您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Soi kèo phạt góc Genoa vs Lazio, 23h00 ngày 21/4
NEWS2025-04-23 10:49:27【Bóng đá】2人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 21/04/2025 08:58 Kèo phạt bảng xếp hạng vô địch quốc giabảng xếp hạng vô địch quốc gia、、
很赞哦!(82)
相关文章
- Soi kèo góc Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4
- Công bố hệ thống cơ sở dữ liệu công nghiệp ICT Make in Vietnam
- Giao thông ở Hà Nội năm 1991 qua ống kính nhiếp ảnh gia Đức
- Học sinh khó khăn ở Quảng Trị được dự án của Na Uy tặng xe đạp
- Nhận định, soi kèo Sloga Meridian vs Zrinjski, 21h00 ngày 23/4: Niềm vui ngắn ngủi
- Quận Hoàn Kiếm tập trung phát triển quỹ khuyến học các cấp
- Dự án Imperia Sky Garden
- Puka báo 'tin vui' sau 1 năm kết hôn với Gin Tuấn Kiệt
- Nhận định, soi kèo Young Boys vs Zurich, 21h30 ngày 21/4: Gia tăng khoảng cách
- Hàng trăm học sinh Hà Nam nhận học bổng ‘Nâng bước đến trường’ của Tân Hiệp Phát
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Universitario Deportes, 09h00 ngày 23/4: Thắng và sạch lưới
Chị M, một phụ huynh, chia sẻ: “Con tôi bỗng dưng được chuyển sang Trường THCS Giảng Võ 2 với giới thiệu định hướng chất lượng cao. Nhưng khi còn chưa được hưởng chất lượng cao, các con lại phải đi học tạm ở nơi khác thì khó chấp nhận”.
Anh C.T, một phụ huynh khác, tâm tư: “Điều tôi lo lắng là sau khi chuyển con sang Trường THCS Giảng Võ 2, nói là định hướng trường chất lượng cao, nhưng nếu phải đi học tạm ở trường khác lân cận, thậm chí không bằng Trường THCS Giảng Võ mới xây, có thực sự là được hưởng chất lượng cao?”.
Một số phụ huynh điều kiện kinh tế khó khăn cũng trăn trở liệu học phí phải đóng sẽ có thể tăng khi con được điều chuyển sang trường THCS Giảng Võ 2 - vốn có lộ trình thành trường chất lượng cao.
Khuôn viên trường THCS Giảng Võ mới xây xong, địa chỉ tại số 1A, phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây cũng sẽ là nơi "học tạm" của thầy trò trường THCS Giảng Võ 2 cho đến khi trường này xây dựng xong ngay bên cạnh - tại địa chỉ số 1B, phố Trần Huy Liệu, phường Giảng Võ. Ảnh: Thanh Hùng. Trao đổi với VietNamNetvề các vấn đề này, ông Lê Đức Thuận, Trưởng phòng GD-ĐT quận Ba Đình, cho hay, UBND quận đã có quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2 (lộ trình xây dựng trường chất lượng cao) trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ.
Sau khi tách, Trường THCS Giảng Võ ở năm học 2024-2025 gồm có 50 lớp, trong đó, có 4 lớp tiếng Pháp (mỗi khối có 1 lớp song ngữ tiếng Pháp) và 46 lớp thường.
Còn Trường THCS Giảng Võ 2 có 27 lớp, trong đó, có 20 lớp điều chuyển sang từ Trường THCS Giảng Võ (gồm 6 lớp 7, 7 lớp 8, 7 lớp 9) và tuyển mới 7 lớp 6.
Về phân tuyến tuyển sinh của 2 trường theo tổ dân số trong phường Giảng Võ, được chia theo tỷ lệ: 2 phần cho Trường THCS Giảng Võ, 1 phần cho Trường THCS Giảng Võ 2.
“UBND quận Ba Đình từng đưa ra cả những phương án cho học sinh Trường THCS Giảng Võ 2 học tạm tại các trường khác lân cận. Bởi năm ngoái, thực tế, các học sinh của Trường THCS Giảng Võ cũng đã học tạm tại các trường lân cận trong khoảng thời gian xây mới lại trường và đã rất ổn định, thuận lợi cho năm trước. Vì thế, UBND quận Ba Đình vẫn đưa thêm phương án này để giữ ổn định. Tuy nhiên, qua nắm bắt, hầu hết phụ huynh chỉ tha thiết phương án được học tạm tại Trường THCS Giảng Võ mới xây xong”, ông Thuận lý giải.
