您现在的位置是:NEWS > Giải trí

Đại sứ kỹ năng nghề ước mơ lập trung tâm huấn luyện nghề

NEWS2025-01-17 00:02:13【Giải trí】2人已围观

简介Nguyễn Duy Thanh (SN 1993) là người Việt Nam đầu tiên giành được huy chương đồng thế giới ở lĩnh vựcngoại hạng anhngoại hạng anh、、

Nguyễn Duy Thanh (SN 1993) là người Việt Nam đầu tiên giành được huy chương đồng thế giới ở lĩnh vực công nghệ thông tin,Đạisứkỹnăngnghềướcmơlậptrungtâmhuấnluyệnnghềngoại hạng anh trong cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2015. Với thành tích này, anh vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba. Và mới đây anh vừa được Tổng cục Giáo dục & Nghề nghiệp phong danh hiệu “Đại sứ kỹ năng nghề”.

Hiện anh là Giám đốc kỹ thuật của công ty giải pháp phần mềm do mình cùng vài người bạn sáng lập. Dù công việc bận rộn, Duy Thanh vẫn dành nhiều thời gian tham gia các chương trình tư vấn hướng nghiệp của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tại địa phương, giải đáp các thắc mắc cho học sinh lớp 12 có đam mê tin học trước khi đăng ký thi đại học.

{ keywords}
Đại sứ Kỹ năng nghề Nguyễn Duy Thanh

Trăn trở của Giám đốc 9X

Từ thí sinh dự thi, anh trở thành huấn luyện viên, mang những kinh nghiệm của mình đào tạo nhiều sinh viên tham dự các kỳ thi tay nghề. Năm 2018, 2 sinh viên anh đào tạo đã giành được 1 huy chương vàng và 1 huy chương đồng khi tham dự cuộc thi Kỹ năng nghề ASEAN.

Duy Thanh chia sẻ, với kinh nghiệm tại các đấu trường trong nước cũng như quốc tế, anh nhận thấy, sinh viên Việt Nam không hề thua kém sinh viên bất kì quốc gia nào trên thế giới về mặt kiến thức. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất chính là kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, ngoại ngữ... Nếu khắc phục được những điểm đó, anh tin là Việt Nam sẽ giành được nhiều huy chương trên những đấu trường trí tuệ của quốc tế và khu vực.

{ keywords}
Nguyễn Duy Thanh trong một sự kiện

Mặt khác, anh cho rằng, ở Việt Nam, doanh nghiệp và nhà trường chưa phối hợp sâu với nhau để kết hợp đào tạo, huấn luyện sinh viên đi thi. Trong khi thực tế, các trường hợp từng giành được thành tích đều có doanh nghiệp, tổ chức hỗ trợ, huấn luyện chuyên môn. “Việc huấn luyện ở trường cũng tốt nhưng không thể bằng học trực tiếp với các nhân viên giỏi, có kinh nghiệm như ở doanh nghiệp”, anh nói.

Duy Thanh cũng chia sẻ, việc huấn luyện tại Việt Nam chưa thực sự được đầu tư đúng mức. Nếu được hỗ trợ tốt ngay từ ban đầu, chắc chắn chất lượng thí sinh tham gia thi sẽ được nâng cao.

“Như tôi chẳng hạn. Tôi được ban huấn luyện làm công tác tư tưởng khá tốt, động viên. Tôi được doanh nghiệp hỗ trợ về tài chính, đào tạo, suốt 13 tháng huấn luyện bên Hàn Quốc, tôi không làm gì khác ngoài học và học. Tôi ý thức được mình được đầu tư, được tạo điều kiện như vậy thì phải tận dụng để tiếp thu kiến thức mới cho bản thân”.

Anh cũng chỉ ra việc huấn luyện thi tại Việt Nam còn một số bất cập. Chẳng hạn, phần lớn các giảng viên kiêm luôn nhiệm vụ làm huấn luyện viên khiến cho thời gian hạn hẹp, vì họ còn đi dạy, làm công tác chuyên môn. Thí sinh còn bị phân tâm bởi các mối quan hệ khác như bạn bè, làm thêm… Chính vì vậy, việc huấn luyện chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cuộc thi.

