh mùa đông này, tình cảm ấm áp đến với đồng bào dân tộc nghèo với sự chăm lo của Tỉnh ủy và chính quyền các cấp ở Hà Giang.
Toàn tỉnh Hà Giang hiện có 4.106 hộ cần hỗ trợ về nhà ở thuộc các đối tượng: Người có công, Cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo ở xã biên giới. Trong đó có 160 gia đình người có công, 464 cựu chiến binh, 3.482 hộ nghèo của các xã biên giới. Tuy phát triển nhiều so với trước đây nhưng cuộc sống của người dân ở Hà Giang ở vùng địa đầu Tổ quốc vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Trong giai đoạn 2019 - 2020, Hà Giang đặt mục tiêu hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 2.000 hộ. Đến ngày 27/8, toàn tỉnh đã có 345 hộ triển khai xây nhà ở theo chương trình hỗ trợ của tỉnh, trong đó có 8 nhà hoàn thành; 278 nhà chuẩn bị khởi công.
Ngày 25/7/2019, Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang ban hành Quyết định số 1953 thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở, do Bí thư tỉnh uỷ Đặng Quốc Khánh làm Trưởng ban. Phó Ban chỉ đạo là ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Sáng 28/9/2019, Ban chỉ đạo tổ chức lễ phát động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho cựu chiến binh nghèo, gia đình người có công, hộ nghèo xã biên giới của tỉnh. Tổng kinh phí huy động được tại buổi lễ khoảng 65 tỷ đồng. Lũy kế, toàn tỉnh huy động được trên 112 tỷ đồng cho công tác này.
Theo VTC
">Hành trình thần tốc xây hàng ngàn ngôi nhà cho người nghèo, người có công ở Hà Giang
Ngày 1/7, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã có cuộc làm việc với Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh và các cơ sở đào tạo nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn về vấn đề giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.
Báo cáo về kết quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020, ngoài những thành tựu, Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cũng nhìn nhận cơ cấu tuyển sinh, đào tạo nghề còn bất cập khi chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng. Tỷ lệ tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp trung bình hàng năm chỉ đạt 12-15%. Việc tuyển sinh ở những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, năng khiếu gặp nhiều khó khăn.
Ông Đinh Văn Duân, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, báo cáo về tình hình kết quả hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn với Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Bên cạnh đó, chất lượng đầu vào của người học tham gia học nghề thấp, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp năng lực đào tạo còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành chưa được chú trọng đầu tư, trình độ kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng được yêu cầu nên đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Công tác tuyển sinh ở một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn nhiều khó khăn, nhiều năm không tuyển đủ chỉ tiêu; một số trường trung cấp chỉ tuyển sinh đào tạo hệ sơ cấp.
Công tác hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT chưa được quan tâm đúng mức, kết quả chưa cao. Nhiều địa phương quá tập trung đầu tư cho học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT, tốt nghiệp THPT vào ĐH.
Cùng đó, việc liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp chưa sâu rộng.
Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh kiến nghị cần có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp, chính sách thu hút lực lượng lao động có tay nghề, trình độ cao đang làm việc tại các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, tham gia giảng dạy,...).
Ông Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hùng Đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng trên địa bàn, ông Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh bày tỏ vấn đề mà nhà trường lo nhất hiện nay là thu hút, xây dựng đội ngũ nhà giáo để hướng tới mục tiêu phát triển thành trường chất lượng cao.
“Để thu hút một kỹ sư đại học về dạy nghề không phải chuyện dễ dàng. Cùng là giáo viên, nhưng giáo viên phổ thông tuyển được còn giáo viên giáo dục nghề nghiệp tuyển rất khó. Thậm chí còn bị “chảy máu”, tức có những trường hợp từ cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng rồi chuyển sang làm cho doanh nghiệp. Bình thường trong trường lương tính theo hệ số, trong khi đó nếu vào doanh nghiệp được trả lương hàng chục triệu đồng. Những người ở lại phải nói thực sự là trung kiên”, ông Lưu nói.