Tất cả học sinh trường THCS Giảng Võ 2 được học tạm tại THCS Giảng Võ
Ông Thuận cho biết, sáng ngày 3/6, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cũng đã chủ trì một cuộc họp có sự tham dự của hiệu trưởng 2 Trường THCS Giảng Võ và Giảng Võ 2 để thống nhất một số nội dung liên quan.
Qua đó, thống nhất quyết định tất cả học sinh của Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ không phải đi học ở các trường khác. Các em sẽ học tại Trường THCS Giảng Võ mới xây. Cụ thể, quận Ba Đình bố trí cho Trường THCS Giảng Võ 2 mượn tạm 14 phòng học của Trường THCS Giảng Võ, đủ để tổ chức một nửa số lớp học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều. Cùng đó, THCS Giảng Võ 2 được sử dụng đầy đủ các phòng chức năng; được bố trí phòng hội đồng, phòng làm việc của ban giám hiệu và các bộ phận hỗ trợ như văn thư, kế toán, thủ quỹ...
Như vậy, Trường THCS Giảng Võ sẽ phải khai thác số phòng học còn lại. “Nếu thiếu, quận cho phép Trường THCS Giảng Võ bổ sung thêm một số phòng chức năng tạm chuyển thành phòng học, trong giai đoạn Trường THCS Giảng Võ 2 ‘học tạm’ tại đó”, ông Thuận nói.
Ông Thuận cho biết, dự kiến, khoảng tháng 8/2025, trường THCS Giảng Võ 2 sẽ xây dựng xong và cũng là một cơ sở khang trang, đẹp đẽ, thậm chí có phần “nhỉnh” hơn trường THCS Giảng Võ do được đầu tư cao hơn.
Về giáo viên, điều chuyển 41 thầy cô (căn cứ nguyện vọng, năng lực, độ tuổi, theo các bộ môn và cơ cấu định biên tương ứng với 27 lớp) từ Trường THCS Giảng Võ sang Trường THCS Giảng Võ 2. Việc điều chuyển này cũng phải phù hợp với việc cần có 20 lớp gồm 6 lớp 7, 7 lớp 8, 7 lớp 9 chuyển từ THCS Giảng Võ sang và vẫn phải đảm bảo chất lượng giáo dục vừa có toàn diện vừa có mũi nhọn.
“Đặc biệt, do giai đoạn quan trọng là tách trường nên giáo viên chủ nhiệm của 20 lớp (từ THCS Giảng Võ được chuyển sang THCS Giảng Võ 2) này phải được giữ nguyên cho năm học 2024-2025, để phụ huynh và học sinh yên tâm không quá nhiều xáo trộn. Như vậy, học sinh theo học lớp nào vẫn do giáo viên chủ nhiệm lớp đó đảm nhận khi chuyển trường ”, ông Thuận nói.
Học sinh theo học trường THCS Giảng Võ 2 chưa phải đóng mức học phí cao
Ông Thuận cho biết thêm, phụ huynh cũng không cần lo lắng về học phí bởi Trường THCS Giảng Võ 2 đang trên lộ trình xây dựng chứ chưa chính thức thành trường chất lượng cao. Vì vậy các học sinh theo học chưa phải đóng mức học phí cao hơn mọi năm mà vẫn áp dụng mức của trường công lập thường.
Theo đó, những học sinh ở 20 lớp điều chuyển từ Trường THCS Giảng Võ sang và 7 lớp 6 tuyển mới vào Trường THCS Giảng Võ 2 năm học 2024-2025 sẽ vẫn thực hiện theo mô hình trường công lập bình thường, như các trường công khác ở Hà Nội.
“Dự kiến sau 2 năm tách từ Trường THCS Giảng Võ, theo quy định, Trường THCS Giảng Võ 2 sẽ tiến hành kiểm định chất lượng giáo dục, công nhận chuẩn quốc gia và đề xuất hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, thực hiện theo lộ trình ‘cuốn chiếu’ từ những lớp tuyển mới.
Như vậy, những học sinh đang được tuyển ở giai đoạn hiện nay sẽ được học dưới ngôi trường mà cơ sở vật chất chuẩn chất lượng cao, chuẩn quốc gia nhưng học phí lại theo mô hình trường công bình thường. Tức những học sinh mà thời điểm vào lớp 6, Trường THCS Giảng Võ 2 còn là công lập bình thường, đến lớp 9 vẫn được áp dụng theo mô hình trường công.
