NEWS

Chiều 4/11,ườngdùngsáchcóđườnglưỡibòvìkhôngthểmởtừngtrangkiểson heung-min trao đổi với VietNamNet vềson heung-minson heung-min、、

Trường dùng sách có ‘đường lưỡi bò’ vì không thể mở từng trang kiểm tra

Chiều 4/11,ườngdùngsáchcóđườnglưỡibòvìkhôngthểmởtừngtrangkiểson heung-min trao đổi với VietNamNet về việc để lọt “đường lưỡi bò’ trong giáo trình giảng dạy của Trường ĐH Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội, bà Đào Thị Thúy Hằng, Phó Chủ nhiệm Khoa Trung – Nhật khẳng định, đến thời điểm này nhà trường đã thu hồi toàn bộ giáo trình của tất cả các lớp. Số sách này sẽ được lập biên bản và tiêu hủy.

{ keywords}

Bà Đào Thị Thúy Hằng, Phó Chủ nhiệm Khoa Trung – Nhật 

Theo bà Hằng, cuốn sách "Developing Chinese" đã có ở khoa được 3 – 4 năm, từ khi các sinh viên khóa trước đi thực tập ở Trung Quốc. “Khi ấy, chúng tôi có nói với các em khi sang Trung Quốc thấy có cuốn nào hay, mới được đưa vào sử dụng thì có thể mua về cho khoa xin để làm sách tham khảo. Thực tế, nhiều trường ĐH ở Việt Nam có khoa tiếng Trung cũng đều photo giáo trình của Trung Quốc để dùng”.

Tuy nhiên phải đến đầu năm học này, sách mới được khoa đưa vào sử dụng. “Trước đấy Khoa Trung – Nhật sử dụng một bộ giáo trình khác. Tuy nhiên vì bộ giáo trình ấy đã cũ, khoa cũng muốn có sự đổi mới vì năm nay là năm đột phá, lượng sinh viên vào đông. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để cải tiến, thay đổi giáo trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.

Bà Hằng cho biết, trước khi đưa vào sử dụng, khoa cũng đã xem qua thì thấy nội dung không có thông tin gì sai lệch về đường lối, chính trị. Song việc nghiên cứu để sử dụng chủ yếu vẫn tập trung vào vấn đề học thuật.

“Khoa chỉ tập trung xem bố cục mỗi bài thiết kế như thế nào, cách sắp xếp, giải thích ngữ pháp ra sao chứ không để ý đến hình vẽ. Khi xem xét sách cũng không thể mở từng trang ra một. Về cơ bản sẽ phải dựa vào phần mục lục, sau đó mở một bài bất kỳ để xem bố cục, chủ đề, cách phân tích ngữ pháp của bài ấy”.

{ keywords}

Số lượng sách được nhà trường thu hồi

Theo đúng quy định, giáo trình của nhà trường khi đưa vào sử dụng sẽ phải thông qua Hội đồng thẩm định. Tuy nhiên theo bà Hằng, Khoa Trung – Nhật có sai sót là đã đưa vào sử dụng thử trước khi được Hội đồng thẩm định phê duyệt.

“Sau khi đưa vào sử dụng mấy tuần, Hội đồng thẩm định của nhà trường đã tổ chức thẩm định và phát hiện ra sai sót. Ngay lập tức chúng tôi được yêu cầu xử lý vấn đề này.

Hiện các sinh viên đang học đến bài 6 của giáo trình, còn bản đồ “đường lưỡi bò” xuất hiện trong bài 7, sinh viên cũng chưa học đến. Nhà trường đã cố gắng xử lý nhanh để các em không phải tiếp xúc với những thông tin như thế”.

Theo vị đại diện khoa này, sau khi cuốn giáo trình được thu hồi, khoa sẽ sử dụng một bộ giáo trình khác và vẫn đảm bảo đúng tiến độ giảng dạy.

“Bộ giáo trình nào của Trung Quốc cũng có kết cấu chung theo chủ điểm và ngữ pháp. Dựa vào kết cấu như vậy, chúng tôi sẽ tìm tài liệu khác có sắp xếp bố cục phù hợp với giáo trình sinh viên đang học”.

Thay mặt ban chủ nhiệm Khoa, bà Hằng nhận trách nhiệm về sai sót này. “Tất cả giáo viên trong khoa đều nhận thức được hình ảnh đường lưỡi bò. Nếu biết trước, chắc chắn khoa không sử dụng. Lẽ ra chúng tôi phải làm cẩn thận hơn. Chúng tôi nhận trách nhiệm về mình và đang chờ quyết định kỷ luật của Ban giám hiệu”.

Trong hôm nay, Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an Hà Nội đã làm việc với trường về việc cuốn giáo trình có in "đường lưỡi bò" phi pháp. Trước đó, nhà trường đã photo 716 cuốn để bán cho sinh viên với giá 30.000 đồng.

Thúy Nga

"Đường lưỡi bò" lọt vào giáo trình đại học: Kẽ hở trong thẩm định

"Đường lưỡi bò" lọt vào giáo trình đại học: Kẽ hở trong thẩm định

- Việc đường lõi bò lọt vào giáo trình của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho thấy kẽ hở trong việc thẩm định và sử dụng tài liệu dạy học ở bậc đại học.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap