您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Nhận định, soi kèo Esteghlal Tehran với Persepolis FC, 23h30 ngày 13/3: Long hổ tranh đấu
NEWS2025-01-25 06:54:18【Thế giới】9人已围观
简介ậnđịnhsoikèoEsteghlalTehranvớiPersepolisFChngàyLonghổtranhđấvtv6 trực tiếp bóng đá hôm nay Hồng Quânvtv6 trực tiếp bóng đá hôm nayvtv6 trực tiếp bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(973)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Aizawl vs Delhi FC, 20h30 ngày 22/1: Đối thủ khó chịu
- Thổ Nhĩ Kỳ bỏ giới hạn tuổi nghỉ hưu
- Trường học đầu tiên bổ nhiệm AI làm hiệu trưởng
- Công ty của Trương Ngọc Ánh bị kiện
- Nhận định, soi kèo Shakhtar Donetsk vs Brest, 00h45 ngày 23/01: Khó cho chủ nhà
- Giảng viên đại học “hãi hùng” khi chữa luận văn tốt nghiệp của sinh viên
- Hiệu trưởng trường sư phạm nhắc sinh viên đừng vạ vật gửi đời cho cõi vô vọng
- ‘Điểm đầu vào thấp vẫn không tuyển đủ sinh viên ngành Giáo dục quốc phòng’
- Kèo vàng bóng đá Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1: Khách đáng tin
- Số hóa thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở Hậu Giang
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Kheybar vs Havadar, 19h30 ngày 20/1: Khách thắng thế
Các phi hành gia Trung Quốc gửi lời chúc mừng năm mới từ vũ trụ. Ảnh: CMSA/ THX “Chúng tôi mặc quần áo mới, ăn điểm tâm và gửi lời chúc. Những tập tục và không khí Tết trên trạm vũ trụ vẫn giống như Tết ở nhà”, phi hành gia Zhang nói.
Dựa theo hình ảnh được chia sẻ trong đoạn video, khoang bên trong trạm vũ trụ Thiên Cung, nằm ở độ cao cách bề mặt Trái Đất 400km, cũng được các phi hành gia trang trí với những dòng câu đối đỏ.
Ở một đoạn video khác được đăng tải cùng ngày, các phi hành gia Deng, Fei và Zhang còn trưng bày 40 bức vẽ của trẻ em trong “buổi triển lãm tranh không gian” để làm quà chúc mừng năm mới gửi tới tất cả người dân Trung Quốc.
Phong tục đón Tết Nguyên đán của người dân Trung QuốcNgười Trung Quốc rất coi trọng Tết Nguyên đán, nên nhiều phong tục truyền thống như treo đèn lồng, ăn món ăn mang lại may mắn vẫn được lưu giữ tới ngày hôm nay.">Tết trên vũ trụ của nhiều phi hành gia Trung Quốc
Cầu Máng trở thành sàn catwalk để các người mẫu trình diễn thời trang. 20 người mẫu diện những trang phục đỏ rực rỡ, catwalk trên địa danh nổi bật ở miền Trung. “Khi đến Quảng Nam, chúng tôi ấn tượng về vẻ đẹp yên bình, tạo nhiều cảm hứng. Ê-kíp quyết định chọn địa danh này thực hiện show", Vũ Ngọc và Son nói.
Siêu mẫu Minh Tú nổi bật với thiết kế sơ mi cách điệu, váy tua rua.
Với cảm hứng về văn hóa Phương Đông, các thiết kế lấy kiểu dáng và đường cắt may làm điểm nhấn. Một số bộ váy nữ chú trọng phần tùng và tà áo tạo sự mềm mại, tung bay lả lướt.
Hai nhà thiết kế phát huy thế mạnh qua mẫu đầm suông, lệch vai, bồng xòe, xếp tầng trên chất liệu chủ đạo gồm tafta gấm, lụa, organza. Chi tiết lông vũ, sequin… mang đến điểm nhấn nhá lạ mắt cho một số trang phục. Ngoài ra, nhà mốt bắt kịp xu hướng thời trang bền vững với vải làm từ tre.