Chỉ khi nào được UBND TP chấp thuận hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, những khối học sinh được tuyển mới vào mới phải đóng học phí theo mô hình này”.
Như vậy, theo ông Thuận, nếu theo phương án dự kiến của UBND quận, đến năm 2030, Trường THCS Giảng Võ 2 mới là trường chất lượng cao toàn phần.
Vì vậy, ông Thuận cho rằng, việc học sinh được điều chuyển sang Trường THCS Giảng Võ 2 thời điểm này không có vấn đề gì lớn.
Điều chuyển tại thời điểm này chưa cần thiết
Theo phản ánh của phụ huynh tới VietNamNet,cần dừng ngay việc triển khai điều chuyển học sinh các lớp từ trường THCS Giảng Võ sang Trường THCS Giảng Võ 2 do Trường THCS Giảng Võ 2 chưa đủ điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định. Việc điều chuyển tại thời điểm này chưa cần thiết vì tất cả các học sinh đều học chung tại Trường THCS Giảng Võ. Việc điều chuyển không đáp ứng theo yêu cầu của pháp luật về đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; vi phạm quy định về việc chuyển trường.
Ngoài ra, phụ huynh cũng kiến nghị chỉ tiến hành việc điều chuyển sau khi việc hoàn thành cơ sở vật chất của Trường THCS Giảng Võ 2. Việc điều chuyển phải đảm bảo công khai, minh bạch, có tiêu chí rõ ràng, có sự tham vấn đối với các phụ huynh có con thuộc đối tượng điều chuyển và theo đúng quy định của pháp luật về chuyển trường.
Hoàng Vân
Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2
UBND quận Ba Đình (Hà Nội) vừa công bố quyết định thành lập trường THCS Giảng Võ 2 (trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để xây dựng trường chất lượng cao) và trao quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng.">Phụ huynh lo con 'thiệt đơn thiệt kép' sau tách trường THCS Giảng Võ
Toàn cảnh khuôn viên Segovia của Đại học IE (Tây Ban Nha) Đây là tu viện đầu tiên được thành lập bởi những người Dominica ở Tây Ban Nha vào năm 1218, sau khi thành phố Segovia tặng một số ngôi nhà cho Santo Domingo De Guzman - người sáng lập ra tu viện.
Tòa nhà đã được tái thiết nhiều lần từ thế kỉ 13-20 những vẫn giữ nguyên kiến trúc thời La Mã, phần mở rộng theo phong cách Hispano-Flemish và các hành lang lối đi theo phong cách Phục hưng. Năm 2006, nơi đây trở thành khuôn viên của Đại học IE ở Segovia.
Khuôn viên trường đại học mang nét cổ kính của Tu viện Santa Cruz la Real Hành lang của Tu viện được trang bị thêm ghế, các bức tường được mài nhẵn Các cửa ra vào, hành lang, hội trường được cải tạo lại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính từ thế kỉ 13 Cơ sở Segovia của Đại học IE từng có sinh viên đến từ hơn 130 quốc gia. Giữa không gian cổ kính, sự năng động vẫn được duy trì nhờ các lớp học, sự kiện và hoạt động ngoại khóa diễn ra liên tục.
Các phòng học và không gian trong khuôn viên được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của sinh viên. Một số khu vực được sơn sửa lại và trang bị hệ thống điện nước, ánh sáng và các thiết bị máy chiếu, bàn ghế, tivi thông minh… Trường có Phòng Media Lab, Phòng thí nghiệm Chế tạo, Phòng chụp ảnh và Phòng thu kiến trúc với các thiết bị Lớp học & Không gian, studio dựng video, radio, nhiếp ảnh và chỉnh sửa kỹ thuật số… Trung tâm sáng tạo của khuôn viên là nơi triển lãm và trình chiếu các dự án của sinh viên trường.
Chỉ có sinh viên mới vào được khuôn viên của trường nhờ công nghệ AI nhận diện gương mặt.
Cận cảnh 1 phòng học ở khuôn viên Segovia của Đại học IE (Tây Ban Nha) Nguyễn Trúc Quỳnh (sinh viên theo học ngành Luật và Quản trị Kinh doanh ở Đại học IE) nói đặc biệt ấn tượng với Aula Magna được xây dựng vào thế kỷ 14. Trước khi trở thành hội trường lớn như ngày nay, Aula Magna là một nhà thờ cũng như một địa điểm chôn cất.
"Nhìn xuống, bạn sẽ thấy những tấm bia mộ cổ khắp sàn nhà. Và nếu bạn nhìn vào cửa chính từ bên ngoài, bạn sẽ nhận thấy một bức phù điêu (một dải trang trí, điêu khắc) liên quan đến các Quân chủ Công giáo — Ferdinand II của Aragon và Isabella I của Castile. Nhiều quyết định rất quan trọng, thay đổi lịch sử đã được thực hiện ở Aula Magna. Và ngày nay - thế kỷ 21, Aula Magna vẫn là một di tích lịch sử. Với sinh viên IE, Aula Magna là địa điểm đáng nhớ, nơi diễn ra cả lễ khai giảng và lễ tốt nghiệp, cũng như các hội nghị, buổi hòa nhạc và lễ hội quan trọng" - Quỳnh nói.
Còn với Đinh Tiến Đạt (sinh viên năm thứ 2 ngành Quản trị Kinh doanh), sống ở Segovia, ngoài cảm giác đặc biệt khi được sống trong không gian của đế chế Roman xưa, điều Đạt cảm thấy hứng thú là được gần gũi với những người bạn quốc tế, chia sẻ với nhau và giao lưu vào tối thứ Sáu mỗi tuần.
"Đây chính là trải nghiệm tuyệt vời mà em có được khi học ở Segovia".
Nguồn ảnh: IE University
'Trường top đầu cần thiết kế trải nghiệm riêng cho sinh viên'
"Các trường học trong tương lai cần phải làm tốt hơn nữa trong việc tăng trải nghiệm cho sinh viên trong các ngành nghề, tăng sự ảnh hưởng của học sinh và hướng mục đích học tập" - Lee Newman, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh IE (Tây Ban Nha) chia sẻ.">Trường đại học hiện đại trong lòng di sản từ thế kỉ 13
Trong nỗ lực lập lại trật tự đô thị, những năm qua, chính quyền quận Cầu Giấy đã giải tỏa và sắp xếp lại khoảng 20 chợ tạm, chợ cóc trên địa bàn và được rất nhiều người dân ủng hộ. Tuy nhiên, đối với việc dẹp bỏ, di dời khu chợ tạm Dịch Vọng Hậu (chợ Sinh viên) hay còn gọi là Chợ nông sản Dịch Vọng Hậu thì dường như lại đang bị bỏ quên.
Chợ Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là Chợ Sinh viên) vốn là chợ tạm hiện đang lấn chiếm vỉa hè lòng đường... Trong những năm gần đây, Hà Nội rất quyết liệt trong việc giải phóng nhiều chợ tạm, chợ cóc. Đối với chính quyền quận Cầu Giấy cũng không phải là ngoại lệ.
Theo số liệu thống kê, những năm qua, trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có trên 20 chợ tạm, chợ cóc đã được giải tỏa, sắp xếp lại, tiêu biểu như chợ số 90 Hoa Bằng, chợ số 110 Trần Duy Hưng, khu vực xung quanh chợ Đồng Xa, chợ cóc bờ mương Nghĩa Tân… và đặc biệt là khu chợ Nhà Xanh (phố Phan Văn Trường)
Nhưng riêng đối với chợ Dịch Vọng Hậu (hay còn gọi là Chợ Sinh viên) vốn là chợ tạm hiện đang lấn chiếm vỉa hè lòng đường lại vẫn ngang nhiên hoạt động bấp chấp việc gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.
Chợ Dịch Vọng Hậu đều tấp nập cảnh mua bán từ sáng sớm đến đêm khuya tràn lan ra vỉa hè, lề đường. Theo ghi nhận của phóng viên, từ tờ mờ sáng đến đêm khuya, khu vực chợ Dịch Vọng Hậu đều tấp nập cảnh mua bán. Từ sáng sớm, hàng chục tiểu thương đã xếp hàng rau củ, thực phẩm tràn lan ra vỉa lè, lề đường. Còn đến tối, khu chợ này lại biến thành những sạp bán quần áo, giày dép, thời trang.
Đáng nói hơn, thay vì giữ gìn trật tự, sắp xếp các gian hàng ngồi đúng vị trí, giải tỏa việc lấn chiếm thì Ban quản lý chợ Dịch Vọng Hậu lại cho dừng đỗ xe trên hè, dưới lòng đường, tổ chức trông giữ xe thu tiền trên vỉa hè khu vực cổng chợ gây ra cảnh nhiễu loạn mỗi khi vào giờ cao điểm.
Khu vực chợ Dịch Vọng Hậu tồn tại rất nhiều bất cập trong các hoạt động mua bán, lấn chiếm chưa được mạnh tay xử lý. Không những việc họp chợ tại chợ Dịch Vọng Hậu lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Các tiểu thương tại chợ này còn có hành vi phá hoại, ngăn cản dự án trồng cây xanh tại khu vực nút giao thông Mai Dịch.
Theo tìm hiểu, hưởng ứng kế hoạch trồng mới 600.000 nghìn cây xanh, bằng nhiều hình thức, trong đó, khuyến khích tăng cường huy động nguồn lực từ xã hội hóa của thành phố Hà Nội đưa ra, việc trồng cây xanh tại nút giao Mai Dịch (phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) và được chính quyền chấp thuận.
Sau khi hoàn thành thủ tục theo quy định của pháp luật, bằng kinh phí của mình, một doanh nghiệp đã khẩn trương tổ chức thực hiện việc trồng cây xanh theo thiết kế để kịp góp phần làm đẹp cảnh quan thành phố trước Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện, đơn vị này lại gặp phải vô vàn khó khăn vì hành vi phá hoại của các tiểu thương cũng như cản trở của Ban quản lý chợ Dịch Vọng Hậu.
Doanh nghiệp gặp khó trong việc trồng cây xanh tại nút giao Mai Dịch. Cụ thể, thay vì hợp tác và bàn giao mặt bằng vỉa hè tại khu vực cổng chợ lại cho đơn vị thi công để thực hiện dự án trồng cây xanh, Ban quản lý chợ Dịch Vọng Hậu, lại tổ chức trông giữ xe trên vỉa hè tại khu vực dự án.
Thêm vào đó, các tiểu thương tại chợ tạm Dịch Vọng Hậu vẫn tổ chức kinh doanh trái phép, lấn chiếm trên toàn bộ tuyến vỉa hè. Những tiểu tương này cố tình ngăn cản không cho đơn vị thi công nhận mặt bằng để trồng cây.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đó, Sở Công thương Hà Nội cũng đã phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện trong thành phố nói chung, quận Cầu Giấy nói riêng để xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, di dời các chợ cóc, chợ tạm. Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng đã có chỉ đạo các quận, huyện, thị xã cải tạo các chợ để bố trí các hộ kinh doanh vào bán hàng, hạn chế tình trạng hàng rong, chợ cóc tràn lan, đồng thời, siết chặt giải tỏa vỉa hè và các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao, khu vực chợ Dịch Vọng Hậu tồn tại rất nhiều bất cập trong các hoạt động mua bán, lấn chiếm lại chưa được mạnh tay xử lý.
Để nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của thành phố, UBND phường Dịch Vọng Hậu và UBND quận Cầu Giấy cần ra quân lập lại giữ kỷ cương trật tự đô thị, nhanh chóng trồng cây vỉa hè làm đẹp đô thị theo chủ trương chung cũng như chấn chỉnh lại hoạt động tại khu vực chợ Dịch Vọng Hậu.
Nhật Minh
Hà Nội xử lý các công trình sai phép ở quận trung tâm
8 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn quận Đống Đa (Hà Nội) có 550 công trình vi phạm trật tự đô thị, trong đó có tòa nhà cao tầng sai phép nằm ngay cạnh trụ sở UBND phường Cát Linh.
">Cầu Giấy Giải tỏa loạt chợ tạm nhưng quên chợ Dịch Vọng Hậu
Nhận định, soi kèo Leeds vs Stoke, 21h00 ngày 21/4: Rượt đuổi mãn nhãn
Mới đây, Trần Viết Lân (lớp 12, Trường THPT Trần Phú, huyện Tuy An) tiếp tục đạt giải nhì Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học với dự án chế tạo robot lặn ngầm hỗ trợ nghiên cứu địa chất thủy văn.
"Tổng thiệt hại" 15 triệu đồng
Cơ duyên giúp nam sinh thực hiện dự án xuất phát từ nhận thấy những hạn chế trong việc nghiên cứu mẫu vật dưới đáy biển. Với mong muốn giảm thiểu những rủi ro khi con người trực tiếp nghiên cứu dưới độ sâu nước biển thôi thúc Lân hiện thực hóa đề tài nghiên cứu robot ngầm.
