您现在的位置是:NEWS > Công nghệ
Than Quảng Ninh vs Hà Nội (17h 23/10): Nhà vô địch giữ sức
NEWS2025-04-19 06:27:07【Công nghệ】5人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 22/10/2019 15:35 Việt Nam giá vànggiá vàng、、
很赞哦!(65332)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Juarez vs Necaxa, 10h00 ngày 16/4: Áp sát Top 6
- Hồ Ngọc Hà bất ngờ thông báo 'đẻ thêm đứa nữa, mệt nhưng vui'
- Ở nơi thầy giáo ủng hộ học trò hái Mặt Trăng
- Hàng loạt thí sinh bất ngờ đỗ thành trượt viên chức
- Nhận định, soi kèo Yokohama Marinos vs Shimizu S
- Ăn miếng gà tần con dâu mua, mẹ chồng khóc nghẹn
- Hồ Ngọc Hà bất ngờ thông báo 'đẻ thêm đứa nữa, mệt nhưng vui'
- Tiền mã hóa đe dọa an toàn của hệ thống thanh toán toàn cầu
- Nhận định, soi kèo Farense vs Boavista, 21h30 ngày 18/4: Ám ảnh xa nhà
- Sinh viên ĐH Lao động xã hội bức xúc vì học phí quốc phòng
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Kawasaki Frontale, 17h00 ngày 16/4: 3 điểm nhọc nhằn
Vietnam Security Summit 2022 có chủ đề “An toàn thông tin cho nền tảng số quốc gia: Kiến tạo tương lai số bền vững”. Phát biểu khai mạc sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng nhận định: Chủ đề “An toàn thông tin cho nền tảng số quốc gia: Kiến tạo tương lai số bền vững” của Vietnam Security Summit năm nay là chủ đề mang tính thời sự, cấp thiết khi mà Chương trình chuyển đổi số quốc gia, các Chiến lược phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đã được ban hành, khẳng định quyết tâm chuyển đổi số của Việt Nam. Xuyên suốt trong các chương trình, chiến lược quốc gia, việc phát triển, triển khai các nền tảng số được xác định là giải pháp đột phá để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.
Thứ trưởng chỉ rõ, nền tảng số là không gian diễn ra các hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân Việt Nam trên môi trường số. Các nền tảng số Việt Nam cũng chính là không gian mạng quốc gia. “Bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số quốc gia cũng chính là bảo vệ không gian mạng quốc gia. Vì vậy, công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các nền tảng số phải được coi là trọng tâm, ưu tiên hàng đầu, là nhiệm vụ gắn liền, không thể tách rời được trong quá trình chuyển đổi số”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng khẳng định: Bộ TT&TT cam kết luôn đồng hành cùng các bộ ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số. Thứ trưởng cũng cho rằng, các nền tảng số khi được triển khai trên diện rộng, phục vụ rất đông người thì cần phải có khả năng chống chịu bền bỉ trước các cuộc tấn công với tần suất ngày càng tăng, quy mô ngày càng rộng, kỹ thuật ngày càng tinh vi và các hậu quả xảy ra cũng sẽ ngày càng lớn.
Đặc trưng cơ bản của nền tảng là dùng chung, số lượng người dùng lớn, sinh ra dữ liệu lớn, bao gồm cả dữ liệu cá nhân, dữ liệu của các cơ quan, tổ chức. Chính vì vậy, các nền tảng số là đích ngắm của các đối tượng tấn công trên không gian mạng.
Nếu như trước đây, các tổ chức, doanh nghiệp coi việc phát triển các ứng dụng với tính năng theo yêu cầu của người dùng là chính, an toàn thông tin là tính năng mang tính bổ sung, tăng thêm. Thì ngày nay, bảo đảm an toàn thông tin cho các nền tảng phải được thực hiện ngay từ khâu thiết kế, như là một trong những tính năng quan trọng nhất của sản phẩm. Các nền tảng số quốc gia khi xây dựng, phát triển cần xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Nếu như trước đây, khi có sự cố mất an toàn thông tin xảy ra, an toàn thông tin mới được nhắc đến. Thì nay, an toàn thông tin luôn được chú trọng suốt vòng đời phát triển và vận hành nền tảng, bảo đảm tuân thủ theo quy trình phát triển – vận hành an toàn DevSecOps.
