Trên các bàn tiệc của bạn bè lâu ngày không gặp hay giữa những đối tác làm ăn không thể thiếu những thức uống có cồn như rượu bia. Nhưng những lần quá chén có thể để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy làm sao để uống rượu bia lâu say cũng như giảm bớt các tác động xấu của nó lên cơ thể?íquyếtgiúpcácquýôngchốngsayrượubiavàkhônggâyhạicơthểtiền đô hôm nay bao nhiêu
Nguyên nhân say rượu là do cồn ngấm vào cơ thể. Cồn sau khi vào trong cơ thể sẽ phải được lọc qua lá gan, sau đó sẽ đi đến não bộ theo đường máu. Bạn khó tránh được các cuộc nhậu, song nếu biết cách uống rượu không say thì hoàn toàn có thể kiểm soát được việc hấp thụ cồn.
1. Cố gắng ăn nhiều đồ ăn nhẹ
Tất cả các món ăn nhẹ từ bánh mì, khoai tây chiên hoặc các loại hạt khác nhau sẽ là một “trợ thủ” đắc lực giúp cơ thể bạn không hấp thụ quá nhiều rượu. Bởi vì protein có trong các món ăn nhẹ này sẽ làm loãng tác dụng của rượu.
2. Không uống khi bụng đói
Ăn thức ăn trước khi bắt đầu uống sẽ kích thích chức năng của dịch dạ dày, giúp dạ dày không bị nhiễm độc quá nhiều. Thực phẩm mà bạn ăn cũng sẽ giúp ngăn ngừa đầy hơi có thể xảy ra sau khi uống đồ uống có cồn.
3. Uống nước ấm
Uống nước ấm sẽ khiến quá trình hấp thụ rượu bị loãng, hạn chế cơ thể bị mất nước khiến "cơn say" đến lâu hơn. Đồng thời khi uống nước ấm cũng giúp giảm buồn ngủ sau khi uống rượu.
Bạn cũng có thể pha loãng rượu với nước hay với các loại nước uống khác. Hãy pha sao cho ly tỷ lệ nước hơn rượu để có thể vừa uống được lâu vừa không say. Nếu bạn uống bia, bạn có thể uống xen kẽ với nước thay vì chỉ uống bia không.
4. Uống rượu, bia một cách chậm rãi
Dù bạn uống rượu, bia, cocktail hay bất cứ đồ uống có cồn nào khác, việc uống thật chậm cũng giúp bạn lâu say hơn. Bạn hãy kéo dài thời gian nhâm nhi một ly đồ uống có cồn tới một tiếng, vì đây là khoảng thời gian gan cần để đưa hết chất cồn ra khỏi cơ thể. Bạn cũng có thể đi vòng quanh và trò chuyện với mọi người để không uống quá nhanh.
5. Uống sữa trước khi vào bàn nhậu
Bạn hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn. Sữa khi đến dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ thêm chất cồn trước khi phần cồn còn lại xâm nhập vào hệ thống thần kinh
6. Không hút thuốc khi đang trên bàn nhậu
Có thể bạn không biết, nhưng thuốc lá chính là một chất kích thích đẩy nhanh cơn say của bạn. Hơn thế, sử dụng thuốc lá thời gian dài sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gây ung thư.
An An (Dịch theo Sa Nook)
Sau khi liên tục chúc rượu bố vợ tương lai, Tiểu Tề bắt đầu nôn mửa, môi tím tái, anh bị sặc và tắt thở. Vô cùng hoảng sợ, cô gái nhanh chóng gọi cấp cứu và đưa bạn trai vào bệnh viện.