Bộ đôi mong muốn gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quảng bá cảnh sắc – văn hóa Việt Nam. Sau cầu Máng, họ tiếp tục giới thiệu chợ Hội An - địa điểm lịch sử gần 200 năm tuổi - đến khán giả trong sự kiện sắp tới.
Show Phương Đông rực rỡdự kiến diễn ra ngày 28/7 tại Hội An. 200 khách mời bao gồm các nghệ sĩ hàng đầu như: diva Thanh Lam, danh ca Cẩm Vân, Tùng Dương, Lệ Quyên, Lý Nhã Kỳ, Hòa Minzy, Minh Hằng... và các siêu mẫu Vũ Thu Phương, Minh Tú, Anh Thư cùng 80 người mẫu tham gia trình diễn.
Bộ đôi Vũ Ngọc Tú và Đinh Trường Tùng theo đuổi những thiết kế màu sắc, họa tiết rực rỡ, giao thoa giữa văn hóa Á Đông và phương Tây. Họ từng giới thiệu các bộ sưu tập gồm Domino 68, Lãng du - L'aventura Resort, Hoàng hoa - Queen of love, Childhood Memory, Vàng son, Hừng đông, Bình minh, Vùng trời bình yên, Ký ức tuổi thơ.
NTK Vũ Ngọc và Son chọn chợ Hội An làm show thời trangBộ đôi NTK Vũ Ngọc và Son chọn chợ Hội An - địa điểm lịch sử gần 200 năm tuổi - làm địa điểm tổ chức show thời trang thứ 11.">20 người mẫu trình diễn thời trang trên cầu Máng
- - Con đường học vấn của Nguyễn Bá Trường Giang – từ một cậu bé chỉ thích xé sách giáo khoa gấp máy bay tới những bài luận giúp anh giành được học bổng danh giá của Chính phủ Mỹ - khiến người nghe có cảm giác như đang xem một bộ phim theo mô tuýp kinh điển “from zero to hero”.
Anh Trường Giang khi mới đặt chân đến Cornell, Ithaca, New York...
"Tuổi thơ dữ dội"
Trường Giang sinh ra ở một làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội, bố là công chức, mẹ lăn lộn buôn bán nuôi con ăn học.
Năm học lớp 9, mẹ mắng anh: “Thôi con ạ, con học dốt thế này, suốt ngày lêu lổng, học võ, đánh nhau, tụ tập thì chẳng hi vọng gì đâu”. Anh tóm lược thành tích học hành của mình chỉ bằng một câu: “Tóm lại, tôi học dốt. Dốt vì chả học bài bao giờ”.
Ai cũng khen anh thông minh từ bé, nhưng lười. Đến lớp không bao giờ nghe giảng, chỉ mang vở ra vẽ, thích xé sách giáo khoa gấp máy bay, cuốn pháo. Có lần, anh và mấy cậu bạn tinh nghịch đứng giữa sân trường châm ngòi vứt pháo lại rồi bỏ chạy, khiến các thầy cũng bỏ chạy té khói. Sau vụ đó, anh bị đuổi học một tuần. Năm ấy, anh nhận học lực kém, hạnh kiểm yếu, bị lưu ban.
“Mẹ tôi lại đến nhà thầy chủ nhiệm xin cho tôi. Thầy thương tình, cho tôi thêm một phết, lên học lực trung bình, còn hạnh kiểm thì không cho được. Thầy bảo tôi đi rèn luyện hè. Thực chất là đi dọn mấy cái nhà vệ sinh trong trường”.
Năm lớp 11, thằng bạn nối khố rủ: “Đi học tiếng Anh không? Bố tao bảo xin cho vào làm khách sạn”. Lời rủ rê ấy cũng chính là định mệnh làm thay đổi cuộc đời anh từ đó.