Nếu như trước đây, các chủ quản hệ thống thông tin vẫn chấp nhận một cách dễ dãi việc đưa vào sử dụng các hệ thống khi chưa đánh giá mức độ đảm bảo an toàn thông tin. Thì nay, chúng ta kiên quyết áp dụng nguyên tắc hệ thống chưa kết luận bảo đảm an toàn thông tin thì chưa đưa vào sử dụng.
“Để làm được điều này, nhà phát triển nền tảng phải ưu tiên dành tỷ lệ kinh phí phù hợp, chúng tôi cho rằng tối thiểu khoảng 20-30% tổng mức đầu tư, dành cho các tính năng về an toàn thông tin mạng. Có như vậy, việc bảo đảm an toàn thông tin mới được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp và không chắp vá”, Thứ trưởng lưu ý.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Bộ TT&TT đã công bố là đã và đang triển khai thúc đẩy, phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia. Bộ TT&TT mong muốn các doanh nghiệp cung cấp nền tảng số sẽ đồng hành, tham gia chương trình để hướng tới phát triển một tương lai số bền vững.
“An toàn thông tin vẫn luôn là chặng đua đường dài, không phải cuộc đua nước rút. Phát triển các nền tảng mới có thể nhìn thấy ngay kết quả kinh tế, tài chính, nhưng với an toàn thông tin, sự quan tâm, chú ý lại thường đến khi xảy ra các sự cố nghiêm trọng. Do đó, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm, đầu tư bền bỉ, liên tục và lâu dài để bảo đảm an toàn thông tin cho các nền tảng số”, Thứ trưởng nói.
Chia sẻ tại hội thảo, Cục trưởng Cục An toàn thông tin Nguyễn Thành Phúc đã điểm ra một số vấn đề trong đảm bảo an toàn thông tin tại Việt Nam như: Tỷ lệ các hệ thống được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn theo cấp độ hiện còn thấp, mới chỉ khoảng 30%; lừa đảo trực tuyến ngày càng phổ biến; nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử đang sử dụng nhưng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; diễn tập an toàn thông tin còn thiếu và chưa thực hiện…
Các đại biểu thực hiện nghi thức ra mắt Nền tảng điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Tại phiên toàn thể, Cục An toàn thông tin đã chính thức ra mắt Nền tảng điều phối xử lý sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia. Việc nền tảng này ra đời, đi vào vận hành sẽ thúc đẩy mạng lưới Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường sự gắn kết, chia sẻ thông tin, sẵn sàng phản ứng nhanh, kịp thời khi sự cố xảy ra.
Trong khuôn khổ sự kiện, vào chiều ngày 23/6, sẽ diễn ra đồng thời 3 phiên chuyên đề: Tăng cường an toàn thông tin mạng cho Chính phủ số: Mục tiêu và thách thức; Bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số; Xu hướng công nghệ mới ứng phó các cuộc tấn công mạng trong tương lai. Song song với các phiên hội thảo là triển lãm quốc tế về công nghệ an toàn và bảo mật thông tin có sự góp mặt của hơn 30 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu khu vực và trên thế giới.
Vân Anh
">Đảm bảo an toàn cho nền tảng số phải là ưu tiên hàng đầu
Số tiền một tỷ đồng này sẽ được chi cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và chi phí lắp đặt một phòng cách ly áp lực âm được đặt tại Hà Nội, cùng 5000 bộ trang phục bảo hộ phòng dịch trang bị cho các bác sĩ, nhân viên y tế ở nhiều nơi trên cả nước. Toàn bộ nguồn tài chính để thực hiện do nữ ca sĩ đóng góp.