Ước mong mở trung tâm huấn luyện

Như Duy Thanh đã chia sẻ, để chuẩn bị cho kỳ thi thế giới, anh được một doanh nghiệp điện tử đưa sang Hàn Quốc huấn luyện 13 tháng. Tại đây, anh được các huấn luyện viên cung cấp nhiều kiến thức tiếp cận với công nghệ lập trình tiên tiến. “Các thầy đã chỉ cho tôi thấy những giải pháp cải tiến và cách làm sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất”, Duy Thanh bộc bạch. 

{ keywords}
Duy Thanh hi vọng, mình sẽ hỗ trợ được nhiều thí sinh hơn nữa trong các cuộc thi Kỹ năng nghề khu vực và thế giới.

Hàng ngày, anh đến địa điểm ôn luyện từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm mới kết thúc. Lịch trình đều đặn từ thứ Hai đến Chủ Nhật, không có ngày nghỉ. Ngoài học kỹ năng về lập trình phần mềm, anh được các chuyên gia dạy về ứng xử, giao tiếp và cách làm chủ thời gian, tạo hiệu quả cao cho công việc.

Khóa huấn luyện có phiên dịch viên nhưng sau 5 giờ chiều phiên dịch nghỉ nên Duy Thanh phải tự học thêm tiếng Hàn cơ bản, giao tiếp với các huấn luyện viên. “Tôi hiểu rằng, mình đang mang một trọng trách quốc gia nên không cho phép bản thân được lười biếng”, chàng trai Bến Tre nhớ lại.

Duy Thanh chia sẻ thêm, trung tâm huấn luyện của nước bạn có quy mô lớn, máy móc, công nghệ hiện đại. Chàng trai 9X hi vọng tương lai anh có thể mở được một trung tâm huấn luyện nghề chuyên nghiệp cho các thí sinh dự thi tay nghề khu vực và thế giới như bên Hàn Quốc. 

“Tôi đã ấp ủ lâu rồi. Hiện tại, tôi đào tạo, huấn luyện nhưng mang tính chất cá nhân, đơn lẻ. Tuy nhiên, để mở 1 trung tâm cần nhiều yếu tố: Vốn, thủ tục, nhân lực… Tôi đợi khi công ty đi vào hoạt động ổn định, sẽ triển khai dự định này”, giám đốc 9X nói.

Với cương vị Đại sứ kỹ năng nghề, Duy Thanh đang tích cực tham gia các chương trình lan tỏa việc học nghề, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh - sinh viên. Anh cho biết, thường có 2 trường hợp. Với những học sinh, sinh viên đã có định hướng sẵn về nghề nghiệp. Anh chỉ cần tư vấn về kinh nghiệm, các vấn đề cần xử lý là đủ. Còn với những học sinh, sinh viên đang loay hoay không biết lựa chọn ngành gì, học gì hoặc chọn nghề trái ngành thì anh sẽ tùy theo sở thích, khả năng của họ để tư vấn.

“Tôi nghĩ, mình cần giải thích cho họ hiểu, học nghề hay học đại học đều là những lựa chọn trong cuộc sống, quan trọng là mình chọn thứ phù hợp với bản thân. Đặc biệt, phải giúp mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kỹ năng nghề. Học ở trường chỉ là phần nổi của tảng băng, muốn làm được việc khi tốt nghiệp, anh cần phải nắm chắc kỹ năng”.

Đại sứ kỹ năng nghề 9X nhìn nhận, ở Việt Nam có một thực tế là sinh viên ra trường, doanh nghiệp tiếp nhận phần lớn phải đào tạo lại. Vì vậy, chúng ta cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ năng thành thạo, nâng cao tay nghề sau đại học. 

Hồng Phượng

很赞哦!(6479)