Từ 3,9 đến 8,9 môn tiếng Anh
Sáng Chủ Nhật bên dốc Cornell (Cornell Slope)
Trường Giang và bạn đạp xe ra trung tâm học giáo trình Streamline A. Buổi đầu tiên, thầy đã nói toàn tiếng Anh làm anh “choáng váng”. Rồi anh học từ những cái đơn giản nhất như chào hỏi, thời tiết, sở thích… Có lần thầy hỏi ai đặt một câu theo mẫu “Have you got”, anh xung phong và nói “Have you got a girl friend?”Cả lớp cười ầm ĩ còn thầy khen hay và thế là từ hôm ấy anh có hứng thú với môn tiếng Anh hẳn, đêm nào về cũng đọc oang cả nhà.
Sau 3 tháng hè học tiếng Anh, anh tiến bộ rõ rệt. Đến tiết học tiếng Anh đầu tiên năm lớp 12, thầy gọi anh lên chữa bài tập và vô cùng bất ngờ. Hôm sau, anh được gọi vào đội tuyển tiếng Anh của trường, nhưng thấy các bạn giỏi quá, anh bỏ không theo, mà về mua sách Streamline D ôn luyện tiếp. Thế rồi, từ một đứa điểm tiếng Anh năm lớp 11 chỉ có 3,9, đến năm lớp 12 anh đã đạt 8,9.
Trường Giang thừa nhận cuộc đời cho anh nhiều may mắn khi gặp được những người thầy, người bạn gây ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của mình. “Tôi có thằng bạn dạy tôi môn toán để thi đại học. Ngày nào tôi cũng bám rịt lấy nó để hỏi… Tôi đỗ đại học là nhờ nó”.
Rồi vào đại học, anh gặp một anh bạn học Ngoại giao, rất giỏi tiếng Anh. “Nhờ anh tôi mới biết đến VOA, BBC. Tôi thu vào các băng cát-xét nghe đi nghe lại. Tôi chép ra vở, nhưng không nghe hết vì vướng nhiều từ mới”.
Có lần, anh đi mua sách cũ ở phố Bà Triệu thì thấy đống báo toàn The Economist, The Times, Newsweek…mà giá chỉ 2 nghìn đồng/ quyển. Anh mua về đọc thì phát hiện ra cách học mới là nghe và đọc cùng một chủ đề liên quan. “Tôi học say mê, không muốn ra khỏi nhà vì còn phải đọc”.
Rồi anh ra trường, được mời về làm giảng viên, rồi được phân lên tổ phiên dịch. Anh kiếm tiền từ đi dịch cabin, có bao nhiêu tiền dành mua sách, đĩa TOEFL về luyện để xin học bổng Mỹ.
Bài luận 2.000 chữ và cuộc phỏng vấn hơn 1 giờ
Ảnh chụp tại nhà Đại Sứ Michael W.Marine, nhóm Fulbrighter 2007.
Anh thích nước Mỹ, ước mơ đi du học Mỹ nhen nhóm trong anh từ khi còn nhỏ.
Có lần, anh ướm hỏi mẹ: “Mẹ bán nhà cho con đi Mỹ học, sau này về con mua lại nhà to hơn”. Mẹ anh bảo: “Có giỏi thì xin học bổng mà đi, vác tiền nhà đi thì có gì là vinh dự”.
Được một người quen giới thiệu, anh đăng ký xin học bổng Fulbright với tâm thế không kỳ vọng gì nhiều. Thế rồi, mọi thứ cứ đến một cách thuận lợi, anh vượt qua các vòng thi tuyển, đến vòng viết luận và chuẩn bị hồ sơ. Anh thao thức cả tháng trời, đêm nào cũng nghĩ “Viết gì đây?”
Rồi một hôm, bỗng dưng anh muốn viết về cuộc đời mình, về khát vọng vươn lên, về những ngày tháng đạp xe 20km đi học tiếng Anh, về những cuốn băng cát-xét cũ và nhàu…
Anh viết: “Nếu sau này tôi trở thành giảng viên đại học, tôi sẽ dạy học sinh theo cách khác, thực tế hơn, sáng tạo hơn”. Anh nói về Việt Nam, về những khó khăn của thế hệ anh, về tình hình chung của đất nước và thể hiện một niềm tin chắc chắn về tương lai của Việt Nam và về kế hoạch tương lai của bản thân mình.