Phía Chi Pu đã liên hệ với cố vấn chuyên môn y khoa của đơn vị sản xuất phòng cách ly áp lực âm để xúc tiến việc nhập khẩu trang thiết bị và triển khai lắp đặt tại một bệnh viện ở Hà Nội, phục vụ kịp thời việc điều trị và phòng chống dịch Covid-19.
Sau Hà Anh Tuấn, đến lượt Chi Pu góp 1 tỷ đồng để làm điều ý nghĩa cùng cộng đồng chống dịch Covid-19. Về trang phục bảo hộ phòng dịch, Chi Pu sẽ trực tiếp đi quyên tặng và bàn giao cho người đại diện ở nhiều bệnh viện trên cả nước. Đại diện nữ ca sĩ cho biết đã liên hệ với Sở Y tế TP. Hà Nội và được tiếp nhận nhiệt tình cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc kết nối với nhiều bệnh viện trên địa bàn thành phố, chuẩn bị cho công tác tiếp sức.
"Chi liên tục theo dõi thông tin diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và thấy rằng các cơ quan chức năng, ban ngành đoàn thể liên quan đã và đang nỗ lực rất tốt từng ngày để ngăn chặn dịch bệnh lan truyền tại Việt Nam. Chi nghĩ đã đến lúc bản thân Chi nói riêng và mỗi công dân nói chung cần hành động để chung tay góp phần đẩy lùi nạn dịch".
Clip Chi Pu hát "Anh ơi ở lại":"Phần đóng góp tuy nhỏ bé nhưng Chi hy vọng không chỉ có mình mà còn nhiều người hơn nữa sẽ cùng góp sức để tiếp thêm sức mạnh cho Việt Nam, vì một cộng đồng luôn khoẻ mạnh. Chi tin rằng nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ thành công" - Chi Pu kêu gọi mọi người cùng góp sức với mình.
Trước đó, ca sĩ Hà Anh Tuấn cùng các mạnh thường quân tặng 3 phòng điều trị cách ly áp lực âm nhập khẩu trọn gói từ Đức về Việt Nam (25.000 Euro - tương đương 650 triệu đồng/phòng) dành cho bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm virus Covid-19 cũng như các trường hợp bệnh nhân cần cách ly khác. Như vậy, tổng chi phí để thiết lập 3 phòng điều trị cách ly áp lực âm vào khoảng gần 2 tỷ đồng.
Ngân An
Chi Pu khoe khéo bờ vai gọn gàng quyến rũ
- Sao Việt 6/3: Chi Pu khoe khéo bờ gọn gàng quyến rũ, Tăng Thanh Hà bất ngờ chia sẻ thèm mỳ gói.
">Sau Hà Anh Tuấn, đến lượt Chi Pu góp 1 tỷ đồng vì dịch Covid
Đà tăng trưởng của thị trường ô tô chậm lại. Ảnh minh họa: Internet
Tháng 5 là thời điểm ưu đãi lệ phí trước bạ cuối cùng cho các dòng xe lắp ráp trong nước. Tuy nhiên các hãng xe và đại lý còn chịu áp lực thiếu nguồn cung do nguồn linh kiện để lắp ráp xe còn hạn chế. Điều này khiến cho nhiều mẫu xe trên thị trường khan hiếm và người dùng không thể có kịp xe để được ưu đãi trước bạ. Trong tháng 5, lượng xe lắp ráp trong nước bán ra đạt con số 25.580 xe, tăng 1%. Trong khi đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 18.236 xe, tăng 7% so với tháng trước.
Tăng/giảm diễn ra trái chiều với các hãng xe tại Việt Nam trong tháng qua. Chẳng hạn, Toyota Việt Nam đã bán ra 10.579 xe, tăng khoảng 22%; Kia tăng 14% khi bán ra 8.079 xe; Mazda tăng trưởng 8% với 4.396 xe; Peugeot tăng tới 50% với 1.627 xe; Ford cũng tăng 25% với 2.410 xe bán ra.