Robot lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của Trần Viết Lân Để thực hiện mô hình robot ngầm, Viết Lân bắt đầu tiếp cận từ các tài liệu nước ngoài, báo cáo, hội nhóm để học cách chế tạo, lập trình phần mềm. Ngoài việc học ở trường, Lân dành hết thời gian vào nghiên cứu của mình. Sau 8 tháng bền bỉ mày mò, nam sinh đã lắp ráp, thử nghiệm thành công robot ngầm và đạt giải nhất toàn tỉnh, giải nhì cấp quốc gia trong Cuộc thi Khoa học kỹ thuật khối THPT.
“Robot ngầm có trọng lượng khoảng 20 kg, có thể lặn tới độ sâu 50m và tích hợp nhiều tính năng vượt trội. Đầu tiên là hỗ trợ thu thập dữ liệu hình ảnh, vẽ bản đồ 3D, dựng địa hình đáy biển bằng phương pháp quan trắc ảnh (photogrammetric kết hợp công cụ alice vision). Bên cạnh đó, robot nhận diện vật thể bằng AI và hoạt động vật thể bằng camera quang phổ; giám sát các thông số môi trường nước bằng hệ thống cảm biến. Cuối cùng phần cánh tay robot sáu bậc tự do giúp thu thập mẫu vật khi cần thiết đồng thời tích hợp bộ phận lấy chất lỏng phục vụ nghiên cứu”-Lâm giải thích về kết cấu, ứng dụng của robot.
Hệ thống vận hành tự động theo lộ trình cài đặt sẵn các điểm trên bản đồ và quay về vị trí xuất phát. Người dùng giám sát robot, vận hành từ xa thông qua ứng dụng điện thoại hoặc máy tính. Toàn bộ động cơ, hệ thống vi mạch cùng các bộ phận phục vụ chế tạo, lắp ráp robot đều đặt từ nước ngoài với “tổng thiệt hại” 15 triệu đồng, Lân nói.
Mỗi lần thất bại lại nảy ra sáng kiến mới
Viết Lân cũng chia sẻ khó khăn khi nghiên cứu robot ngầm như dưới môi trường nước, các linh kiện điện tử dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, Lân đã thay đổi các phương pháp lắp ráp khác nhau để khắc phục được vấn đề. Mỗi lần mang đi thử nghiệm lại phát sinh vấn đề như ngấm nước, không lặn được càng khiến cậu quyết tâm hoàn thiện. Nam sinh luôn làm hết bài vở ngay trên lớp để lúc về nhà lại lao vào nghiên cứu tới 1, 2 giờ sáng.
“Mỗi lần thất bại em lại nảy ra một sáng kiến khác tối ưu hơn. Ví dụ phần cơ chế lặn, em lựa chọn dùng động cơ lặn để ép tàu xuống thay vì cho bơm nước vào khoang cho tàu nặng và chìm xuống như thông thường. Phương án của em giúp giảm trọng lực tàu, tăng tính linh hoạt giúp người điều khiển dễ dàng tiếp cận các địa hình khó khăn khác nhau dưới biển”, Viết Lân cho biết.Trần Viết Lân giới thiệu robot của mình tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia cho học sinh trung học năm 2020 - 2021 tại Huế tháng 3/2021 Tuy nhiên, dự án nằm ngoài khả năng và kinh phí hạn hẹp của học sinh trung học nên mô hình chưa kiểm nghiệm trong nhiều trường hợp. Đi vào áp dụng thực tế cần thêm sự thẩm định, điều chỉnh trong các môi trường khác nhau.
Trong tương lai, Viết Lân mong muốn sản phẩm được gia công lại phần cứng để thích ứng với áp suất lớn của nước khi xuống biển. Tối ưu hóa cho robot nhỏ gọn về kích thước, thay truyền dẫn dây bằng hệ thống sóng không dây. Đặc biệt, nâng cao tốc độ nhận diện, tạo bộ cơ sở dữ liệu mẫu vật và địa hình phục vụ lưu trữ, phân tích, nghiên cứu phát triển. Quan trọng là phát triển thêm thuật toán để duy trì áp suất cho tàu hoạt động ổn định, tích hợp tính năng cảnh báo người dùng khi gặp sự cố bất thường.
Niềm đam mê từ cửa hàng sửa chữa xe máy
Viết Lân cùng đội thi của tỉnh Phú Yên tại Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm 2020 - 2021 Lớn lên trong gia đình bố mẹ làm nghề sửa chữa xe máy, Viết Lân từ nhỏ đã thích lắp ráp các linh kiện. Một phần đam mê nghiên cứu được nuôi dưỡng từ đó, cùng sự đồng hành của bố mẹ, nam sinh đã bén duyên với nghiên cứu khoa học từ năm lớp 8.
Đề tài “Giải pháp dây phơi đồ thông minh” của Lân đã đạt giải khuyến khích Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tỉnh Phú Yên. Dây phơi quần áo có thể tự động kéo vào khi có mưa hoặc trời tối, tự kéo ra khi trời nắng.
Vào lớp 10, Lân đoạt giải nhì cuộc thi cấp tỉnh với đề tài “Thiết bị bay đo khí độc hại giám sát từ xa”. Mô hình này sau đó đoạt giải khuyến khích cuộc thi toàn quốc.
Năm lớp 11, Lân được trao giải khuyến khích cuộc thi cấp tỉnh với sản phẩm “Thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng vận động tay cho người mắc bệnh Parkinson”.
Những sản phẩm, dự án của mình chưa thật sự hoàn chỉnh nhưng Viết Lân cho rằng bản thân đã dành cả tâm huyết để thực hiện. Quá trình ứng dụng kiến thức học được trên lớp vào thực hiện các mô hình luôn giúp Lân hào hứng và đam mê tìm hiểu khoa học.
Nói về dự định, Lân chia sẻ thêm: “Em thật sự vui khi biến việc học đi đôi với hành. Mơ ước của em là theo đuổi ngành kỹ thuật điện tử viễn thông, tiếp tục cải tiến robot ngầm thành sản phẩm có tính ứng dụng”.
Ngọc Linh
Học sinh cấp 2 chế máy đo thân nhiệt '3 trong 1' giá 8 triệu đồng
Hai nam sinh ở Bình Dương đã sáng chế ra máy đo thân nhiệt tự động, kết hợp sát khuẩn tay và điểm danh học sinh bằng vân tay để dùng cho chính ngôi trường THCS mình đang theo học.
">Robot ngầm lặn sâu 50m dưới biển giá 15 triệu đồng của cậu học trò Phú Yên
Quỳnh Nga nhảy đương đại kết hợp samba. Tiết mục của Quỳnh Nga:
Nữ phát thanh viên tạo ấn tượng ở Đảo thiên đường- Lee Hooyeon - tạo khác biệt khi chọn nhảy ballet, kể câu chuyện về chính mình và những tổn thương quá khứ giúp cô trưởng thành. Phạm Lịch đánh giá ballet là thể loại khó và Hooyeon thể hiện khá tốt. Tuy nhiên, các nam vũ công quốc tế nhận xét cô còn thiếu sự chắc chắn, dứt khoát, cần rèn luyện thêm.
Nữ ca sĩ Shinju bùng nổ khi chọn ca khúc What you doin' mang phong cách nhạc Trot, thể hiện kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp. Cô được đánh giá là một trong những người chơi tràn đầy năng lượng nhất tập 1. Shinju từng vào top 7 tại Miss Trot mùa 3 và top 7 Sing for Gold tại Hàn Quốc.
Tiết mục của Shinju:
Phạm Lịch, được khán giả gọi là "trùm cuối" nhờ xuất thân là vũ công chuyên nghiệp, trình diễn nhảy hiện đại trên nền ca khúc Anh muốn thế nào. Dù chỉ gây ấn tượng với màn tung kim tuyến ở cuối, mỗi động tác của cô đều chắc chắn, thể hiện rõ kinh nghiệm, khiến các thí sinh khác trầm trồ. Zhivko, giải tư Bước nhảy Hoàn vũ 2015 cùng Diệp Lâm Anh, khen cô phóng khoáng và giàu năng lượng, trong khi Boris Borisov, top 3 giải Vô địch khiêu vũ thể thao thế giới, nhận xét tiết mục hoàn hảo. Quỳnh Nga đánh giá Phạm Lịch là "đối thủ mạnh nhất" của chương trình.
Phạm Lịch được nhận xét là người chơi nữ mạnh nhất 'Bước nhảy Hoàn vũ 2024'. Tiết mục của Phạm Lịch:
Hoa hậu Lê Hoàng Phương trình diễn tango kết hợp flamenco, thay đến 3 trang phục trên sân khấu và tự tin khẳng định chưa thấy ai là "đối thủ nặng ký". Quán quân Bước nhảy Hoàn vũ 2014 - Kristian Yordanov - ví cô với Madonna.