Anh Trường Giang chụp với Giáo Sư Gary S.Fields...
“Quy định của Fulbright là 800 chữ. Tôi viết gần 2.000 chữ. Nhiều đứa cắt xén bài để nộp. Tôi mặc kệ quy định, in hết ra rồi kẹp vào hồ sơ. Tôi nghĩ thế nào chả có người đọc. Hóa ra họ đọc thật”.
Không bất ngờ khi nhận được tin trúng tuyển, vì Trường Giang đã tin là sẽ đỗ ngay sau cuộc phỏng vấn dài hơn một giờ đồng hồ.
Có hai người phỏng vấn anh, một người Mỹ một người Việt, “mặt mũi nghiêm trọng” – theo cách miêu tả của anh. Anh bước vào phòng, cười tươi và chào họ. Anh chủ động bắt chuyện bằng những câu hỏi xã giao, rồi say sưa trò chuyện.
“Vị giáo sư đó hỏi tôi “trong bài viết tôi thấy em viết câu này, em có quan điểm như thế nào mà lại viết thế?...” Tôi trả lời “tôi xin đính chính, tôi không viết như thế, mà tôi viết như thế này cơ...” Người đó mỉm cười. Sau này tôi mới biết thủ thuật của họ là thử hỏi chi tiết về bài luận xem người đối diện có phải là tác giả thực sự của bài đó không.”
Anh Trường Giang trong ngày tốt nghiệp ĐH Cornell “Chúng tôi ngồi nói chuyện về kinh tế Việt Nam, về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam, về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Cái gì cũng về Việt Nam. Có lẽ họ quan tâm nhiều đến Việt Nam và ưu ái chúng tôi” – anh kể.
Trúng tuyển, anh chọn học Kinh tế ở ĐH Cornell – một trong 8 trường đại học danh giá thuộc khối Ivy League.
“Chất lượng giáo giục thì tuyệt vời. Ít nhất đã đào tạo được một kẻ đần như tôi” – anh tự nhận đầy khiêm tốn và hài hước.
Anh nói, giáo dục Mỹ nhìn chung thì tốt thật, học thật, làm thật và chơi thật. Nhưng không phải chỗ nào cũng thế. Bằng giọng điệu tưng tửng, anh nhận xét:
“Nước Mỹ lo lắng vì bọn trẻ không chịu học toán, sợ toán từ bé. Tôi có nhà bà con ở California, nhà có 2 thằng trẻ con, từ bé đã ôm con búp bê biết nói, câu cửa miệng nó nói là “Math is difficult” (Toán khó lắm)”. “Nước Mỹ khủng hoảng về toán (America is in numeracy crisis).
Có lần nhà báo kỳ cựu Larry King, trong lần phỏng vấn tỷ phú Bill Gate, đã đặt câu hỏi “giáo dục của Mỹ đáng lo ngại thế nào?”, Bill Gate mỉm cười nói “chỉ cần 20% số sinh viên [Việt Nam], Trung Quốc, Ấn Độ... tốt nghiệp và ở lại Mỹ làm việc, thế là đủ nhân tài”. Tôi thêm Việt Nam vào vì tôi mong ông nói câu ấy, nhưng ông chả nói, lúc ấy tôi hơi bực ông (cười)”.
Nguyễn Bá Trường Giang – học bổng Fulbright, tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế ĐH Cornell và Thạc sĩ Luật, Trường Luật ĐH Boston. Anh từng là giảng viên tiếng Anh ở khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Anh Mỹ, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2003. Sau đó anh chuyển sang làm phiên dịch cho các quan chức cấp cao của Chính phủ cho đến năm 2007 thì nhận được học bổng Fulbright. Đến năm 2009, anh là cố vấn pháp lý cao cấp của Baker & McKenzie Việt Nam trước khi chuyển sang học Thạc sĩ Luật ở ĐH Boston, Mỹ.
Trường Giang trở về Việt Nam năm 2013, sau đó trở thành cố vấn trưởng cho Tập đoàn Thiên Minh. Từ năm 2015, anh là cố vấn pháp lý cao cấp cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VP Bank.
- Nguyễn Thảo(ghi)
Từ học sinh bị lưu ban đến học giả Fulbright
Siêu máy tính dự đoán Besiktas vs Athletic Bilbao, 22h30 ngày 22/1
Ảnh minh họa: Sohu Sáu năm rồi, tôi chưa tái hôn mà chồng cũ cũng vẫn một mình. Vì chúng tôi có người quen chung, nếu anh lấy vợ cớ gì tôi lại không biết? Hôm nọ tình cờ thế nào mà tôi gặp anh ở quán cà phê. Hai đứa ngồi trò chuyện một lát, tôi buột miệng hỏi anh sao đã 6 năm rồi anh chưa lấy vợ. Phụ nữ giỏi chịu cô đơn chứ đàn ông một mình từng ấy năm thật hiếm lạ.
Anh cúi đầu mân mê cốc cà phê một lát rồi ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt tôi nói rành rọt 4 chữ không thể tin nổi: “Anh vẫn chờ em”. Anh bảo trừ khi tôi tái hôn, nếu không anh vẫn sẽ chờ vì vẫn còn hy vọng quay lại. Tôi ngơ ngác.
Lúc trước gia cảnh chúng tôi khác biệt nhiều, bố mẹ tôi rất phản đối cuộc hôn nhân này. Lý do cũng bởi anh nghèo, gia đình lại nặng gánh. Khi tôi cương quyết lấy anh, ông bà gần như từ mặt con gái.
Cưới xong tôi mang bầu một cặp sinh đôi, nghỉ việc ở nhà. Mọi thứ dựa dẫm hoàn toàn vào chồng. Vừa lo cho vợ con vừa gửi tiền về cho bố mẹ dưới quê, lương chồng tôi thì thấp, cố gắng làm thêm đến mấy cũng không đủ trang trải. Nhiều lúc tôi bật khóc vì thấy quá khổ sở, thiếu thốn.
Ngày tôi sinh con, mẹ đẻ vẫn còn giận nên chỉ đến nhìn ba mẹ con tôi một lát rồi về. Bà không giúp đỡ gì cả. Cho đến khi hai đứa con của tôi lên 6 tháng cùng ốm nhập viện, hỏi tiền chồng để đóng viện phí thì anh rút ra vài tờ tiền lẻ, đếm mãi cũng chẳng đủ 100 nghìn. Lúc ấy tôi đã khóc rất nhiều và quyết định ly hôn.
Tôi quay về với bố mẹ đẻ, xin lỗi ông bà. Bố mẹ cưu mang 3 mẹ con tôi từ ấy. Khi các con được 2 tuổi thì tôi đi làm lại. Nhờ có bố mẹ giúp đỡ cả về công sức và vật chất, 3 mẹ con tôi mới có được cuộc sống yên ổn, đầy đủ như hiện tại.
Sau cuộc gặp với chồng cũ, đêm ấy về tôi thức trắng suy nghĩ. Không ngờ anh vẫn luôn chờ đợi mình. Mấy năm qua tôi cũng có yêu đương nhưng đều không thật lòng muốn tiến đến hôn nhân với ai. Tôi nhận ra một điều là tôi vẫn còn tình cảm với chồng cũ, đồng thời cũng không ai yêu tôi được nhiều như anh. Một điều quan trọng nữa, anh là bố ruột của các con tôi.
Tôi đã biết lòng mình rồi, tôi thật sự muốn quay lại với anh. Dè dặt thưa chuyện với bố mẹ, ông bà không phản đối gay gắt như trước nữa nhưng yêu cầu chồng cũ phải mua được nhà mới đồng ý cho chúng tôi đoàn tụ.