Ở chiều ngược lại, với 3.184 xe bán ra doanh số Honda giảm 48%; Mitsubishi giảm 9% với 3.279 xe bán ra. TC Motor (đơn vị lắp ráp và phân phối xe Hyundai) bán ra 6.490 xe trong tháng vừa qua, giảm 6,8% so với tháng 4/2022.
Tính đến hết tháng 5, thị trường Việt Nam tiêu thụ tổng số 176.681 xe ô tô các loại, đưa doanh số xe tiêu thụ trong nước tăng tới 39% so với 2021. Trong số này, xe du lịch tăng trưởng mạnh nhất khi tiêu thụ tới 140.109 xe, tăng 57%. Phân khúc xe thương mại giảm 5% và xe chuyên dụng tăng 21% so với năm 2021.
Tính đến hết tháng 5/2022, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 47% trong khi xe nhập khẩu tăng 29% so với cùng kì năm ngoái
Đà tăng trưởng chậm lại, song nhiều dự đoán cho rằng, thị trường ô tô chưa giảm nhiệt khi nhu cầu mua sắm ô tô của người dân vẫn còn tăng cao trong bối cảnh thị trường vẫn còn thiếu nguồn cung. Thị trường thời gian tới cũng sẽ đón nhận nhiều mẫu xe mới cùng các chiêu kích cầu từ hãng xe, đại lý cũng là những động lực tăng cho thị trường nói chung
Phúc Vinh
Hyundai Kona bị dừng bán ở thị trường Việt Nam
Mẫu xe gầm cao Hyundai Kona sẽ tạm dừng sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam từ tháng 6/2022.
">Thị trường ô tô chững đà tăng trưởng
Nhận định, soi kèo Pyunik vs Ararat
Ảnh: Trịnh Văn Giang Chiều 30 Tết, tôi theo mẹ ra ngoài đồng dọn dẹp mộ cho các cụ và mời các cụ về nhà ăn Tết. Sau đó mấy chị em chuẩn bị bữa cơm tất niên, còn mẹ lấy một bó mùi già to, cho vào chiếc nồi lớn đổ nước và chất củi đun.
Nước mùi sôi, tỏa ra hương thơm ngào ngạt, mẹ bảo tắm nước này vào chiều 30 Tết để tẩy sạch những bụi bẩn, tẩy sạch những điều không hay của năm cũ, để đón năm mới vui tươi hơn, may mắn hơn…
Đã mấy chục năm trời xa quê, cuộc sống hiện đại ngày nay với nước hoa, các loại mỹ phẩm rất nhiều . Song vẫn không thể quên được mùi hương của cây mùi già, ngửi thấy mùi già là Tết đã về đến cửa! Cùng người thân quây quần bên nồi bánh chưng, chờ mong chiếc bánh nhỏ bố gói riêng cho mình, mà nhớ, mà mong một bữa cơm đoàn viên cùng người thân sau bao ngày xa cách.
Trời đông se lạnh, mưa phùn giăng ướt mái tóc đã điểm bạc, ta nhìn thấy chồi non hé nở báo hiệu một mùa xuân tươi đẹp đang về...
Tết xưa là mùi thơm tỏa ra từ nồi bánh chưng nghi ngút khói đặt trên bếp lửa hồng, là mùi thơm phưng phức của những chiếc bánh quy tự làm, là vị ngọt man mác của miếng mứt quất, mứt mận, là mùi hồ vương lại trên chiếc áo mới may cho các con, là những nhọc nhằn vị mặn mồ hôi của cha mẹ…
Không sung túc, đủ đầy như bây giờ, nhưng những cái Tết ấy luôn là miền ký ức không thể nào lãng quên, là một thời để nhớ, là nơi để ai đó khát khao tìm về.
Nhân dịp Tết Nguyên đán sắp tới, VietNamNetmời bạn đọc cùng chia sẻ những cảm xúc, những hồi tưởng về hương vị Tết xưa, mà nay bởi cuộc sống hiện đại bộn bề, chúng ta ít có cơ hội được thưởng thức lại. Bài viết liên quan, độc giả vui lòng gửi về: bandoisong@vietnamnet.vn.
