Tỷ lệ điện thoại thương hiệu Việt đang bị giảm sút. Ảnh: Thanh Hải |
Cách làm cũ đã không còn thu hút
Từ trước đến nay,ĐiệnthoạithươnghiệuViệttạođộtphá vớlịch giao hữu việt nam khi làm điện thoại thương hiệu Việt, các công ty trong nước thường làm theo kiểu “ăn xổi”, đó là đưa ra các yêu cầu của mình cho các nhà máy ở Trung Quốc sản xuất, sau đó đem về tiêu thụ ở thị trường trong nước. Hướng đi của các công ty làm điện thoại kiểu này là tạo ra những chiếc điện thoại nhiều sim, sóng và chú trọng đến các tính năng như pin lâu, giải trí là chính. Một vài công ty như Q-Mobile hay FPT Mobile cũng tung ra những chiếc điện thoại smartphone giá rẻ chạy hệ điều hành Android, nhưng lại không tạo ra những giá trị phần mềm một cách rõ ràng trên đó.
Với cách làm này, rất nhiều người cho rằng những chiếc điện thoại thương hiệu Việt trên thị trường hiện nay có quá ít “chất Việt”, thay vào đó nó mang đậm chất của những nơi sản xuất ra chúng. Bên cạnh đó chất lượng của những chiếc điện thoại thương hiệu Việt kiểu này nhiều lúc cũng chưa cao, vì đa số đều thuộc các dòng giá rẻ và sản xuất tại các nhà máy ít được biết đến, khiến người dùng cũng chưa hài lòng.
Việc vẫn tiếp tục bám trụ vào những chiếc điện thoại thương hiệu Việt theo kiểu như trên và không tạo ra nhiều sự thay đổi, khiến cho tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt đang bị sút giảm trầm trọng. Số liệu từ IDC cho thấy, trong quý II/2011, tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt (trừ các điện thoại thương hiệu Trung Quốc) trên thị trường chỉ còn chiếm 13,5%, một sự sụt giảm rất lớn khi ở thời điểm cuối năm ngoái, tỉ lệ điện thoại thương hiệu Việt chiếm tới hơn 30% trên thị trường.
Zingphone mở ra cách mạng mới về thương hiệu Việt trên điện thoại. Ảnh: Lê Mỹ |
Mở ra cách làm mới