Hiện tại anh cũng cố gắng thu nhập tăng lên phần nào nhưng để mua được nhà thì vẫn còn xa. Tôi không dám trái lời bố mẹ một lần nữa. Tôi đã khiến bố mẹ thất vọng một lần rồi. Chúng tôi lại lâm vào bế tắc. Xin hỏi mọi người trong hoàn cảnh này chúng tôi phải làm thế nào?
Lúc trước cũng vì tiền bạc, vật chất mà chúng tôi rời xa nhau. Bây giờ lẽ nào vẫn vì lý do ấy mà chúng tôi không thể tái hợp? Vì sao chúng tôi lại khổ thế này, rõ ràng có tình cảm với nhau nhưng cuối cùng cứ mãi trắc trở không thể hạnh phúc?
Theo Phụ nữ Việt Nam
">Hỏi chồng cũ sao chưa lấy vợ, anh nói 4 từ khiến tôi thức trắng đêm
Bữa cơm tứ đại đồng đường thật chẳng dễ dàng (Ảnh minh hoạ) Tôi và vợ ở chung với bà nội và ba mẹ tôi từ những ngày mới cưới. Ba tôi là con trai duy nhất trong gia đình, rồi đến đời tôi cũng độc đinh. Lúc nào tôi cũng tâm niệm việc chung sống giúp mình thuận bề chăm sóc người già.
Suốt 8 năm qua, tôi và vợ đã cố gắng hết sức để giữ gìn một mẫu hình “tứ đại đồng đường”. Ấy thế nhưng cái việc sống chung nhiều thế hệ không những chẳng giúp tôi chăm sóc được nội và ba mẹ, mà trái lại, rất nhiều hệ quả không thể lường đã xuất hiện.
Đầu tiên là việc khác biệt về giờ giấc. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng gia đình 7 người nhà tôi vẫn chẳng thể tìm được một lịch trình chung. Buổi sáng vợ chồng tôi thức dậy từ 6 giờ để chuẩn bị cho các con đi học. Vô tình việc chúng tôi dậy sớm khiến bà nội phải phàn nàn vì mất giấc. Trong khi đó, vợ tôi cũng mặt nặng mày nhẹ vì thường xuyên phải rón rén nấu bữa sáng.
Buổi tối, vì chúng tôi đi làm về muộn nên khó mà tắm rửa xong cho lũ trẻ trước 7 giờ tối. Vợ chồng tôi rất ái ngại mỗi buổi chiều tan sở, dù đã vắt chân lên cổ chạy về nhà thật nhanh, nhưng khi đỗ xe trước hiên nhà đã thấy 3 người già đang ngồi quanh mâm cơm ngán ngẩm đợi chờ.
Chỉ kịp quẳng ba lô của con sang một góc, vẫn nguyên bộ đồng phục trên người, vợ chồng tôi vội ngồi xuống mâm để mọi người khỏi sốt ruột. Trong tình cảnh ấy, quả thực có là sơn hào hải vị thì cũng khó mà thấy ngon cho được.
Nói đến đây lại nhớ chuyện ăn uống. Cùng một món ăn, nhưng mỗi người thích nấu một kiểu. Bà nội và ba mẹ tôi thích ăn cơm mềm còn vợ chồng tôi thích ăn cơm khô.
Nội tôi thích các món rau nấu thành canh cho đậm đà, trong khi vợ chồng tôi chuộng các món hấp, luộc để giảm muối. Vì thế mà có hôm, sau bữa ăn tối vợ chồng lại dắt tụi nhỏ ra ngoài “ăn lại”.
Trên mâm cơm thường xuyên có đến ba loại đồ chấm khác nhau, tương đậu nành cho nội, muối tiêu cho ba tôi, còn tôi thì lại thích mắm ớt. Tôi thì thích ăn cá kho tộ, còn nội và ba mẹ tôi thì thấy nó không ngon bằng cá kho tương kiểu Bắc.