Lê Hoàng Phương thay 3 trang phục trên sàn diễn. Á hậu 2 Hoa hậu Liên lục địa 2023 Ngọc Hằng nhảy hiện đại trên nền ca khúc Người anh tìm kiếm, tự chấm mình 7 điểm vì cảm thấy chưa thể hiện xuất sắc. Ca sĩ Shinju nhận xét Ngọc Hằng có sự chuyên nghiệp và gu thời trang ấn tượng, nhờ được đào tạo thành ca sĩ.
Hai người chơi nữ còn lại, diễn viên Sooyeon trình diễn nhảy hiện đại, còn người mẫu - diễn viên Minyoung múa truyền thống Hàn Quốc.
Sau phần diễn solo, các người chơi nữ bước lên bục, các vũ công nam sẽ chọn ghép cặp nếu thấy phù hợp. Những ai có trên 2 sự lựa chọn sẽ được quyền quyết định người đồng hành. Kết quả, Phạm Lịch được 4 vũ công lựa chọn: Valkov Dimitar, Zhivko, Boris Borisov, Dimitar Georgiev, nhưng cô chưa tiết lộ người chọn.
Trương Quỳnh Anh được Daniel Denev và Ganev Georgi yêu thích và chọn ghép cặp với Daniel Denev. Lê Hoàng Phương và Emma Lê lần lượt được Kristian Yordanov và Dimitar Georgiev lựa chọn. Minyoung và Lee Hooyeon không được ai chọn. Lee Hooyeon bật khóc, bày tỏ sự tiếc nuối và cho biết đã dự đoán trước điều này. Các cặp còn lại sẽ được tiết lộ trong tập tiếp theo.
Ảnh, video: BTC
Phản ứng của Shark Bình khi Phương Oanh thi 'Bước nhảy Hoàn vũ'Phương Oanh cho rằng ông xã "không biết ghen", dù cô tập luyện cùng bạn nhảy khác giới khi tham gia "Bước nhảy Hoàn vũ 2024".">Quỳnh Nga nhảy samba, hot girl ‘Đảo thiên đường’ bật khóc ở ‘Bước nhảy Hoàn vũ’
Trường Tiểu học Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Website nhà trường. Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Ký, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Kim, xác nhận nhà trường ra quy định trên.
“Đa số các học sinh đều có nhà gần trường, việc đi xe cũng không an toàn. Việc để xe đạp ở khu vực phía ngoài cổng trường không được đẹp mắt nên nhà trường không cho đi xe đến”, bà Ký nói.
Theo bà Ký, học sinh không được đi xe đạp đến trường là quy định được ban hành từ nhiều năm nay tại Trường Tiểu học Đại Kim. “Trước đó, các em thường để xe bên cạnh cổng UBND phường Đại Kim. Phía UBND phường cũng đã nhắc nhở. Sau đó, các em khóa xe ở khu vực xung quanh hàng rào trường, vào các cột, dây sắt. Việc này không chỉ không hợp lý, không đẹp mắt và cũng ảnh hưởng đến trật tự giao thông”, bà Ký nói.
Bà Ký cho biết thêm, ngoài mỹ quan xung quanh trường học, nhà trường ra quy định này cũng để đảm bảo an toàn cho học sinh.
“Các học sinh hầu hết trong địa bàn phường Đại Kim, đến trường rất gần, nên cũng không có lý do gì để phải đi xe đạp. Bởi đi xe đạp không an toàn và trường cũng không có chỗ để xe. Trước đây, từng có những học sinh đi xe đạp rồi bị ngã xe”.
Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Kim, những học sinh đi xe đạp đa số có nhà ở gần trường, thích đi xe. Còn các học sinh nhà xa, thường do bố mẹ đưa đón. Bà Ký cũng thừa nhận, thực tế không có quy định cấm học sinh đi xe đạp tới trường.
Song, theo vị hiệu trưởng: “Trường không có chỗ để xe vì sân trường rất chật. Thậm chí, giờ chào cờ vào thứ Hai đầu tuần, các em còn không có chỗ để ngồi, làm sao mà để xe đạp?”, bà Ký nói.
Vụ học sinh không được đi xe đạp đến trường: 'Chúng tôi làm vậy là vì các em'
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay, diện tích sân trường chật hẹp trong khi số lượng học sinh quá đông là nguyên nhân chính khiến trường phải ra khuyến cáo các em không đi xe đạp đến lớp.">Không cho học sinh đi xe đạp đến trường, hiệu trưởng nói gì?