Lần đầu ăn Tết nhà chồng, nàng dâu run rẩy trước bảng chi tiêu của mẹ
Tết sắp đến, vợ chồng tôi lại đau đầu chuyện quà cáp cho họ hàng ở quê. Năm ngoái, lần đầu về nhà chồng ăn Tết, tôi phải chi hơn 10 triệu đồng để mua bánh kẹo, lì xì bố mẹ, họ hàng bên chồng.">Thấy mùi hương này là Tết đã về đến cửa
- Mấy ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền một clip khó tìm được lời giải. Hàng vạn chia sẻ với bình luận, đây là bài toán mang tính ảo giác. Sau đây là lời giải thích về sự ảo giác đó.
Play">
Gỡ rối bài toán gây ảo cho hàng triệu người
1. Dòng tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn
“Mọi người thường quyết định có mở một email không dựa vào dòng tiêu đề” – Pachter nói. “Hãy chọn một tiêu đề giúp người đọc biết rằng bạn đang đánh đúng vào mối quan tâm của họ”.
2. Dùng địa chỉ email chuyên nghiệp
Nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp, bạn nên dùng địa chỉ email của công ty. Nhưng nếu bạn sử dụng email cá nhân, bạn cũng nên thận trọng trong việc chọn địa chỉ, Pachter khuyên.
Bạn nên có địa chỉ email là tên mình để người nhận biết chính xác ai đang gửi thư. Đừng bao giờ dùng những địa chỉ (có lẽ là còn sót lại của thời đi học) không phù hợp với công sở như “cobethienthan” hay “changtrailangtu”…
3. Nghĩ kỹ trước khi nhấn nút “Trả lời tất cả”
Không ai muốn đọc thư từ 20 người mà không liên quan gì tới mình. Chỉ nên “trả lời tất cả” khi bạn thực sự nghĩ rằng mọi người trong danh sách nên nhận được thư.
4. Một đống chữ ký
Hãy cho người nhận biết một số thông tin về bạn – Pachter đề xuất. “Nhìn chung, cái này sẽ khẳng định tên đầy đủ của bạn, chức danh, tên công ty và thông tin liên hệ, trong đó có số điện thoại. Bạn cũng có thể “quảng cáo” thêm một chút cho bản thân, nhưng đừng làm quá với những câu trích dẫn hay tác phẩm nghệ thuật”.
Hãy sử dụng cùng một phông chữ, cỡ chữ và màu sắc cho phần chữ ký – bà nói.
5. Sử dụng lời chào chuyên nghiệp
Đừng sử dụng những từ thông tục như “Này”, “Ê…”
Đây là những lời chào thân mật, và nói chung không nên sử dụng trong môi trường công sở. Bà Pachter khuyên rằng không nên gọi ai đó bằng tên tắt. “Hãy nói ‘Chào Michael’ trừ khi bạn chắc rằng anh ta thích được gọi là Mike hơn”.
6. Sử dụng ít dấu chấm than
Nếu bạn quyết định sử dụng một dấu chấm than, chỉ nên sử dụng nó để truyền tải sự khuyến khích – Pachter nói.
“Đôi khi mọi người hay đặt quá nhiều dấu chấm than ở cuối câu. Bức thư có thể quá cảm xúc hoặc có vẻ như thiếu sự trưởng thành. Dấu chấm than chỉ nên sử dụng rất hạn chế trong văn viết”.
7. Thận trọng với khiếu hài hước
Khiếu hài hước rất dễ bị hiểu sai nếu không kèm giọng điệu và nét mặt. Trong một trao đổi nghiệp vụ, tốt nhất là nên loại bỏ yếu tố hài hước trừ khi bạn biết rõ người nhận. Ngoài ra, đôi khi cái mà bạn cho là hài hước lại không hài hước với người khác.
Pachter nói: “Một điều gì đó rất buồn cười khi nói có thể lại rất khác khi viết. Khi bạn nghi ngờ điều đó, hãy bỏ nó đi”.