Ông Lưu cho rằng, đây là một vấn đề thực tế và kiến nghị cần phải nghiên cứu những chính sách thu hút đặc thù.
Ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hùng Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho rằng, cần quan tâm chế độ chính sách để thu hút và giữ chân được đội ngũ nhà giáo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
“Ngoài ra, theo quy định, chỉ cho phép hợp đồng lao động đối với một số vị trí việc làm trong đó không có vị trí việc làm của giảng viên. Do đo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay chỉ được hợp đồng thỉnh giảng. Như vậy rất khó để phát triển ngành nghề mới, mở rộng quy mô đào tạo và tuyển dụng được giảng viên giỏi, tâm huyết với trường”, ông Huy nói.
Qua đó, vị này đề nghị Tổng cục kiến nghị với Chính phủ cho phép các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tự chủ trong việc tuyển dụng và hợp đồng lao động đối với giảng viên.
Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH). Ảnh: Thanh Hùng Kết luận cuộc họp, ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cũng nhìn nhận thách thức đặt ra để thu hút được người giỏi, người tài vào trường nghề nhằm tăng chất lượng đào tạo trong bối cảnh thị trường lao động nhiều hấp dẫn.
Về đội ngũ, ông Dũng cho rằng muốn phát triển được trong bối cảnh hiện nay dứt khoát phải có cơ chế đặc thù. “Không phải dễ để thu hút và giữ chân được giáo viên giỏi. Bởi thị trường đang thu hút những người tài giỏi với vị trí việc làm và mức lương hấp dẫn. Trước hết nhà trường phải đề xuất cho tỉnh như thế nào, và sau đó là đặt ra liệu Tổng Cục có thể hỗ trợ được gì trong vấn đề đào tạo bồi dưỡng đội ngũ”.
Ông Dũng cũng lưu ý các nhà trường việc quan tâm, tìm cách để tôn vinh 3 đối tượng quan trọng nhất của mình gồm người học, người dạy và doanh nghiệp hợp tác chiến lược với trường.
Về tuyển sinh và đào tạo, ông Dũng cho hay, nếu các Sở, trường giờ chỉ nghĩ đến phương diện phân luồng hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT vào giáo dục nghề nghiệp là chưa đủ.
“Chúng tôi đang dự kiến triển khai việc đào tạo mở và linh hoạt. Cụ thể là đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, đào tạo lại lực lượng lao động đang làm việc trên thị trường lao động. Đó mới là vấn đề lớn. Nếu các trường không xoay sang hướng này, thì tôi e rằng sẽ bị tụt hậu. Chúng ta cứ mải nhìn vào việc có bao nhiêu học viên chính quy trong nhà trường so với phổ thông, điều này vẫn cần thiết, song đào tạo cho lực lượng đang làm việc là vấn đề mà chúng ta phải chuyển đổi cả về tư duy và cách làm”.
Giải thích cho hướng đi này, ông Dũng cho hay “Bởi thị trường lao động thay đổi yêu cầu rất nhanh, do đó người lao động luôn cần được bổ sung kỹ năng”.
Ông Dũng cho rằng, nếu địa phương phát triển trường chất lượng cao và ngành nghề trọng điểm thực sự có thương hiệu, uy tín thì người học sẽ sẵn sàng vào học.
“Singapore phát triển gấp nhiều lần chúng ta nhưng tại sao 45-50% con em họ vẫn vào học nghề. Bắc Ninh có dám đầu tư để có những trường chất lượng cao có những ngành nghề thu hút được con em mình vào không. Bởi vào đại học cũng có phải 100% có việc làm ngay đâu”.
Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng động viên học viên Trường CĐ Công nghiệp Bắc Ninh. Ảnh: Thanh Hùng Để phát triển chung, ông Dũng cho hay địa phương cần phải tính đến xây dựng một cơ chế đặt hàng rõ ràng đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. “Tỉnh cần nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội đối với những ngành nghề cụ thể gì thì cần phải đặt hàng, không phân biệt công lập hay ngoài công lập, trường thuộc trung ương hay địa phương. Trường nào có thế mạnh thì đặt hàng”.
Bên cạnh đó, cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp song hành cùng với các trường trong việc đào tạo.
Thanh Hùng
Tìm cách tăng đánh giá kỹ năng nghề lao động để đáp ứng cách mạng công nghệ 4.0
Sáng 25/6, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức hội thảo trực tuyến báo cáo giữa kỳ thực hiện dự án Giáo dục nghề nghiệp: Thích ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
">“Singapore phát triển gấp nhiều lần chúng ta, tại sao 45
Bộ Giáo dục Trung Quốc đang siết chặt các chương trình tuyển sinh dành cho sinh viên quốc tế tại các trường đại học. Đây là biện pháp trong nỗ lực ngăn chặn tình trạng lách luật của công dân trong nước nhằm có suất vào các trường đại học hàng đầu.
Thông thường, tại Trung Quốc, học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ phải tham dự kỳ thi tuyển sinh gắt gao có tên gọi là “gaokao” để có được một suất học tại các trường đại học. Trong khi đó, những người nước ngoài sẽ không phải thi.
Điều này đồng nghĩa với việc, quá trình xét tuyển đại học sẽ ít cạnh tranh hơn đối với sinh viên quốc tế. Vì vậy, một số phụ huynh giàu có đã tìm cách "mua" hộ chiếu ở nước ngoài cho con thông qua các chương trình đầu tư nhập cư.
Gaokao nổi tiếng là một cuộc cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt là đối với những trường đại học hàng đầu.
Điều này đã dẫn đến hiện tượng sinh viên mang mác “quốc tế” nhưng thậm chí chưa bao giờ sống ở nước ngoài hay chưa từng rời khỏi Trung Quốc.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã yêu cầu các trường đại học phải kiểm tra nghiêm ngặt tư cách của các ứng viên quốc tế, bắt đầu từ năm tới.
Theo quy định, những sinh viên này ít nhất phải có bố hoặc mẹ là người Trung Quốc và có quốc tịch nước ngoài khi sinh ra. Đồng thời, phải sống ở nước đó từ 2 năm trở lên trong 4 năm trước khi đăng ký chương trình đại học.
Với những người sinh ra ở Trung Quốc, sau đó di cư và có quốc tịch nước ngoài, có thể nộp đơn sau khi đã có hộ chiếu ở nước ngoài ít nhất 4 năm. Họ cũng phải sống ở nước ngoài hơn 2 trong 4 năm trước khi nộp đơn.
Mặc dù các quy tắc này đã được áp dụng từ năm 2009, nhưng các chuyên gia giáo dục cho biết nhiều trường đại học đã không thực hiện nghiêm vì muốn “quốc tế hóa” bằng cách nhận thêm nhiều sinh viên nước ngoài để tăng học phí và nâng cao vị thế.
Học sinh đến từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan không bị ảnh hưởng bởi các quy tắc này, nhưng họ phải tuân theo một quy trình đánh giá riêng.
Gaokao nổi tiếng là kì thi khốc liệt tại Trung Quốc, đặc biệt để có 1 suất vào những trường đại học hàng đầu. Cứ 2.000 thí sinh, Đại học Thanh Hoa chỉ chọn 1 người. Trong khi đó, sinh viên quốc tế được tuyển dựa trên kết quả học tập trung học, bài kiểm tra trình độ Tiếng Trung và trong một số trường hợp là phỏng vấn. Một số trường đại học có yêu cầu đầu vào thấp hơn cho ứng viên ở nước ngoài.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ở đây còn nhiều kẽ hở. Các trường muốn có nhiều sinh viên nước ngoài hơn vì quốc tế hóa là một trong những tiêu chí được sử dụng để đánh giá sự phát triển của trường đại học. Nhưng họ lại không kiểm tra cẩn thận và điều đó dẫn đến hiện tượng tràn lan sinh viên quốc tế giả mạo.
