Ông Nguyễn Mạnh Bằng,ếpDZSViệtNamChúngtôisẽmayđogiảipháphỗtrợdoanhnghiệpvừavànhỏchuyểnđổisốtin bóng đá việt nam Tổng Giám đốc DZS Việt Nam cho biết, để thuyết phục các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi số, công ty sẽ phải hiểu khó khăn và bài toán của từng doanh nghiệp vừa và nhỏ để “may đo” giải pháp hỗ trợ tốt nhất. |
Công ty DASAN Zhone Solutions Việt Nam (DZS Việt Nam) là nhà cung các giải pháp mạng cáp quang hàng đầu thế giới, nhưng sao các ông lại nhảy sang cung cấp giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số?
Công nghệ hạ tầng mạng trước nền công nghiệp 4.0 là công nghệ truyền thống cũ. Tuy nhiên, khi bước vào nền công nghiệp 4.0, có thể nó vẫn đáp ứng được một phần nào đấy nhưng trong 1 đến 2 năm sắp tới, hạ tầng mạng truyền thống sẽ không còn đáp ứng được.
Bên cạnh đó, bây giờ là lúc Việt Nam cần đầu tư mới, cần thay đổi hạ tầng truyền thống cũ. Hạ tầng ở đây bao gồm hạ tầng truyền dẫn, hạ tầng thiết bị và khi nói về mạng cáp quang thụ động, chúng ta sẽ nói theo hướng chuyển đổi có lợi cho môi trường.
DZS Việt Nam muốn hỗ trợ khách hàng để giúp họ nhìn nhận được và đi theo suy nghĩ này. Nếu kịp thời chuyển đổi hạ tầng mạng cáp quang bây giờ, thì ít nhất 10-20 năm tiếp sau chúng ta mới phải nghĩ đến việc đầu tư hạ tầng tiếp. Do đó chúng tôi thấy cần phải chuyển đổi hạ tầng trước. Quan trọng là phải kế thừa, chứ không phải thay đổi hạ tầng mạng.
Vì vậy, DZS Việt Nam đem đến công nghệ FiberLAN™, một xu hướng đổi mới và sáng tạo trong hệ thống hạ tầng viễn thông, điều kiện thiết yếu cho tiến trình chuyển đổi số trong các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng chuyển đổi số bắt đầu manhh mẽ tại Việt Nam và nó sẽ là câu chuyện sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0. Nhưng sao DZS Việt Nam lại nhắm đến giải pháp chuyển đổi số phục vụ nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số các doanh nghiệp. Họ là một phần rất lớn và đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế nói chung và nền kinh tế số trong tương lai nói riêng. Các doanh nghiệp lớn như các tổ chức viễn thông hay CNTT đã có đội ngũ nhân lực CNTT, do đó họ có chiến lược và ngân sách cho CNTT rõ ràng, họ sẽ chủ động tiên phong trong chuyển đổi số. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ thiếu đội ngũ nhân lực CNTT chuyên trách, do đó họ thiếu chiến lược, kế hoạch và ngân sách CNTT. Họ có vẻ đang khá lúng túng không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào để bắt kịp chuyển đổi số, kịp thời đem lại những giá trị mới cho khách hàng, và thúc đẩy phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nhân lực hạn chế, nên nguồn nhân lực chủ yếu sẽ tập trung cho các mảng kinh doanh chính để tạo ra sự cạnh tranh cho doanh nghiệp. Họ sẽ phải tận dụng lợi thế của công nghệ rất nhiều, ví dụ như Cloud, Big Data, AI, thậm chí có những doanh nghiệp thuê ngoài mảng CNTT. Do đó, nền tảng hạ tầng mạng phải rất ổn định và an toàn.
DZS Việt Nam đem đến công nghệ FiberLAN™, một xu hướng đổi mới và sáng tạo trong hệ thống hạ tầng viễn thông, điều kiện thiết yếu cho tiến trình chuyển đổi số trong các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. |