Đôi khi xắn tay vào bếp cùng với vợ những ngày cuối tuần, đến tôi cũng lúng túng không biết nên chế biến như thế nào cho vừa ý tất cả. Lúc ấy mới thấu nỗi niềm của vợ mỗi ngày phải tính toán đi chợ nấu nướng.
Ngày 20/10 vừa rồi, vợ tôi đã lên kế hoạch cho một bữa hải sản thịnh soạn tại nhà hàng cùng cả nhà. Ai nấy đều háo hức chuẩn bị lên đồ thì đến giờ xuất phát, mẹ tôi nhất quyết không chịu đi vì... "lãng phí"! Tôi thậm chí chẳng dám quay sang nhìn vợ lúc ấy, mọi người ai nấy ngán ngẩm quay vào.
Tôi còn nhớ tối nọ, khi tụi nhỏ đòi xem kênh hoạt hình yêu thích. Trong khi đó, trên ti vi cũng đang phát sóng một vở chèo mà nội tôi muốn xem, dù nội đã xem nhiều lần. Bọn trẻ thì la khóc không chịu đổi kênh, trong khi nội cũng không bằng lòng mà bỏ vào phòng riêng. Nội giận vợ chồng tôi và tụi nhỏ thêm một tuần sau đó.
Còn vô vàn những mâu thuẫn tuy nhỏ nhưng ngày nào cũng phải xử lý giữa các thế hệ sống trong gia đình, khó có thể dung hòa được. Trong khi, điều quan trọng nhất của việc ở chung là để chăm sóc cho người lớn tuổi trong gia đình mỗi lúc ốm đau, thì tôi cũng khó mà làm được tận tình và kịp thời bằng các bác sĩ, y tá trong bệnh viện.
Suy đi tính lại, chuyến này vợ chồng tôi quyết định dọn ra ở riêng.
Theo Phụ nữ TP.HCM
">Rối bời trong căn nhà tứ đại đồng đường
- Hàng loạt dự án bị phạt tiền, tạm đình chỉ và đình chỉ do vi phạm các quy định về PCCC. Cảnh sát PCCC TP Hà Nội khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không làm việc, kinh doanh và sinh sống khi công trình chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC.
Thông tin từ Cảnh sát PCCC Hà Nội cho biết, tính đến thời điểm hiện nay có 21/79 công trình chủ đầu tư đã khắc phục xong và được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC, tuy nhiên, vẫn còn 58/79 công trình chưa thực hiện xong.
Cảnh sát PCCC Thành phố đã tham mưu UBND Thành phố, Cục Cảnh sát PCCC và CHCN - Bộ Công an ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC đối với chủ đầu tư của 48/58 công trình với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về PCCC khi chưa có giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC với tổng số tiền 3,4 tỷ đồng.
Tòa nhà HH1 đường Đại Mỗ, phường Đại Mỗ của Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska đình đã bị đình chỉ hoạt động xây dựng.
Trực tiếp ban hành và phối hợp với chính quyền địa phương ban hành quyết định đình chỉ hoạt động 25 hạng mục công trình thuộc các dự án: Dự án chung cư CT1, CT2,3 khu đô thị Dream Town (chủ đầu tư Công ty cổ phần cơ khí xây dựng Đại Mỗ); tòa nhà Golden West (Công ty Cổ phần phát triển thương mại Việt Nam); Nhà ở kết hợp văn phòng Sakura Tower (Công ty cổ phần Hùng Tiến Kim Sơn); Toà nhà CT8, CT10 ở Tả Thanh Oai (Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh)…
17 hạng mục công trình bị tạm đình chỉ hoạt động thuộc dự án Chung cư CT1 Usilk City (Công ty CP Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư) tạm đình chỉ hạng mục tầng hầm 1,2; Tòa nhà chung cư 89 Phùng Hưng (chủ đầu tư Công ty cổ phần thương mại Hà Tây) tạm đình chỉ hạng mục tầng hầm 1, 2A, 2B, 3 và các tầng khối đế từ tầng 1 đến tầng 5…
5 công trình bị đình chỉ gồm Trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng của Công ty TNHH một thành viên quản lý và phát triển nhà Hà Nội (27 Lạc Trung, Vĩnh Tuy), Nhà ở chung cư cao tầng kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH Dịch vụ đô thị Hancic (Số 46/230 Lạc Trung phường Thanh Lương), Chung cư CT5AB Văn Khê, Chung cư CT6 tại KĐT Văn Khê, phường La Khê của Công ty Cổ phần của Công ty Cổ phần Hà Châu OSC, Chung cư BMM tại tổ dân phố 19, Phường Phúc La của Công ty sản xuất Thương mại BMM.