“Do đó, các điều kiện về thời gian giữ hộ chiếu và sống ở nước ngoài cần được quy định lâu hơn nữa”, Wu Zunmin, chuyên gia giáo dục tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Thượng Hải nói.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, đã có khoảng 500.000 sinh viên quốc tế theo học tại 1.004 trường đại học tại đây trong năm 2018.
Một nhân viên của phòng tư vấn ở Thâm Quyến cho biết, một số gia đình Trung Quốc đã di cư trên giấy tờ để lấy hộ chiếu nước ngoài cho con cái họ, nhưng họ không thực sự sống trên đất nước mới dù chỉ một ngày.
“Một số khách hàng của tôi chi ra khoảng 1 triệu tệ (khoảng 141.000 USD) để di cư đến Vanuatu (đảo quốc ở tây nam Thái Bình Dương), vì có tấm hộ chiếu đồng nghĩa với việc sau đó họ có thể mở một công ty nước ngoài, đi du lịch khắp thế giới mà không cần phải xin visa ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, rất ít người Trung Quốc muốn tới sống ở đó vì thời tiết nóng và kinh tế nơi đó kém phát triển”, người này nói.
Trước khi Bộ Giáo dục quyết định thắt chặt vấn đề này, nhân viên này đã tư vấn cho những cha mẹ giàu có nên xem xét nhập cư vào các nước châu Âu như Hy Lạp, Bulgari, Malta.... Chi phí để có được tấm hộ chiếu của các nước này đắt hơn Vanuatu, nhưng vẫn rẻ hơn nhiều so với Mỹ hay các nước phương Tây phát triển khác.
Trường Giang (Theo SCMP)
ĐH Úc cho sinh viên Trung Quốc “lách luật” để tránh lệnh cấm đi lại
Các trường đại học Úc cho phép sinh viên Trung Quốc “lách luật” để tránh được lệnh hạn chế đi lại và quay trở lại học tập tại đất nước này. Nhưng nhiều người cho rằng, điều đó có thể khiến virus lan rộng tới các trường ở Úc.
">Phụ huynh giàu tìm mua hộ chiếu nước ngoài để con không phải thi đại học
Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
Greenwood vừa bị cảnh sát bắt giữ Người phát ngôn của cảnh sát Manchester cho hay: "Cảnh sát Manchester nhận được cáo buộc liên quan đến người đàn ông 21 tuổi vi phạm các điều kiện tại ngoại của anh ta. Vụ bắt giữ được thực hiện vào sáng nay (15/10/2022)".
Sự nghiệp của Greenwood đi xuống kể từ đầu năm nay khi anh bị cáo buộc tội hiếp dâm, hành hung và dọa giết bạn gái cũ.
Cầu thủ người Anh bị MU treo giò vô thời hạn nhưng vẫn nhận lương 75.000 bảng/tuần trong lúc chờ kết quả tố tụng hình sự.
Mason Greenwood lập tức bị các nhà tài trợ quay lưng, hủy hợp đồng. Anh cũng không còn góp mặt trong các game bóng đá như FIFA 2022 hay Football Manager 2022.
Tất cả các sản phẩm in số 11 và tên Mason Greenwood cũng bị xóa khỏi trang web chính thức MU. Ngoài ra, hầu hết thành viên Quỷ đỏ cũng hủy theo dõi Greenwood trên Instagram.
">Mason Greenwood bị bắt khẩn cấp
- Tôi thấy mọi người bảo con trai giống bố, con gái giống mẹ, sao con tôi lại không giống tôi?
