Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang yêu cầu các ủy ban phối hợp với Bộ, ngành có liên quan làm rõ sự cần thiết, tiến độ chuẩn bị để phân loại. Nội dung nào khả thi, cần thiết thì phải tập trung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7; nội dung nào có thể giãn tiến độ thì đưa sang Kỳ họp thứ 8. Tránh tình trạng cứ đưa hết vào, nhưng chuẩn bị không đến nơi đến chốn, khiến cho Kỳ họp thứ 7 quá tải", ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: quochoi.vn)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: quochoi.vn)

Quán triệt tinh thần giải quyết các vấn đề cấp bách nhưng phải kỹ lưỡng, đảm bảo yêu cầu chung của hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội để rà soát kỹ, nhất là những nghị quyết thí điểm được Chính phủ đề xuất.

"Trong tháng 3 phải chốt được danh mục này để chúng ta tập trung phân bổ thời gian cho việc chuẩn bị, cái gì chưa cần thiết thì để lại. Tránh trường hợp đến sát rồi vẫn còn giằng co chuyện để hay không để", Chủ tịch Quốc hội nói.

Về công tác lập pháp, ông Vương Đình Huệ nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải trình, tiếp thu đối với 7 dự thảo luật trước khi xin ý kiến Đại biểu Quốc hội tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sau đó trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

7 dự thảo luật gồm Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). 

"9 dự án luật dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, xem xét. Như vậy có thể thấy, tiến độ chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan tích cực và sớm hơn so với các kỳ họp trước đây", Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án luật trình lần này đều được các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách ngành và lĩnh vực cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra làm việc rất kỹ lưỡng, nhiều vòng, nhiều lần tiếp thu tối đa những ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học.

Đồng thời, các cơ quan chức năng chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung, so với dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 được hoàn thiện thêm một bước rất cơ bản.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tại phiên họp này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đóng góp chất lượng vào các dự án luật tốt nhất, nhất là một số dự án luật có những nội dung khó, có ý kiến khác nhau.

Nhóm vấn đề thứ hai, theo ông Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét quyết định việc thành lập sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Dương, tỉnh Tiền Giang.

Chủ tịch Quốc hội nhận định, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm để thực hiện nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị và chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện; đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về phát triển đô thị trong thời kỳ mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nhóm vấn đề thứ ba tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày (dự kiến ngày 18/3) thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính và lĩnh vực Ngoại giao.

"Các nội dung chất vấn này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp và có kết nối với Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; có sự tham gia của một số Phó Thủ tướng và một số đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan", Chủ tịch Quốc hội nói.

Cũng liên quan đến nội dung này, Chủ tịch Quốc hội thông tin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ có một cuộc họp trù bị để chuẩn bị cho phiên chất vấn, dự kiến vào chiều tối 14/3.

Anh Văn" />

Chủ tịch Quốc hội: Để lại nội dung chưa cần thiết, tránh Kỳ họp thứ 7 quá tải

Nội dung này được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập khi phát biểu khai mạc phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ủtịchQuốchộiĐểlạinộidungchưacầnthiếttránhKỳhọpthứquátảkết quả bóng đá la liga tây ban nha sáng 14/3.

Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhận được văn bản của Thủ tướng về dự kiến bổ sung một số nghị quyết sẽ trình tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội. 

"Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang yêu cầu các ủy ban phối hợp với Bộ, ngành có liên quan làm rõ sự cần thiết, tiến độ chuẩn bị để phân loại. Nội dung nào khả thi, cần thiết thì phải tập trung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7; nội dung nào có thể giãn tiến độ thì đưa sang Kỳ họp thứ 8. Tránh tình trạng cứ đưa hết vào, nhưng chuẩn bị không đến nơi đến chốn, khiến cho Kỳ họp thứ 7 quá tải", ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: quochoi.vn)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. (Ảnh: quochoi.vn)

Quán triệt tinh thần giải quyết các vấn đề cấp bách nhưng phải kỹ lưỡng, đảm bảo yêu cầu chung của hệ thống pháp luật, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội để rà soát kỹ, nhất là những nghị quyết thí điểm được Chính phủ đề xuất.

"Trong tháng 3 phải chốt được danh mục này để chúng ta tập trung phân bổ thời gian cho việc chuẩn bị, cái gì chưa cần thiết thì để lại. Tránh trường hợp đến sát rồi vẫn còn giằng co chuyện để hay không để", Chủ tịch Quốc hội nói.

Về công tác lập pháp, ông Vương Đình Huệ nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giải trình, tiếp thu đối với 7 dự thảo luật trước khi xin ý kiến Đại biểu Quốc hội tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sau đó trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7.

7 dự thảo luật gồm Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). 

"9 dự án luật dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, xem xét. Như vậy có thể thấy, tiến độ chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan tích cực và sớm hơn so với các kỳ họp trước đây", Chủ tịch Quốc hội nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, các dự án luật trình lần này đều được các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách ngành và lĩnh vực cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra làm việc rất kỹ lưỡng, nhiều vòng, nhiều lần tiếp thu tối đa những ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học.

Đồng thời, các cơ quan chức năng chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung, so với dự thảo đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 được hoàn thiện thêm một bước rất cơ bản.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, tại phiên họp này, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành thời gian nghiên cứu, cho ý kiến đóng góp chất lượng vào các dự án luật tốt nhất, nhất là một số dự án luật có những nội dung khó, có ý kiến khác nhau.

Nhóm vấn đề thứ hai, theo ông Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét quyết định việc thành lập sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Dương, tỉnh Tiền Giang.

Chủ tịch Quốc hội nhận định, đây cũng là một trong những nội dung trọng tâm để thực hiện nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị và chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện; đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị về phát triển đô thị trong thời kỳ mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nhóm vấn đề thứ ba tại phiên họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày (dự kiến ngày 18/3) thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn đối với hai nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Tài chính và lĩnh vực Ngoại giao.

"Các nội dung chất vấn này sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp và có kết nối với Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; có sự tham gia của một số Phó Thủ tướng và một số đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan", Chủ tịch Quốc hội nói.

Cũng liên quan đến nội dung này, Chủ tịch Quốc hội thông tin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ có một cuộc họp trù bị để chuẩn bị cho phiên chất vấn, dự kiến vào chiều tối 14/3.

Anh Văn