Một số dự án vi phạm về PCCC bị phạt tiền gồm Khối đế và tháp B -Tòa nhà hỗn hợp HH1 do Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam làm chủ đầu tư, nhà ở cho cán bộ chiến sỹ Tổng cục V – Bộ Công an (chung cư T6/08) do Ban quản lý dự án T6/08 – Tổng cục V – BCA làm đơn vị chủ quản, tòa nhà CT5 (Yên Xá, Tân Triều) của Tập đoàn Mường Thanh.
Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh đứng đầu danh sách có nhiều dự án vi phạm PCCC với 13 dự án (Ảnh: Dự án VP6 trong danh sách vi phạm PCCC bị đình chỉ hạng mục tầng hầm và các tầng dịch vụ thương mại).
Doanh nghiệp tư nhân số 1 tỉnh Điện Biên thuộc Tập đoàn Mường Thanh của ông Lê Thanh Thản đứng đầu danh sách có nhiều dự án vi phạm PCCC với 13 dự án gồm: Tòa nhà CT5 (Yên Xã, xã Tân Triều), tòa CT8, CT10 (Tả Thanh Oai), chung cư cao tầng CT11 – Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ, tòa VP3, VP5, VP6 (Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai), tòa CT1, CT2, CT3, CT4, CT6, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp khu đô thị Xa La (Xa La, Hà Đông).
Với những lỗi vi phạm, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Mường Thanh bị phạt tổng cộng hơn 1 tỷ đồng. Đồng thời, một số hạng mục của các công trình vi phạm bị cơ quan chức năng ra quyết định đình chỉ hoạt động.
Ngoài ra, có 4 công trình chung cư cao tầng vi phạm về PCCC mới phát sinh: Tòa C - Chung cư và dịch vụ Star Tower của Công ty cổ phần đầu tư thiết kế và xây dựng Việt Nam - VIDEC (Số 283 Khương Trung), Tòa nhà Capital Garden của Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô (Ngõ 102 Trường Chinh), Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê của Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội Sông Hồng ( Số 4 Chính Kinh, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân), Tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở chung cư PVV- VINAPHARM của Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vinaconex –PVC (Số 60 Nguyễn Huy Tưởng).
Phòng Cảnh sát PCCC số 8 đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động công trình của Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội Sông Hồng tại số 4 Chính Kinh.
Theo yêu cầu của lãnh đạo Hà Nội, ngoài công khai danh tính chủ đầu tư vi phạm PCCC, các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc khắc phục các vi phạm về PCCC (15 ngày/lần), lập biên bản; nêu rõ việc thực hiện những cam kết của chủ đầu tư; ra thông báo tạm đình chỉ, đình chỉ. Sau khi xử phạt xong, nếu chủ đầu tư “chây ì” không khắc phục, đề xuất chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế…
Hồng Khanh
Hà Nội: 10 dự án hoàn thành nhưng chưa đảm bảo điều kiện phòng cháy chữa cháy
10 dự án này đã thi công xong nhưng chưa đảm bảo về phòng cháy và chữa cháy (PC&CC) như lối thoát nạn, các giải pháp ngăn cháy, hệ thống PCCC, chống tụ khói...
">Hà Nội Hàng loạt dự án vi phạm PCCC bị đình chỉ