TIN BÀI KHÁC
Lễ 2/9: Tàu tăng chuyến, không tăng giá
Mất do tai nạn lao động ở nước ngoài, bồi thường chia cho ai?
Khi “tình qua đường” của chồng có con…
"Từ chối" gần gũi là chồng đánh
Kết quả cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
">Nghi ngờ vì con trai chả giống bố tí nào...
Sự việc bắt đầu cách đây gần một tháng, khi một số phụ huynh ở Nghệ An bày tỏ bất bình khi Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng giữ nguyên học phí toàn năm học, trong đó có những tháng học online do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cụ thể, các phụ huynh cho hay theo thỏa thuận từ đầu năm học, nhà trường thu học phí 10 tháng (từ ngày 1/8/2019 đến ngày 30/5/2020). Tuy nhiên, do dịch bệnh nên học sinh nghỉ học từ ngày 7/2-3/5/2020 (2 tháng 3 tuần).
Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5, theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo kết thúc năm học vào ngày 30/6.
Như vậy, theo phụ huynh, tổng thời gian học sinh không đến trường là 1 tháng 3 tuần. Do vậy, việc nhà trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí khiến các phụ huynh không đồng tình.
Không đồng thuận về mức thu học phí, các phụ huynh của Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) đã mang băng rôn đến trường phản đối. Nhóm phụ huynh cho rằng việc trường áp đặt giữ nguyên mức thu học phí 10 tháng là không đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT. Bởi trong công văn 1620/BGDĐT-KHTC, Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học... để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh”.
Trong khi đó, qua văn bản trả lời phụ huynh, Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng cho hay sẽ giữ nguyên mức thu.
Ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến và theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, trên thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ ngày 5/8/2019 đến ngày 30/6/2020).
“Chỉ có điều hình thức học được tổ chức theo 2 cách. Trong đó, 8 tháng 1 tuần học sinh học tập trung, thời gian còn lại là học trực tuyến. Tổng thể, các thầy cô làm việc liên tục 11 tháng mà học phí vẫn thu 10 tháng là đã giảm so với thực tế. Bên cạnh đó, chất lượng dạy học của trường vẫn hoàn thành tốt”.
Tuy nhiên, không thỏa mãn với cách lý giải này, một tuần trước đây, nhóm phụ huynh đã mang băng rôn kéo đến trường để tiếp tục phản đối. Họ cũng gửi đơn khiếu nại lên các cấp cao hơn, trong đó có cả UBND tỉnh Nghệ An.
Chị H.P, một phụ huynh có con đang học tại trường, chia sẻ: "Dù đúng hay sai, phụ huynh chúng tôi cũng mong đợi một câu trả lời từ phía các cơ quan quản lý như Sở GD-ĐT. Số tiền không quá lớn nhưng chúng tôi nghĩ đó là quyền lợi chính đáng, nhà trường cần tôn trọng thỏa thuận và các quy định".
Trao đổi với VietNamNet, ông Đinh Hồng Vinh, Phó Chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho hay, sau khi nhận được đơn kiến nghị, UBND tỉnh Nghệ An đã có công văn gửi giám đốc Sở GD-ĐT yêu cầu xử lý phản ánh của các phụ huynh.
“Trước mắt, UBND tỉnh chờ Sở GD-ĐT kiểm tra báo cáo xem có hay không sự việc đó. Nếu trong thẩm quyền, Sở GD-ĐT sẽ xử lý luôn vấn đề và báo cáo kết quả trước ngày 30/7”, ông Vinh nói.
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc...
Thanh Hùng
Trường thu nguyên học phí toàn năm dù có những tháng học online, phụ huynh bất bình
- Một số phụ huynh của Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) bày tỏ sự bất bình việc trường giữ nguyên học phí toàn năm học khi có những tháng con em chỉ học online.
">Nghệ An: Phụ huynh phản đối học phí online, đề nghị Sở GD