- Nhà giáo Khánh Ngọc dẫn câu chuyện thực tế,áoviênnóngmặtvớigiámkhảononnghềngoại hạng anh bóng đá thông thường những người được chọn làm giám khảo cũng phải hội đủ nhiều yếu tố, đặc biệt nhất là kinh nghiệm và tài năng. Tuy nhiên, trong ngành giáo dục hiện nay, ở một số nơi người ta lại lãng quên đi tiêu chí ấy...
Và, họ đã quá dễ dãi trong việc chọn người làm giám khảo ở các hội thi. Điều này không chỉ gây nên nhiều bức xúc cho các thi sinh tham dự hội thi còn làm giảm đi giá trị của hội thi ấy.
Ngành giáo dục thường tổ chức rất nhiều các hội thi cho giáo viên. Có thể kể ra đây một số hội thi như thi giáo viên dạy giỏi, thi chủ nhiệm giỏi cấp trường, cấp thị, cấp tỉnh. Lẽ ra, giám khảo những hội thi này phải là những giáo viên giỏi lâu năm, có bề dày thành tích trong giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Nhưng thực tế, ban giám khảo của các hội thi này đôi khi là người chưa có một danh hiệu gì, chưa nói đến việc kinh nghiệm giảng dạy lại không có.
Hình ảnh minh họa |
Vừa mới ra trường, do có chút nhan sắc và tài hát múa. Cô Huệ được giữ lại Phòng Giáo dục làm “chân sai vặt”. Vài năm sau, do một chuyên viên phụ trách mảng tiểu học về hưu, cô Huệ may mắn được ngồi vào vị trí ấy. Nghiễm nhiên cô trở thành cấp trên của tất cả ban giám hiệu các trường. Nếu trước đây, có điều gì thắc mắc về chuyên môn, cô đều phải gọi điện về các trường xin được tư vấn. Thì bây giờ, mọi ý kiến của cô về chuyên môn, các trường học phải nghe răm rắp. Đó không còn là lời nói mà là chỉ đạo của cấp trên.
Do làm ở phòng, cô có điều kiện đi nhiều nơi, học hỏi được nhiều điều mới. Bởi thế, nói về lý thuyết giảng dạy, cô rất thông thạo nhưng để cô dạy một tiết cho mọi người dự có lẻ cô không dám “liều mình” như thế.
Vì là cấp trên nên mọi hội thi diễn ra trong ngành ở địa phương, cô là người đóng vai trò chủ chốt.
Dù chưa một ngày đứng lớp giảng dạy, chưa một lần làm chủ nhiệm nhưng cô vẫn có thể là Trưởng ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thị hẳn hoi. Thế rồi, những góp ý của cô cứ như “trên mây trên gió” giáo viên thường rỉ tai nhau “chẳng thể nào thực hiện nổi”. Nhiều tình huống sư phạm đưa ra cho giáo viên xử lý, mặc dù đã được nhiều thầy cô vận dụng bằng kinh nghiệm chủ nhiệm lớp của mình rất thành công nhưng vẫn bị cô bắt bẻ đủ điều. Vì thiếu và yếu thực tế nên việc đánh giá năng lực giáo viên cũng theo cảm tính, dẫn đến không ít người đậu hên và trượt oan.
Thậm chí có giám khảo chưa giảng dạy, chưa làm công tác chủ nhiệm bao giờ nên cũng chưa từng viết được một cái sáng kiến về đề tài giáo dục. Thế mà, nghiễm nhiên là giám khảo của hàng trăm đề tài sáng kiến viết về giảng dạy, về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên.
Vì vậy, không ít sáng kiến kinh nghiệm đã rơi vào “cửa tử’ khi không hợp ‘khẩu vị” của giám khảo non nghề. Nhiều giáo viên tâm huyết cảm thấy bức xúc vì những cố gắng, những thành quả của mình không được đánh giá, ghi nhận bởi người có chuyên môn cao. Vì thế, không ít người đã tỏ ra bất cần, buông xuôi.
Đổi mới để nâng cao chất lượng trong giáo dục cũng cần phải đổi mới cả khâu tổ chức các hội thi và phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm như hiện nay. Có như thế mới tránh được tình trạng làm đối phó, hời hợt, qua loa và chiếu lệ.