8. Hiểu rằng văn hóa khác nhau có thể nói và viết khác nhau
Hiểu nhầm có thể dễ dàng xảy ra do khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong văn viết khi bạn không thể nhìn thấy ngôn ngữ cơ thể của người kia. Hãy điều chỉnh thông điệp của bạn phù hợp với nền tảng văn hóa của người nhận.
Một nguyên tắc bạn luôn phải nhớ là ở những nền văn hóa như Ả Rập, Nhật Bản, Trung Quốc, người ta luôn muốn hiểu về bạn trước khi làm ăn với bạn. Ngược lại, những người Đức, Mỹ hay Scandinavian đưa ra quyết định rất nhanh.
9. Trả lời email – ngay cả khi email không chủ ý gửi cho bạn
Khi email vô tình gửi nhầm cho bạn, đặc biệt là nếu người gửi đang mong hồi đáp thì bạn nên trả lời lại. Việc trả lời không cần thiết nhưng đó là một hành xử tốt, đặc biệt là nếu người này làm việc cùng công ty hay cùng lĩnh vực với bạn.
Ví dụ, bạn có thể trả lời: “Tôi biết là anh đang rất bận, nhưng tôi không nghĩ rằng anh định gửi email này cho tôi. Và tôi muốn cho anh biết điều đó để anh có thể gửi lại đúng người”.
10. Soát lỗi sai chính tả
Có thể người nhận sẽ không chú ý những lỗi này, nhưng bạn vẫn nên đọc đi đọc lại email vài lần. Cũng đừng phụ thuộc vào phần mềm kiểm tra chính tả vì đôi lúc nó sai.
11. Hãy gõ địa chỉ email cuối cùng
“Bạn sẽ không muốn vô tình gửi thư đi khi chưa hoàn thành. Ngay cả khi bạn đang trả lời thư, tốt nhất là bạn nên xóa địa chỉ người nhận, sau đó chèn vào khi chắc chắn rằng đã hoàn thành tin nhắn” – Pachter nói.
12. Gửi đúng địa chỉ người nhận
Pachter nói rằng hãy thận trọng khi gõ địa chỉ người nhận vào dòng “To”. “Rất dễ chọn sai tên. Nó có thể khiến bạn và người nhận email nhầm đều xấu hổ”.
13. Giữ phông chữ cổ điển
Một nguyên tắc bất di bất dịch là email của bạn nên để phông chữ mà người khác có thể đọc dễ dàng nhất. “Nhìn chung, tốt nhất là bạn nên chọn cỡ chữ 10-12 và chọn phông dễ đọc như Arial, Calibri hay Times New Roman. Còn với màu sắc, màu đen luôn là lựa chọn an toàn nhất” - Pachter khuyên.
14. Thận trọng với giọng điệu
Cũng giống như khiếu hài hước trong văn viết, khi không có biểu hiện khuôn mặt và giọng nói, giọng điệu cũng có thể dễ bị hiểu sai. Ý bạn nói là “thẳng thắn” thì họ sẽ hiểu thành “tức giận và cộc lốc”.
Để tránh điều này, Pachter đề xuất bạn nên đọc to thư của mình lên trước khi gửi. Nếu bạn thấy không ổn thì người nhận cũng cảm thấy như vậy.
15. Không có gì bí mật
Mọi tin nhắn điện tử đều để lại dấu vết. Hãy luôn nhớ điều đó.
Hãy luôn giả sử rằng người khác sẽ nhìn thấy những gì bạn viết, vì thế đừng viết bất cứ điều gì mà bạn sẽ không muốn mọi người nhìn thấy. Đừng viết bất cứ điều gì không có lợi cho bạn hay khiến người khác tổn thương. Sau cùng, email rất dễ “forward”, nên tốt nhất là an toàn, hơn là phải nói lời xin lỗi.
- Nguyễn Thảo(Theo Business Insider)
15 quy cách gửi email văn minh mọi nhân viên công sở nên biết